Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

VỀ “CỘT CỜ CHỦ QUYỀN”

Đào Tiến Thi

Mấy hôm nay các báo chính thống đều loan tin ngày 1-2-2015 có lễ ra quân xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Mắt (Nghệ An). Dưới đây là đoạn tin trên báo QĐND, chủ nhật, 1-2-2015 :

“Sáng 1-2, tại Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) đã tổ chức lễ ra quân xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Mắt (Nghệ An). Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Thế Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương; Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

Báo trên cũng cho biết về tính hệ thống và quy mô của công trình:

“Công trình này mở đầu cho dự án xây dựng cột cờ tại 5 đảo tiền tiêu do Trung ương Đoàn và Cienco 4 thực hiện, gồm đảo Mắt, đảo Sơn Dương (Hà Tĩnh), đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo Sơn Trà (Thừa - Thiên Huế).

“Cột cờ Tổ quốc tại đảo Mắt được xây dựng trên khuôn viên 30m2, cao 22,66m, phần thân đế cột cờ ốp đá granite, lá cờ có kích thước 4 x 6m; mặt chính hướng ra biển, ghi thông tin tọa độ cột cờ, khẳng định cột mốc chủ quyền đất nước. Tổng mức đầu tư của công trình là 1,25 tỷ đồng”.

Nếu là cột cờ bình thường như mọi cột cờ ở nơi công cộng, ở cơ quan, đơn vị,… thì không nói làm gì. Vấn đề ở đây là tính chất của công trình. Nó không phải là cột cờ bình thường mà là những công trình cột cờ bề thế, được cấp trung ương quan tâm. Nhưng đặc biệt hơn là quan niệm về ý nghĩa của các cột cờ này được thể hiện thông qua tên gọi và tính hệ thống của nó: “cột cờ chủ quyền” để “khẳng định mốc chủ quyền đất nước”. Nó được xây dựng trên “5 đảo tiền tiêu”, từ đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), qua đảo Sơn Dương (Hà Tĩnh), đảo Sơn Trà (Thừa - Thiên Huế) đến đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Tức là cả một dải “tiền tiêu”, từ Bắc Trung Bộ đến Trung Trung Bộ.

Các thuật ngữ “tiền tiêu”, “cột cờ chủ quyền”, “cột mốc chủ quyền” cho ta thấy gì?

Chắc chắn nếu cột cờ xây ở Hà Nội, Nam Định, Biên Hoà chẳng hạn, thì chẳng thể gọi nó bằng những cái tên như trên. Tiền tiêu, theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) có nghĩa : “Nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch. VD: Vị trí tiền tiêu. Trạm gác tiền tiêu”. Còn Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân thì giải nghĩa tiền tiêu là: “Ở chỗ phòng thủ trước mặt địch. VD: Nước ta ở vị trí tiền tiêu của CNXH ở Đông Nam Á”. Tiền tiêu, như vậy phải là vị trí tận cùng của ta, phía trước không còn là của ta nữa. Như Việt Nam ở vị trí tiền tiêu của CNXH, thì chỉ có một đầu tiếp giáp hệ thống XHCN, còn đầu kia thì tiếp giáp với thế giới phi XHCN.

Thuật ngữ “cột cờ chủ quyền” thì tôi không rõ nghĩa thuật ngữ này; tuy nhiên, nếu xây cột cờ ở Hà Nội, Nam Định, Biên Hoà chẳng hạn thì không thể gọi là “cột cờ chủ quyền”. Còn thuật ngữ “cột mốc chủ quyền” thì rõ ràng, trên đất liền, nó phải ở nơi biên giới, còn trên biển thì nó phải ở những đảo, quần đảo tận cùng của lãnh thổ quốc gia.

Tóm lại, các thuật ngữ “tiền tiêu”, “cột cờ chủ quyền”, “cột mốc chủ quyền” chỉ được dùng để chỉ những chỗ là giới hạn lãnh thổ của quốc gia. Trong sách Việt Nam - đất nước con người (Lê Thông chủ biên, NXB Giáo dục, 2007), chương “Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và sự phân chia hành chính” nói rõ giới hạn lãnh thổ nước ta trên đất liền và trên biển như sau:

“Người Việt Nam gọi Tổ quốc thân yêu của mình là đất nước, là giang sơn gấm vóc. Mảnh đất thiêng liêng nối liền một dải ấy chạy dài từ điểm cực bắc trên cao nguyên Đồng Văn ở vĩ độ 23023B, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tới điểm cực nam trên bán đảo Cà Mau, ở vĩ độ 8034’B thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực tây của đất nước nằm ở đỉnh núi Khoanlasan thuộc khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc, ở kinh độ 102010’Đ, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực đông nằm trên bán đảo Hòn Gốm, ở kinh độ 109024’Đ thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.

Mảnh đất “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền” ấy còn có vùng biển rộng nằm trong Biển Đông với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ ở gần bờ và xa bờ. Vì thế hệ toạ độ địa lý của Việt Nam còn kéo dài về phía nam tới vĩ độ hơn 6050’B và kinh độ hơn 117020’Đ trên Biển Đông”.

Như vậy, lãnh thổ của Việt Nam có hai cách xác định giới hạn: trên đất liền và trên biển. Tài liệu trên cho những điểm giới hạn ở những chỗ xa nhất; ở những chỗ khác, ta hiểu, nơi nào hết đất của ta, tiếp giáp với đất của nước khác thì sẽ là “tiền tiêu”, ở nơi đó ta xây “cột mốc chủ quyền” và “cột cờ chủ quyền”.

Trên vùng biển từ Thanh Hoá đến Quảng Nam, các đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), Sơn Dương (Hà Tĩnh), Sơn Trà (Thừa - Thiên Huế), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đã là các đảo xa bờ nhất hay chưa? Riêng Cù Lao Chàm chắc chắn là chưa. Bởi vì Cù Lao Chàm nằm trên vĩ tuyến 160 B, gióng thẳng ra là gặp các đảo phía nam quần đảo Hoàng Sa. Nếu xây “cột mốc chủ quyền” và “cột cờ chủ quyền” ở Cù Lao Chàm thì chẳng hoá ra ta không thừa nhận Hoàng Sa là của Việt Nam?

Nếu việc làm trên chỉ là do “hồn nhiên, vô tư”, tức chỉ là cách làm phong trào hay cách tiêu tiền thì cũng chứa những mầm nguy hiểm. Sẽ là không khó nếu nhà cầm quyền Trung Cộng lợi dụng những phát ngôn và những cách làm này để gây thiệt hại về tính pháp lý của chủ quyền cho Việt Nam.

Theo tôi, hãy dừng 4 cột cờ còn lại. Riêng cột cờ trên đảo Mắt nếu đã chót xây thì phải coi đó là cột cờ bình thường, trên đó không được ghi toạ độ, không được gọi bằng các tên “tiền tiêu”, “cột cờ chủ quyền”, “cột mốc chủ quyền”.