Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

“Giật mình” với đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia

Phạm Quang Ái
 
Đọc đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2015 sau khi được nghe những lời “có cánh” của một số người, chúng tôi hoàn toàn thất vọng, thậm chí “giật mình” vì quá nhiều bất cập, sai sót.
Thơ hay văn tả cảnh?
Ở phần “đọc hiểu”, đoạn trích bài thơ “Hát về một hòn đảo” của Trần Đăng Khoa không thật đặc sắc về nghệ thuật, tuy nó đáp ứng được yêu cầu thời sự về nội dung.
4 yêu cầu mà người ra đề buộc thí sinh phải thực hiện thì quá tầm thường nếu không muốn nói là dở, là không đúng trọng tâm lại có phần cứng nhắc và quá đơn giản. Xin nhớ rằng đây là đề thi dành cho những học sinh đã hết chương trình lớp 12, chứ không phải dành cho HS tiểu học.  

Nếu như, sau câu hỏi 1, người ra đề thêm một vế yêu cầu thí sinh nhận xét về dạng thức trình bày của đoạn thơ (phù hợp với ý tưởng về giai điệu bài ca của tác giả) thì sẽ là một gợi ý tốt cho các em thực hiện các yêu cầu tiếp theo. Điều này sẽ có ý nghĩa hơn là việc bắt thí sinh phải chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ trong câu thơ “Những quần đảo long lanh như ngọc dát”, một kiểu kiểm tra kiến thức máy móc.
Nhưng điều đáng nói nhất là ở câu hỏi 2 và 4, những câu hỏi thiên về nội dung đoạn thơ. Một thí sinh có kiến thức và kỹ năng đạt chuẩn về môn Ngữ văn, nếu bình tĩnh, khi đọc kỹ đoạn thơ sẽ cảm nhận được rằng, cái quan trọng mà nhà thơ muốn biểu đạt trong đoạn thơ này không hẳn là sự gian khổ, nguy hiểm.
Những “bão dữ tợn” và “miệng cá mập” nào có phải là những tình huống hiểm nguy có thể thường xuyên đe doạ người lính đảo như đối với người dân chài bể Đông? Điều mà tác giả muốn nói về người lính đảo trong đoạn thơ này là những tâm tình sâu kín cần được sẻ chia, những ưu tư về trách nhiệm, thậm chí là nỗi cô đơn mà họ phải vượt qua để đưa lại sinh khí cho biển đảo hoang vắng của Tổ quốc.
Nếu nhà thơ Trần Đăng Khoa đọc được đề thi này, chắc phải “nhăn nhó” vì người ta đã buộc giới trẻ phải hiểu thơ ông như một bài văn tả cảnh sinh hoạt!?
“Hội chứng vô cảm” là “cấu trúc bản chất Con – Người”?
Đoạn trích bài văn nghị luận Nguồn gốc sâu xa của hiểm hoạ (sách Bài tập Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014), để thực hiện 4 yêu cầu đọc hiểu tiếp theo, mới thực sự “ngớ ngẩn”. Chúng tôi cũng không hiểu tại sao, những người biên soạn sách Bài tập Ngữ văn 12 lại chọn một đoạn văn nghị luận diễn đạt tù mù, phi logic, phi khoa học đến thế.
Đặc biệt, chúng tôi rất ngạc nhiên về nhận định: “Hội chứng vô cảm… vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người”.
Trong “hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người” thì “hội chứng vô cảm” thuộc về “phương diện” nào? “Nhân chi sơ tính bản thiện” (Con người lúc sinh ra bản chất lương thiện), chỉ khi con người phải sống trong môi trường xã hội phi nhân, phi luân đến mức nào đó mới nhiễm “hội chứng vô cảm”, chứ con vật, dù là động vật bậc thấp cũng không hề “vô cảm”.  
Tác giả cứ trượt dài trong lối diễn đạt mơ hồ, phi logic cho đến câu cuối cùng thì lập thêm một “thành tích” mới về sự sai lầm đến mức ngớ ngẩn:
“Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm” (?!).
“Sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn” thì đúng là nguồn gốc sâu xa của bạo lực, chứ “sự xuống cấp nghiêm trọng… về bệnh vô cảm” thì là một điều phúc đức cho xã hội chứ làm sao lại khiến “bạo lực xuất hiện dữ dằn” được?!                                                                                                                       
Sự diễn đạt ngớ ngẩn, buồn cười này hẳn khiến cho không ít người liên tưởng đến mẫu câu mà các nhà Việt ngữ học hay đưa ra làm ví dụ điển hình cho sự ngô nghê trong nói và viết: “Trong kháng chiến chống Pháp, ông X bị thương hai chỗ, một chỗ ở vai và một chỗ ở Đèo Khế”.  
Khi đoạn văn được đưa ra làm dữ liệu cho việc đọc hiểu đã “hỏng” về logic ngữ nghĩa như vậy thì cái đúng sai, hay dở của các câu hỏi khỏi cần phải bàn, vì chúng sẽ “hỏng” theo.           
“Làm khó” thí sinh
Câu 2 phần “Làm văn” đã dẫn đoạn trích từ truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, rồi yêu cầu thí sinh trình bày cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn văn đó.
Đây là một kiểu ra đề mang tính chất “đánh đố” thí sinh, trái với nguyên tắc dạy học – cảm thụ văn học. Để cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm văn học, độc giả phải đọc toàn bộ tác phẩm, chắt lọc từ tất cả các chi tiết, tình huống liên quan đến nhân vật. Không ai lại trích ra một đoạn từ tác phẩm rồi yêu cầu người khác “cảm nhận” về nhân vật trong đó. Đây là cách làm kiểu “thầy bói xem voi”, mà từ xưa dân gian đã dựng chuyện để phê phán.
Với yêu cầu nói trên, thí sinh chỉ dựa vào đoạn văn để đánh giá nhân vật, tất yếu sẽ dẫn đến phiến diện, sai lầm. Bởi muốn thực hiện được yêu cầu này như những hiểu biết và kỹ năng mà các em đã được học tập thì buộc thí sinh phải nhớ lại, liên hệ lại tất cả các chi tiết, lai lịch, hành vi, số phận của nhân vật này. Nếu vậy, thì đưa đoạn trích vào đây để làm gì?
Yêu cầu kèm theo của đề cũng làm khó thí sinh: “Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa”.                                                       
Không thể từ một đoạn trích ngắn trong một truyện ngắn có dung lượng khá lớn như Chiếc thuyền ngoài xa, để bắt thí sinh làm cái việc nhìn cây để thấy rừng. Nếu mặc định rằng thí sinh đã học, đã nhớ nội dung cốt truyện, tình tiết, chi tiết câu chuyện thì không cần phải trích nữa.
Đề thi tốt nghiệp THPT kiêm tuyển sinh đại học đã cho thấy khá nhiều bất cập của ngành giáo dục trong chương trình, phương pháp dạy – học và cách thức kiểm tra, đánh giá không chỉ của một bộ môn Ngữ văn.
Những bất cập nói trên nếu không được điều chỉnh kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.