Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên

Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên

I) THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên

Tác giả: Lê Văn Khoa – Phạm Quang Tú (Viện tư vấn Phát triển CODE)

Khổ sách: 16 x 22 cm

Số trang: 528 trang

Giá bìa:  170.000VNĐ

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

Năm xuất bản: 2014

II) GIỚI THIỆU SÁCH

1) Viện tư vấn phát triển CODE:

Là tổ chức khoa học & công nghệ, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thực tiễn, phân tích chính sách và tư vấn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; đảm bảo hài hòa lợi ích và mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam và các nước trong khu vực song Mê Kông.                                                                                                                                                         

2) Về tác phẩm:

Đây là một cuốn sách cần đọc, ít nhất đối với những người có liên quan theo cách này hay cách khác với Tây Nguyên, hoặc quan tâm đến Tây Nguyên.

Tây Nguyên là một vùng rất quan trọng. Nó được coi là “mái nhà của Đông Dương”. Mái nhà yên vững thì ngôi nhà an lành. Mọi tác động và chuyển động trên cao nguyên này đều ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn, và là ảnh hưởng sâu đậm, lâu dài.

Tây Nguyên lại là một vùng rất đặc trưng về nhiều mặt.

Về tự nhiên, nó nằm trong danh mục trên dưới một trăm vùng sinh thái quan trọng nhất của thế giới. Biến đổi về sinh thái ở đây liên quan đến toàn thế giới; và đương nhiên trước hết tác động trực tiếp, thậm chí có tính quyết định sống còn, tới các vùng lân cận.

Đây cũng là vùng đặc biệt giàu có về tài nguyên. Về mặt này, có thể có mấy điều cần nói: Vốn tài nguyên đó gần như còn nguyên vẹn sau năm 1975. Và sự quá giàu có, bao giờ cũng vậy, dễ gây ảo tưởng vô tận. Người ta thường nói đến “Lời nguyền tài nguyên”, quá giàu có tài nguyên đôi khi lại là cái bẫy nguy hiểm trong phát triển.

Đặc trưng về mặt xã hội của Tây Nguyên càng nổi bật hơn. Tây Nguyên không chỉ khác biệt với vùng Kinh, mà cả với các vùng dân tộc thiểu số khác trong cả nước: từ nguồn gốc và đặc điểm các tộc người; cơ cấu xã hội, cổ truyền, cận đại, và những chuyển động phức tạp trong thời hiện đại; đến lịch sử riêng biệt của Tây Nguyên trong toàn bộ tiến trình lịch sử chung của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta… Tất cả những điều đó – sâu sắc, lâu dài, phong phú và phức tạp – tạo nên “không gian văn hóa” Tây Nguyên, nền tảng của tồn tại và phát triển.

3) MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Lời mở đầu

Chương I. CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG

I.1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG                                                               

I.1.1. Sự hình thành và phổ biến của khái niệm                                      

I.1.2. Nội dung của phát triển bền vững                                                

I.1.3. Kinh tế xanh: Con đường đi đến phát triển bền vững                    

I.1.4. Phát triển bền vững ở Việt Nam                                                   

I.2. VÙNg                                                                                               

I.2.1. Khái niệm vùng                                                                           

I.2.2. Phân vùng                                                                                   

I.2.3. Chính sách phát triển vùng                                                           

I.3. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG                                                   

I.3.1. Nội dung của phát triển bền vững vùng                                        

I.3.2. Tây Nguyên trong hệ thống phân vùng của Việt Nam                   

Chương II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ VÀ XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN

II.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TÂY NGUYÊN                                        

II.1.1. Vị trí địa lí                                                                                  

II.1.2. Địa hình                                                                                     

II.1.3. Khí hậu                                                                                      

II.1.4. Tài nguyên đất                                                                           

II.1.5. Tài nguyên rừng                                                                         

II.1.6. Tài nguyên nước                                                                        

II.1.7. Tài nguyên khoáng sản                                                               

II.1.8. Tài nguyên cảnh quan-du lịch                                                      

II.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TÂY NGUYÊN                  

II.2.1. Về tên gọi Tây Nguyên                                                              

II.2.2. Lịch sử Tây Nguyên                                                                   

II.3. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TÂY NGUYÊN     

II.3.1. Nhóm chủ trương chính sách tổng thể                                         

II.3.2. Nhóm chính sách về ngành và lĩnh vực                                        

II.4. MỘT SỐ BIẾN ĐỔI KINH TẾ VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI Ở TÂY NGUYÊN TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY         

II.4.1. Kinh tế                                                                                      

II.4.2. Văn hóa-xã hội                                                                          

Chương III. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN

III.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NHÓM DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN  

III.1.1. Dân tộc Kinh                                                                            

III.1.2. Nhóm dân tộc thiểu số mới đến                                                 

III.1.3. Nhóm dân tộc tại chỗ Tây Nguyên                                            

III.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN  

III.2.1. Quan hệ cộng sinh                                                                    

III.2.2. Quan hệ cạnh tranh                                                                   

Chương IV. PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN

IV.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ                                                           

IV.2. ĐẦU TƯ                                                                                         

IV.2.1. Vốn đầu tư                                                                               

IV.2.2. Hiệu quả đầu tư                                                                        

IV.3. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ                                        

IV.3.1. Khái quát                                                                                 

IV.3.2. Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản                            

IV.3.3. Lĩnh vực công nghiệp                                                                

IV.3.4. Lĩnh vực dịch vụ                                                                       

IV.4. CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ                                              

IV.5. KINH TẾ ĐỐI NGOẠI                                                                  

IV.6. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN       

IV.6.1. Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)                               

IV.6.2. Đánh giá chỉ số phát triển kinh tế bền vững cấp tỉnh (ESI)          

IV.6.3. Đánh giá những điểm mạnh, yếu của nền kinh tế Tây Nguyên     

Chương V. QUẢN Lí, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÂY NGUYÊN

V.1. QUẢN Lí, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI                            

V.1.1. Hiện trạng quản lí sử, dụng đất đai                                              

V.1.2. Những vấn đề đặt ra trong quản lí, sử dụng đất đai                     

V.2. QUẢN Lí, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG                                

V.2.1. Hiện trạng quản lí, sử dụng tài nguyên rừng                                 

V.2.2. Những vấn đề đặt ra trong quản lí, sử dụng tài nguyên rừng        

V.3. QUẢN Lí, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC                                

V.3.1. Hiện trạng quản lí, sử dụng tài nguyên nước                                

V.3.2. Những vấn đề đặt ra trong quản lí, sử dụng tài nguyên nước

V.4. QUẢN Lí, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN                   

V.5. MÔI TRƯỜNG TÂY NGUYÊN                                                     

V.5.1. Phát triển kinh tế xã hội và sức ép đối với môi trường                 

V.5.2. Thực trạng suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường                

Chương VI. NGHÈO VÀ phân hóa giàu nghèo Ở TÂY NGUYÊN

VI.1. HIỆN TRẠNG NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN                                   

VI.1.1. Quan niệm và các thang đánh giá về nghèo                                

VI.1.2. Tình trạng nghèo ở Tây Nguyên                                                

VI.2. PHÂN HÓA GIÀU-NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN                           

VI.2.1. Hiện trạng phân hóa giàu-nghèo                                                

VI.2.2. Nghèo và phân hóa giàu-nghèo giữa các nhóm dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên

VI.3. NGUYÊN NHÂN NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN                              

VI.3.1. Khả năng huy động các nguồn lực hạn chế                                

VI.3.2. Tính dễ bị tổn thương của người nghèo trước các biến động       

VI.3.3. Các chiến lược ứng phó của người nghèo ít hiệu quả                  

VI.3.4. Hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ chưa cao                       

Chương VII. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY NGUYÊN

VII.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ THỰC TRẠNG TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

VII.1.1. Những thành quả đạt được                                                      

VII.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển bền vững Tây Nguyên   

VII.2. TÍNH ĐẶC THÙ VÀ CÁC LỢI THẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN         

VII.2.1. Tính đặc thù của Tây Nguyên                                                  

VII.2.2. Các lợi thế để phát triển Tây Nguyên bền vững                        

VII.3. QUAN ĐIỂM và ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN      

VII.3.1. Thay đổi nhận thức một cách toàn diện về vùng Tây Nguyên    

VII.3.2. Phát triển Tây Nguyên dựa trên các điều kiện đặc thù              

VII.3.3. Phát triển Tây Nguyên cần đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, ổn định xã hội, đa dạng văn hóa và đảm bảo an ninh quốc phòng

VII.3.4. Phát triển Tây Nguyên cần đặt trong mối liên hệ với các vùng miền lân cận và định hướng phát triển chung của cả nước trên cơ sở xác định “chức năng” phát triển của vùng Tây Nguyên.   

VII.3.5. Phát triển Tây Nguyên cần đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu

VII.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN   

VII.4.1. Nhóm giải pháp về hoạch định chính sách phát triển                 

VII.4.2. Nhóm giải pháp về các vấn đề xã hội và an ninh quốc phòng    

VII.4.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội     

VII.4.4. Nhóm giải pháp về quản lí sử dụng tài nguyên và môi trường    

Tài liệu tham khảo

4) Điểm nhấn

“Với mong muốn góp thêm một lời giải cho những câu hỏi vừa nêu, từ cuối năm 2011, Viện Tư vấn Phát triển (CODE) đã thực hiện một chương trình nghiên cứu về ”Thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững vùng Tây Nguyên”. Bên cạnh việc khai thác nguồn số liệu thứ cấp để phản ánh những vấn đề nền tảng, vĩ mô, CODE cũng đã tiến hành nhiều chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa, tọa đàm và hội thảo tại Tây Nguyên nhằm minh họa, đối chiếu, bổ sung cho các vấn đề cụ thể. Đặc biệt, trong năm 2012 và 2013, tập thể tác giả đã tổ chức nghiên cứu sâu tại 6 cộng đồng dân tộc tại chỗ thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên bao gồm: cộng đồng Ba Na ở làng Plei Tơ Nghia – phường Quang Trung – Tp. Kon Tum – Tỉnh Kon Tum; cộng đồng Xê Đăng ở làng Tu Rằng – xã Măng Cành – huyện Kon Plong – tỉnh Kon Tum; cộng đồng Gia Rai ở làng Del – xã Ia Tô – Huyện Ia Grai – tỉnh Gia Lai; cộng đồng Ê Đê ở buôn Akô Dhông – phường Tân Lợi – thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk; cộng đồng M’Nông ở bon Bu Zấp – xã Nhân Cơ – huyện Đắk R’lấp – tỉnh Đắk Nông; và cộng đồng Mạ ở thôn Nào Lồng – xã Lộc Bắc – huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng.”

(trích Lời mở đầu, Phát triển bền vững Tây Nguyên, Lê Văn Khoa – Phạm Quang Tú (Viện tư vấn Phát triển CODE), NXB Tri thức, 2014).

Nguồn: nxbtrithuc.com.vn