Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2023

Dũng cảm đến hớ hênh: Cổng Thông tin điện tử ỦY BAN DÂN TỘC

Inrasara

Bài về NGƯỜI CHĂM viết ngày 4-11-2015, Cổng Thông tin đăng lại ngày 6-9-2023, không ghi tên tác giả, lượt đọc 49.985. Dưới bài có chua thêm: “(Bức tranh Văn hóa các Dân tộc Việt Nam - NXB Giáo dục)”.

Chủ quản Cổng ấy thì to rồi, vẽ “bức tranh” về người Cham in ở Nhà xuất bản Giáo dục nữa, phải nói là rất đáng tin. Thế mà ngay sau đó, cùng ngày Wa Praong phản ứng mạnh trên facebook của mình, mới là điều đáng lo về cách làm của ta.

Ở đó bạt ngàn hớ hênh lồ lộ:

- Hớ hênh và mơ hồ về lịch sử, xã hội: “Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm pa”, “Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni)”…

- Thêm mấy hư cấu với tưởng tượng vô cùng… độc đáo: “Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng”, “Cưới xin: Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến ái”…

- Sai về dùng từ, sai chánh tả với lỗi kĩ thuật thì miễn chê luôn: “lễ Bon katê”, “văn tự Sascrit”, “Paranưng”, “văn hóa ấn Độ”, "xã hội ấn Ðộ cổ đại"...

Kết. Người phụ trách cái CỔNG này ở cao ở xa cộng đồng Cham, không sâu không sát nên cứ tùy hứng tùy nghi mà gõ mà đăng, thì phải nói tác giả bài viết dũng cảm chả ngán… thằng Tây nào!

Tạm kê vài món ra đây, chớ cụ thể chi li cho nên đầu nên đũa thì đòi hỏi bằng chứng, lập luận e thành một bài tiểu luận mất. Tôi mạo muội tút để NHẮC NHẸ NHAU, cho đằng ấy tỉnh ra mà… VIẾT LẠI.

P.S. Cham có nhiều nhà nghiên cứu uy tín, đăng bài, nhờ họ xem qua để biên tập là ổn. Bài viết đã trải đời qua 8 năm, không ai nhắc để sửa, Cổng đăng lại là điều đáng nói hơn cả.

May be an image of 1 person and text

image