Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

Đánh trống bỏ dùi

Nguyễn Khắc Mai

375298252_1823085904818668_3566339184287561711_n

Tác giả Nguyễn Khắc Mai

Tôi viết nhận xét ngắn này riêng tặng Anh Võ Văn Thưởng và tất cả các anh chị lãnh đạo cao thấp của nước ta nhân ngày khai trường, những người đã đi đánh trống khai giảng năm học mới 2023 - 2024.

Tôi thấy hình ảnh họ rất đẹp, lời phát biểu cũng có cánh. Và tôi có cảm giác vì có cánh, nên những lời ấy đã vụt bay mất hút, không để lại chút ấn tường nào cho thiên hạ!

Tôi chợt nhớ câu thành ngữ* “Đánh trống bỏ dùi” của ông bà ta bao đời. Họ lấy hình ảnh người đánh trống. Cố nhiên đánh trống xong, dù là trống chầu, trống trường, trống lệnh, trống thu không, trống lễ hội, v.v., đánh xong thì không ai lại cứ cầm mãi cái dùi trống làm gì.

Nhưng cái hình tượng ấy lại được chuyển vào một ngụ ý rất triết học. Để nói về một hiện tượng tâm lý xã hội. Việc làm chớt chat, không đến đầu đến đũa, không đến nơi đến chốn. Đánh trống bỏ dùi trở thành một thành ngữ để nói cái hiện tượng và hành vi xã hội của con người.

Tôi thấy, chưa bao giờ câu thành ngữ ấy, lại có được sự minh họa hết sức cụ thể, rất rõ ràng, như trong trường hợp những người đi đánh trống khai giảng. Tôi nhớ ngày trước, đi học tôi chưa hề thấy bất cứ cụ tuần, cụ sứ, quan huyện, quan đốc nào đi đánh trống khai giảng cả. Tôi nhớ vào năm học lớp ba trường huyện, tôi đã được thầy hiệu trưởng giao cho đánh hồi trống khai giảng, và cũng đôi lần trong năm học được cắt cử đánh hồi trống vào học, và hết giờ học. Học trò luân phiên nhau làm việc ấy hoặc bác cai trường. Còn nhớ bài Xuân đi học, có câu: ”Trống chưa nghe đánh đến trường làm chi”...

Tôi dám đoan với tất cả các bạn rằng, họ đánh xong bỏ dùi và không hề nghĩ tới giáo dục nữa. Họ quên giáo dục ngay lập tức, quên chuyện lương không đủ sống của giáo viên, quên chuyện phải đóng góp méo mặt của phụ huynh học sinh, quên luôn chuyện sách giáo khoa bất hợp lý, quên cả trường lớp trên vùng cao nơi đồng bào các tộc ít người đang sinh sống... Đặc biệt họ cũng quên luôn việc học hành của họ. Nên nhiều người chẳng những viết không thành câu, nói năng kém văn hóa, mà việc tu thân tề, gia của họ rất bê bối.

Chưa bao giờ tôi thấy họ đã minh họa một cách sinh động đầy ấn tượng như thế về một câu thành ngữ: Đánh trống bỏ dùi!

                                                                                                                           05/9/2023

                                                                                                                             N. K. M

Nguồn: FB Mạc Văn Trang

* Tục ngữ [thành ngữ - Văn Việt]