Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Đạo đức nghề báo và kết cục buồn thảm của người phụ nữ bị tạt axit

Văn Việt: Đã có không ít lời phê phán khuynh hướng câu khách rẻ tiền lan tràn trên báo chí “cách mạng” Việt Nam, sự tùy tiện xâm hại đời tư của công dân mà không bị chế tài bởi pháp luật, mà Tuyên huấn “uốn nắn, lãnh đạo” mãi không xong! Trong khi đó, chỉ một chút phạm vào lĩnh vực được coi là “nhạy cảm chính trị”, hay động chạm đến ông nọ bà kia, đến công ty quyền lực này khác là lập tức mang hoạ cho người làm báo. Cho nên chuyện “đạo đức, lương tâm nghề báo” như bài viết này của một nhà báo Công an than thở về đồng nghiệp (cũng Công an) của mình không có gì là khó hiểu: Bù cho việc phải ngoan ngoãn đi đúng “định hướng” bưng tai bịt mắt trước những vấn đề nhức nhói của đất nước, của dân lành, nhà báo “cách mạng” được lẳng lặng hưởng đặc quyền “lá cải hoá” tối đa. Nếu không làm sao kéo lại lượng người đọc đang rùng rùng bỏ chạy qua những trang mạng dám nói SỰ THẬT?

Tối 4/7, trên trang cá nhân của mình, nhà báo Hương Vũ (báo Công an Nhân dân) đã cho đăng tải những lời gan ruột về nghiệp cầm bút. Theo dòng cảm xúc, nữ nhà báo kỳ cựu này đã nói về một trường hợp cụ thể vừa xảy ra, về một bài báo sai sự thật đã tàn nhẫn "giết chết" nhân vật được phản ánh như thế nào. Bài viết đã nhanh chóng dấy lên trong cộng đồng những người làm báo và cả những người không theo nghiệp viết lách về một vấn đề không mới: Đạo đức nghề báo.

Năm 2012, tôi viết phóng sự 2 kỳ “Một nạn nhân của tội ác a xít vượt lên số phận” đăng trên ANTG, viết về chị Lê Thị Kim Tiến, nguyên diễn viên đoàn kịch nói Hải Dương, người phụ nữ bị chồng tạt a xít năm 1997 làm biến dạng khuôn mặt nhưng chị đã nỗr lực vượt lên số phận và thành đạt trong cuộc sống với cửa hàng kinh doanh mành rèm Công Anh tại 194 Cầu Giấy, Hà Nội. Chị em thân nhau từ đó. Thi thoảng vui buồn, chị Tiến thường gọi tôi tâm sự. Số phận nghiệt ngã khiến đường tình duyên của chị cứ long đong. Thời điểm tôi viết bài, chị đang ở với người chồng thứ 3 và cô con gái hơn 10 tuổi là con chung của 2 người. Thế nhưng trời chẳng cho người đàn bà này một bến đỗ bình yên. Hai người lại chia tay.

clip_image002

Hạnh phúc của chị Lê Thị Kim Tiến bên người đàn ông thứ 4 đã tan vỡ vì một bài báo không đúng sự thật

Bẵng đi một thời gian dài không gặp nhau, tháng 6-2014, chị Tiến gọi điện, giọng vui lắm, bảo chị có bạn trai mới. Anh là người đã đứng tuổi, từng là nghệ sỹ thổi kèn saxophone. Hai người gặp nhau hồi đầu năm 2014 trong một lần đi ăn cùng bạn bè. Anh cũng từng trải qua tai nạn bỏng rất nặng, từng chịu nhiều mất mát nên anh sống khép kín. Anh chia tay vợ đã lâu. Cô con gái duy nhất hiện đang định cư ở Canada. Còn anh sống một mình tại phố Nguyễn Khuyến đã nhiều năm nay. Gặp chị cùng cảnh ngộ, hai người cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.

Chị kể về anh nhiều lắm. Nghe giọng chị, tôi biết chị đang ở tâm trạng người đàn bà được yêu, tràn trề hạnh phúc. Chị khoe bộ ảnh anh chị vừa đi nghỉ mát Cửa Lò về. Hai người thật đẹp đôi, rạng ngời. Ít hôm sau, chị lại gọi điện nói có bài viết về chị trên báo ANTĐ, người viết là Khánh Hòa. Bài báo đưa ảnh của chị và người đàn ông thứ 4 này lên, nhưng chi tiết trong bài lại nhầm lẫn, ghép anh vào người chồng thứ 3. Chị bảo có một cô phóng viên đến gặp ít phút, chị bận nên chỉ nói chuyện qua loa. Sau đó cô phóng viên này về và đưa bài phóng sự to đùng mà chẳng hỏi ý kiến chị trước. Bài viết lại dựa dẫm chủ yếu trên bài phóng sự mà tôi từng viết trước đây. Nhưng sai nghiêm trọng là phóng viên đã biến người đàn ông mới của chị thành người chồng thứ 3.

Chị nói, cô con gái riêng của anh ở Canada gọi điện về trách móc bố vì sao giấu chuyện chung sống với chị hơn chục năm nay, lại có con riêng với nhau. Giải thích bài báo viết sai, con gái anh không tin. Sáng 4-7, chị Tiến lại gọi điện cho tôi. Giọng buồn rười rượi, chị nói vì bài báo ấy mà hai anh chị đã chia tay. Cô con gái nghi ngờ rằng, bấy lâu nay cô gửi tiền về chăm sóc, phụng dưỡng cha nhưng lại bị người cha giấu giếm để sống với chị. Cha con khúc mắc. Anh bảo chị “chúng mình không hợp nhau”. Đầy lòng tự trọng, chị không níu kéo thêm.

Chị bảo buồn lắm, không biết làm gì hơn. Chị nhờ tôi hỏi xem nhà báo Khánh Hòa là ai, tại sao lại viết bài ẩu như thế? Tại sao lại đẩy chị vào một hoàn cảnh trớ trêu không thể thanh minh được thế này? Chị không khóc, nhưng tôi cảm nhận được sự tuyệt vọng của người đàn bà luôn khao khát được yêu này. Tôi không biết nhà báo Khánh Hòa của báo ANTĐ là ai. Tôi cũng không muốn tìm hiểu thêm vì dù sao tờ báo đó là cơ quan cũ của tôi. Những người đồng nghiệp sẽ cho rằng tôi muốn làm to chuyện, chỉ vì một bài báo. Nhưng trong lòng thì thương chị Tiến vô hạn.

Chị đã từng là người phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng nhưng a xít đã hủy hoại nhan sắc của chị. Sau 47 lần phẫu thuật, chị biến thành một người đàn bà với gương mặt hoàn toàn khác, nhằng nhịt sẹo. Nếu là người không quen, lần đầu gặp chị sẽ không tránh được cảm giác chờn chợn. Cánh cửa tình yêu của một người đàn bà đẹp sẽ không bao giờ khép lại. Còn với chị, cơ hội ấy chỉ là một lối nhỏ, dành cho người đàn ông nào thực sự thương yêu chị, không màng đến nhan sắc.  Lương tâm con người. Đó là điều tôi muốn nói với các nhà báo khi viết về người phụ nữ này.

(Theo FB nhà báo Hương Vũ)

Nguồn: phongvienvn.vn