Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Nữ văn sĩ Nam Phi, người dấn thân chống apartheid qua đời ở tuổi 90

Nadine Gordimer, à Johannesburg en 2005.

Nadine Gordimer, ở Johannesburg năm 2005. (Ảnh: Radu Sigheti. Reuters)

Ngày Chủ nhật 13/7/2014, nữ văn sĩ Nam Phi Nadine Gordimer, giải Nobel văn chương 1992, người dấn thân tranh đấu chống Apartheid, đã qua đời ở tuổi 90.

Một thông cáo của gia đình văn sĩ công bố ngày thứ hai vừa qua cho biết Nadine Gordimer đã ra đi một cách yên ả trong khi đang ngủ tại nhà riêng của bà ở Johannesburg. 

“Niềm tự hào của bà”, các con bà nói “không chỉ là giải thưởng Nobel văn chương năm 1991, mà còn là đã làm chứng trong một vụ xử án năm 1986, nhằm cứu 22 thành viên Đảng Đại hội Dân tộc Phi, tất cả bị kết án phản bội”.

Người phụ nữ nồng nhiệt này của cộng đồng người da trắng nói tiếng Anh, tràn đầy tình yêu với xứ sở, hiện thân ý thức văn học của Nam Phi. Ngay cả khi nhiều tác phẩm của bà bị chế độ Apartheid cấm đoán lâu dài.

Sự nghiệp của bà gồm 15 tiểu thuyết, khoảng 200 truyện ngắn và nhiều bài phê bình cảo luận, với văn phong rất cá nhân thể hiện sự suy nghĩ đúng đắn, tố cáo mạnh mẽ chính sách phân biệt chủng tộc của xứ sở mình.

Bà cũng kể lại sự bất bình đẳng xã hội và những khó khăn về đời sống tình cảm của những người đàn ông và đàn bà sống ở Nam Phi đương đại.

Là thành viên đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) từ 1990, bà là một trong những người lãnh đạo lâu năm của Đại hội các nhà văn Nam Phi (COSAW).

Sinh ngày 20 tháng 11 năm 1923, cha là người Lituanie gốc Do Thái và mẹ là người Anh theo Ki tô giáo, Nadine Gordimer cũng theo Kitô giáo, sống một tuổi thơ ngoan ngoãn trong một môi trường tiểu tư sản tại thị trấn vùng mỏ Springs ở ngoại ô thủ đô Johannesburg.

Viết văn từ tuổi 15, vì nhu cầu cho các nhân vật bắt rễ sâu vào hoàn cảnh của họ, bà đi đến quan tâm tới trật tự xã hội Nam Phi và khám phá ra nạn phân biệt chủng tộc dưới cái nhãn “South-African way of life” (lối sống Nam Phi).

Viết văn bằng tiếng Anh, bà nổi tiếng sau khi xuất bản trong các tạp chí Mỹ những truyện ngắn sau đó được tập họp trong quyển The Soft Voice of Serpent – Giọng êm ái của Rắn (1949). 30 tuổi, bà đã được đánh giá là “Katherine Mansfield” của Nam Phi và bà không ngừng viết truyện ngắn, thể loại mà bà tỏ ra xuất sắc.

Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của bà The Lying Days – Những ngày dối trá ra mắt năm 1953.

Sự dấn thân của bà vì sự nghiệp tự do của người Da Đen đã khiến bà chịu sự kiểm duyệt gắt gao của chế độ Prétoria, và việc này chỉ chấm dứt sau khi có sự phản đối từ Anh và Mỹ. Năm 1974, Nadine Gordimer nhận giải thưởng Booker cho tiểu thuyết The ConservationistKẻ bảo thủ và bắt đầu nổi tiếng thế giới.

Là nhà viết cảo luận, trong tác phẩm The Essential Gesture bà luận về sự dấn thân không tránh khỏi của mình chống lại chính sách phân biệt chủng tộc, nhân danh sự tự do của nhà văn và căn cước người Phi Da Trắng.

Sau khi chủ nghĩa Apartheid sụp đổ, bên cạnh các luật sư của Nelson Mandela, bà là một trong những nhân vật đầu tiên mà thần tượng của cuộc chiến đấu chống apartheid xin gặp khi ra khỏi nhà tù năm 1990.

Bà tiếp tục viết sau khi nền dân chủ đăng quang vào năm 1994, và mặc dù tuổi cao, bà không ngần ngại chỉ ra những khuyết điểm của chính quyền mới – những người kế tục Nelson Mandela.

Nhưng bà đã từ chối lên tiếng cùng với giàn đồng ca tố cáo bạo lực của xã hội ngay cả sau khi chính bà là nạn nhân của một vụ trấn lột năm 2006. “Một trong những tên đó đã nắm lấy cánh tay tôi. Hắn có cánh tay cuồn cuộn, rắn chắc, và tôi nghĩ bụng: những bàn tay này không có việc gì để làm tốt hơn là trấn lột một mụ già sao? Thật uổng phí cho bốn chàng trai này, lẽ ra họ phải có công ăn việc làm chứ!”, bà viết trên tờ Guardian.

Rất kín đáo về đời tư, năm 2005 bà phản đối việc xuất bản một cuốn tiểu sử mà tác giả kể rề rà về bệnh tật của ông chồng cuối cùng đã quá cố của bà.

Bản dịch của Văn Việt.

Nguồn: liberation.fr