Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

“Thay đổi tư duy” của Howard Gardner

Trong cuốn “Thay đổi tư duy”, nhà tâm lý học của Đại học Harvard, Howard Gardner – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lý thuyết nhận thức, đưa ra một “khung” chung cho việc nhận biết chính xác điều gì xảy ra trong quá trình thay đổi tư duy, và cho thấy chúng ta có thể ảnh hưởng bởi quá trình đó ra sao.

Nghiên cứu của Gardner và nội dung trong cuốn “Thay đổi tư duy” tập trung vào các tình huống mà một người từ bỏ thói quen suy nghĩ về một vấn đề quan trọng, và giờ đây tư duy về vấn đề đó theo một cách hết sức mới mẻ. Những thay đổi này được tạo ra một cách có chủ ý, như là kết quả của những ảnh hưởng có thể nhận biết (hơn là kết quả của sự vận động, lôi kéo), và những thay đổi của tư duy như là kết quả của sự thay đổi hành vi.
Thông qua “Thay đổi tư duy, Gardner mô tả bảy nhân tố, hoặc bảy mức độ, có thể được một cá nhân sử dụng để thay đổi tư duy thành công:
•   Lý luận. Một sự tiếp cận dựa trên lý trí bao gồm nhận biết các yếu tố có liên quan, cân nhắc từng yếu tố và đi đến đánh giá toàn diện. Lý do có thể bao gồm tính logic tuyệt đối, việc vận dụng phép loại suy hay sự sáng tạo của các nguyên tắc phân loại.


•    Nghiên cứu. Bổ sung cho vai trò của lý luận là thu thập những dữ liệu có liên quan. Tuy vậy, việc nghiên cứu không phải lúc nào cũng mang tính chất chính quy; mà chỉ cần xác định những trường hợp có liên quan và đánh giá xem chúng có tác động đến việc thay đổi tư duy hay không.
•    Sự cộng hưởng. Một quan điểm, một ý tưởng, hay một cách nhìn phải tạo sự cộng hưởng khiến người ta cảm thấy nó đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, và thuyết phục người đó không cần phải xem xét gì thêm. Gardner cũng chỉ ra rằng thuật hùng biện là phương tiện cốt yếu cho sự thay đổi tư duy. Ông giải thích rằng thuật hùng biện có hiệu quả nhất khi chứa đựng logic chặt chẽ, rút ra từ những nghiên cứu có liên quan, và có tác động cộng hưởng với người nghe.
•    Tiếp cận ý tưởng theo nhiều cách khác nhau (hay còn gọi là Tái diễn giải). Sự thay đổi tư duy trở nên thuyết phục hơn khi nó được thể hiện ở những hình thức khác nhau, bổ sung lẫn nhau. Từ cái nhìn tâm lý học, việc cung cấp nguồn hậu thuẫn là một trường hợp tăng cường mang tính tích cực. Tuy nhiên, rốt cuộc nếu cách suy nghĩ mới không phù hợp với những tiêu chí khác – như lý luận, nghiên cứu, sự cộng hưởng – thì nó sẽ không thể tồn tại khi không còn nguồn hậu thuẫn.
•    Những biến cố trên thế giới. Đôi khi, một sự kiện lớn diễn ra trong xã hội có ảnh hưởng đến nhiều người, không chỉ những cá nhân muốn thay đổi tư duy. Những sự kiện này bao gồm chiến tranh, bão tố, khủng bố, hay sự suy thoái kinh tế.
•    Những sự phản kháng. Không phải mọi yếu tố đều giúp thay đổi tư duy. Muốn tìm hiểu về thay đổi tư duy phải xét đến sức mạnh của những ý nghĩ phản kháng khác nhau.
Cuốn “Thay đổi tư duy” xem xét cụ thể cách thức mà bảy đòn bẩy được sử dụng trong sáu địa hạt – hay sáu vũ đài – mà qua đó những thay đổi tư duy diễn ra. Sáu vũ đài mà ông miêu tả bao gồm:
1.    Những thay đổi trên quy mô lớn liên quan đến sự đa dạng hoặc những nhóm khác nhau,  chẳng hạn như dân số một quốc gia.
2.    Những thay đổi liên quan đến sự da dạng của một nhóm đồng nhất hoặc thống nhất hơn, chẳng hạn như một tập đoàn hoặc một trường đại học.
3.    Những thay đổi được mang đến thông qua các tác phẩm nghệ thuật, khoa học hoặc sự uyên bác, chẳng hạn như các tác phẩm của Freud, các lý thuyết của Darwin, hay các tác phẩm của Picasso.
4.    Những thay đổi trong các cách thiết lập giảng dạy chính quy, chẳng hạn tại các trường học hoặc các khóa đào tạo.
5.    Những hình thức thân mật của sự thay đổi tư duy liên quan tối hai con người hoặc một nhóm nhỏ, chẳng hạn các thành viên trong gia đình.
6.    Những thay đổi trong tâm trí của một cá nhân.
Thay đổi tư duy” đưa ra cái nhìn sắc sảo về vấn đề của sự ảnh hưởng tới người khác và tới bản thân mỗi người. Cuốn sách này phản ánh quan điểm của Gardner, được viết bằng văn phong dễ hiểu, dễ nắm bắt. Với rất nhiều những nghiên cứu liên quan và các câu chuyện hấp dẫn từ lịch sử hiện đại cũng như kinh nghiệm đời sống cá nhân của Gardner, “Thay đổi tư duy” hé lộ những bí quyết và kế sách hữu dụng có thể giúp một người hiểu chức năng nhận thức của tâm trí và sử dụng chúng vào các chiến lược thương thuyết và các tình huống thay đổi tư duy đem lại lợi ích thiết thực.

Howard Gardner là Giáo sư khoa Nhận thức và Giáo dục do John H. và Elizabeth A. Hobbs sáng lập thuộc Trường Sư phạm Harvard. Ông cũng nắm giữ vị trí trợ lý Giáo sư Tâm lý học đại học Harvard, trợ lý Giáo sư Thần kinh học Đại học Boston khoa Y khoa, và Giám đốc cao cấp dự án Zero của Harvard.
Gardner nổi tiếng trong giới giáo dục vì lý thuyết trí thông minh đa dạng của ông (Multiple Intelligences), một lý thuyết phê bình ý niệm cho rằng chỉ tồn tại đơn lẻ một loại trí thông minh con người và loại thông minh này có thể được đánh giá thông qua các công cụ tâm thần học tiêu chuẩn. Trong hai thập kỷ vừa qua, ông và các đồng nghiệp trong dự án Zero đã nghiên cứu về các hình thức đánh giá dựa trên mức độ thể hiện; về giáo dục kiến thức; về việc sử dụng các loại thông minh để có được những giáo trình, hướng dẫn và đánh giá phù hợp với từng cá nhân hơn; và về bản chất của các ứng dụng liên kiến thức trong giáo dục. Trong những năm vừa qua, hợp tác với các nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi và William Damon, Gardner đã bắt đầu một nghiên cứu về Việc tốt – một công trình xuất sắc về chất lượng cùng với tinh thần trách nhiệm xã hội. Dự án Việc tốt bao gồm các nghiên cứu về những nhà lãnh đạo xuất chúng trong một số ngành nghề – trong đó có báo chí, luật, khoa học, y khoa, kịch nghệ, và từ thiện – cùng với những tấm gương trong các cơ quan và tổ chức.

 

Nguồn: tiasang.com.vn