Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Ngẫu hứng Trần Tiến 27

Là nụ cười hảo hán và dáng đi nghiêng nghiêng của anh Cầu, nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu, trái chôm chôm biết hát của hội nhạc thành phố. Là anh Sơn, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, người ốm nhưng bước chân khoan thai quí tộc,vai gày nhưng ngực vươn như kiếm khách. Nghe ai kể chuyện gì cũng “Tội rứa. Chi mà tội rứa…”

Là sân 81 Trần Quốc Thảo dưới những tán cây hoa đại, suốt đêm vang tiếng cười, tiếng hát, giọng ngâm hào sảng và tiếng cụng ly của văn nghệ giang hồ tứ chiếng. Vài đĩa đậu phộng, vài khô cá khoai và can bia hơi là đủ thơ, đủ nhạc. Ở đây tôi chưa bao giờ nghe họ nói xấu về một người vắng mặt. Quanh ly bia, ai cũng là bạn, ai cũng là nghệ sỹ.

Sài Gòn trong tôi

Cho đến hôm nay gần bốn mươi năm, đi hoài chưa biết hết phố, hết hẻm. Có một người thiếu phụ tôi yêu, đến giờ vẫn không hiểu, nàng có yêu tôi không. Có lẽ đến chết, tôi cũng không đi hết những khúc quanh bí ẩn của nàng. Như phố, như phường, hẻm hóc nơi đây.

Sài Gòn là Sỹ Thanh, ca sỹ đã khuất xa vì rượu. Chẳng có ai hát bài “Những đôi mắt mang hình viên đạn” và “Điệp khúc tình yêu” của tôi hay hơn thế. Anh lúc đó chỉ là một chàng trai đón chào quân giải phóng, không biết gì về cách mạng.

Là Thanh Lan, người chuyên hát nhạc Pháp nổi tiếng và đẹp như một quí bà Pa-ri-diên. Nàng hát tất cả những bài ca cách mạng hay hơn những người sinh ra trong nôi cách mạng mà tôi biết. Chả hiểu vì sao… Nhiều lắm, những ca sỹ ở đây hát, ít nhất là hay hơn tôi, một người tốt nghiệp đại học Thanh nhạc ngoài Hà Nội.

Sài gòn trong tôi

Ngoài chợ vỉa hè, tôi kiếm được nhiều cuốn sách thay đổi đời mình, và một chiếc quần bò, mặc đẹp đến mức… chưa bao giờ tôi đẹp trai thế.Thấy tôi không mang đủ tiền cô bán bảo lúc nào có thì mang đến. Cho đến giờ, tôi không thể tìm được người bán để trả tiền. Chợ “chồm hổm” như cơn mưa phương nam, chợt đến, chợt bay đi. Tôi mắc nợ em, mắc nợ Sài Gòn.

Sài Gòn chẳng bao giờ hỏi tôi là ai, làm nghề gì. Cần là giúp, thích là mời vô nhậu, ghét sự trả ơn. Thấy đúng là chở che, như các bà mẹ chợ Bàn Cờ che giấu cách mạng. Thấy ghét, thì chính các chị lên phường, chỉ tay mắng người mình chở che làm điều thất đức với nhân dân.Thành phố của những người lao động năng nổ, làm thì hết mình, nhậu thì hết gaz. Thẳng thắn, bộc trực, bất khuất như chiến binh Cần Giuộc. Thương nước, thương người như Đồ Chiểu. Lãng mạn như câu hò ngàn năm với tiếng đàn kìm, man mác buồn trên sông …

Sài Gòn không thơ mộng như quê tôi, Hà Nội. Nhưng có gì đó tôi có thể ở đây mà không thấy cô đơn.Thậm chí đôi khi, còn hạnh phúc.