Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Đôi lời



Cuốn sách này tập hợp một số truyện ngắn được đăng trên Văn Việt, tiếng nói của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, nhân một năm tổ chức này ra đời. Dù Văn Việt đã và đang tiếp tục triển khai nhiều lối tiếp cận khác nhau đối với văn học (kể cả văn hóa) và từ nhiều góc độ xã hội (từ lý luận, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật,…), cố gắng ngày càng phong phú và đa dạng hơn, thì trước mắt và lâu dài, sáng tác vẫn là phần quan trọng nhất. Bởi như nhà tiểu thuyết lớn Milan Kundera luôn khẳng định: Nhiệm vụ của nhà tiểu thuyết là nói những gì và bằng cách chỉ duy nhất có tiểu thuyết mới nói được. Khi nhắc đến tiểu thuyết, Kundera không chỉ nói về một thể loại, ông nói về nghệ thuật ngôn từ. Mục tiêu cao nhất của “một nền văn học đích thực” là có sáng tác hay, cuối cùng phải có sáng tác hay. Cho nên, như một sơ kết nhỏ sau một năm, ở đây là một tập hợp truyện ngắn, một phần của chuyên mục sáng tác.
Dù hoàn toàn không muốn gọi như vậy, song dầu sao cũng là một thứ “tuyển”, nên chắc phải xin thưa đôi lời về lý do.
Ở đây chúng ta gặp lại Bùi Ngọc Tấn, nhà văn lớn thân yêu của tất cả chúng ta vừa ra đi. Để một lần nữa nhớ rằng chúng ta không chỉ vừa mất một nhà tiểu thuyết không thể thay thế, còn mãi mãi vắng bóng một tài năng truyện ngắn đặc sắc.
Những người làm sách cũng muốn tạo điều kiện để chúng ta cùng đọc lại Trang Thế Hy nhân dịp mừng ông tròn 90 tuổi, một cây bút truyện ngắn thật độc đáo của văn chương Nam Bộ, người đã có thể rất dân dã mà lại rất uyên bác, có thể kỹ tính đến chăm chút chi li từ ý tưởng cho đến ngôn từ mà lại có thể tự nhiên như không.
Cũng có thể gặp ở đây một số cây bút tên tuổi và đã quen, như Ngô Thị Kim Cúc, Võ Thị Hảo, Châu Diên, Nam Dao, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Đặng Văn Sinh, Bùi Mai Hạnh, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Đức Tùng…, có người gửi lại truyện cũ tâm đắc, có người mạnh mẽ trong truyện mới – và dĩ nhiên do là chọn những truyện đã đăng Văn Việt một năm qua nên hoàn toàn không có tham vọng đại diện nào – một lần nữa một mặt cho thấy quả truyện ngắn là chỗ mạnh của văn học ta, mặt khác chứng minh hiệu lực của thể loại này, có thể rất đa dạng và bé hạt tiêu để bằng cách riêng của mình vừa bao quát những cảnh quang xã hội rộng lớn vừa xoi sâu tận những góc khuất tinh tế nhất của con người. Như một cái nhìn lại, dù còn thoáng qua, để tin.
Muốn đọc kỹ từng tác giả để chậm rãi thưởng thức, song dẫu sao vẫn hồi hộp tập trung nhiều hơn cả vào những khuôn mặt trẻ, rất trẻ, thậm chí có người mới thấy tên lần đầu, bởi muốn nói gì thì nói chính họ là tương lai; và xin tiết lộ, Văn Việt coi một trọng tâm say mê của mình là đặc biệt theo rõi họ, thậm chí chẳng hạn mong tới kỷ niệm lần thứ hai ra đời sẽ có thể có một tuyển tập dày dặn và đậm đà toàn là “họ”, như hình ảnh một thế hệ hoàn toàn mới. Song hình như ngay lần này đã có dấu hiệu đáng mừng, dù mới manh nha. Chẳng hạn với Di, với Phùng Thị Hạ Nguyên… Và dù chỉ hé một thoáng Nhã Thuyên… Còn ít so với chờ đợi. Nhưng quả là họ thật sự khác. Họ rất hôm nay, dù cứ như cố tình chẳng hề động đến những chuyện xã hội nóng bỏng hằng ngày bây giờ. Không thể không nghĩ đến Trịnh Công Sơn, sau một câu “Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng” hoàn toàn thất tình, bỗng trầm giọng “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng” thống thiết thời thế. Nghệ thuật cảm nhận thời thế, cảm nhận xã hội, cảm nhận hiện thực theo con đường riêng, các “giác quan” riêng của mình. Và khi được như vậy, tức là thời thế, là xã hội đã đi rất sâu vào nghệ thuật, vì đã rất sâu trong con người. Có thể đó là một nét rất đáng chú ý ở các cây bút trẻ đang bắt đầu lên tiếng chăng? Và vẻ dở dang trong tứ, trong văn của họ nữa vừa có gì đó tuyệt vọng lại vừa thống thiết khát khao vươn dậy, đi tới …
Truyện ngắn, đương nhiên, không phải là toàn bộ văn học. Nhưng cũng có lẽ trong văn học Việt Nam nó thường ở vị trí mũi nhọn, xoi đường. Mong tập sách dù còn rất nhỏ này có thể cho ta đôi báo hiệu.