Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Thể thơ mở rộng

Ngu Yên

1.

Thi sĩ là người yêu chuộng tự do trong đời sống thường ngày và trong thơ văn. Nếu là thi sĩ tiền phong, họ càng thể hiện sự phóng túng. Cá tính của thi sĩ tiền phong thường chống đối và mạo hiểm tìm tòi. Thường xuyên hoài nghi và không vừa ý là động cơ chính thúc giục sáng tạo của họ.

Thể thơ thông thường đã được xác định, lâu ngày trở thành cố định. Sự vây khốn trong thể thơ khiến thi sĩ phải tìm các diễn đạt ý tứ thơ cô đọng, ẩn ngữ, biểu tượng, ẩn dụ… cho vừa những giới hạn và quy luật. Sáng tạo kiểu này có thể ví "Cái khó ló cái khôn." Và thi sĩ tìm thấy sự thú vị, đắc chí trong việc gieo chữ. Cân nhắc, nén ý, sáng tạo chữ mới, tìm cho được chữ đắc địa, tìm cho đúng một vần chí tử. Bản thân thơ đã sống trong vây khốn như vậy, đã lâu, đã quen, đã hài lòng.

Sự giới hạn giúp cho sáng tác tập trung. Ngồi trong nhà nhìn ra cửa sổ xem cảnh đất trời. Trong cái khung chữ nhật, thấy mãnh trời xanh, vài cụm cây xa gần trên những dốc đất cao thấp. Cảm giác bình yên trong một buổi chiều, gần tắt nắng. Nhờ giới hạn trong khung cửa, sáng tác bắt đầu nghe được tiếng chim hót trên những tàng cây. Chú ý nhìn, sẽ thấy những trái đỏ và lá bắt đầu vàng. A, mùa thu. Bước ra khỏi nhà, thấy trời cao đất rộng. Chân trời xa tít đang cuồng vũ mây đen. Mưa sắp đến. Vài con chim chưa kịp về tổ, còn lang thang trông rất lẻ loi. Dưới kia là phố lớn, đã từ từ lên đèn….Chú ý nhìn sẽ thấy nhiều chi tiết động lòng mà lúc trước ngồi trong nhà không thấy. Sự giới hạn giúp sáng tác tập trung, cùng một lúc làm cho sáng tác bị hạn hẹp.

Sự tự do sáng tác tự nhiên đòi hỏi sự mở rộng những giới hạn trong thể thơ, do đó thơ đi từ những thể gò bó đến những thể mở rộng. Vào thế kỷ 20, thể thơ tự do được thịnh hành và được yêu chuộng.

Không có sự tự do nào vô hạn cả, kể luôn sau khi chết. Bản thân của Tự Do bị giới hạn ở chữ Tự, nghĩa là tự mình. Mỗi tác giả đã tự có giới hạn. Mỗi phóng túng đã tự có giới hạn. Mỗi bài thơ đã tự có giới hạn. Do đó, thể thơ mở rộng là đi từ giới hạn nhỏ ra giới hạn lớn. Như nhìn qua khung cửa sổ rồi nhìn qua cửa lớn, cho dù ra khỏi nhà, giới hạn sẽ là tầm mắt. Vậy thì, sáng tạo "Cái khó ló cái khôn " chỉ khác nhau ở hai chỗ: 1- Cái Khó ít hay nhiều, lớn hay nhỏ và 2- Cái Khôn sâu hay cạn, có cá tính hay không.

2.

Nhiều thi sĩ thích sử dụng thể thơ mở rộng vì sáng tác trong bài thơ cần thiết vượt ra giới hạn của các thể thơ cũ. Đại đa số là vì cá tính và bản lãnh của thi sĩ đòi hỏi một thể thơ có giới hạn rộng rãi hơn. Trong tinh thần này, nếu một thể thơ mở rộng mà còn tự đặt ra nhiều quy luật thì bản thân của thể thơ mới này đã đi ngược lại nhu cầu của thể thơ mở rộng.

Vào thế kỷ 21, thơ thế giới đã có nhiều thể thơ mở rộng, phát tán từ thể thơ Tự Do. Điểm chung là người làm thơ, khi sáng tác, để thơ thể hiện qua chữ nghĩa, tuôn ra thành câu. Hết ý hết tình thì câu chấm dứt. Không phải tuân theo những quy luật đã định. Có thể sử dụng vần và nhịp điệu, cũng có thể không. Nhiều thi sĩ thành danh sử dụng một thể thơ phối hợp, điều này dễ giúp cho thưởng ngoạn theo dõi. Những tác phẩm lớn trong thể loại này, có thể kể: The Waste Land của T.S.Eliot, Leave of Grass của Walt Whitman, Imagism của T.E. Hulme….

Những thể thơ mở rộng khác mang đặc tính của mỗi thi sĩ, có tính cá nhân, riêng biệt lúc ban đầu, về sau có nhiều người sử dụng như:

Thể thơ Variable Legs (Chân Đa Dạng) của thi sĩ William Carlos William (1883-1963)

Đương thời ông từ chối tất cả những thể thơ đang hiện hành. Ông sáng tác ra một thể thơ riêng, sử dụng nhịp điệu để chấm dứt câu, xuống hàng, cho dù ý và tứ trong câu đó chưa chấm dứt. Nhịp điệu ở đây, ông lý luận là nhịp điệu đã có sẵn trong thiên nhiên, trong ngôn ngữ nói và trong cách ngắt thở. Riêng trong thi ca Anh, ông đã mang ra được ưu điểm sắc màu đặc thù của Anh ngữ và nhạc điệu trong cách hành văn. Theo ông, chữ nghĩa trong một câu phối hợp với nhau thành dòng nhạc. Dòng nhạc trong câu thơ là điểm đáng quan tâm. Nhạc dứt là câu dứt, không cần theo sự chấm dứt của chữ và nghĩa. Câu hát hoặc câu thơ đều phải theo chiều dài của hơi thở. Dỉ nhiên, có hơi thở dài, có hơi thở ngắn và đó chính là giới hạn của thể thơ.

Một đoạn ví dụ trong bài thơ From của William Carlos William:

Of asphodel, that greeny flower, 
like a buttercup 
upon its branching stem- 
save that it’s green and wooden- 
I come, my sweet, 
to sing to you. 
We lived long together 
a life filled, 
if you will, 
with flowers. So that 
I was cheered 
when I came first to know 
that there were flowers also 
in hell. 
…………………………………………..

Dĩ nhiên, người Việt khó nhận ra nhịp điệu, âm sắc của những câu thơ tiếng Anh bên trên và chúng ta sẽ ngỡ ngàng trong cách xuống hàng, tưởng chừng như muốn xuống hàng lúc nào là tùy ý. Sự đa dạng của những "chân" thơ đều có lý do và ý nghĩa riêng của nó. Ông William đã giải thích mà chúng tôi tóm lược bên trên.

Chậu lan Nhật Quang, hoa xanh xanh kia, 
như hoa Mao Lương 
nở trên cuống nhỏ - 
giữ lấy xanh tươi và chất gỗ - 
Em yêu, anh đến đây, 
để hát ru em. 
Chúng ta sẽ sống bên nhau 
một đời tràn ngập, 
nếu em ưa thích, 
đầy bông hoa. Để anh 
được vui mừng 
khi lần đầu được biết 
cũng có hoa nở 
dưới địa ngục.

……………………………………………..

Một bài thơ ngắn khác của ông Complete Destruction. Xin xem sự so sánh chân thơ xuống hàng và câu chuyển thơ theo ý toàn câu.

It was an icy day. 
(Ngày hôm đó trời đông đá) 
We buried the cat,
then took her box 
and set fire to it 
in the back yard. 
(Chúng tôi chôn con mèo, bỏ trong thùng giấy, đốt cháy, sau sân nhà.) 
Those fleas that escaped earth and fire died by the cold. 
(Những bọ chét bỏ chạy trốn lửa tìm đất sống, chết vì giá băng.)

Projective Verse ( Thể thơ Phóng Diễn) của Charles Olson, (1910-1970).

Chủ yếu vào hơi thở khi đọc một câu thơ và tâm lý bên trong của câu đọc. Chữ nghĩa cần phải khai thác nội tại của chữ trong mạch văn, không nhất thiết là nghĩa tự điển hoặc nghĩa thông dụng.

Thi sĩ Charles Olson trình bày rõ ràng trong bản tuyên ngôn về thể thơ Projective. Có ảnh hưởng sâu đậm trong thập niên 1960-1970. Ông cho rằng, một bài thơ là sự chuyển giao năng lượng từ nơi thi sĩ nhận lấy, toàn bộ đưa đến người đọc. Như vậy, khi sáng tác, bài thơ đi theo những cơn sóng từ lúc tràn đầy sinh lực cho đến khi tàn rụi. Câu thơ chỉ là hình thức cưu mang sinh lực đó. Thể thơ chỉ là sự kéo dài để chứa đựng năng lượng của thơ cho một bài thơ. Vì chú trọng đến việc đọc thơ, truyền diễn thơ đến người nghe, ông chú trọng đến hơi thở khi đọc một câu thơ. Sự xuống hàng, ngắt câu thể hiện tâm lý của tác giả và mang tính đưa đến, phóng diễn vào độc giả. Ông viết:

the HEAD, by way of the EAR, to the SYLLABLE 
the HEART, by way of the BREATH, to the LINE

hiểu biết đến từ nghe những âm tiết chữ nghĩa 
cảm nhận đến hơi thở đọc lên dòng thơ

Trích một câu thơ mở đầu của bài [ Sun/ Right in My Eye ]. Chỉ một câu, chia 14 hàng: 
Sun 
right in my eye 
4 pm December 2nd    arrived 
at my kitchen 
window blazing 
at me full in the 
face approaching 
the hill it sets 
behind glaring 
in its burst of late 
hear right on me 
and as orange and hot 
as sun at noonday practically 
can be……

Chuyển sang tiếng Việt trong một câu dài và dấu / để đánh dấu chỗ xuống hàng trong bản chính:

Mặt trời / chiếu thẳng vào mắt tôi / lúc 4 giờ chiều ngày 2 tháng 12 / (nắng) vào / nhà bếp / qua cửa sổ chói lòa / khắp mặt tôi / (nắng) tiến về / ngọn đồi / sáng rực từ phía sau / bùng lên lần cuối / tôi cảm nhận / một màu vàng cam và nóng / như mặt trời giữa trưa thật sự / có thể nóng…/

Thể thơ sử dụng trong phong trào Beat. Thể Thơ Văn Xuôi.

Sau Thế Chiến thứ hai, vào khoảng 1950, phong trào Beat xuất hiện với ba thi sĩ sáng lập viên là William S. Burrough, Allen Ginsberg và Jack Kerouac. Thi sĩ Jack Kerouac được biết đến với những câu thơ viết dài như văn xuôi và thơ Hài Cú. Nhưng thơ văn xuôi của ông mới đáng kể, đã ảnh hưởng lên thi sĩ Allen Ginsberg, thi sĩ hàng đầu của phong trào The Beat. Tác phẩm thơ Howl cuả Allen Ginsberg được xem như là một cách mạng văn chương tại Hoa Kỳ và lan rộng ra thế giới.

Allen Ginsberg đã tạo ra một thể thơ mới. Những câu thơ dài chủ yếu xây dựng theo nhịp điệu. Tập hợp nhiều ý và tứ trong một câu và để chữ nghĩa tự nhiên thành hình, khiến cho một câu đôi khi là một đoạn văn dài dòng. Động cơ sáng tạo của ông là đời sống xã hội thực tế qua ảo giác của thuốc phiện, ma túy, rượu manh hoặc những cơn điên tâm bệnh.

Ví dụ một vài câu thơ của Jack Kerouac, mở đầu trong bài The Scripture of the Golden Eternity:

1 
Did I create that sky? Yes, for, if it was anything other than a conception in my mind I wouldnt have said ‘Sky’-That is why I am the golden eternity. There are not two of us here, reader and writer, but one, one golden eternity, One-Which-It-Is, That-Which- Everything-Is.

3 
That sky, if it was anything other than an illusion of my mortal mind I wouldnt have said ‘that sky.’ Thus I made that sky, I am the golden eternity. I am Mortal Golden Eternity.

………………………………..

( 1. Có phải tôi sáng tạo ra trời? Đúng, bởi vì, nếu là thứ gì khác hơn quan niệm trong trí óc, tôi sẽ không gọi " Trời" – Đó, vì sao Tôi là hoàng kim bất diệt. Không có hai chúng ta ở đây, độc giả và tác giả, chỉ một, một hoàng kim bất diệt, Một Duy Nhất, Một Tất Cả.

3. Trời kia, nếu là thứ gì khác hơn ảo tưởng trong trí óc phù sinh tôi sẽ không nói "trời kia". Vì vậy tôi làm ra trời, tôi là hoàng kim bất diệt. Tôi là Hoàng Kim Bất Diệt Phù Sinh.)

Và vài câu thơ mở đầu trong tác phẩm Howl của Allen Ginsberg:

I saw the best minds of my generation destroyed by madness, starving hysterical naked, 
dragging themselves through the negro streets at dawn looking for an angry fix, 
angelheaded hipsters burning for the ancient heavenly connection to the starry dynamo in the machinery of night, 
who poverty and tatters and hollow-eyed and high sat up smoking in the supernatural darkness of cold-water flats floating across the tops of cities contemplating jazz, 
who bared their brains to Heaven under the El and saw Mohammedan angels staggering on tenement roofs illuminated,

(Tôi chứng kiến những trí tuệ tuyệt hảo (1) của thế hệ tôi (2) bị hủy hoại bởi điên cuồng, phẫn nộ nghèo đói chết trần trụi, 
họ thất thiểu qua đường phố da đen cho tới bình minh tìm trác táng xoa dịu lòng giận dữ, (3) 
nhóm hip-py tâm tưởng cao siêu  nôn nao hướng thượng tìm siêu nhiên nguyên thủy (4) trong cơ trời ban đêm lấp láy đầy sao, 
những kẻ nghèo hèn rách rưới mắt thất thần đang hút  say lờ ngờ ngồi chồm hỗm khật khù hưởng thụ nhạc Jazz trong bóng tối huyền ảo khi làn mưa lạnh trải dài qua  phố xá, 
Những kẻ lột trần trí não nhìn thiên đường từ dưới cầu xe điện treo (5) và nhìn thấy thiên thần của Mo-ha-mét lảo đảo trên nóc chung cư chiếu sáng, )

Thể Thơ Hậu hiện đại.

Văn chương Hậu hiện đại mang đặc tính tập hợp nhiều khuynh hướng khác biệt, hòa nhập nhiều kỹ thuật sáng tác, không phân biệt hoặc không quan tâm hoặc chối bỏ những trường phái, phong trào nghệ thuật đã có một thời thuyết phục. Khuynh hướng sáng tác không đặt nặng về thực tế , thực tại. Nhiều khi đi vào thế giới hổn mang nhưng vẫn là những tư tưởng, kinh nghiệm và cảm nhận của kẻ đối đầu với cuộc sống hàng ngày.

Kỹ thuật tìm thấy là sử dụng tường thuật những mãnh rời từ nhiều góc cạnh nhưng có khả năng cho thấy toàn thể. Diễn đạt yếu tính nghịch lý trong bản chất sự việc và trong tâm lý nhân vật. Còn nhân vật sáng tác, có khi là tác giả, có khi là nhân vật tượng trưng, không rõ rệt, không đáng tin cậy, không xác thực. Quan trọng nhất là làm cho sự trầm tư sáng sủa hơn. Thắp sáng những sự kiện còn chìm trong bóng tối sau khi Thời Hiện đại đã qua.

Trong tinh thần này, thể thơ cũng là một hợp thể. Chẳng những là hợp thể của các thể thơ mà còn hợp thể với những bộ môn nghệ thuật khác như nhiếp ảnh, âm nhạc, truyền hình, sân khấu…v…v… Đi từ hợp thể đến hợp nghệ.

Vài ví dụ về thơ Hậu hiện đại:

Pocket Theatre của Charles Simic

Những ngón tay giấu trong túi áo bành tô. Những ngón tay ló ra khỏi găng tay da đen. Gặm móng tay dài. Một tuồng có tên "Đám Trộm Trong Chợ", tuồng khác "Đêm Trong Bảo Tàng Viện Bình Dân". Những ngón tay khi cởi trần giống như những kẻ tắm truồng gợi cảm hoặc giống những cành cây giả tạo trong xưởng máy tồi tàn. Không có ai được xem tuồng hát: Bạn bỏ tay bạn vào túi quần người khác trên đường phố rồi chờ xem phản ứng.

Fingers in an overcoat pocket. Fingers sticking out of a black leather glove. The nails chewed raw. One play is called "Thieves’ Market," another "Night in a Dime Museum." The fingers when they strip are like bewitching nude bathers or the fake wooden limbs in a cripple factory. No one ever sees the play: you put your hand in somebody else’s pocket on the street and feel the action.

Flirtation của Rita Dove 
 Cuối cùng, không cần 
phải nói gì 
lúc ban đầu. Một quả cam, lột vỏ 
rồi chia bốn, loe ra 
như hoa Uất Kim Hương chen trên dĩa gỗ. Mọi sự đều có thể xảy ra. Ngoài kia, mặt trời 
đã cuốn gói ra đi 
đêm rải muối trắng 
khắp trời. Trái tim tôi 
ư ử âm điệu 
đã lâu rồi chưa nghe! Này thân xác thờ ơ lặng lẽ – 
hãy ngửi rồi ăn đi. 
Có những cách
biến đổi trong chốc lát 
một cảnh trí 
để cảm thấy thú vị 
khi đi qua.

After all, there’s no need 
to say anything at first. An orange, peeled 
and quartered, flares like a tulip on a wedge wood plate 
Anything can happen. 
Outside the sun 
has rolled up her rugs 
and night strewn salt 
across the sky. My heart 
is humming a tune 
I haven’t heard in years! 
Quiet’s cool flesh— 
let’s sniff and eat it. 
There are ways 
to make of the moment 
a topiary 
so the pleasure’s in 
walking through.

Một trong những đặc điểm và đặc tính của thi ca Hậu hiện đại là sử dụng những loại nghệ thuật khác để sống chung, để diễn đạt chung với thơ. Nghệ thuật phối hợp nghệ thuật không phải là quan niệm mới. Đã có từ lúc nghệ thuật thứ Bảy, phim ảnh ra đời. Điểm nhấn ở đây, thể thơ mất đi vị trí độc tôn. Những nghệ thuật khác chia vai với chữ nghĩa và thể thơ để mang thơ đến người thưởng ngoạn. Độc giả trở thành khán giả.

Đó là lý do sinh tồn của thơ đi tìm lối thoát. Thơ càng ngày càng mất đi người đọc. Thế giới hiện đại với nhiều loại nghệ thuật như phim ảnh, sân khấu, âm nhạc và những phương tiện điện tử như truyền hình, computers, Ipad, Iphone… chiếm gần hết người thưởng ngoạn nghệ thuật và người giải trí. Thơ còn cách chọn lựa nào khác chăng?

Xem bài Sonnet of Addressing Oscard Wilde của Anne Carson trên mạng:

http://www.pw.org/content/six_video_poems.

clip_image001

3.

Trở về những điểm nhấn của Thể Thơ Hôm Nay qua những tranh cãi văn học.

Những thi sĩ sử dụng thể thơ mở rộng cho rằng cảm xúc cần tự do để diễn đạt và chữ nghĩa thơ không phải cố định theo ý nghĩa và văn phạm. Tinh thần này bắt đầu từ Samuel Taylor Coleridge (1772-1834) trong tác phẩm Biographia Literaria (1817). Trình bày sự khác biệt giữa thể thơ cố định và thể thơ theo tiến trình sáng tác. Nói một cách khác, thể thơ thành hình tùy theo ý nghĩa và sức sáng tác của thi sĩ. Sự tự nhiên và những bí ẩn trong hồn thi sĩ tạo ra thể thơ mở rộng.

Nhưng Coleridge lại không quan tâm mấy đến nhịp điệu trong câu thơ và trong bài thơ.

Quan niệm mới về Nhịp Điệu là gì?

Điệu là cách ngắt câu. Không nhất thiết phải theo chấm phết. Những cụm từ, những câu con nằm trong câu mẹ, những khúc trong câu có tính quan trọng… Nói chung là những chỗ tự nhiên phải ngưng lại trước khi đi tiếp, tạo ra điệu câu thơ. Điệu nói tới dài và ngắn.

Nói tới mạnh và nhẹ, gấp và khoan thai, dồn dập và cuồng loạn là nói tới nhịp. Nhịp bình thường trong trí tưởng, hình ảnh đưa vào ngôn ngữ. Cảm xúc tạo nên vận tốc của nhịp. Khi bình tĩnh nhịp sẽ bình thường. Khi buồn bã nhịp sẽ chậm rãi. Khi say sưa nhịp sẽ nhanh. Khi quay cuồng nhịp sẽ gấp, sẽ rối loạn. Và nhịp tim của thi sĩ cũng phản ứng tương tựa nên nhiều thi sĩ cho rằng nhịp trong thơ là nhịp con tim.

Quan niệm cũ và quan niệm mới về thơ đều coi trọng nhịp điệu, chỉ khác nhau cách định nghĩa và sử dụng. Mãi cho đến thời Hậu hiện đại, khi sáng tác chú trọng đến sự tương hệ giữa chữ và chữ, giữa cụm chữ và cụm chữ, giữa chữ và câu, tạo nên một cách nhìn khác về thơ và thể thơ. Năm 1957 thi sĩ Robert Lowell viết cho thi sĩ William Carlos Williams, " Thật là tốt khi không còn rào cản của vần và nhịp điệu giữa chúng ta và những điều chúng ta hết sức muốn trình bày" (It’s great to have no hurdle of rhyme and scansion between yourself and what you want to say most forcibly.)

Dĩ nhiên những tranh cãi bênh vực cho thể thơ cố định với niêm luật xác định là châm ngôn: Khó khăn sinh sáng tạo. Kỷ luật sinh sức mạnh.

Tranh cãi về sự tự nhiên xuất hiện của thơ và khả năng cưu mang sự sống.

Thể thơ mở rộng cho phép tác giả tiếp nhận thơ và sáng tác ngay lập tức, tuôn theo tự nhiên và thơ được rộng rãi, tự do xuất hiện thay vì bị vướng mắc bởi quy luật. Thể thơ mở rộng chính là thể thơ cho sáng tác tùy nghi.

Khuyết điểm được ghi nhận là không bị bó buộc nên ý tứ của câu thơ chưa hẳn đã được bộc lộ đến tận cùng. Sự bay nhảy tự do sẽ khiến thi sĩ không suy tư cặn kẽ để có "duyên" phát hiện những bất ngờ trong thơ. Thiếu kỷ luật thơ có thể trở thành những gì lỏng lẻo ghi chép xuống trong nhịp điệu tình cờ.

Nhịp điệu tình cờ? David Perkins và Duncan cãi rằng: "Tâm trí của thi sĩ không bị xao lãng về những gì muốn nói mà chú tâm về những gì đang xảy ra trong bài thơ" (The mind of poet is not to be diverted by what it wanted to say but to attend to what happening in the poem.)

Ngoài ra chữ có nghĩa tự điển hoặc thông dụng dường như không có khả năng diễn tả hết những nỗi niềm tâm lý, những tâm sự phức tạp trong xã hội, những trầm tư nghịch lý của hôm nay. Sáng tạo chữ mới không kịp với nhịp sống. Sáng tạo chữ mới khiến thơ thêm khó hiểu. Mục đích của thơ không phải là khó hiểu, cũng không phải dễ hiểu mà có thể hiểu và cảm được ý tứ diễn đạt. Do đó, cần có những câu thơ dài đủ để cưu mang nội dung của sự sống hiện tại mà thi sĩ cảm xúc.

Nói một cách khác, thơ là kết quả có từ đời sống. Thơ mỗi thời thể hiện mỗi thời đại. Đời sống thay đổi, thơ thay đổi. Thơ hôm nay thay đổi không chỉ trong nội dung, chữ nghĩa mà còn thay đổi ngoài hình thức, tức là thể thơ.

Kết luận, nếu thơ xứng đáng là thơ, sẽ có người đọc. Thơ bình dân, có độc giả bình dân. Thơ nghệ thuật có độc giả nghệ thuật. Những bài thơ sống lâu là những bài thơ thể hiện không chỉ tình đời mà thể hiện được nghệ thuật thơ trong thời đại đó. Thơ bất tử thường không nằm ở thể thơ mà nằm trong nội dung và nghệ thuật diễn đạt thơ trong bài thơ.

Tuy vậy, những thi sĩ tài danh trong thế kỷ 20, 21 là những người làm thơ và ý thức rõ rệt về thể thơ như một người không những biết mặc áo mỏng khi trời nóng, áo dày khi trời lạnh, mà còn biết chọn lựa sao cho vừa thân thể và nâng cao giá trị màu sắc, hình dạng của y phục.

4.

Thơ ví dụ trong Thể Thơ Mở Rộng.

Thi sĩ Robert Frost ví rằng, làm thơ tự do như "chơi quần vợt không có lưới."

Mưa Phỉnh Phờ 
Thơ: Wole Francis

Bầu trời đen dần đầy sát khí 
Gió náo loạn thổi tung mọi thứ dọc đường bay 
Trên cao sấm ầm ì chớp loé cuồng nộ 
Cột đèn đổ đứt dây chạm điện trời đất hoàn toàn tối đen 
Chó sủa như điên, người chạy tìm chỗ trốn, tận thế bắt đầu 
Bỗng nhiên… trầm lắng, yên dần rồi tất cả im lặng 
Nghe như cười khi mưa rơi lộp độp mái nhà 
Tiếng cười rồ dại không ngừng bởi hài kịch trời vừa chọc nhân loại. (1)

Tôi Yêu Em 
Thơ: Dani Elle

Em… Em… Em ơi… 
Em đâu? 
Em đâu? 
Anh thật lòng… 
Yêu em… 
Thật mà…

Chúng ta gặp nhau ngày ấy chưa quen 
Một ngày còn mãi mơ hồ nhè nhẹ… 
Anh vẫn mãi hoang mang 
Tự hỏi trong mơ hồ kia, khi ta tình cờ gặp mặt.

Một hình ảnh sống mãi trong kỷ niệm, hằn sâu vào trí nhớ. 
Em ban cho âm điệu du dương… 
Những gì anh thấy sẽ không bao giờ phai nhạt 
Những gì anh cảm sẽ không bao giờ thay đổi 
Những gì anh nghe sẽ không bao giờ lãng quên

Em ơi làm ơn, hãy làm ơn, giữ mãi thiên thu 
Vì anh sợ sẽ có ngày mất trí 
Máu huyết anh khô cạn 
Rồi dần dần quên mất tên em.

Mắt em mời gọi nụ hôn 
là nơi anh nương náu 
Tâm trí anh vội vã quay về. (2)

Chim Sơn Ca 
Thơ: William Carlos William

Tôi cúi xuống 
tháo dây giày 
thấy 
chùm hoa nhàu nát 
dưới chân. 
Nhanh nhẹn những  chiếc bóng 
ngón tay tôi nghịch ngợm 
cởi thoát 
dây giày và chùm hoa. (3)

Thể thơ Hình Ảnh của Maurice Yvonne

clip_image002

Nếu bạn giả trang đeo mặt nạ

cẩn thận đừng đi xuôi chiều gió.

If you wear a false face

be careful not to walk with the wind to your back.

Thể thơ của thơ Cụ Thể của Edward Picot

clip_image003

Thể thơ cụ thể của E.E.Cummings

clip_image004

Sương Mù 
Thơ: Carl Sanburg

Sương mù rơi 
trên chân mèo con.

Nó giương mắt 
nhìn hải cảng và thành phố 
ngồi chồm hỗm im lặng 
rồi bỏ đi. (4)

Thất Vọng 
Thơ: Vivian Gilbert Zabel

Mỗi cuộc sống đều có một căn phòng 
nơi trí nhớ cất giữ: 
Một hộp chứa kỷ niệm đặc biệt, chỗ này, 
Chỗ kia, kệ sắp tiếng cười chung vui. 
Rồi trong sâu đầy bóng tối 
Giấu một chiếc rương khóa chặt, 
Không có ý cho mở ra kiếm tìm. 
Cất giữ những thất vọng 
làm thâm u mỗi con tim.(5)

Thơ Trình Diễn:

clip_image005

Slam Dunk Poetry

Trình diễn: Blaker Griffin

http://www.slamonline.com/media/slam-tv/blake-griffin-performs-slam-dunk-poetry-vizio-ads-video/

clip_image006

Thơ Nhạc Trình Diễn:

Thơ: Đoạn 4: Trồng Xoài Ra Cam.

https://www.youtube.com/watch?v=pg26CgRpj_Y&list=UUuE0Knsmw7Rbu1odEzWlKLw

======================================================

Ghi chú:

Muốn xem những link, hoặc Ctrl+Click hoặc copy link dán vào mạng.

(1) Rain Tricks by Wole Francis

The sky turns black and looks grim 
The wind runs riot picking everything along its path 
The thunder rumbles above and lightning goes crazy 
Electricity pole breaks, wires sparks as the world is put into total darkness 
Dogs barking in frenzy, people running helter skelter, the beginning of Armageddon 
Suddenly……there’s quietness, peace and complete silence 
Then comes the sound of laughter as rain splatter on rooftops 
Laughing wildly and uncontrollably at the joke it just pulls on mankind

(2) I Love You by Dani Elle

Baby…Baby…Baby… 
Baby? 
Baby? 
I love you… 
I really do… 
I love you… 
I do…

We met on a strange day 
A day that remains a slight haze… 
I’m still quite amazed 
I was wandering in a daze, when I stumbled upon your face.

An everlasting sight, in my memory, imprinted in my brain. 
You played me your melody… 
What I see will never fade 
What I feel will never change 
What I hear, will never escape

Baby please, please, lets just stay the same 
Or i’m scared, I might go insane… 
Dry out all my veins, 
and slowly start forgetting your name.

Your eyes, are home 
My mind, is blown 
Kiss me, Baby, lets go home.

(3) The Nightingales by William Carlos William 
My shoes as I lean 
unlacing them 
stand out upon 
flat worsted flowers 
under my feet. 
Nimbly the shadows 
of my fingers play 
unlacing 
over shoes and flowers.

(4) Fog by Carl Sandburg

The fog comes 
on little cat feet.

It sits looking 
over harbor and city 
on silent haunches 
and then move on.

(5) Disappointments by Vivian Gilbert Zabel

Every life has aroom 
where memories are stored: 
A box of special laughter there. 
But back in the shadows 
Lurk a trunk locked tight, 
Not to be opened and searched. 
There hide disappointments 
Which darken every heart.

http://damau.org/archives/34181