Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Cơn bấn loạn dưới đất (2)

Tiểu thuyết Nguyễn Viện

Năm 975. Bà Phạm Thị vãn cảnh chùa Tiêu Sơn, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh, hứng tình với thần thánh về có bầu. Cùng năm đó đẻ ra Công Uẩn. Ba năm sau, xem tử vi cho Công Uẩn, biết đứa trẻ có số làm vua, sư Lý Khánh Văn mới nhận mình là cha và đem về nuôi.

Ngày 20.5.1976. Lan Thanh đẻ đứa con trai đầu lòng. Khi đứa trẻ vừa lọt lòng, người mẹ thấy một vầng sáng lớn xuất hiện ngay cửa ra vào, nên đặt tên con là Ðại Quang. Hai tuổi, Ðại Quang đã đọc được sấm Trạng Trình.

Năm 1010. Lý Công Uẩn làm vua, bỏ Hoa Lư chọn đất có rồng bay làm kinh đô. Lúc ấy có một thầy địa lý người Tàu đến Thăng Long, ông ta sợ rằng người Việt sẽ làm bá chủ thiên hạ, bèn ếm bùa ngay mắt con rồng, chỗ sau này người Hà Nội gọi là Hồ Gươm. Bùa hiệu nghiệm đến nỗi, chỉ tám năm sau ngày đăng quang, Lý Thái Tổ đã không nhìn thấy đường vội sai người sang Tàu thỉnh kinh Tam Tạng về làm quốc đạo, xuất công khố đúc chuông, xây chùa khắp nước. Từ đó, quốc đạo của người Việt thời nào cũng phải thỉnh từ xứ người.

Ngày 14.3.2004. Hồng Phượng không điện thoại cho anh Hai nữa. Cô gái hiểu rằng tất cả đàn ông đi uống bia ôm đều là “người Việt nói dối”. Giữa lúc ấy Ðại Quang về nước thăm mẹ. Hồng Phượng nhìn thấy hắn và nghĩ, con mồi này xem ra còn có dây buộc.

Anh Ðại Quang ơi, anh là ánh sáng là chân lý của đời em.

Em là cái bánh bao khai.

Không phải, em là đặc sản nhà hàng Lan Thanh.

Cho anh nếm mùi đi.

Em cho anh luôn đời em.

Anh chỉ cần ít ngày thôi.

Lan Thanh không thích mối quan hệ này, bà nói với Ðại Quang: Không được quá trớn. Mày muốn vui chơi đi chỗ khác.

Tuy thế, Hồng Phượng vẫn tìm cách gặp Ðại Quang với hy vọng gắn bó đời mình với bà chủ.

Năm 1976. Ông đại úy, bố của Ðại Quang cùng vài người bạn đã xuất ngũ quay trở lại rừng. Họ thuê người đốn cây và chở về thành phố bán cho các xưởng cưa. Kẻ nào muốn làm luật thì có luật. Tiền vãi ra trên đường, họ vẫn giàu lên nhanh chóng. Chủ nghĩa xã hội muôn năm. Cha chung không ai khóc. Những kẻ ưu tú là những kẻ sống trên sự ngu dốt của người khác. Trong lúc con cái của nhân dân lớn lên bằng khẩu hiệu thì cậu ấm Ðại Quang lớn lên bằng sữa ngoại. Năm tám tuổi, cậu ấm được gửi đi vượt biên đến ở với bác Ðại, bởi vì cha mẹ cậu biết rằng, trong một xã hội giả dối, sự giàu có nào cũng bị coi là gian lận.

Khí hậu mát mẻ của nước Mỹ làm Ðại Quang lớn nhanh như thổi. Năm mười lăm tuổi, Quang đã như một thanh niên trưởng thành. Bà chị Mỹ đen trông thấy cậu trong hành lang của tòa nhà tháp đôi ở New York đang giáo dác nhìn ngó những cặp vú lủng lẳng qua lại. Bởi một sự mẫn cảm của loài thỏ, bà chị Mỹ đen ngửi thấy mùi sữa tinh khiết trong háng cậu và chị không cưỡng được cơn thèm muốn uống cái nước trắng đục ấy của cậu. Chị vỗ vào mu của mình, gọi cậu: “Come here”. Cậu đi theo mùi cháy khét bí ẩn và bị đẩy vào thang máy. Trong một khoảng chật hẹp đầy hơi người, cậu thấy con cu của mình bị nắm chặt. Ðến tầng thứ năm mươi ba, con cu cậu vẫn bị nắm và kéo vào một phòng làm việc nhỏ. Ở đó, cậu bị tụt quần và bà chị Mỹ đen quì xuống mút điên cuồng con cu của cậu. Vẫn không làm chủ được mình, cậu bị bà chị Mỹ đen ấn đầu cậu xuống bắt ngửi cái mùi hôi nhất của chị, khi chị đã tốc váy lên và ngồi trên bàn. Cậu chịu không nổi cái mùi vừa hôi vừa khét của chị. Nhưng có một nguồn cơn nào đó không hiểu, đun đẩy cậu ngoạm vào cái miếng thịt bầy nhầy đầy lông ấy như một con chó con giúi mõm vào hũ bơ. Cái mùi hôi dần dần tan biến và trên sóng mũi của cậu, chỉ là mùi lúa chín trên cánh đồng vàng của quê hương dâng lên dào dạt. Mùi lúa chín trở thành nỗi ám ảnh của cậu và nó khỏa lấp tất cả sự thông tuệ của một thần đồng nơi cậu.

Năm 975. Con rồng trên mái chùa Tiêu Sơn cũng đã ngửi thấy mùi lúa chín trong háng bà Phạm Thị. Ðợi cho lúc ánh nắng chiếu vào mắt bà, con rồng quẫy đuôi bay xuống sân chùa và nó cũng không thể cuỡng nổi cơn thèm muốn uống cái mùi nồng nàn đồng ruộng của bà. Nó chui vào trong váy bà quẫy đạp làm nổi cơn cuồng phong suốt vùng Kinh Bắc. Từ ngày ấy, con gái Kinh Bắc lúc nào cũng dậm dật hát quan họ, chèo kéo một nỗi niềm xa vắng.

Năm 1894. Lý Công Uẩn luân hồi tái sinh trong một gia đình trọng Nho học ở Chợ Lớn. Với vốn chữ Hán trong kinh Tam Tạng mà Uẩn đã học được từ năm 1018, Uẩn làm thơ tiếng Hán để bày tỏ chí khí của mình, nhưng thơ không thể cứu được nước mất và kinh Tam Tạng không phải là vũ khí chống được quân thù. Trong một buổi chiều nắng cực, Uẩn ra bến sông Sài Gòn hóng gió. Chiến hạm của Pháp đậu kín mặt sông. Uẩn nghĩ, cọc gỗ của Ngô Quyền hay Trần Hưng Ðạo không thể đánh đắm được những con tàu sắt. Thời nào cần có giải pháp của thời đó. Vốn là một minh quân, Uẩn nhận ra chân lý và ngay chiều hôm đó Uẩn xin xuống tàu làm tạp dịch với mong ước đi khắp thế giới tìm tâm kinh về cứu nước. Lòng nhiệt thành đến nỗi Uẩn không kịp về nhà từ giã cha mẹ, anh em.

Năm 1914. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, Uẩn được đưa đến mẫu quốc làm công nhân trong một xưởng đúc súng. Ở đó, đêm đêm Uẩn đọc sách của Voltaire, Montesquieu và cả Machiavel, tránh xa những khu nhà thổ đang mọc đầy lên khắp nước Pháp.

Ngày 16.3.2004. Trong quán bia ôm, Hồng Phượng đổ bia lên người mình. Bia chảy đến đâu, Ðại Quang liếm đến đó. Mùi lúa chín khét của bà chị Mỹ đen năm nào vẫn ám ảnh khiến mũi hắn khụt khịt vì sặc nước trong cửa mình Hồng Phượng tuôn ra.

Ngày 30.10.1979. Trên vùng biên giới Kampuchia, những cây gỗ bằng lăng to hai người ôm lần lượt ngã đổ, để lộ ra một toán lính Khmer đỏ với súng AK Trung Quốc và đạn dược quấn quanh người. Ông cựu đại úy, bố Quang, nhìn thấy sát khí hừng hực trên mặt bọn Khmer đỏ, biết ngay tình nghĩa quốc tế vô sản đã không còn nữa. Ông ta bỏ chạy. Bọn Khmer đỏ nổ súng. Tiếng súng quen thuộc của chiến trường năm xưa làm ông sợ hãi, nhưng vẫn đủ tỉnh táo để luồn lách giữa những lằn đạn thù hận. Khi được bộ đội biên phòng cứu thoát, ông mới hoàn hồn nhận ra mình bị thương ở bọng đái.

Người vợ tận tụy trung thành năm xưa của ông ở dưới quê mang ông về nuôi.

Năm 1918. Thằng Kuzu ở xứ Congo thuộc Pháp lôi Uẩn ra khỏi đống sách, nó bảo:

Mày muốn làm cách mạng thì cần phải biết đàn bà là gì, nhất là đàn bà mẫu quốc.

Uẩn nói: Tao ăn chay trường.

Cũng được. Nhưng chắc mày biết Ðức Phật cũng đã lấy vợ và đẻ con. Chúa Giêsu cứu thế cũng đã yêu say đắm Madalenna.

Ngày xưa họ Lý nhà tao đã mất ngôi vì mấy con thị mẹt. Tao thù đàn bà.

Nhưng nếu mày không biết đàn bà thì không bao giờ mày hiểu được cái xã hội cần giải phóng là gì.

Tao không cần biết cái xã hội cần. Tao chỉ cần biết cái tao cần.

Ðấy là phục hồi ngai vàng nhà Lý?

Không, tao muốn bọn Tây phải cút khỏi đất nước tao.

Chuyện này để tao chỉ cách cho mày. Nhưng trước hết mày vẫn cần phải biết mùi đàn bà.

Cách gì?

Sang Nga. Nhưng mày không thể đi một mình.

Kuzu dẫn Uẩn đến một khu nhà ổ chuột. Céline như một đám mây trước giờ mưa bão đón họ. Kuzu nói: Mày muốn đến được Moscou an toàn thì phải lấy Céline. Phòng nhì Pháp đang đặt câu hỏi về tính cách bất thường của mày.

Uẩn và Céline ra tòa thị chính đăng ký kết hôn.

Uẩn nói: Anh là người chay tịnh.

Céline cười: Còn em là loài ăn thịt sống.

Con thú ăn thịt sống đè kẻ chay tịnh xuống đất và bảo: Cuộc cách mạng vĩ đại nhất của nhân loại là phụ nữ nằm trên.

Ngày 15.10. 1980. Bố của Lan Thanh được tha khỏi trại cải tạo. Ông là một trong những người đầu tiên làm đơn xin đi Mỹ theo diện HO do chính phủ Mỹ bảo lãnh. Ông bảo: Ðã chịu đựng được cái nhục khi phải nhận tội cái mình coi là lý tưởng, thì không còn cái nhục nào không chịu đựng được.

Tháng 10. 1954. Cô bé Mì mới bảy tuổi được bố đem gửi cho người bạn thân di cư vào Nam. Bố Mì nói: Tôi cảm thấy có điều gì đó dường như sai lầm, nhưng không thể sửa chữa được nữa. Tôi không muốn nó phải gánh chịu sự sai lầm của mình. Anh mang nó đi càng xa càng tốt. Nó là con anh.

Bố Mì trở về Cao Bằng, tiếp tục cầm súng trong nỗi xao xuyến về địa ngục.

Năm 1925. Uẩn nói với Céline: Anh phải về nước. Em ở lại nuôi con. Hy vọng một ngày nào đó, chúng ta sẽ gặp nhau lại, nếu em chờ anh.

Céline không nói gì. Bà hiểu rằng, không điều gì có thể ràng buộc được một người đam mê chính trị, ngoài chính tham vọng của anh ta.

Uẩn không về nước ngay mà cùng với Kuzu đi Moscou. Suốt hai năm, Uẩn ăn ngủ trong thư viện của trường đệ tứ quốc tế, đọc và học thuộc lòng tất cả các sách của Marx, Engel, Lénine. Uẩn nói với Kuzu: Sự thuận hòa của Phật giáo chỉ là thứ chính trị của thời bình. Tôi đã tìm thấy đạo cho dân tộc mình bằng sách lược của Lénine.

Chia tay Kuzu, Uẩn theo con đường tơ lụa của nhiều thế kỷ trước về Trung Hoa thăm dò tình hình.

Ngày 16.3.2004. Ðại Quang đã chếnh choáng buồn ói. Hắn nằm gối đầu lên đùi Hồng Phượng. Mùi thơm của những cánh đồng lúa chín vàng tràn vào phòng. Hắn hỏi: Thực tại hay hư vô?

Hồng Phượng không hiểu hắn nói gì. Cô nói: Cứ vô đi thì biết thực hay hư.

Ừ thì vô. Chăm phần chăm nhé.

Hồng Phượng đổ bia vào hư vô. Ðại Quang uống bia từ thực tại. Cho đến khi Ðại Quang đã chui cả trí khôn và mình mẩy vào trong âm ty của Hồng Phượng thì lại một lần nữa hắn trở nên thông tuệ. Hắn nói: Mùi lúa quê hương cứu rỗi những linh hồn xa xứ.

Năm 1932. Uẩn đứng trên bờ biển Hồng Kông nhìn về phương Nam thấy lửa khói mịt mờ. Từng đoàn người gậy gộc trong tay rời bỏ cánh đồng, họ đi về phía lửa cháy, hô vang: Không làm nô lệ. Tiếng hô của họ làm rách một bên màng nhĩ của Uẩn. Trong lòng bồn chồn, Uẩn nhìn thấy họ chết trong đống lửa. Về sau này, Uẩn chỉ nói mà không nghe được người khác nói.

Hằng hỏi: Năm 1968, anh ở đâu? Tết Mậu Thân anh ở Kontum. Sao người ta bảo anh làm chánh án tòa án nhân dân ở Huế? Ngày ấy, người ta nhuộm máu nhau, nhưng anh không giết người. Có người lại bảo, anh là một trong những người lập danh sách những kẻ phải chết? Không, anh không giết người. Vậy những kẻ đã chết thì do ai giết? Anh không biết. Ai biết? Nhân dân.

Năm 1893. Hồn Lý Công Uẩn bay phất phơ trên mái Lăng Ông, Bà Chiểu. Uẩn tiếc nuối cơ hội mở mang bờ cõi về phía Tây của Lê Văn Duyệt. Vì lòng nghi kỵ, Minh Mệnh đã cản đường Duyệt. Lê Văn Duyệt không có người nối dõi, Uẩn đành chọn cô gái có lòng thành tín lúc ấy đang xin xăm trong lăng để đầu thai. Cô gái đầm đìa nước mắt khấn: Thần thánh có thiêng xin cho con tấm chồng. Cô gái nóng lòng lắc ống xăm. Quẻ xăm có nội dung như sau: “Nhà rồng có một đứa con, không chồng mà chửa mới ngon hơn người. Số này đến chín phần mười, đẻ con quí tử rạng ngời tông môn”. Cô gái bồi hồi bước ra ngoài, nắng mùa hè làm cô lóa mắt, dường như có một ánh chớp mang hình con rồng đánh vào người cô. Tháng ấy, cô tắt kinh. Một nỗi xao xuyến từ trời đổ xuống lòng cô. Ngày ngày, cô vào lăng, lắc mình trong ống xăm tìm lời giải đáp của định mệnh. Quẻ xăm càng nhiều, lòng cô càng rối. Thày đồ chuyên viết thư pháp ở cổng lăng, vốn dòng dõi nhà Lý, tên Công Chính, nhìn thấy sự hoang mang lo lắng của cô, ngỏ ý đón cô về làm thiếp. Cô gái từ chối lời cầu hôn của Công Chính, trốn vào Ðồng Ông Cộ chờ ngày lâm bồn. Bởi một linh tính của huyết thống, Công Chính đi lại thăm nom cô.

Ngày rồng hạ sinh, có mây ngũ sắc phủ trên mái nhà. Ðể cho cuộc đản sinh của rồng mãi mãi là huyền thoại, người mẹ đã phải chết trong sự sợ hãi bởi những bóng ma tật nguyền của tương lai đứng trước cửa đòi báo oán. Rồng không khóc. Bà mụ đỡ đẻ cho rồng bảo: Ðứa bé có năm tràng hoa quấn cổ này về sau gan lì lắm.

Lý Công Chính đem rồng về nhà mình nuôi nấng và gọi là Uẩn. Uẩn lớn lên trong sự thù ghét của những đứa con bà cả. Chính vì thế, sau này Uẩn không bao giờ về thăm nhà, cho đến khi tất cả anh em đều chết.

Ngày 8.3.1980. Cậu bé nhỏ hơn Lan Thanh mười tuổi mang đến cho nàng một bó hoa hồng, nói: Hoa hồng mang tôi đến tặng cho chị.

Hoa hồng nghĩ là tôi sẽ nhận cậu?

Vâng, vì tôi yêu chị.

Người đàn bà một con thiếu đàn ông đã lâu nhìn cậu bé chăm chú. Cậu có đôi mắt buồn gợi cảm, nhưng đôi môi lì lợm. Lan Thanh nói: Lại đây với tôi.

Cậu bé bước tới ngồi dưới chân Lan Thanh. Nàng xoa đầu cậu bé: Biết mùi đàn bà chưa?

Rồi.

Thật không?

Cậu bé im lặng. Lan Thanh kéo đầu cậu bé vào lòng mình cho ngửi mùi lúa chín.

Ngày ấy, Ðại Quang đang ở Mỹ với ông bác. Lan Thanh sống một mình buồn tẻ. Nàng mang cậu-bé-hoa-hồng về nhà mình giúp giặt quần áo, lau nhà và làm tình để cảm thấy cuộc đời không vô vị. Nhưng cậu bé lãng mạn bẩm sinh ấy tiềm tàng một sức mạnh tình dục không bờ bến đã đẩy nàng đến một thói quen trần truồng hoang dã. Cứ ở cạnh nàng là cậu cương cứng. Cậu dùng cả thân xác mình và những ý tưởng sáng tạo phụng hiến cho sự dâm đãng ẩn giấu của nàng bất kể sáng trưa chiều hay đêm tối.

Năm 1963. Bà Trần Lệ Xuân bảo món thịt nướng của mấy ông sư ăn không được. Mì lên chùa Ấn Quang đốt hương cầu nguyện cho bố. Người đưa tin cho biết, miền Nam sẽ có nhiều biến cố khó lường, nếu Mì muốn, sẽ đưa Mì ra nước ngoài. Mì nói: Tôi đã một lần xa bố. Tôi không muốn đi xa hơn nữa.

Hai năm sau, Mì lấy chồng, một người làm dân biểu quốc hội phò các thầy ở chùa Ấn Quang.

Năm 1945. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Bảo Ðại trao ấn kiếm cho đại diện Việt Minh để làm công dân một nước độc lập. Lý Công Uẩn lúc ấy đang ở Hàn Quốc thăm họ hàng, được tin ông vua cuối cùng của Việt Nam đã thoái vị, uống cạn ly rượu với hậu duệ, Uẩn thốt: Chế độ phong kiến đã cáo chung, nhưng các vương triều vẫn sẽ lần lượt trị vì thiên hạ. Ta và con cháu của ta sẽ trở lại.

Năm 1965. Lính Mỹ đổ bộ vào Việt Nam mang theo kẹo cao su, thuốc lá và kiểu cách làm tình mới. Con gái Việt Nam làm me Mỹ sướng hơn làm me Tây vì Mỹ thích bú lồn. Bà Phó Ðoan bảo ngày xưa thằng Xuân tóc đỏ không biết chơi kiểu sáu chín.

Ngày 20.7.2001. Mì trưng bày 40 bức tranh sơn dầu ở Trung tâm triển lãm thành phố Hồ Chí Minh theo những hồi ức về cuộc tình lén lút với một cố vấn Mỹ. Không ai biết bà già sáu mươi học vẽ lúc nào. Cuộc triển lãm được Ban chấp hành Hội Mỹ thuật thành phố đánh giá là thành tựu đột biến của một tài năng. Các phóng viên báo chí dựa vào đấy cũng viết bài ca ngợi như một hiện tượng. Riêng các quan chức chính quyền và các doanh nhân giàu có thì được thúc đẩy bởi một sự đầu cơ chính trị đã đến vét sạch tranh của bà bằng cái giá tranh của bộ tứ Phái-Sáng-Liên-Nghiêm.

Tôi kể cho Hằng nghe: Có một tin đồn không biết xuất phát từ đâu, nói rằng bà Mì là con của ông Lý Công Uẩn. Những kẻ theo chủ nghĩa bảo hoàng muốn theo đóm ăn tàn, đón gió, hy vọng một ngày kia Lý Công Uẩn lên ngôi trở lại, sẽ trở thành người có công với vương triều. Bà Mì không phủ nhận tin đồn đó, chẳng những thế, bà còn cho mọi người xem album ảnh của bà chụp ở lăng và đền thờ nhà Lý tại làng Ðình Bảng, Bắc Ninh, cũng như những bức ảnh bà chụp ở ngôi nhà cũ của Lý Công Uẩn trong Chợ Lớn. Phần anh, đánh giá tác phẩm của bà ấy như thế nào? Hằng hỏi. Tôi nói: Ðấy là tranh của người tập vẽ.

Ngày 25.4.1975. Ông cố vấn Mỹ gọi điện thoại cho Mì bảo: Em đi Mỹ với anh. Việt Cộng đã bao vây Sài Gòn.

Mì trả lời: Em không thể đi với anh. Cám ơn anh đã cho em những ngày hạnh phúc, cũng cám ơn anh những gì em đã được biết từ anh. Em phải ở lại để đón bố.

Năm 1954. Vô sản thế giới đoàn kết lại. Quân thù có cái bụng Xã Xệ. Quân thù có con mắt Lý Toét. Quân thù mang tên địa chủ. Quân thù là Khái Hưng. Quân thù là Nhân Văn Giai Phẩm. Quân thù là Vũ Trọng Phụng. Quân thù là Phạm Quỳnh. Quân thù là tư sản. Chúng ta đến xứ này để phanh thây xẻ thịt kẻ thù. Chúng ta phải giành lại bát cơm của nó và bắt nó phải ăn cứt. Chúng ta phải cướp lấy ngôi nhà của nó và cho nó xuống ở chuồng lợn. Chúng ta tru di ba đời nhà nó bằng chủ nghĩa lý lịch.

Rít cạn một hơi thuốc lào rồi chiêu ngụm trà, Lý Công Uẩn nhắm mắt không muốn nhìn thấy cảnh đấu tố hỗn độn ở sân đình. Nhưng rồi Uẩn đứng lên, bảo một người dưới quyền: Ðồng chí hãy đánh chiêng trống lên cho thêm phần bi tráng.

Năm 1920. Phan Chu Trinh gặp Lý Công Uẩn ở Paris. Trinh nói: Tôi cho rằng cuộc cách mạng dân trí mới là cuộc cách mạng căn bản.

Uẩn cười: Kinh nghiệm của tôi từ thế kỷ mười một cho thấy, nhân dân lúc nào cũng là bầy cừu. Vấn nạn của một dân tộc là vấn nạn của người chăn dắt.

Năm 1882. Quan huyện Từ Sơn Lý Công Chính treo ấn từ quan, thác là bệnh nhưng thật ra ông chán cảnh luồn cúi. Chính bảo hoặc làm vua, hoặc làm dân. Làm quan ở giữa giống như con cu bí đái. Ông về làng dạy học. Nhưng ông như cái gai trong mắt bọn quan lại, chúng tìm cách hãm hại ông, vu cho tội tuyên truyền phản động. Chính phải bỏ làng vào Nam sống lẩn lút trong Chợ Lớn với người Hoa, để lại người vợ với hai đứa con cho thành hoàng và tổ tiên chăm sóc. Bang trưởng Quảng Ðông thấy Chính có cốt cách bèn vời Chính về nhà làm phụ đạo cho con mình. Ba năm sau, Chính được bang trưởng đặc cách mai mối cưới một cô gái lai Việt. Cũng nhờ ông bang trưởng này mà khi Lý Công Uẩn về Trung Quốc, đã được người Hoa giúp đỡ.

Năm 1972. Mì gặp đại tá Custer tại hồ bơi của chuẩn tướng Bách ở Thủ Ðức. Lúc ấy người Mỹ đã thấm mệt trong cuộc chiến Việt Nam. Nhìn cái thân thể ướt đẫm đầy lông của Custer từ dưới hồ lên, Mì chợt có cảm giác con dã thú này sẽ ăn thịt mình. Custer nói: Ðàn ông thường giải quyết sự mệt mỏi của mình bằng cách tìm một mệt mỏi khác với đàn bà. Tôi đã thấy sự sợ hãi trong mắt bà, Mì ạ, và bản năng đàn ông trong tôi vừa muốn che chở bảo vệ bà, vừa muốn chiếm đoạt bà.

Mì phản ứng tự vệ: Người Mỹ đang bỏ cuộc. Tôi nghĩ ông cần phải chạy trước.

Custer cười: Lẽ ra người ta phải đưa bà tới cuộc đàm phán ở Paris.

Nếu tôi có quyền quyết định, tôi không đàm phán.

Bà định bắc cầu ngang Thái Bình Dương qua đánh San Francisco?

Mì cười. Custer cũng cười. Con thú nói:

Bà thật khiêu khích. Tôi không thể nào không chiếm đoạt bà trước khi bà đến được Washington DC.

Lần gặp thứ hai, Custer nói: Tôi muốn mời bà đến Mỹ khảo sát địa hình trước.

Tôi sẽ cùng đi với chồng chứ?

Không, tôi sẽ thu xếp cho ông ấy đến Australia.

Lần gặp thứ ba, Custer hỏi: Em có ý định chiếm hết nước Mỹ không?

Em nghĩ chỉ cần New York, Washington DC, Los Angeles là đủ.

Năm 1949. Những người bạn Trung Hoa của Lý Công Uẩn đã đẩy Tưởng Giới Thạch ra đảo Ðài Loan. Uẩn được chứng kiến một trong những cảnh tượng hoang đường nhất của lịch sử nhân loại. Từng người một bị vặn cổ oặt ra phía sau, nên mắt họ thường nhìn mông của mình. Cu đàn ông biến thành đuôi và vú đàn bà biến thành hai cái gù như gù lạc đà. Người ta bảo rằng dị dạng như thế là đẹp.

Năm 1973. Mì đến Mỹ cùng với Custer. Ở đó, lần đầu tiên trong đời Mì mới biết âm hộ đàn bà quí giá và đáng kính dường nào. Mỗi lần muốn bú, bao giờ Custer cũng lạy ba lạy trước cửa lồn Mì. Custer bảo đấy là lễ giáo Ðông phương. Trong chỗ thân tín, Mì cũng tán tụng: Cặc Mỹ ngon nhất thế giới.

Ông chồng dân biểu của Mì không phải là thằng đần. Ông biết chuyện vợ ngoại tình với Custer, nhưng ông muốn lấy điểm với Mỹ cũng như cần lòng từ bi của các thầy ở chùa Ấn Quang.

Ngày 16.3.2004. Hồng Phượng hỏi Ðại Quang: Anh mỏi mồm chưa?

Mỏi rồi nhưng vẫn thèm.

Thèm thì bú tiếp đi.

Năm 1995. Cha mẹ Lan Thanh đã xuất cảnh được một năm. Nàng ở lại vì ghiền cái măng sữa của cậu-bé-hoa-hồng. Nhưng cậu bé đã cảm thấy mật của Lan Thanh có vị tanh, sữa của Lan Thanh có mùi ôi. Cậu đi tìm sữa tươi hơn và mật ngọt hơn. Buồn chán, Lan Thanh kinh doanh nhà hàng mong tìm được niềm vui trong sự sa đọa của mình và của những người chung quanh.

Hằng đã rất ít liên lạc với tôi. Tôi hỏi: Em tìm thấy cái gì ở Mỹ? Hằng chọc tức tôi: Một thằng Custer. Tôi bảo: Nếu là một thằng Custer thì mừng cho em, nhưng anh sợ là một nàng Rosa. Hằng chửi: Anh là thằng khốn. Nhưng không lâu sau, Hằng lại viết cho tôi: Rosa rất dễ thương, tụi em đi ăn với nhau và Rosa dẫn em về nhà. Rosa cho em coi những dụng cụ cầm tay của nó. Nó hỏi có thích thì nó cho một cái. Em bảo không xài hàng giả. Nó bảo hàng giả nhưng chất lượng thật. Tại sao anh không ở đây với em?

Năm 1947. Những người bạn Trung Hoa bảo Lý Công Uẩn: Ðồng chí nên làm một người bình thường trước khi trở thành vĩ nhân.

Thì tôi vẫn là người bình thường.

Không, đồng chí đang đóng vai thánh nhân. Ngô Ðình Diệm đã vào tu viện. Ðồng chí cần chứng tỏ mình thật sự là đàn ông. Bọn lại cái hay đồng tính không có chỗ đứng ở phương Ðông.

Tôi đã có vợ rồi.

Ðồng chí cần phải làm lại lý lịch của mình, thể hiện triệt để tính giai cấp. Ðồng chí phải xóa bỏ dấu tích hoàng tộc, phủ nhận vợ ngoại bang để làm một bần nông bất khuất, lấy vợ công nhân kiên cường, và đẻ một lũ con trung dũng. Khi thời cơ thích hợp, chúng tôi sẽ đưa đồng chí về nước.

Tháng 3.1975. Ông dân biểu, chồng Mì, tất tưởi đi lại chùa Ấn Quang, tìm một chỗ đứng trong thành phần thứ ba của Hiệp định Paris. Ông thỉnh ý các thầy: Con phải làm gì?

Các thày bảo: Khi lũ đổ xuống thì người biết bơi cũng có thể chết.

Ông bảo vợ: Em hỏi Custer xem, liệu có thể thành lập chính phủ liên hiệp không?

Custer bảo Mì: Chỉ có thể có một liên hiệp là liên hiệp giữa ba chúng ta.

Ngày 16.3.2004. Giữa lúc Ðại Quang vẫn còn đang bú Hồng Phượng thì Khánh My xô cửa vào phòng. Hồng Phượng quát: Mày làm gì vậy?

Khánh My trơ tráo nói: Tao vã quá.

Ðại Quang bảo Khánh My: Ðến đây với anh.

Năm 1951. Sau khi chứng kiến cuộc thảm sát Khổng Tử, Lão Tử và Thích Ca Mâu Ni trên đất Trung Quốc, Lý Công Uẩn đã bị dao động mạnh. Staline giết người hàng loạt. Mao Trạch Ðông giết người tập thể. Hai mươi bốn năm sau, Pôn Pốt cũng giết người đại trà. Lý Công Uẩn đọc kinh sách của Marx, Lénine chữ nào cũng thấy nhỏ máu. Ðêm hạ huyền, ngày nguyệt tận, Uẩn âm thầm rời bỏ vợ con, lội qua sông Nậm Thi trốn về nước. Ở Lào Cai ít ngày, Uẩn đóng bè chuối thả trôi theo dòng chảy sông Hồng xuống đồng bằng. Hào cửu nhị: “Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân”. Quẻ Bát thuần càn. Uẩn nói với những người chung quanh: Khi thánh nhân xuất hiện thì đức của người làm cho cây cỏ tươi tốt, mưa thuận gió hòa. Nhưng năm ấy trên toàn cõi Việt Nam khô hạn, mùa màng thất bát, một nửa dân số phải cạp đất tìm giun dế bỏ vào mồm.

Anh vừa mở thùng thư với hy vọng nhận được một cái gì đó của em. Nhưng chỉ có hai tờ giấy bạc năm trăm và hai trăm không biết của ai bỏ vào đấy. Anh nghĩ, rồng đã đi qua đây. Rồng bảo năm 1956 rồng đã khóc vì những ai oán trong cuộc cải cách ruộng đất. Năm 1968 rồng cũng đã khóc vì những xác người vô tội bị chôn vùi ở Bãi Dâu, Huế. Từ năm 1975 đến nay, ngày nào rồng cũng khóc vì những cuộc ra đi tủi nhục của rồng con.

Năm 1954. Pháp rút khỏi Việt Nam. Mì xuống Hải Phòng và lên tàu há mồm di cư. Trên đỉnh núi Yên Tử, Lý Công Uẩn cùng ba vị sư tổ của Trúc Lâm thiền phái ngậm ngùi nhìn dòng người ra biển. Uẩn chảy nước mắt, hỏi: Tại sao họ lại từ chối chúng ta?

Trần Nhân Tông bào chữa: Không, họ mang chúng ta đi thì đúng hơn.

Pháp Loa bình tĩnh: Ði hay ở cũng là đạo.

Huyền Quang không nói gì vì ngài có nhiều kinh nghiệm của người làm chính trị. Những biến thiên của lịch sử chỉ là tâm vọng động.

Một số đệ tử Phật xuống núi di cư. Lý Công Uẩn lại hỏi: Cả các ngươi nữa cũng bỏ ta ư?

Các đệ tử thưa: Chẳng lẽ hoàng thượng cũng muốn chúng tôi phải chết?

Không. Nhưng Pháp cần phải được hoằng trong u tối và Ðạo cần phải sáng giữa vô minh. Ðức vô úy của các ngươi đâu?

Thưa hoàng thượng, tránh voi chẳng xấu mặt nào.