Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Sợ hãi và run rẩy

Lê công Tư
Sợ hãi là một cảm trạng, một trạng thái tâm lý thường xuyên thấy cuộc sống, chổ đứng, vị thế của mính đang ở trong tình trạng bất ổn, đang bị đe dọa bởi một thế lực hữu hình hay vô hình nào đó.
Với một guồng máy cai trị, để trấn áp sự sợ hãi bất ổn của chính mình, nó sẽ xử dụng quyền lực trong tay để hù dọa, trấn áp, thanh trừng những đối tượng đã gây nên sự sợ hãi này. Điều này cũng hàm nghĩa rằng, bản thân guồng máy cai trị cũng không còn tin vào chính mình nữa, chính nó cũng đang triền miên sống trong run rẩy.
 Khi Kim-jong-ul cảm thấy không còn tin vào một thuộc hạ nào đó của mình, hắn kết thúc sự sợ hãi của chính mình bằng cách cho một viên đạn vào đầu kẻ đang làm hắn bất an. Cách thức giải quyết nhanh gọn kiểu này cho phép ta  có thể đoán trước được số phận của Kim, là  sẽ có một vị nào đó ra tay trước Kim. Trước khi bị cho một phát vào đầu, Kim lập luận rằng: mình phải ra tay trước khi hắn ra tay.

Tình cảnh của Fidel Castro cũng chẳng hơn gì Kim-jong-ul, triền miên sống trong sợ hãi. Chẳng ai biết là ông ta sẽ ngủ trong căn phòng nào tối nay? Và gần như chính ông cũng không rõ là mình sẽ ngủ ở chổ nào nữa? Chỉ mười phút trước lúc máy bay cất cánh, người ta mới biết ông chọn chiếc máy bay nào? Đầu bếp phải nếm trước thức ăn, quần áo thì sợ bị tẩm chất độc v.v… Rõ rằng ông ta không còn tin vào ai cả. Trên tất cả mọi thứ, ông ta không còn tin vào chính mình. Nói con người đó giờ đây chỉ còn là một cái bọc da xương chứa đựng nỗi sợ hãi cũng không sai.
Ngay cả khi ý nghĩa của cuộc sống vẫn còn là một cái gì rất đỗi mù mờ, thì sống triền miên trong lo lắng bất an sợ hãi vẫn là một thứ thảm kịch tệ hại nhất của cuộc tồn sinh. Dù gì đi nữa mưu cầu của con người đang ở đâu đó khắp mặt đất này vẫn là nụ cười, niềm thanh thản, nắng ấm, hội hè, tiếng chim hót, trời xanh, sự cảm thông, lòng tốt, sự tin cậy. Ngay cả khi cuộc sống này chỉ là một nỗi vô nghĩa thì tất cả những thứ này cũng đã từng nuôi xanh mặt đất, bầu trời, có cơ may ban phát một chút ý nghĩa nào đó cho con người khi hắn đi ngang qua đời này rồi biến mất như một làn khói trắng.
       Lịch sử loài người từ lúc khởi nguyên cho đến tận hôm nay về một mặt nào đó thực chất không hơn gì lịch sử của những bầy bò, lúc nào cũng cần sự chăn dắt. Về mặt tinh thần, nếu không một ông Cha nhà Thờ, thì cũng là một ông Thầy Chùa; còn về xã hội, nếu không luật pháp thì cũng phải là một chú công an. Đây cũng là sinh vật duy nhất trên trái đất này chưa bao giờ đủ thông tuệ để được hưởng một thứ tự do tuyêt đối. Đó là một thứ tự do được quyền làm bất kỳ gì mình thích, mình muốn, mà không làm đau lòng một ngọn cỏ, tổn thương một con sâu, buồn lòng một dãy núi v.v… Nói cách khác, chỉ có những ai nhìn ra được cái tính tương đối của tự do mới có cơ may hưởng được một thứ tự do tuyệt đối. Thử để cho nhân loại được hưởng một tháng sống tự do tuyệt đối không cần luật pháp, cảnh sát, công an mà coi? Chúng sẽ chặt trụi những cánh rừng, lấp cạn những con sông, chúng sẽ làm náo loạn đất cùng trời, cướp phá những phố chợ. Chúng không từ bất kỳ một thứ gì, bản chất con người từ xưa đến giờ vốn thế.
Luât pháp ra đời nhằm điều tiết lại cái bản chất vô độ đó của con người. Sự có mặt của Công an, cảnh sát chỉ là để giám sát luật pháp đang được dân thi hành như thế nào, chứ không phải can thiệp vào đó để biến luật pháp thành luật rừng. Bà Luật Sư Ngô Bá Thành lúc còn sống có nói như vầy: Đất nước này có một rừng luật, nhưng lúc thực thi, đa số lại là luật rừng.
Bản chất luật rừng vốn là luật của bến xe bãi chợ, trong những sòng bạc của giới giang hồ. Một thứ luật lệ tanh mùi máu. Còn khi công an, cảnh sát, những bộ phận thi hành luật pháp của nhà nước xử dụng luật rừng, thì bản chất những luật lệ này vốn hôn ám, được bao che, bị một thế lực cậy quyến ỷ thế nào đó bảo kê sau lưng. Dân sợ nhưng không tâm phục, khẩu phục, nếu không muốn nói là khinh bỉ.
Tất cả hành xử của bất kỳ một guồng máy nhà nước nào mang tính bạo hành dưới bất kỳ một hình thức nào, đều mang giữa lòng nó sự sợ hãi, run rẩy. Sợ hãi phải đối mặt với sự thật, sợ hãi bị lột truồng, sợ hãi bị phơi bày một vết ung, sợ hãi một chổ đứng lung lay, một vị thế bất ổn ,một chổ ngồi sắp ngã, sợ hãi bị lật đổ
Cái sự việc mấy nhà Văn bị gạch tên ra khỏi bầu cử đi dự dại hội Hội Nhà Văn chưa kịp lắng xuống, thì đến giáo sư Nguyễn Huệ Chi bị cấm xuất cảnh. Mới nhìn thoáng qua, dễ có cảm tưởng rằng ai đó đang chứng tỏ cái quyền sinh sát trong tay; nhìn kỹ lại ,nó chỉ là cái ấn chứng của sự sợ hãi, một thứ quyền lực no đầy sợ hãi. Thử hỏi một nhà văn thì anh ta có cái gì? Dăm ba giấc mộng về một khoảng trời trong. những chân trời chưa kịp đến, những con sóng chưa kịp định hình, môt nụ hồng đời vừa chớm nụ, trong chén cơm của anh ta có trộn lẫn một bãi cỏ dại với một cánh diều bay. Đôi khi giữa những cánh đồng của tưởng tượng, thỉnh thoảng xuất hiện những chớp lóe của một linh kiến, thị kiến về một thực tại tối hậu nào đó. Nói tóm lại, đó là thứ sinh vật vô hại nhất trên mặt đất này, một thứ sinh vật không đáng để bất kỳ ai phải sợ.
Sợ Hãi và Run Rẩy là tên một tác phẩm của Kierkegaard, một triết gia Đan Mạch được xem là cha đẻ của chủ thuyết Hiên sinh.Trong tập tiểu luận này, Kierkegaard mượn một điển tích trong Cựu ước. Câu chuyện Thượng Đế muốn thử thách lòng tin của Abraham, tổ phụ loài người bằng cách đề nghị Abraham hiến tế đứa con một của mình, và Abraham đã hy sinh Isaac để xác tín niềm tin của mình với người. Nhìn lại toàn bộ câu chuyện từ quan điểm hiện sinh, Kierkegaar cho rằng không đáng hy sinh một sinh thể đang có thật để đánh đổi lấy một niềm tin mơ hồ nào đó về Thượng Đế, một thực thể chưa rõ ràng lắm, chẳng biết là có hay không? Kierkegaad đúc kết tiểu luận của mình một câu như vầy: Hy vọng là tập tiểu luận này chống lại mọi hy vọng mà Abraham đã tin. Bản thân kẻ viết bài này cũng tin rằng, chẳng có cái niềm tin nào bi đát cho bằng tin vào cái quyền lực của run rẩy cùng sợ hãi.
 Với bài viết này, tôi muốn mượn lại cái đề tựa này trong cái ý nghĩa tệ hại nhất mà cái tựa đề này thể có được.

Dalat 25-5-2015