Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

NƯỚC ĐỨC, THÁNG 7/1990

 

Nguyễn Duy

 

UnknownThành phố Thanh Hoá, ngày 9/11/2014.

 

Tháng 6.1990,  sau khi dự Hội thơ Puskin do Hội Nhà văn Liên Xô mời , tôi bị kẹt lại Maxkva vì chưa có vé bay về Việt Nam. Nhờ Đại sứ quán Việt Nam giúp đỡ, tôi được giới thiệu đi viết phóng sự về đề tài “Hợp tác lao động”ở các nước Đông Âu  XHCN. Lấy Praha (Tiệp Khắc) làm điểm đứng chân, tôi lang thang Ba Lan, Hungari, Đông Đức…Tình cờ đúng vào dịp Đông –Tây Đức thống nhất tiền tệ, 1/7/1990. Suốt một tuần lễ, hoặc lên Đông Berlin, hoặc nằm chờ tại nhà người em bà con là kiến trúc sư Phạm Ngọc Kỳ, ở thành phố Dresden, tôi chứng kiến cuộc đổi tiền lịch sử để thực sự thống nhất nước Đức. Bức tường Berlin đã bị phá vỡ từ ngày 9/11/1989, nhưng các trạm gác Đông –Tây vẫn tồn tại sau đó và được tháo dỡ hoàn toàn vào tuần lễ đổi tiền đầu tháng 7.1990. 7/7, ngày được nhận đồng D-Mark mới toanh, chú em tôi mới có tiền dẫn tôi sang Tây Berlin, lượn một vòng bằng xe buýt và đi bộ… Phóng sự “Đông Âu Du Kí” của tôi đăng 9 kì trên báo Lao Động (tháng 9 & 10.1990). Riêng 2 bài thơ thời sự về đề tài bức tường Berlin và nước Đức đổi tiền, tôi phải dấu biệt, dấu kĩ đến mức chính tôi cũng không biết mình dấu chỗ nào và quên bẵng.  Vừa rồi, tình cờ lôi đống giấy vụn cũ kĩ thanh lí, chợt khai quật được 2 bài thơ này. Mừng quá, xin công bố hôm nay, 9/11/2014, nhân kỉ niệm 25 năm này Bức Tường Berlin sụp đổ. 

 

 

NƯỚC ĐỨC, THÁNG 7 NĂM 1990

 

Tiền & Máu

 

Những trạm gác Đông – Tây sấp ngửa lật nhào

xe bọc thép chở tiền nối đuôi lao như điên

tổng tấn công ?

nước Đức đổi tiền !

 

đồng mark miền Tây ăn đồng mark miền Đông

nghìn tỉ mark in ra

nghìn tỉ mark tiêu huỷ

cháy ?

cháy ?

cháy ?

cháy biết bao nhiêu giấy !

 

khói lửa đốt tiền đủ làm mù đất trời

lãng phí thay ?

nhưng tiết kiệm biết bao nhiêu máu người!

 

tro tiền bay như tiếng hò reo

nội chiến lạnh kết thúc

ứa nước mắt mừng thanh bình nước Đức

 

triệu tấn tiền mua mỗi chữ t-h-ố-n-g-n-h-ấ-t

cái giá quá đắt ?

nhưng quá bèo so với chiến tranh !

 

Dresden, 7.7.1990

Chợ trời

 

Cổng Bradenbrug phanh trần

chợ kỉ vật chiến tranh bày la liệt cảm xúc

 

mũ sắt các sắc lính – giá đồng hạng 5 USD

sao đỏ hồng quân và phù hiệu SS phát xít – giá đồng hạng 7 USD

cờ đỏ búa liềm và phướn thập ngoặc đen – giá đồng hạng 10 USD

mảnh tường Berlin bằng bàn tay con nít

giá trên trời – 20 USD !

 

ta dốc túi nghiến răng mua mẩu tường Berlin

những mong mang về làm quà

cho dân tộc mình.

 

Berlin, 9.7.1990