Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Kẻ săn chó

Truyện ngắn

Lưu Thủy Hương


Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ biết có hay không


Ai chà, miếng ăn ở trên đời lớn đến thế sao.
Vâng, miếng ăn ở trên đời ghê gớm lắm, ông ạ. Riêng cái khoản dồi chó thì tôi chẳng lạ gì. Dồi chó làm từ ruột chó, ruột non lẫn ruột già, dồn đỗ xanh, lá mơ, riềng mẻ, húng lìu, mỡ lợn, c
ơm nếp.

Nói đến món dồi chó thì phải kể đến quán Cờ Tây, nổi tiếng cả một vùng với món dồi nướng rơm. Nhưng ông vào đấy chẳng việc gì cứ gọi mãi một món dồi. Bước chân đến cửa quán đã nghe thơm ngát mùi rựa mận, mùi chả chìa, mùi xáo măng… lại còn có tiếng là sạch sẽ vệ sinh. Quán Cờ Tây không hề bẩn thỉu bầy hầy theo quan niệm thịt chó cổ truyền. Thời buổi vươn ra biển lớn này, đã có chữ “Tây” thì nhất định phải sang trọng, sạch đẹp. Quán Cờ Tây vừa lên hai tầng lầu bằng gỗ cẩm lai, kiến trúc hiện đại theo kiểu nhà sàn không vách, đón gió lồng lộng từ đê sông Hồng thổi sang. Sàn nhà bằng gỗ xà cừ bóng loáng, trải chiếu hoa Bàn Thạch mới toanh. Ngay lối vào, tấm thẻ hội viên Hội Cây Còn phóng to hơn cả tấm chiếu, treo hoành tráng thị oai với nhân loại. Đều là dân bán thịt chó như nhau cả, nhưng có tấm thẻ của Hội treo đong đưa thì sang lắm cơ. Hai trăm thằng bán thịt chó- hay treo đầu dê bán thịt chó- xúm xít bu vào nộp đơn, chạy chọt đủ kiểu, nhưng chẳng mấy thằng được cấp cho cái thẻ Hội để mà tự bốc thơm. Từ ngày tấm thẻ được rước về treo nghễu nghện ở đấy, lão Hạc chủ quán cứ tấm tắc bảo, dường như mùi mắm tôm ngào ngạt hơn, miếng dồi chó béo đậm hơn, lát thịt luộc mềm mại hơn.

Này, ông nhìn qua bụi chuối mà xem. Nhân vật chính đấy. Ông có biết thằng diễn viên vừa bẩn vừa xấu kia là ai không?
Chẳng ai biết gã là ai.
Một kẻ không tên, không tuổi, không cha, không mẹ… không vợ con, không bạn bè… không quê quán, không nhà cửa… không danh dự, không lòng tự trọng.
Gã vừa ngồi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, r
ượu xong là gã chửi. Gã chửi trời, chửi đất, chửi đời, chửi cha đứa nào không chửi nhau với gã, chửi cả Hội Cây Còn. Nhưng cả Hội Cây Còn ai cũng nhủ, “chắc nó trừ mình ra!”.

Những thằng ngọng nh
ư gã, rượu vào chửi bới rất hăng, khi cần nói lại cứ ngọng líu ngọng lo.
Gã ngồi tựa lưng vào gốc chuối, chẳng mơ đến bát cháo hành cùng ánh trăng vàng rười rượi ngoài bờ sông, gã mơ đến miếng dồi chó nướng. Chỉ khi rượu vào gã mới dám to tiếng như thế, thường thì gã sống câm lặng tách biệt với cuộc sống bên ngoài, lùi lũi chui ra chui vào dãy chuồng chó. Thế giới của gã nằm tận phía sau mép vườn, khuất trong đám chuối già xanh mịt mùng, gói gọn trong dãy nhà tôn lụp xụp ẩm thấp. Gã ăn ở đấy, ngủ ở đấy, ngày đêm chui rúc dưới những mái tôn thấp lè tè tanh tưởi khai nồng. Không bao giờ gã bước qua khoảng sân gạch để đi lên dãy nhà trên. Khoảng sân gạch trơn ướt, đóng rêu xanh lè lúc nào cũng râm rấp phân chó máu chó, ngổn ngang dao thớt, rổ rá, nong nia. Gã chỉ ra đến khóm chuối già hương, ngồi cách mép sân độ hai bước chân. Gã giấu đôi chân sứt mẻ vào trong đám lá mơ, rau thơm, húng lìu… đổ đống bên cạnh mép cống. Gã ngồi lù lù ở đấy, như thân chuối đổ, háo hức theo dõi cảnh mổ chó.

Ông ạ, trên màn hình chỉ có cảnh mổ chó chứ chẳng có cái mùi tanh hôi tởm lợm đâu. Ông cứ nhìn đám chó bị trói nằm run rẩy cạnh mép sân kia, lông lá xác xơ bê bết phân. Đừng tưởng chúng chẳng biết gì. Chúng hiểu cái thân phận trên dao d
ưới thớt lắm, chúng sợ hãi lắm, chúng kinh khiếp lắm, đến vãi phân ra. Đấy là những con chó đã từng qua tay gã, đã từng bị giam cầm trong thế giới quyền lực bạo tàn của gã. Gã săn đuổi chúng. Nhưng gã không săn cái xác chó mà săn đuổi linh hồn. Gã đuổi theo linh hồn của những con chó đến tận cùng ranh giới của sự sống. Ông nhìn xem. Những cái chân bị trói ngoặt ra sau lưng kia là hình ảnh của sự bất lực. Tấm thân treo lơ lửng dốc ngược, chờ nhát dao đưa ngang cổ họng là hình ảnh của sự khiếp nhược. Ông cứ nhìn đi rồi gắp miếng dồi chó này đưa vào mồm.

Gã ngồi tựa gốc chuối, há hốc mồm ra mà nhìn. Gã chờ nhát dao kết liễu đưa ngang cuống họng, chờ được thấy tận mắt sự sống tràn qua tĩnh mạch cổ, chảy vào ống tre con, dâng lên trong cái liễn nhỏ. A… a… tiếng rên tràn qua cổ họng gã – tao cho mày chết – giá mà mình được tự tay cầm con dao nhọn đâm vào cổ nó – s
ướng nhỉ – hồn nó biến thành dồi chó – tinh hoa dồn đỗ xanh riềng mẻ nước mắm mỡ heo. A… a… Gã chồm dậy, háo hức nhìn vào liễn tiết canh, tưởng như hít thở được mùi sự sống vật vờ đang bị hãm lại trong liễn, chẳng thể nào đông cứng mà chết hẳn. Không chết hẳn mà cũng không chạy trốn đi đâu được. Gã nhe răng cười khoái trá – con mắt chó trợn trừng, trắng như củ cải thế kia – tròn như quả cà pháo thế kia. A… a… Gã ôm thân chuối trợn mắt cười – sao không sủa cho lắm vào – sao không cắn cho lắm vào – sao không chửi rủa cho lắm vào – nằm ngây như phỗng thế à. Những cái xác vô hồn câm lặng treo đong đưa. Chừng đấy là đủ, chừng đấy là đạt đến tận cùng của khoái cảm. Gã khoan khoái đưa tay xoa bụng, lững thững quay về khu chuồng chó, hùng hục làm việc như một kẻ vừa được ăn no.

Có buổi sáng se lạnh, gã men theo đường rãnh thoát nước, lần mò ra bờ ao. Hơi ấm dậy lên từ lớp bùn đọng của ao tù toả làn sương trắng – cứ thơm thum thủm như vại mắm tôm vừa vào kỳ ngấu. Cây gạo bên bờ trổ hoa rực rỡ, hoa tháng ba rơi đỏ ối cả một góc ao nước xanh nhờ nhờ. Gã ngồi bệt dưới gốc gạo, khoan khoái cạ tấm lưng ghẻ lở vào lớp vỏ cây sần sùi. Dòng nước lờ đục, sủi bọt từ sân mổ thịt chảy qua chỗ gã ngồi, đổ xuống lòng ao đỏ rực màu hoa gạo. Gã mơ màng ngắm mấy mụ đàn bà đang xắn quần khoe cặp đùi béo, đám bèo tấm bám từng đốm li ti trên làn da trắng tái. Gã ngồi đệt mặt ra mà ngắm – dường như mình đang nhớ nhung một cái gì đấy – cứ nhớ như thế thôi – ơ, mà sao không thấy hối tiếc – không thấy thèm thuồng như thèm miếng dồi chó. Bọn đàn bà hùng hục rửa rau dưới ao, hì hụi vớt đám bao tải chứa thịt đông ngâm qua đêm dưới nước lạnh. Mụ răng vẩu kéo chiếc bao tải nặng chịch sũng bùn lên bờ, đổ những lọ thịt đông ra mép cỏ. Mấy lọ thịt ràng dây thép nằm ngổn ngang trên bờ mương như những con ốc bưu chết trương. Nắng mùa đông yếu ớt xuyên qua những tàn lá xoan, sáng loang loang trên lớp bùn nhão. Gã nuốt nước bọt – cái miếng thịt bên trong ấy, cái món rựa mận xào riềng mẻ ngấm hơi lạnh thuỷ thổ ấy – cắn vào một phát, vị thịt vừa lạnh vừa bùi vừa ngậy tan ra trên đầu lưỡi. Gã nhắm mắt lại sung sướng hít hà. Con mẹ răng vẩu đứng bên kia bờ, chỏ mồm sang kêu réo.

“ Ôi, lạnh thế. Thằng đần khỉ gió, không làm việc mà ngồi đấy nhìn trộm à? ”.
Cả bọn đàn bà c
ười hô hố nhìn sang chỗ gã ngồi, mấy mụ già sồn toé nước lạnh về phía gã. Mụ răng vẩu hùng hổ ném sang cả mấy vốc bùn đen thủi. Gã vùng đứng dậy, ú ớ vài tiếng vô nghĩa rồi cắm đầu chạy về khu chuồng chó. Tiếng cười độc ác của mấy mụ đàn bà đuổi mãi theo phía sau.
“Anh Ngọng
ơi, sao bất lực thế. Ở lại cho bọn em nhờ tí”.

Gã vấp ngã vài bận, chuệnh choạng chạy băng qua vườn chuối xanh. Bản nhạc dìu dặt ở đâu trổi lên, cứ bay bổng êm đềm, cứ ngọt ngào như chùm khế – tiên sư thằng đạo diễn, đã đến nông nỗi này mà còn trổi nhạc còn bốc thơm. Cơn uất hận bỗng bừng bừng nổi dậy, gã túm lấy cây roi, quật lấy quật để vào đầu con Vàng. Con chó oằn mình tru lên từng hồi thê thảm. Mấy con chó khác cụp đuôi run sợ nép cả vào góc chuồng. Cho mày chết nhé – bảo ông ngọng này – bảo ông bất lực này – ông quật cho toé máu. Gã ú ớ khóc – bố bảo, đời ông mày ăn mặn, đời bố mày ăn mặn – mẹ đẻ ra mày lưỡi ngắn tịt thế kia. Gã ú ớ chửi. Gã chửi trời, chửi đất, chửi đời, chửi cha đứa nào không chửi nhau với gã, chửi cả Hội Cây Còn một đám hội viên những thằng bất lực, chửi bà mụ nào đã nặn ra gã, nặn ra cái thứ đàn ông lưỡi ngắn tìn tịt, chẳng ra mùi mẽ gì.

Từ hôm ấy gã không đi ra gốc gạo xem bọn đàn bà đanh ác rửa rau nữa. Buổi chiều nhập nhoạng tối, gã ra ngồi bên gốc chuối âm thầm xem bọn đàn ông thui chó, mổ chó. Nh
ưng đấy là những công việc hết sức nhàm chán, cũng giống như công việc của những kẻ dọn rác ngoài quán nhậu. Những cái xác nằm thẳng đơ trong đống rơm thui ở góc tường, khi vào thì trắng, khi ra thì vàng. Chẳng có gì thay đổi, chẳng có gì khác đi. Cả việc mổ chó cũng nhạt nhẽo, bộ lòng nào cũng giống bộ lòng nào. Trắng lềnh phềnh, thối tha trong thau thuốc tẩy.

Con chó sống khác hẳn con chó chết. Gã c
ười khục khặc trong chuồng chó. Hơi nóng đổ xuống ngùn ngụt, mấy con chó bị xích cổ nằm thè lưỡi thở dốc. Gã kéo ống nước xịt tung toé vào chuồng. Mấy con chó nhảy cẫng lên sung sướng – sắp đến giờ ăn rồi đấy – ăn cho béo đẫy vào. Gã kéo ống nước đi về phía nhà lao. Đấy là căn chuồng song sắt nằm cuối dãy chuồng chó, dưới gốc cây đu đủ đực. Cây đu đủ đực ngấm phân chó xanh tốt lạ lùng, lá mọc xanh rờn, tàn lá to bằng cái nia. Hoa trổ xuống từng chùm trắng xoá. Chỉ toàn hoa đực, không bói ra được một quả nào. Gã nhốt mấy con chó cứng đầu hay sủa nhặng xị trong nhà lao. Không ai quan tâm đến việc gã làm, không ai rỗi hơi bén mảng vào khu chuồng chó thối tha – chỉ cần đừng để bạo lực dã man hiện ra trên bàn ăn của quý khách. Gã cười khục khặc – miếng thịt béo ngậy không mang dấu vết giam cầm – lớp da vàng bóng không mang thương tích của roi vọt – khoanh dồi mịn màng không mang vết tím bầm của những cú đá.

Phía trước kia, lão Hạc ngồi đếm tiền bên quầy rượu, lão Hạc chạy lăng xăng cúi đầu vâng dạ. Mấy bản nhạc Madonna rậm rật khích động. Quán Cờ Tây chỉ chơi nhạc Tây. Miếng thịt chó luộc vàng ươm bày trên chiếu hoa. Thơm thế. Ngon thế.

Gã xổm ngồi trước cửa nhà lao, giữa đống thức ăn thừa. Những thứ gì khách khứa bỏ lại, nhà bếp ngán ngẩm, bọn người làm chán chê, gã bê hết xuống chuồng chó. Chén đĩa bày ngổn ngang, thịt nướng, xáo măng, chả đùm, áp chảo… Mấy con chó đánh hơi mùi đồng loại, khiếp hãi cụp đuôi nép vào vách chuồng. Chó không bao giờ ăn thịt chó – vẽ chuyện, người vẫn ăn tươi nuốt sống nhau đấy thôi. Gã cười khục khặc, ném miếng dồi chiên vào nhà lao. Con chó đen nằm trong đấy lồng lên giận dữ, nó lùi xa khỏi miếng thịt đồng loại, lông gáy dựng ngược lên.

Đấy là con Rottweiler giống chó Đức. Lão chủ gọi nó là con Rốt. Con vật vạm vỡ hung hãn, thân hình to lớn gần năm mươi ký của nó đang trong thời kỳ sung mãn, bộ lông đen nhánh mỡ màng rực rỡ. Nó gầm lên căm phẫn mỗi khi gã đến gần. Hàm răng mạnh khoẻ của nó gặm roàn roạt lên lần song sắt. Nó húc rầm rầm vào cửa chuồng, húc đến toét cả da đầu, chảy cả máu mũi. Nó chỉ húc bừa vào đấy mà không thấy gì cả, hai con mắt của nó kéo màng đỏ mọng. Gã khoái trá nhìn lên cây đu đủ đực – mủ thằng đực rựa này độc thật đấy – độc thế – ừ, đui mù thì hết chống đối. Con Rốt bị đánh mủ đu đủ không còn nhìn thấy gì, nhưng nó nghe được, đánh hơi được sự hiện diện của kẻ thù. Nó là giống chó săn khôn ngoan, biết thủ thế và chờ cơ hội. Nó thôi cắn phá, nằm rên ư ử trong xó chuồng. Gã vừa chểnh mảng đẩy thức ăn vào, con vật mù loà phóng đến nhanh như chớp. Cái miệng to như cối đá há ra, ngoạm đứt hai ngón tay. Gã đứng chết trân, còn chưa ý thức được tai nạn khủng khiếp, con chó đã nuốt luôn hai ngón tay của gã vào bụng. Gã nhìn xuống bàn tay be bét máu, rú lên như điên loạn. Gã chạy hồng hộc trong khu trại chó, trong cơn đau đớn cùng quẫn, gã đè con Vàng ra, đánh nó đến suýt chết. Cậu Vàng nằm bẹp trên sàn nhà, thân thể bầm dập đầy những vết thương.
Đấy là điều cấm kỵ. Tra tấn hành hung mà để lại dấu vết là vi phạm đạo đức nghề nghiệp của Hội.

Lão Hạc ở trong bếp nghe tiếng la thét náo động, cầm dao hớt hải phóng xuống chuồng. Lão nhìn cậu Vàng rách r
ưới bầm dập nằm trong góc, nhìn thằng người làm bê bết máu me đang cầm roi đứng bên cạnh. Lão gầm lên, quật luôn cái sống dao lên đầu gã. Hai thằng nấu bếp lôi gã xềnh xệch ra cổng, tống thêm hai cú đá vào bộ xương bánh chè. Gã té chúi nhủi trên lề đường, nằm co dúm trong đống rác, rách rưới bẩn thỉu như con chó ghẻ.

Tiếng c
ười, tiếng cụng ly, tiếng hát Madonna, tiếng khách khứa hò hét vọng ra từ dãy nhà sàn. Gã bò dậy, nặng nhọc lết đi, nép vào bờ tường, đạp bàn chân nứt nẻ lên rác rưởi mà đi. Bàn tay đứt ngón rỉ máu giấu trong vạt áo cáu bẩn. Đi hết con phố nhà sàn mang tên Hội Cây Còn, một thế giới xa lạ hiện ra nhập nhoạng trước mắt, gã lấm lét cúi đầu. Những con phố đông nghẹt người xe, ồn ào náo động. Gã lạc vào giữa dòng người hỗn độn, trôi lang thang qua những góc đường xiêu vẹo. Ở nơi này không ai sợ hãi gã, không ai lấm lét cúi đầu khi gã bước ngang qua. Lão đẩy xe ba bánh ủi thành xe vào lưng gã. Mụ hàng rong quệt đòn gánh vào mặt gã. Gã co dúm người lại, ú ớ vài tiếng vô nghĩa rồi lại lủi đi. Gã rón rén bám theo một đứa con gái có khuôn mặt đẹp như thiên thần. Tóc nó nhuộm vàng hoe như lông chó, cái đuôi nhong nhỏng vẫy chào, một khoảng gáy trắng phau phau phơi ra mời mọc. Gã bị hút vào khoảng gáy trắng, cố bước dấn thêm vài bước. Một khoanh cổ trắng, một vùng ngực trắng mịn màng mê hoặc. Gã muốn đưa bàn tay lên sờ vào cái cổ nõn nà của nó – trắng thế – nhất bạch nhì vàng tam khoang tứ đốm. Đứa con gái bỗng quay phắt lại, nó nhìn gã khinh bỉ, ghê tởm. Nó lùi lại bịt mũi, quát lên the thé. “A, thằng thối thây này. Định móc túi đấy phỏng? Xéo đi không thì bà đấm cho vỡ mặt”. Gã giấu mặt vào trong tay áo, cuống cuồng lủi đi.

Thành phố lên đèn, xanh đỏ hồng tím nhấp nháy. Tiếng nhạc đùng đùng lẫn vào trong tiếng máy xe, tiếng còi xe nhấn inh ỏi. Gã bịt tai lại, loạng choạng b
ước. Ai đấy húc vào lưng gã, cái bánh xe to đùng nghiến lên bàn chân. Gã rú lên đau đớn. Một thằng đàn ông thúc khuỷu tay vào ngực gã, quát lên hung tợn. “Thằng ăn mày, mù đấy à? Thấy xe mà không tránh”. Bóng đêm bên trên đổ ập xuống, những dãy nhà cũ kỹ chao nghiêng. Gã nấc lên, bò vào lề đường, lê lết bám dọc theo bờ tường loang lổ rêu đen. Qua hàng phở, mụ đàn bà hất cả chậu nước rửa bát vào người gã, lại quát lên, lại chửi mắng. Gã hoảng hốt phẩy những cọng bún nát bám trên tấm áo ướt, lại bỏ chạy. Cuối con phố tối đen, gã rúc được vào một góc đường vắng mấp mô ổ gà, loang loáng nước đọng. Mấy con chó cuối đường vừa đánh hơi thấy gã đã sủa lồng lên xông vào cắn xé, cấu nát hai ống quần. Gã lại cắm đầu bỏ chạy – về hướng kia là mùi mắm tôm, mùi dồi nướng. Đấy là nhà của gã, đấy là quê hương của gã. Thằng người tàn tật tả tơi mò về đến con phố của Hội Cây Còn, tưởng như sẽ khóc oà lên khi nhìn thấy tấm thẻ Hội to bằng cái chiếu treo đong đưa. Gã cuống cuồng quỳ mọp xuống dưới tấm thẻ Hội, gục đầu lên bậc cửa quán Cờ Tây. Gã nằm co quắp kiệt quệ, cất tiếng khóc ngọng nghịu van xin – mẹ ơi, thằng đạo diễn thối thây, lại cố lồng điệu nhạc chùm khế ngọt vào – tao sắp khóc ra quần rồi đây.

Lão Hạc hiện ra trên bậc cửa, trong ánh đèn xanh nhạt nhoà, như một thiên thần. Cái bóng đen to lớn bao dung đổ choàng lên tấm thân rách rưới còm cõi.
Buổi sáng, gã thức dậy trong ổ r
ơm chật chội quen thuộc, khoan khoái vươn vai rũ mấy sợi rơm nát. Từ trong bếp, tiếng khua niêu chảo vọng ra. Tiếng những người làm công gọi nhau í ới qua khoảng ao tù. Gã bò ra hiên, dụi cặp mắt đầy dử ghèn lên ống tay cáu đen. Mấy con chó chờ ăn, ve vẩy đuôi mừng. Gã ngọng nghịu hát, kéo ống nước xịt nước ào ào vào những khoảng sàn tanh hôi. Nước bắn phân và thức ăn thừa toé lên thành chuồng. Nước toé lên mặt gã. Mấy con chó động cỡn nhảy nhót rối rít. Gã cười khục khặc – chúng mày bẩn thế. Con Rốt ướt loi ngoi, rùng mình vẩy mãi bộ lông đen mượt. Gã tắt vòi nước, hằm hè cầm roi đứng bên vách nhà lao – mày nhé, Rốt – cứ đợi đấy – chúng nó mổ thịt mày ra.

Quán Cờ Tây hiếm khi mổ thịt chó Tây. Thịt chó Tây không ngon, vừa tanh vừa nhạt, bọn người sành ăn đều biết thế. Con chó Tây này chỉ dành cho đại gia nấu món tráng dương cường lực. Gã cười khục khặc – ai cũng hiểu điều đấy – ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu – chỉ có chó là không hiểu. Con Rốt cúi đầu ăn hùng hục. Nó lồng lên khi gã dắt con chó cái vào chuồng bên cạnh. Nó không thấy được, nhưng nó nghe được, đánh hơi được sự hiện diện của tình nhân. Nó xông đến mép chuồng rên rỉ liếm láp. Con chó cái cũng rên rỉ liếm láp. Gã cười khoái trá – chết thèm nhé – thằng nào không ham muốn. Con Rốt nằm rên rỉ phủ phục trên sàn, bàn chân nó bật rật cào móng lên nền xi măng. Gã dắt con chó cái đi, đưa nó sang chuồng con Vàng. Con Rốt dỏng tai lắng nghe những âm thanh hoan lạc từ chuồng bên vọng sang. Nó không nhìn thấy nhưng nó biết cả. Nó hộc lên từng hồi, lồng lộn dãy dụa sau lớp song sắt, tấm thân vạm vỡ đẹp đẽ của nó tướp mồ hôi. Cẩu hoàn của nó căng ra như quả cà tím.

Chiều nay, lão chủ đưa con Rốt đi nấu rựa mận cho đại gia. Đơn đặt hàng đã có từ ba ngày tr
ước. Nó vùng vẫy dữ tợn, ngoác cái miệng to như cối đá ra cắn xé. Gã xiết thòng lọng ngang cổ cho đến khi nó nghẹt thở. Gã cười khoái trá – sướng lắm con ạ – cẩu thận, cẩu báo, cẩu hoàn – cà tím nhé – rựa mận nhé – chống đối nhé – mắm tôm thơm lắm – vì thế mà con vợ tao bỏ nhà đi theo thằng khác – tao bất lực đấy – thằng con trai tao cũng bảo thế, bố bất lực lắm, con vào Nam ăn cướp – nó cướp một đêm giàu hơn bố nó cả đời khoác áo nghệ sĩ. Gã bỗng tủi thân khóc sụt sịt – bất lực đấy. Đám người làm khiêng con Rốt đi, rồi khiêng con Rốt về. Nó nằm sõng sượt bất động trong chuồng, nước mắt ứa ra từ lớp tròng kéo màng đỏ. Hai túi sinh lực tràn trề của nó chỉ còn hai túm da bèo nhèo thấm thuốc đỏ. Nó nằm yên như đã chết, mù loà cam chịu, chờ ngày bị xẻ thịt bán cho hàng chợ. Thịt chó Tây vừa tanh vừa nhạt. Gã ngước mắt nhìn qua vườn chuối, nhìn lên mái nhà sàn cao ngất ngưởng. Tay đại gia ngồi trên đấy đang ngồm ngoàm món cẩu hoàn của con Rốt. Mấy em hoa hậu Hội Cây Còn – thơm nức mùi mắm – xúm xít vây quanh, ưỡn ẹo đưa mồi – mày sướng một đêm – thằng khác khổ một đời – chết rồi thành chó cả thôi. Gã ngồi xổm bên chuồng ngắm nghía con vật to lớn bạc nhược – sao con kia giống bố thế nhỉ – ơ, sao lại giống bố – sao không giống lão Hạc – không – giống ông chứ – ông cũng to béo và vô dụng như thế – ông tự ải chết vào ngày bố còn sống – bố tự vẫn chết vào ngày mình chưa chết – đều bất lực cả. Gã ngửa mặt lên trời cười.

“ Mùi mắm tôm thơm thế. ”
Lão Hạc đưa về con chó Phú Quốc, xoáy dài trên sống lưng. Lông vàng như rơm mới. Con chó bé bằng cái bắp chân, bé đến độ, gã hằn học bảo, nuôi mày chỉ tốn cơm. Nhưng lão chủ bảo, bây giờ loại rặt giống Phú Quốc như con này khó tìm lắm. Bố mẹ nó đều là chó hoang trên đảo, nó đẻ ra trong hang, ăn uống thiếu thốn mới bé thế, vỗ béo nó vài tháng là thịt được. Con chó Phú Quốc dỏng tai nghe, nó lùi vào góc chuồng nhe răng thủ thế.
Gã có nhiệm vụ nuôi thúc con Phú Quốc, đã có tay đại gia đặt cọc trước. Lão chủ c
ười hềnh hệch với khách hàng, thịt chó Phú Quốc cực dương, đàn ông ăn vào nhẹ người ích khí, sảng khoái cả thể xác lẫn tinh thần. Con chó Phú Quốc chỉ ở chuồng được hai tuần thì bị tống vào nhà lao. Gã căm ghét cặp mắt ti hí ranh ma của nó, căm ghét tiếng sủa dai dẳng của nó. Nó sủa khi nào nó muốn, bất chấp luật lệ, bất chấp roi vọt. Nó tự cho mình cái quyền được sủa mà không xin phép. Có đêm, nó tru từng hồi ai oán, tru dài dằng dặc, làm cả chuồng chó nhớn nhác thức dậy. Cả đàn chó phát rồ nghiến roàn roạt song sắt, hùng hục phá cửa chuồng, dằng kéo dây xích. Cả đàn chó cùng noi gương con Phú Quốc, chúng sủa khi nào chúng muốn. Chẳng còn đứa nào lấm lét cúi đầu khi gã ngang qua. Gã đánh con Phú Quốc đến toác da đầu. Gã cứ nhằm vào cái đầu của nó mà quật. Chỉ có cái đầu là thứ lão chủ không cần đến, là thứ nhà bếp bỏ đi, khách khứa cũng chẳng ai quan tâm, gã cứ nhằm vào đấy mà quật. Con chó biết thế, nó đổi chiến thuật. Nó thôi không sủa nhặng xị nữa, nó phản kháng bằng cách bỏ ăn, chỉ ăn cầm chừng vừa đủ sống. Dường như nó biết tỏng tòng tong, trong xã hội thối tha này thằng nào béo sớm là chết sớm. Sáng nào lão chủ cũng xuống chuồng kiểm tra, đánh dấu những con sẽ bị đưa ra làm thịt trong ngày. Sáng nào lão chủ cũng lăm le quan sát nó và sừng sộ mắng thằng làm công bất lực.

Gã căm con chó quá, quyết cho nó một bài học. Nh
ưng đến khi con Phú Quốc bị nhốt vào nhà lao rồi, gã mới biết là mình hố to – bây giờ thì không cách gì đưa nó ra ngoài được. Gã vò đầu bứt tai đứng dậm chân ngoài cửa nhà lao – chỉ cần mình hé cửa là con ranh phóng ngay ra. Con chó nhỏ xoay trở nhanh nhẹn lạ thường trong khoảng chuồng rộng. Đừng hòng đưa thòng lọng vào, đừng hòng quật roi vào, nó cắn đứt roi, cắn đứt thòng lọng. Một lần, gã đưa thức ăn vào, nó cắn toạc cả bắp tay gã. Ban đêm nó cũng không ngủ, nằm lim dim trong góc chuồng, nhưng dỏng cả hai tai lên nghe ngóng. Nó đề phòng cả chuyện ăn uống. Thức ăn đưa vào, không bao giờ nó ăn ngay. Nó kiên nhẫn nằm im, cẩn thận chờ đợi xem có con ruồi nào đớp phải bả mà lăn quay ra chết không.

Gã hầm đu đủ xanh với xương gà. Quả đu đủ nóng hôi hổi vừa vớt ra khỏi nồi thơm nức – chỉ cần cắn ngập răng vào là nóng buốt, rụng toi cả hàm răng – đau thấu trời xanh. Gã ném quả đu đủ vào chuồng. Con chó thè l
ưỡi cười khục khặc. Chẳng lừa được nó.
Chuyện trai gái cũng đừng hòng dụ dỗ được nó. Gã cột một bầy chó cái trước cửa nhà lao. Thằng Phú Quốc nằm trong góc lim dim tụng kinh như thánh nhân. Mấy con chó cái bị sỉ nhục hoá điên, bọn nó nhằm chân gã mà táp, rách cả hai ống quần. Mấy con chó đực khác cũng bị xúc phạm, sủa vống lên. Cả dãy chuồng náo loạn – ơ, lạ lùng chưa – từ bao giờ bọn mày biết đến lòng tự trọng, biết bị xúc phạm, biết bị sỉ nhục. Chẳng đứa nào thèm nghe gã quát. Mạnh thằng nào thằng nấy sủa. Hàng xóm cũng hoá điên, cứ nghe chó sủa là vác gạch đá, củi khô ném vào quán. Lão Hạc nghe ồn ào náo động lại xách dao hầm hầm chạy xuống chuồng, lão quật sống dao lên đầu gã.

Lần đầu tiên gã thấy chán, thấy mệt mỏi, gã nghĩ đến nồi nước to lúc nào cũng sôi sùng sục trong bếp. Gã chỉ muốn chấm dứt cuộc nổi loạn bằng cách bê luôn nồi nước sôi đổ lên đầu con chó. Con chó nằm trong góc thè lưỡi cười cợt. Chỗ nó nằm không ai vào dọn dẹp, vun dần lên thành một đống rác, lá đu đủ, phên tre, phân khô, roi da, đất đá, chén đĩa nhựa… Gã quyết định đánh đòn tâm lý cuối cùng. Gã trải chiếu nằm trước cửa nhà lao, ăn đấy, ngủ đấy, thi gan với con chó. Gã thức mấy đêm liền, mệt mỏi hốc hác – sức lực mình cạn dần, mà sức con chó kia vẫn dai như đỉa đói.

Gã nằm co ro cạnh nhà lao, ngủ thiếp đi lúc nào không hay, đôi mắt căm thù của con Rốt đi theo gã vào giấc ngủ. Gã chạy trên cánh đồng dày đặc sương mù, sình lầy ngập ngụa. Con Rốt đuổi theo phía sau, con chó săn xoải những bước dài, cái miệng to như cối đá của nó há ra. Hàm răng nhọn hoắt kia thèm khát được cắm ngập vào cổ họng kẻ thù. Gã cắm đầu chạy, đôi chân nặng như chì đưa gã lạc vào rừng tre gai rậm rạp. Sương mù giăng kín lối, qua khỏi rừng tre lại là cánh đồng – rừng tre cánh đồng – cánh đồng rừng tre – đều là sương mù cả – không thoát đi đâu được. Con Rốt vẫn hùng hục đuổi theo phía sau, cái bóng đen hiện ra cô độc giữa làn sương trắng, đôi mắt đỏ rực như hai ngọn đuốc. Trên cánh đồng, một đám đầu trâu mặt ngựa vỗ tay reo hò – cắn chết nó đi. Trong rừng tre gai, một đám thân dê đuôi chó ngoe nguẩy kêu gào – cắn chết nó đi. Bọn chúng chờ đợi màn cuối, chờ đợi con chó cắn đứt cuống họng thằng săn chó – bọn chúng tưởng bở – nếu gã chết đi, liệu có thay đổi được điều gì không – vấn đề là ở chỗ đấy, hạ thủ một thằng làm công, một thằng tép riu, chẳng giải quyết được vấn đề – nhưng gã bị đuổi đến cùng đường rồi, mệt mỏi lắm rồi, chỉ muốn chết quách đi cho xong – đứa này chết thì sẽ có đứa khác vào thế chỗ ngay thôi – thằng đạo diễn thối thây, nó có muốn thay đổi câu chuyện đâu. Chiếc bóng đen xé màn sương lao tới. Gã ngã xuống giữa đầm lầy đầy cỏ dại. Bóng cây gạo đỏ lập loè trong màn sương. Gã chồm dậy đưa hai tay ôm lấy cổ họng – nó xắn ngang cổ mình rồi – giời ơi, đau thế – hai chân mình biến đi đâu rồi – sao sương mù ngập ngụa thế này – thằng nào kêu thét trong bùn đen đấy hả. Tiếng kêu thét làm gã choàng tỉnh, u mê nhận ra chính tiếng kêu của mình. Tiếng kêu vẫn còn đọng lại ư ử nơi cuống họng gã. Miệng gã khô đắng, nuốt nước bọt đau như thắt. Trời còn nhập nhoạng sương, chưa tỏ mặt người.

Gã ôm đầu ngồi xổm trên thềm xi măng ẩm ướt, bỗng trợn mắt rú lên kinh hãi. Mấy cánh cửa chuồng chó sao mở toang thế này – ôi làng nước ơi – lão Hạc ơi – bọn trộm vào bắt chó đi cả rồi – thằng trộm nào khéo thế nhỉ, lừa được cả chó – ơ này, lão Hạc. Gã bò tới trước cửa nhà lao, thôi kêu gào, dán mắt kinh hãi vào cái đống to lù lù nằm trên sàn – ơ này, lão Hạc, sao vào nằm đấy – lão vào chuồng chó làm gì – lại nằm lù lù như con Rốt thế kia – con Rốt từ dạo mất cái thanh xuân chỉ nằm phễnh bụng ra mà ăn – hôm mổ bụng nó, mình xông vào moi ruột tìm lại hai ngón tay – tìm mãi, chẳng biết hai ngón tay mình biến đi đâu – nhưng, lão Hạc này… Gã bỗng toét miệng cười – con Phú Quốc cắn chết lão Hạc rồi – ơ, có kẻ chết thay mình rồi – làng nước ơi.

Cái chết bất ngờ của lão Hạc làm gã sung sướng. Bàn tay gã xoa mãi lên khoảng đầu bị dao bổ cứ nhức bưng bưng. Gã bò vào nhà lao. Lão Hạc nằm nghiêng, bàn tay đưa về phía trước, năm cái móng đen bấu chặt vào nền xi măng, dường như lão phải dồn hết sức tàn để đánh ra một đòn cuối cùng. Miệng lão Hạc ngoác ra đau đớn. Một con mắt kéo màng đỏ ối, một con mắt trợn ngược giận dữ kinh hoàng. Cổ họng lão bị con Phú Quốc cắn nát bét. Gã tò mò nhìn vào cái miệng rụng răng của lão Hạc, ở đấy thoát ra tiếng kêu đau đớn cuối cùng. Gã lẩn thẩn đưa tay sờ lên cổ họng lão chủ – khi lão ấy còn sống chẳng bao giờ mình sờ được cổ lão – ơ, nhưng sao ít tiết thế này – chẳng lẽ con người ít khí tiết đến thế sao – ít hơn cả chó – bọn nhân viên hoá trang, chúng mày làm ăn bê bối thế – con Rốt nhiều tiết lắm cơ – nếu mình bị cắn cổ thì tiết đầy một liễn – ơ, nếu là mình – sao cứ lại là mình - thằng làm công không chết nhưng thằng chủ chết thảm thương. Đạo diễn không đổi kịch bản. Bọn nổi loạn tự đổi kịch bản. Gã kinh hãi đưa tay lên chặn ngang cổ họng, gập người lại nôn oẹ.

Từ trong nhà, tiếng khua niêu chảo vọng ra. Tiếng những người làm công gọi nhau í ới qua khoảng ao tù. Mấy mụ đàn bà xắn quần vớt rau thơm, vớt mấy lọ thịt đông ngâm trong nước rãnh – bọn chúng chẳng biết gì sao, mọi thứ đã thay đổi. Lão chủ nằm im trong khoảng nhà giam tối tăm hôi hám. Thế giới êm đềm thân thuộc của gã bỗng trở nên tối tăm và hôi hám. Gã xoa đầu mình, bần thần nhìn lão Hạc – sắp hạ màn rồi, tôi đi đây – nhưng phải đá cho ông một phát cho bõ hận – ráng mà chịu đau nhé. Gã lom khom đứng dậy, mắm môi đá một cú vào mông lão Hạc. Nụ cười trên bộ mặt thằng người méo mó nhạt nhoà. Gã chui ra khỏi chuồng, lần theo đoạn đường mương dẫn ra cánh đồng rau. Thế giới bên ngoài hiện ra mờ mịt trong sương sớm. Những người nông dân cắt rau dừng tay, họ ngẩng đầu lên lom lom nhìn gã, dường như họ biết cả những chuyện thối tha trong quán. Những khuôn mặt héo hon méo mó, những đôi môi nhăn nheo tím tái bỗng trương phềnh thành những nụ cười. Chúng mày ơi, nhìn kìa, thằng săn chó nhà lão Hạc.

Gã ú ớ sợ hãi, cắm đầu chạy quàng xiêng. Mặt trời lên óng ả trên cánh đồng cải cúc đẫm sương. Một chùm hoa gạo đỏ thẫm hiện ra giữa màn hình. Đỏ như tiết chó. THE END.
Ông giáo này, ngủ gục hay sao đấy? Ừ, hết rồi. Thằng đạo diễn lại đưa tiếng Tây u vào, mẽo thế. Thằng này tồi thật đấy, vì nó mà tôi bị chó cắn suýt nữa là toi mạng. Tay chuyên viên hoá trang cũng là thứ hạng bét. Tôi nằm cả buổi trong chuồng chó thối um chẳng hề lên tiếng than van. Bọn chúng cầm camera đứng bên ngoài lại cứ vờ vịt phun n
ước hoa. Tay thợ hoá trang bịt mũi bò vào vẩy lên cổ tôi được vài ba giọt màu đỏ rồi chuồn mất. Nên cái cảnh tôi bị chó cắn chết mà không chảy máu cứ dở hơi thế nào, cố diễn cho trọn vai mà chỉ thấy tủi nhục. Cũng may là thằng Chí vào vai rất đạt. Nhiều lúc nhìn nó diễn mà tôi trào nước mắt, thương hại cho cái thân nó, cái thân mình. Đau lắm ông giáo ạ, đau như thiến. Ừ, cái đoạn con Rốt bị thiến ấy, thằng Chí bỏ trường quay trốn ra bờ ao. Nó nằm trong bụi duối khóc lặng lẽ một mình. Thảm quá, ông giáo ạ. Có những thằng như thế đấy. Sống với nghệ thuật bằng chính nỗi đau đời mình, có mong hưởng được miếng dồi chó nào đâu.

Mà, cái bọn nghệ sĩ xứ mình sắm vai bất lực sao hay thế. Ừ, mùi mắm tôm thơm thật đấy. Không, từ dạo đóng phim ấy đến nay, tôi không ăn thịt chó nữa. Còn thằng Chí lưu lạc phương nào, tôi cũng không rõ. Ông giáo ạ, tôi cũng phải đi thôi, không thể sống lây lất mãi kiếp tủi nhục này. Khi nào nó về, nhờ ông giáo nói lại với nó. “Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” .