Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

THƠ NGUYỄN BÁ CHUNG


Là nhà văn, nhà thơ và dịc hgiả, các tác phẩm của Nguyễn Bá Chung đã xuất hiện trên nhiều tạp chí văn học. Anh là tác giả của 4 tập thơ – Mưa Ngàn (1996), Ngõ Hạnh (1997), Tuổi ngàn năm đến từ buổi sơ sinh (1999), và Nguồn (2009), và đồng chủ biên với Kevin Bowen và Bruce Weigl tuyển tập Mountain River: Vietnamese Poetry from the Wars 1948-1993 (1998); với Kevin Bowen: Distant Road, Selected Poems of Nguyen Duy (1999), và Six Vietnamese Poets (2001); với Fred Marchant: From A Corner of My Yard (2005); với Bruce Weigl: A Collection of Poems... by 175 Poets (2013); với Martha Collins: Trang The Hy’s Bitter & Sweet (2014). Anh cũng là đồng dịch giả tiểu thuyết A Time Far Past của LêLựu (1997) và tập thơ Thiền đời Lý Trần - Zen Poems in Early Vietnam (2005). Anh hiện làm việc tại Viện William Joiner ở Boston, Massachusetts.


Bùi Giáng, Người Điên Giữ Nước

Bùi Giáng
                Mười Lăm Năm Chăn Dê Trên Núi Đồi Trung Việt

Tôi gặp người một sáng trời mưa
Thếp giấy thu phong bụi cũ mờ
Chữ xen từng chữ tình thu biếc
Gió mưa nhiều lệ đá ai mơ?

Ngõ hoa vàng còn xanh hay không
Tôi nhớ người qua đám cỏ hồng
Nhớ bóng người nghiêng con đường nhỏ
Lặng lẽ đi về mặc tháng năm


Giấc mơ xưa người có còn chăng
Hay đã tan trong cát bụi lầm?
Người có còn mơ làm thi sĩ
Lấy vần thơ vụn dựng trần gian?

Sách người còn đó thơ còn đây
Sóng lớp trường giang bóng tối dầy
Nhìn cuộc giả danh người giả dại
Lỡ tỉnh nên đành lại hóa say?

Người đứng đó thời gian đã chết
Người còn đây cây trái cô liêu
Ván cờ cũ ai bày lượt nữa
Để ngoài hiên đất nước tiêu điều

Kinh Vạn Hạnh pha bao mầu nắng
Gió Kim Cương trải mấy lần vân
Giờ mê hoặc người ngồi dịch sách
Bàng hoàng nghe gió lộng đầy sân?

Câu thơ cũ người đề tặng cỏ
Tháng ngày xanh người mải chăn dê
Trời Trang Phương đến giờ mở ngõ
Cõi thanh hiên người có đi về?


Tôi nhớ người cuối giờ mê hoặc
Nhìn trần gian đã thấy mùa thu
Đã thấy nắng trong biển sa mù
Đã thấy nước cuối bờ sa mạc

Và đã thấy thơ người tịch mặc
Sóng thời gian buốt lặng hư không
Mùa thu dại lá cồn xin hẹn ước
Mối đi về trùng ngộ  gió xa mong…(*)

                                                              1971

(*) Thơ Bùi Giáng: Trở Lại (Mưa Nguồn)



Đêm nằm mơ Bùi Giáng

Tôi về ở ngõ bên kia
Em về em có đầm đìa lệ không

Bão qua ướt mấy cánh đồng
Người qua cỏ có ấm lòng mái quê

Bếp nhà khói ám bốn bề
Còn đâu rơm cũ mà mê mẩn màu

Thôi thì thương lấy cho nhau
Đau thì dạ ấy cũng nhàu quê hương

Đường xa sao mãi xa đường
Để hoang tưởng nhớ một phương em về.


Trung Niên Thi Sỹ
           

 Người du thử  làm người điên trần thế 
 Túi đầy vai quảy thời đại vô tình
Áo vụn vá sống  bên  lề phố chợ 
Giữa trần gian người ngồi hát một mình


  Câu thơ lạ mênh mang huyền ảo quá
  Gọi từ  đâu dòng suối vạn nguồn xa
  Chiều phố thị người về đâu phố thị
   Lá về đâu dâu biển giữa quê cha


            Tâm sự ấy ngàn năm mưa rớt hột     
            Những nẻo đường lệ ướt mãi không quên
            Người đứng đó làm người điên giữ nước 
            Để ngàn sau mây trắng chẳng quên nguồn…
                                                                                                                               


Nhất Hạnh, Thiền Sư của Nhân Lọai


               Một Chuyến Đi Về          
                                                   
              Nhất sinh vạn, vạn quy về nhất
                Hạnh nguyện nào sáng rực trời quê
                Thắp đuốc cỏ vực vầng trăng khuyết
                Bão qua đi, nước lại quay về
               
                Ngàn năm lặng – ba đào ai biết
                Vẫn tinh mơ dấu cỏ đường xưa
                Tay nắm lại tình người vạn cổ
                Thõng chân qua lũng lạc xa bờ

                Đường thị phi người thường nếm đủ
                Một trăm năm chiếc tháp Bập Bòn(1)
                Bao vay mượn chia dòng lịch sử
                Bao si cuồng ngự trái tim non
               
                Hãy dừng lại – ngồi trong im lặng
                Hãy nhìn nhau - thế giới kỳ tâm
                Buổi chiều xuống chậm từng hơi thở
                Nhận ra người - ánh sánh tình thâm.
               
                                                                                                4/2005

               
(1)          Tower of Babel, hậu quả của những lần văn hóa đứt đoạn



Thiền Hành Trên Quê Hương

Bốn mươi năm cửa thiền vắng bóng
Cây đa già cằn cỗi gió sương
Thế kỷ lạc bầy kinh lạc tiếng
Rêu bụi mờ phủ lớp đau thương

Tim vỡ rạn chờ giờ hòang đạo
Người trở về dựng lại tình thâm
Từng bước chân thiền hành rất nhẹ
Tỉnh hay mơ – đây lại con đường?


Bà cụ già rưng rưng mắt lệ
Bao năm rồi sống lại phút giây
Chú thiền sinh bàng hòang tỉnh thức
Pháp thọai nào xanh gió xanh cây

Cũng pháp ấy – lời tân niên kỷ
Cũng thiền ngồi – hùng tráng uy nghi
Cũng thiền lạy – một thời vô úy
Cũng thiền hành – trời đất cùng đi

Giữa quê hương người về chia sẻ
Bao tháng năm gieo pháp xứ người
Nối lại truyền thông từng thế hệ
Ươm tình thâm – hoa trái cuộc đời

Bao trí thức hàn lâm tự hỏi
Lời thọai như nỗi nhớ không cùng
Sao cái học ngày nay chìm nổi
Càng học càng lạc nẻo mê cung

Từng hơi thở, đã về đã tới
Hiện pháp môn, bây giờ ở đây
Tâm buông thư, thảnh thơi vững chãi
Bước thiền hành, pháp lực tròn đầy


Thẳng hướng Xuân đã về đã đến
Dọc ngang vô niệm lại vô tranh
Đèn tâm tỏa rạng ngàn thế giới
Gieo pháp đông tây đạo đại thành1

Hãy trân trọng ngôi nhà vô úy
Ôm thương đau mọi nẻo quê nhà
Thắp niềm tin trên ngàn gẫy đổ
Đơm cội nguồn đất mẹ phù sa.

                                                                5/2005

 (1) Dựa theo bài kệ của Hòa Thượng Thanh Qúy



Cuộc Tái Ngộ của Hai Thiền Sư


Từ  bốn phương trời người trở lại
Đường xa bụi bám cỏ giăng đầy
Giấc mộng chuyển trời Phương Bối nguyện (1)
Yên Tử quê nhà mây trắng bay

Thế giới loạn cuồng bom đạn đổ
Thân người cháy rụi lửa hờn cao
Chén trà đạo vị - bao năm - nhắp
Giọt nước cành dương sóng sánh trào…

Tay lại nắm tay hồn đất nước
Mái chùa lưu lạc đã bao phương
Tìm về đất mẹ dâng hương tổ
Phổ độ quần sinh đoạn đoạn trường

Đại Lào ngõ tịnh bao ngày tháng
Khói đỏ thôn nghèo đất nước phân
Phương Bối ai ngồi trong tịch mặc
Đâu con đường thoát cứu muôn dân

Hương rừng Đà Lạt hoa đương nở
Đón người khách đến tự phương xa
Gió rừng như muốn ôm chân lại
Bạn cũ, nguyền xưa chẳng nhạt nhòa

Rồi mai người sẽ về nơi ấy
Oâm cả trần gian gói vết thương
Dù ở cách xa ngàn cánh nhạn
Niềm đau xin rửa với vô thường.
       
                                                                6/16/2008


(1) Về cuộc hội ngộ này, xin xem http://www.langmai.org/HTML_files/ChuyenDiVietNam2008/tin_tuc/2008_06_09/ThamHTThanhTu_2008_06_09.htm

(2) Phương Bối Am: ở Đại Lao, tỉnh Bảo Lộc, cũng thuộc một loại Làng Mai, do thày Nhất Hạnh thành lập cùng một số tăng ni trẻ với ý hướng cách tân đạo Phật, để đạo Phật chuyển hóa cuộc đời. “Muốn tới Phương Bối Am, ta phải từ Blao đi về phía đèo bằng quốc lộ. Đến cây số 180, ta phải bỏ quốc lộ băng qua chừng ba cây số đường rừng.” (Chương 1 Nẻo Về của Ý). Khoảng năm 1962, thầy Thanh Từ về đó dựng một căn nhà đơn sơ gọi là Thiền Duyệt Thất để tu tập.