Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Bob Dylan thắng giải Nobel Văn học

Sewell Chan - Ben Sisario, The New York Times ngày 13/10/2016

Hồng Anh dịch

 

Ca sĩ, nghệ sĩ sáng tác ca khúc Bob Dylan, một trong những nhạc sĩ nhạc rock có ảnh hưởng nhất thế giới, được trao tặng giải Nobel Văn học vào hôm thứ Năm vì “đã sáng tạo nên những biểu đạt thi ca mới trong truyền thống âm nhạc vĩ đại của Mỹ”, trích lời Viện Hàn lâm Thụy Điển.

Ông là người Mỹ đầu tiên thắng giải kể từ năm 1993, sau tiểu thuyết gia Toni Morrison. Thông báo từ Stockholm đã gây ngạc nhiên khi sáng tác của ông không nằm trong danh sách các thể loại văn học là tiểu thuyết, thơ ca và truyện ngắn theo ghi nhận truyền thống của giải thưởng, dù khả năng thắng giải của Dylan, 75 tuổi, cũng ít nhiều được nói đến.

“Tác phẩm của Dylan hoàn toàn thiếu vắng tính quy ước, ngón đạo đức và thứ nhạc pop là món ăn tinh thần thông thường với khán thính giả”, trích từ bài viết trên mục Ý kiến trái chiều của The New York Times năm 2013 của phóng viên Bill Wyman, cho rằng Dylan xứng đáng nhận giải thưởng. “Tính trữ tình trong sáng tác của ông thật tinh tế, mối bận tâm và những chủ đề ông đề cập đến là phi thời gian, và nhiều nhà thơ qua mỗi thời kì đều nhận thấy nhiều hơn tầm ảnh hưởng này trong sáng tác của mình”.

Sara Danius, nhà nghiên cứu văn học và là thư ký thường trực của 18 thành viên Viện Hàn lâm Thụy Điển, nơi trao tặng giải thưởng, đã gọi Dylan là “một thi sĩ vĩ đại trong truyền thống Anh ngữ” và so sánh ông với Homer và Sappho, tác giả của những sáng tác truyền miệng. Khi được hỏi về quyết định trao thưởng cho một nhạc sĩ như là tín hiệu của việc mở rộng biên độ khái niệm văn học, bà Danius đã đùa rằng: “Thời gian là đổi thay, có lẽ vậy”, từ lời một bài hát của Dylan.

Dylan nổi lên trong bối cảnh âm nhạc New York năm 1961 như một nghệ sĩ theo bước truyền thống âm nhạc của Woody Guthrie, hát những bài phản kháng và khảy guitar cổ điển trong các câu lạc bộ và hộp đêm ở Greenwich Village. Nhưng ngay từ đầu, Dylan đã phản đối những lời nhạc hoa mỹ và phong cách sáng tác bất quy phạm của ông đã làm mê hoặc giới nghệ sĩ và nhà phê bình. Năm 1963, nhóm nhạc dân ca Peter, Paul và Mary leo lên vị trí số 2 bảng xếp hạng Billboard thể loại pop với ca khúc “Blowin’ in the Wind” do Dylan sáng tác, với những đoạn điệp khúc mờ nghĩa làm gợi lên lời Thánh Kinh.

Trong nhiều năm, Dylan đã xáo trộn chính ý niệm nhạc dân gian (folk music) bằng những bài hát phức tạp hơn và chuyển sang hơi hướng rock ’n’ roll nhiều hơn. Năm 1965, ông chơi cùng một ban nhạc rock điện tử tại Newport Folk Festival, làm dấy lên tranh cãi trong cộng đồng chơi nhạc folk thuần túy, họ buộc tội ông đã phản bội lại dòng nhạc này.

Sau báo cáo về vụ tai nạn mô-tô năm 1966 gần nhà ông ở Woodstock, N.Y., Dylan rút lui khỏi đời sống cộng đồng nhưng vẫn tích cực hoạt động trong vai trò người sáng tác ca khúc. Sự nghiệp của ông tiếp tục khiến người hâm mộ và các nhà phê bình ngạc nhiên và trở thành một trong những nhạc sĩ có số lượng tác phẩm được phân tích mổ xẻ nhiều nhất trong lịch sử nhạc pop.

Album “Blood on the Tracks” năm 1995 của ông được xem như là tác phẩm mãnh liệt nhất nói về một mối quan hệ tan vỡ, nhưng chỉ bốn năm sau, bối cảnh Thiên Chúa giáo trong “Slow Train Coming” đã gây tranh cãi trong giới phê bình. Hai album gần nhất của ông là hát lại những bản nhạc pop truyền thống của Frank Sinatra.

clip_image002

Từ năm 1988, Dylan thực hiện các chuyến lưu diễn mải miết, truyền cảm hứng để đặt thành tên gọi không chính thức cho hành trình âm nhạc của ông, “Hành trình bất tận” (the Never Ending Tour). Tuần trước, ông tổ chức hai buổi biểu diễn lần đầu tiên tại Desert Trip, một lễ hội ở Indio, Calif. với sự tham gia của ban nhạc The Rolling Stones, Paul McCartney và những ngôi sao khác của thập niên 1960.

Dylan sinh ngày 24 tháng Năm năm 1941 tại Duluth, Minn., và lớn lên tại Hibbing. Ông chơi trong những ban nhạc thanh thiếu niên, chịu ảnh hưởng từ nhạc sĩ dòng nhạc dân gian Woody Guthrie, các tác giả thuộc Thế hệ Beat (Beat Generation) và những nhà thơ hiện đại.

Dylan, tên thật là Robert Allen Zimmerman, theo Kitô giáo và đã phát hành một số album mang cảm hứng sáng tác từ tôn giáo, nhưng ông lại sinh ra trong một gia đình Do Thái.

Nhà phê bình Greil Marcus, một trong những học giả đầu tiên nghiên cứu sáng tác của Dylan, đã xem xét tầm ảnh hưởng từ tác phẩm “Hợp tuyển nhạc dân gian Mỹ” của Harry Smith, một công trình biên soạn năm 1952 đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc phục hưng dòng nhạc dân gian Hoa Kỳ, đến âm nhạc của Dylan. Dylan nghe thấy tác phẩm này lần đầu tiên sau khi ông bỏ học ở Đại học Minnesota.

Năm 1962, Dylan ký hợp đồng với nhà sản xuất âm nhạc John Hammond cho album đầu tay “Bob Dylan”. Ông chỉ mới 22 tuổi khi trình diễn tại sự kiện Jobs and Freedom ở Washington vào tháng Ba, hát “When the Ship Comes In” với Joan Baez và “Only a Pawn in Their Game”, bài hát kể lại chuyện tên sát nhân đã giết chết nhà hoạt động nhân quyền Medgar Evers, trước lúc Cha Martin Luther King đọc diễn văn “Tôi có một ước mơ” (I Have a Dream).

Giles Harvey viết trên The New York Review of Books năm 2010, “Tiếp theo những năm 60, Dylan cảm thấy ngày càng bối rối với những lời hô hào sùng tín và phái tả khuynh giáo điều trong bầu không khí nhạc dân gian”. Ông “bắt đầu viết loại thơ vô nghĩa hư ảo, trong đó nước Mỹ xù xì, thô tục, hỗn loạn của dòng nhạc dân gian truyền thống va chạm với toàn thể đặc tính phi thực từ lịch sử, văn học, truyền thuyết, Kinh thánh, và còn nhiều lĩnh vực khác nữa.

David Hajdu, một nhà phê bình âm nhạc của tờ The Nation từng viết những bài khái quát về Bob Dylan và những người cùng thời ông, nói rằng sự công nhận từ giải Nobel là quá chậm chạp và có thể có dụng ý nằm trong kế hoạch vinh danh hoạt động âm nhạc Mỹ trong bối cảnh rộng lớn hơn, trong đó Dylan là nổi bật.

“Phần nào đó thì đây là sự công nhận toàn bộ truyền thống mà Dylan đại diện, vậy là phần nào đó nó cũng là phần thưởng dành cho những người đi trước Robert Johnson và Hank Williams và Smokey Robinson và the Beatles”. Ông Hajdu phát biểu trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm. “Người ta nên nghiêm túc nhìn đây như một hình thức nghệ thuật của một thời kì dài trước đó”.

Khi trao tặng giải Nobel Văn học đến Bob Dylan, ủy ban Nobel có thể đã nhận thấy rằng khoảng cách giữa các loại hình nghệ thuật hàn lâm và nghệ thuật thương mại đã thu hẹp.

“Là văn học, mà là âm nhạc, là trình diễn, nghệ thuật, mà cũng có tính thương mại cao”, ông Hajdu cho biết. “Những phạm trù cũ về nghệ thuật cao cấp và thấp kém đang sụp đổ theo thời gian, nhưng bây giờ thì nó trở nên chính thức”.

Nhiều album của Dylan đã được Viện Hàn lâm Thụy Điển mô tả là có “tác động to lớn đến nền âm nhạc đại chúng”, gồm  “Bringing It All Back Home” và “Highway 61 Revisited” (1965), “Blonde On Blonde” (1966) và “Blood on the Tracks” (1975), “Oh Mercy” (1989), “Time Out Of Mind” (1997), “Love and Theft” (2001) và “Modern Times” (2006).

“Dylan đã thu âm một số lượng lớn album xoay quanh các đề tài như hoàn cảnh xã hội của con người, tôn giáo, chính trị và tình yêu”, Viện Hàn lâm Thụy Điển phát biểu trong bản tiểu sử kèm theo thông báo. “Lời nhạc liên tục được xuất bản trong những ấn bản mới, dưới tiêu đề “Lyrics”. Là một nghệ sĩ, ông rất uyên bác; ông hoạt động như một họa sĩ, diễn viên và nhà viết kịch bản”.

Viện Hàn lâm nói thêm: “Kể từ cuối thập niên 1980, Bob Dylan đã tổ chức các tour lưu diễn liên tục với tên gọi “Never-Ending Tour” (Hành trình bất tận). Dylan là một biểu tượng. Sức ảnh hưởng của ông đối với âm nhạc đương đại là rất sâu sắc, và ông là đối tượng trong một dòng chảy đều đặn của dòng văn học phái sinh.

Bên cạnh những album âm nhạc, Dylan còn tạo ra các tác phẩm thể nghiệm như “Tarantula”, một tuyển tập thơ văn xuôi năm 1971, “Văn chương và hội họa” (“Writings and Drawings”), một công trình biên soạn năm 1973. Ấn bản tự truyện đầu tiên của ông, “Biên niên ký” (“Chronicles”) xuất bản năm 2004, thuật lại những năm đầu khi ông chuyển đến New York vào năm 19 tuổi.

Dylan đã đạt nhiều giải thưởng danh giá bao gồm Grammy, Oscar và Quả Cầu Vàng; tên tuổi ông được đưa vào Đại sảnh Danh Vọng Rock and Roll năm 1988 và được trao Huân chương Tự do năm 2012. “Từ năm 23 tuổi, tiếng nói đầy sức nặng, nội lực, và độc nhất của Bob đã xác định lại không chỉ khái niệm âm nhạc mà còn là thông điệp nó truyền tải và cách thức con người cảm thụ”, lời phát biểu của Tổng thống Obama trong buổi lễ tại Nhà Trắng. “Hôm nay, tất cả mọi người từ Bruce Springsteen đến U2 đều nợ Bob lòng biết ơn. Không có ai phi thường hơn trong lịch sử âm nhạc Mỹ. Suốt những năm tháng sau này, ông vẫn sẽ theo đuổi âm thanh này, vẫn tìm kiếm từng chút một chân lí. Và tôi phải nói rằng tôi là một người hâm mộ cuồng nhiệt thật sự”.

Giải Nobel mang đến 8 triệu cuaron Thụy Điển, tức hơn 900.000 đô la Mỹ. Giải thưởng văn học được trao cho sáng tác trọn đời thay vì một tác phẩm đơn lẻ.