Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Nhân đọc bài “Nghĩ về tấm bia căm thù”

(Rút từ facebook của Đào Tiến Thi)

Bài viết [xem ở đây – Văn Việt]  đáng cho chúng ta phải suy nghĩ rộng hơn. Không nên chỉ coi chủ nghĩa cộng sản kích động hận thù – cái đó quá rõ – mà có lẽ còn phải nhìn sâu hơn vào văn hoá và lịch sử Việt Nam.

Chủ nghĩa Mác và đặc biệt là chủ nghĩa Lê-nin giáo dục tinh thần không chung sống với đế quốc, tư bản, và do đó khơi sâu hận thù "không đội trời chung", điều đó không có gì lạ. Nhưng không chỉ những người theo chủ nghĩa Lê-nin mới khoét sâu hận thù. Những người ở "bên thua cuộc" cũng hận thù không kém. Vậy có phải người Việt Nam có truyền thống thù dai? Cũng có thể đúng một phần (nhà Tây Sơn trả thù các chúa Nguyễn rồi đến lượt nhà Nguyễn lại trả thù nhà Tây Sơn?). Nhưng tôi nghĩ người Việt Nam cũng như mọi dân tộc khác, không phải mang hận thù từ trong máu. Nguyên nhân chính là do chiến tranh, xung đột triền miên, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XIX. Mà các cuộc chiến tranh, xung đột này về cơ bản là do chủ nghĩa đế quốc gây ra.

Cuộc chiến 1858 - 1883 là một cuộc xâm lược của thực dân Pháp và vẫn họ lại tái xâm lược để thành cuộc chiến 1945 - 1954, rồi tiếp theo là cuộc can thiệp của quân Mỹ vào miền Nam (1955 - 1975). Khi đa số người Việt Nam phải chống quân xâm lược thì dĩ nhiên ai đứng về phía quân xâm lược sẽ bị coi là kẻ thù. Tất nhiên, trong số đó có rất nhiều người oan uổng. Sống ở trong khu vực quân xâm lược chiếm đóng hay thậm chí làm việc trong bộ máy do quân xâm lược thiết lập đâu có nghĩa là theo quân xâm lược, nhưng bên cộng sản lại quy kết tất cả là “tay sai” quân xâm lược.

Sau sự kiện 11-9, tác giả bài "Nghĩ về tấm bia căm thù" đã so sánh thái độ của thanh niên Việt Nam với người Mỹ: một bên chiến tranh Mỹ - Việt qua lâu rồi mà người Việt còn thù dai người Mỹ; một bên người Mỹ không hận thù bọn khủng bố.  Điều này có đúng một phần, nhưng nếu coi người Mỹ tốt từ đầu, người Việt xấu từ đầu thì e cũng không đúng. Là vì nước Mỹ hôm nay thực ra đã khác rất nhiều so với nước Mỹ những năm 60, 70 (lúc can thiệp vào Việt Nam và lúc thế giới chia làm hai phe đối đầu). Những vụ như vụ tàn sát ở Sơn Mỹ, vụ B52 rải thảm Khâm Thiên do người Mỹ tiến hành thì rõ ràng là sự huỷ diệt và người Mỹ phải chịu trách nhiệm về những tội ác này (và họ cũng đã thừa nhận).

Nhưng chê trách những thanh niên Việt Nam (reo mừng khi xảy ra sự kiện 11-9) là chê trách họ không cập nhật, không thay đổi được tư duy chứ không nên quy kết họ mang sẵn dòng máu hận thù và không thể thay đổi được.