Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Trưng bày điêu khắc ‘New Form II: Điêu khắc - Kiến trúc - Không gian’

Nguyễn Anh Tuấn

Nghệ sỹ: Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Lạng Lương, Phạm Bảo Sơn, Trần Trọng Tri, Phạm Đam Ca

Curator: Nguyễn Anh Tuấn

Tháng 11 năm 2014 - Module 7 và Nhóm điêu khắc New Form trân trọng giới thiệu trưng bày thể nghiệm điêu khắc với tên gọi ‘New Form II: Điêu khắc - Kiến trúc - Không gian’. Triển lãm là hoạt động nằm trong dự án New Form giai đoạn 2, 2014 - 2015.ATH_3231

NEW FORM là một dự án điêu khắc đương đại, nhằm nghiên cứu và thể nghiệm những khả năng sáng tạo mới trong điêu khắc, đồng thời đưa điêu khắc tiếp cận với những không gian sống hiện tại. Được thành lập bởi các nhà điêu khắc đang sống và làm việc tại Hà Nội, dự án New Form được xây dựng và hoạt động với khung thời gian ba năm, được chia thành ba giai đoạn, với mỗi định hướng công việc cụ thể trong từng giai đoạn.

Trong giai đoạn 1 của dự án năm 2013, các thành viên nghiên cứu và thể nghiệm những cách thức sáng tạo mới, đó là: nghiên cứu những ngôn ngữ hình khối mới, thay đổi hình thái tác phẩm điêu khắc, hướng điêu khắc đến tổ chức và làm chủ không gian bày đặt, kết hợp ánh sáng vào cấu trúc tác phẩm và những thể nghiệm trong vật liệu. Thành viên trong dự án có thể theo đuổi một, hoặc nhiều hướng sáng tạo nói trên, kết hợp với phong cách nghệ thuật của bản thân sẵn có, hoặc thay đổi hoàn toàn thành một dạng thức điêu khắc khác. Những phương án thể nghiệm này đã được giới thiệu trong triển lãm New Form 1 tại Vietnam Sculpture Gallery, 12 Quán Sứ, Hà Nội vào đầu tháng 11-2013.

Trong giai đoạn 2 năm 2014, dự án New Form hướng đến việc kết nối tác phẩm điêu khắc vào những không gian kiến trúc sinh hoạt thực tế. Tại Manzi tháng 10-2014 trưng bày tác phẩm của các nghệ sỹ Phạm Thái Bình, Thái Nhật Minh, Khổng Đồ Tuyền và Hoàng Mai Thiệp, triển khai các điêu khắc thể nghiệm trong không gian nghệ thuật kết hợp với bar, cafe và những hoạt động biểu diễn. Triển lãm thứ hai tại Module 7 - không gian design nội thất và thời trang - là trưng bày của các nghệ sỹ Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Lạng Lương, Phạm Bảo Sơn và Trần Trọng Tri. Với tiêu chí của giai đoạn 2 nhấn mạnh vào yếu tố không gian của tác phẩm và tạo đối thoại với không gian thực tế, điêu khắc thể nghiệm của New Form không chỉ gặp thách thức từ sự thay đổi về bản chất điêu khắc, mà còn tìm kiếm sự đối thoại với không gian trưng bày - không gian có những sắc thái, công năng đã được xác định và có tính đời sống, nằm trong ngữ cảnh khác nhau và tương đối khác lạ với không gian nghệ thuật thuần túy.

Là thành viên theo đuổi New Form từ thời gian đầu, đây là lần đầu tiên Nguyễn Ngọc Lâm giới thiệu công việc của mình trong triển lãm của dự án. Bắt đầu từ ý tưởng thể hiện mối quan hệ tự nhiên - nhân tạo mà nghệ sỹ theo đuổi trong nhiều năm trở lại đây, Lâm dường như ít làm mới mình hơn trong sáng tác lần này, nhưng chú trọng hơn vào tính thực tế của điêu khắc với ngữ cảnh quanh nó. Một thân cây tự nhiên với hình dáng gợi cảm cho một vật bày trang trí, Nguyễn Ngọc Lâm gắn vào đó các hình khối lập phương bằng thép không gỉ. Đặt vào không gian design của Module 7, nghệ sỹ muốn tìm kiếm sự liên hệ giữa điêu khắc và đồ vật dụng hiện đại: nó nằm trong cả sự đối lập giữa hình thức tự nhiên-nhân tạo của tác phẩm, và sự “lạ hóa” của nó trong không gian thẩm mỹ rất riêng này. ATH_3036

Tiếp tục triển khai ý tưởng “Điêu khắc phong cảnh”, Lê Lạng Lương có những thay đổi đáng kể trong cấu trúc tác phẩm và phương án trưng bày. Trong triển lãm New Form 1, Lương trình bày điêu khắc là hai thể kết hợp của khối đặc và rỗng; vật liệu mềm mỏng của giấy với khối phẳng, lạnh nhưng không thiếu gợi cảm của kim loại đúc nguyên khối. Phương án bày kết hợp treo trên tường và đặt dưới đất như muốn tìm kiếm sự phản chiếu hoặc liên hệ giữa hai hình khối đối lập ấy trong một ý đồ tác phẩm. Ở New Form 2, nghệ sỹ đẩy mạnh hơn tính “ý niệm hóa” điêu khắc của anh bằng sự kết hợp giữa hình khối thực và “hình bóng” của nó trên tường. Sự hiển thị của hai dạng thực thể và hình bóng của điêu khắc trong một cấu trúc tác phẩm kết hợp với việc đặt để, yếu tố không gian tự thân và không gian xung quanh, cho thấy việc đi xa hơn của nghệ sỹ trong nghiên cứu thể nghiệm điêu khắc đòi hỏi sự đa chiều hơn về nhận thức, cũng như đưa cho khán giả những lựa chọn trong thưởng thức tác phẩm: quan sát bên ngoài, hoặc đi vào bên trong tác phẩm, đứng giữa tác phẩm thực và hình bóng của nó trên tường, như ranh giới giữa thực tế và ý niệm trong đời sống.

Là một trong những thành viên theo đuổi thể nghiệm toàn diện của dự án, Phạm Bảo Sơn đưa ra những sáng tác có tính chuyển biến cao về hình khối, chất liệu và phương án bày đặt tác phẩm. Ở New Form 1, Sơn thể hiện ý tưởng về gió-mưa-nước, những sự vật không định hình, bằng điêu khắc kết hợp kính thủy tinh, gỗ, sắt hàn và đèn LED. Sáng tác chắc chắn có những gợi ý từ kiến trúc và design, cũng như sự mạnh dạn trong việc triển khai một ngôn ngữ điêu khắc hoàn toàn mới lạ đối với bản thân. Trong trưng bày lần này, nghệ sỹ vẫn sử dụng chất liệu và ngôn ngữ tạo hình trước đó để thể nghiệm một điêu khắc phát triển theo trục thẳng đứng với tính tương tác mạnh với không gian kiến trúc. Tác phẩm là một hình trụ vuông dựng đứng từ sàn tới trần nhà, bằng các vật liệu thủy tinh, inox với ánh sáng tự thân. Ý tưởng đối thoại với kiến trúc không chỉ là ngôn ngữ điêu khắc có sự liên hệ giữa các hàng cột chống nội thất, mà còn nằm ở sự đối thoại với đồ vật và tinh thần design của không gian này.

Trước khi tham gia New Form, Trần Trọng Tri đã luôn theo đuổi các hình thức và phương án điêu khắc thể nghiệm cho thấy một quan điểm sáng tạo không bám vào phong cách và hình tượng nghệ thuật cố định. Tham gia và trưng bày New Form 1, nghệ sỹ triển khai một dạng điêu khắc địa hình, là một trụ thép cao 12m theo không gian hẹp của cầu thang ngôi nhà ống - kiểu kiến trúc khá điển hình của kiến trúc đô thị tại Hà Nội, với các khối hình trứng bám trên đó phát sáng tự thân. Ở New Form 2 là một hướng thể nghiệm hoàn toàn khác giữa điêu khắc và kiến trúc: một vật thể hình thuyền được đặt trong không gian trưng bày với ý nghĩa được coi là tác phẩm nghệ thuật. Từ đây, nghệ sỹ muốn đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa tác phẩm: nó nằm trong ý thức nghệ sỹ, trong quá trình tạo tác, trong vị trí và không gian nó trưng bày, hay trong ý nghĩ của khán giả khi đứng trước tác phẩm và tương tác với nó (có thể nằm, ngồi lên tác phẩm) ?!.

ATH_3188

Sự hiện diện của designer Phạm Đam Ca đem lại những giải pháp đồ họa cho trưng bày tác phẩm điêu khắc. Bên cạnh mục đích nhận diện triển lãm, nhận diện tác phẩm, dẫn hướng và truyền thông điệp văn bản cần có, design triển khai một hướng sáng tạo riêng về thị giác với tinh thần chủ đạo là hệ thống nét, cùng sự kết hợp mảng đặc-rỗng trong các phương án nhận dạng. Từ những mảng hình được xác định trong giai đoạn 1, tổ hợp đồ họa tiếp tục biến đổi theo hướng biến thể (kết hợp mảng đặc, rỗng và nét) và tái tổ hợp (phân tán và sắp xếp theo trật tự khác). Sự song hành của ngôn ngữ đồ họa với trưng bày điêu khắc, kết hợp giữa chức năng phụ trợ tác phẩm với khả năng biểu hình riêng khiến đồ họa trở thành một ý tưởng sáng tạo độc lập như những sáng tác nghệ thuật.

Việc trưng bày điêu khắc trong những không gian thực tế là một bước biến chuyển của dự án New Form 2. Nếu như ở giai đoạn 1, nghệ sỹ chỉ thể nghiệm điêu khắc theo các cách thức tạo hình mới và được chỉ định trưng bày trong một không gian “chuyên biệt” cho nghệ thuật (gallery), ít nhiều có sự thuận lợi. Ở giai đoạn 2, khi đưa điêu khắc vào không gian thực tế, đòi hỏi nghệ sỹ nhiều thách thức hơn trong việc xử lý và kiểm soát tác phẩm với sự phức tạp của không gian trưng bày, chức năng-công việc sử dụng hàng ngày, môi trường và ánh sáng, cũng như việc tiếp cận với người xem đa dạng hơn. Tính thể nghiệm do đó cùng cần kiểm chứng phức tạp hơn, và những ưu điểm hay hạn chế xuất hiện là điều cần có của một dự án thể nghiệm nghệ thuật, cũng như nỗ lực đưa ra những hướng gắn nghệ thuật với các không gian sống hiện nay.

Triển lãm New Form II: Điêu khắc - Kiến trúc - Không gian được Khai mạc lúc 17h30, thứ Sáu, ngày 14 tháng 11 năm 2014 tại Module 7, 83 Xuân Diệu, Hà Nội đến hết ngày 04 tháng 12 năm 2014.

Sự kiện được thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Trao đổi và Phát triển Văn hóa Việt Nam - Đan Mạch (CDEF).

 

Exhibition Showcase ‘New Form II: Sculpture - Architecture - Space’

Artists: Nguyen Ngoc Lam, Le Lang Luong, Pham Bao Son, Tran Trong Tri, Pham Dam Ca

Curator: Nguyen Anh Tuan

November 2014 - Module 7 and New Form sculpture group cordially invite you to the showcase of the experimental sculpture works called ‘New Form II: Sculpture - Architecture – Space’. The exhibition is an activity in the project New Form phase II, 2014 - 2015.

NEW FORM, a contemporary sculpture project, aims to study and experiment new creative possibilities in sculpture as well as bring sculpture closer to the modern living space. The group was founded by sculptors living and working in Hanoi. New Form project was developed and operated in the time frame of three years in three phases. Each phase has its own strategy and orientation.

In the phase I of the project in 2013, the members conducted research and experiments for new innovative ways to create works, such as: the study of the language of the shapes, changing the forms of the sculptures, leading sculpture to organize and control the exhibition space, combining lights into the artwork structure as well as the experimentation of materials. The members of the project can pursue in one and more than these directions mentioned above. This direction combined with the own distinctive art style or transformed into a totally new way of expression. These experimental strategies were introduced in New Form 1 at Vietnam Sculpture Gallery, 12 Quan Su, Hanoi early November 2013.

The second phase in 2014, New Form aims to connect the sculpture works into the everyday life architectural space. In Manzi during October 2014, we displayed the works of artists Pham Thai Binh, Thai Nhat Minh, Khong Do Tuyen and Hoang Mai Thiep. This show tries to implement the experimental ideas in the art space in combination with the bar, café as well as other performance events. The second exhibition in Module 7 – in an interior design and fashion space – contains the works of artists Nguyen Ngoc Lam, Le Lang Luong, Pham Bao Son va Tran Trong Tri. With the criteria of the second phase on the space element of the works and creates an dialog with the actual space, the experimental sculpture works of New Form don’t just meet challenges from the internal change inside the nature of sculpture but also seek to get connected with the space. The space has the determined shades, functions and life, which lies in different contexts and quite distinctive from a pure art space.

One of the earliest members of New Form, this is the first time Nguyen Ngoc Lam showcases his works in the project exhibition. From the idea expressing the relations between nature and man-made objects, which the artist has been pursued for recent years, Lam seems to be not trying to refresh this time but more focus on the reality of sculpture with its surrounding context. A natural tree with a sexy shape for decorative display, Nguyen Ngoc Lam put into it stainless cubes. This was then put inside the space of Module 7, the artist wants to find the connection between sculpture and modern furniture: this lies in the contrast between the natural and artificial form of the artwork, as well as the exoticism of the artwork within this unique aesthetic space.

Continue to work on the idea “Landscape sculpture”, Le Lang Luong has significant changes in the structure and display plan of the work. In New Form 1, Luong showed the works as combination of the solid and the hollow pieces. There’s the softness of the paper and the flatness, coldness but sexiness of the metal cast. The displaying of the works both in the wall and in the ground seems to find the reflection or connection between two contrast pieces in the same work. In New Form II, the artist wants to strengthen the “conceptualization” of the sculpture by combining the real shapes and its shadow on the wall. The appearance of two types of entities and the silhouettes of the sculpture in the structure of an artwork in conjunction with the installation, the natural space and the surrounding space, this shows that the artist has gone further in the study of experimental research that requires more multi-dimensional awareness. This also gives the viewers more options to enjoy the artwork: from the outside, go inside, among the real work and its shadow on the wall, the borderlines between reality and concepts in life.

One of the artists pursuing experimental expression in the project, Pham Bao Son has presented works with the high changes in shapes, materials as well as the displaying. In New Form 1, Son expressed the idea of wind-rain-water, unshaped things by sculpture in combination with glass, wood, iron and LED lights. The artwork certainly has the inspiration from architecture and design as well as the boldness in implementing a new sculpture language. In this exhibition, the artist uses the old material and language to experiment a sculpture developed in the vertical axis with strong interaction with the architecture. The piece is a cylindrical square from the floor to the ceiling, which is made of glass, stainless steel and lights. The idea of the dialog with the architecture isn’t just in the sculpture language but there’s connection between the interior columns as well as the communication between the objects and the design spirit of this space.

Before taking part in New Form, Tran Trong Tri has always followed the new ways of expression both in forms and installation of experimental sculptures. This shows that the artist’s creative thinking as well as his flexibility in creating new works. Participating in New Form 1, the artist implemented a site specific piece, which was a 12 meter-high steel cylinder under the narrow space of tube house stairs – a pretty typical architectural style of urban Hanoi, with egg-shapes glowing sticking around. In New Form 2, there’s a total new experimental direction between sculpture and architecture. A boat-shaped object was placed in the exhibition space as a work of art. From here, the artist wants to pose questions on the meaning of an art work: does it lie in the conscious mind of an artist, during the art making process, in the location and display, or inside the mind of the audience that stands in front of the work and interacts with it. (Where they can lie or sit on the work)

The presence of designer Pham Dam Ca brings new graphical solution for the show. Besides the objective of identifying the exhibition, the artworks, guideline and sending the message, the design implement a new creative way visually with the major theme of using the lines and combining the solid and empty blocks. From the shapes identified in phase 1, this graphic compilation continuously changes in towards many variations (the combination of the solid and empty arrays as well as lines) and recombinant (distributed and arranged in different order). The parallel of the graphic language and sculpture combining the auxiliary functions of the work and its distinctive expressive possibility makes the graphic works become an independent creative idea as a work of art.

The showcase of sculpture in real life space is a changing step in New Form 2 project. If in phase 1, the artists can only experiment in certain ways and there are still limitations in the gallery space, which is considered to be more or less favourable. In phase 2, putting the sculpture in an actual space creates more challenges for the artists in handling and controlling the works with the complexity of the exhibition space and its everyday function, which includes the environment, lighting and audience engagement. Therefore the experimental elements requires more complex observation, the advantages and limitations appeared is needed for such a project. But the effort towards linking the arts with the living space is something valuable.

Showcase of New Form II: Sculpture – Architecture – Space with opeing at 17:30 Friday 14th November 2014 at Module 7, 83 Xuan Dieu, Hanoi until the end of 4th December 2014.

This event is made possible with the generous support from Danish Cultural Development and Exchange Fund in Vietnam (CDEF).

Nguyen Anh Tuan

Translated by Do Tuong Linh