Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2023

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 246): Hoàng Trọng, Lan Đình & Song Hương: Hương Ngọc Lan

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2023)

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

Hương Ngọc Lan – Sáng tác: Hoàng Trọng, Lan Đình & Song Hương

Ca sĩ trình bày: THÁI THANH

ĐỌC THÊM:

(Trích lại từ: Dong nhacxua.com)

HOÀNG TRỌNG & ĐIỆN ẢNH
(Nguồn: bài viết của nhạc sỹ Hoàng Nhạc Đô, trưởng nam của nhạc sỹ Hoàng Trọng)

Sau Tết Mậu Thân 1968, Điện ảnh Việt Nam nở rộ lên. Cha tôi bắt đầu ký hợp đồng với các hãng phim để viết nhạc cho phim. Vào năm 1969 cha tôi làm nhạc nền cho phim: Vụ án tình, Xin nhận nơi này làm quê hương, Giã từ bóng tối. Trong đó có những ca khúc cha tôi sáng tác: Bơ vơ, Tìm lại hương yêu, Trao nhau lời cuối. Cũng trong năm đó cha tôi còn viết nhiều ca khúc khác nữa như: Cung đàn duyên kiếp, Mộng cô đơn… Qua năm 1970 cha tôi viết nhạc cho phim Lá rừng, phim này đã thực hiện xong nhưng bị cấm không cho chiếu. Sau đó ông viết nhạc nền và ca khúc cho phim: Người tình không chân dung của Hoàng Vĩnh Lộc và Nàng của Thẩm Thúy Hằng. Đồng thời trong năm 1970 cha tôi sáng tác một loạt ca khúc như: Nhặt lá vàng, Lá rừng, Tình yêu không bến, Mưa gió đầu, Gợi sầu

Năm 1971 Cha tôi viết nhạc nền và ca khúc cho phim Ngậm ngùi, Ngọc Lan, Bão tình, Sau giờ giới nghiêm… Trong năm 1972 Cha tôi viết nhạc nền và ca khúc cho phim: Lệ đá, Chân trời tím, Bẫy ngầm, Năm chàng hiệp sĩ bất đắc dĩ, Triệu phú bất đắc dĩ (riêng phim này cha tôi được giải thưởng âm nhạc trong [?] Văn học Nghệ thuật của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1972 đến 1974 cha tôi viết cho phim Chiếc lá bên đường, Sợ vợ mới anh hùng. Ông còn viết cho phim chưởng: Song hổ Sái đấu, phim này kịch bản của Việt Nam nhưng đạo diễn của Hồng Kông. Cha tôi đang nghiên cứu viết nhạc cho phim truyện dài nhiều tập nói về sự tích vua Đinh Tiên Hoàng hồi còn nhỏ thì phải ngưng vì biến cố đất nước thay đổi. Trong phim có những ca khúc: Châu đốc miền quê yêu, Hòn Phu tử, Mùa mưa thương nhớ, Ngày vui năm đó.

Có điều tôi rất phục sức làm việc của cha tôi. Ông vừa phụ trách ban Tiếng Tơ Đồng trên đài phát thanh và đài truyền hình. Phải viết hòa âm phối khí từng bài cho ban nhạc (ngày xưa phối âm phối khí tổng phổ trên giấy chứ không phải như trên máy computer như ngày nay cho nên rất tốn công sức, tốn thời gian). Cha tôi còn phải viết nhạc nền cho phim, phải sáng tác ca khúc kiếm tiền nuôi hai em của tôi ăn học trên đại học. Lúc này tôi đã ở riêng đi chơi nhạc khắp bốn vùng chiến thuật, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Gặp con em là người ở gần cha tôi nhất, nó than thở: “Cha mình làm việc nhiều quá, gầy nhom thấy sao thương quá là thương”…

BÃO TÌNH
(Nguồn: hồi ký của cố đạo diễn Lê Dân đăng trên ThanhNien.vn)

clip_image010

Bão tình (Hoàng Trọng – Duy Viêm). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

clip_image012

clip_image014

Đến năm 1971, Kiều Chinh có dịp xuất hiện cùng Ôn Văn Tài trong bộ phim màu Bão tình của đạo diễn Lưu Bạch Đàn, hãng Trùng Dương Phim sản xuất. Kịch bản phim do chính đạo diễn viết cùng Lê Trang. Ngoài hai vai chính, phim còn quy tụ nhiều nghệ sĩ được quần chúng yêu thích: Hùng Cường, Kiều Phượng Loan, Thùy Liên, Thanh Việt, Kim Giác, Kim Ngọc, Lệ Hằng, Thanh Xuân… Chuyên viên điện ảnh được chọn cũng là những tay nghề giỏi: quay phim Nguyễn Ngọc Minh, âm thanh Lê Ngũ Nghĩa, hòa âm Hoàng Trọng. Nhạc chủ đề với ca khúc Tình nhớ do Trịnh Công Sơn viết và Khánh Ly trình bày. Chọn bối cảnh cho phim, đạo diễn khéo tập trung tại vùng Nha Trang là nơi có nhiều cảnh đẹp.

Rất tiếc, truyện phim có vẻ đơn giản, tóm tắt như sau: Sau khi tốt nghiệp trường sĩ quan hải quân, Toàn cưới Thủy. Chấm dứt tuần trăng mật, Toàn lên đường ra trận, bị thương trong một cuộc hành quân. Bác sĩ cho biết vết thương làm anh bị bất lực vĩnh viễn. Toàn vô cùng đau khổ. Từ đó, hai vợ chồng miễn cưỡng sống trong hạnh phúc giả tạo. Nội dung phim không mới lạ, ít tình tiết hấp dẫn, nên dù phim được thực hiện chỉn chu, nhưng cũng không thu hút nhiều khán giả như mong muốn, nhanh chóng đi vào lãng quên.  Sau phim này, Kiều Chinh lập hãng phim riêng lấy tên là Giao Chỉ Phim để có thể chọn thực hiện những tác phẩm theo ý mình.

NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG
(Nguồn: hồi ký của cố đạo diễn Lê Dân đăng trên ThanhNien.vn)

clip_image016

Người tình không chân dung (Hoàng Trọng). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

clip_image018

“Người tình không chân dung” là tác phẩm đầu tiên của hãng phim Giao Chỉ – bộ phim đưa Kiều Chinh lên đài danh vọng, với tư cách là giám đốc hãng phim và là diễn viên chính của một bộ phim gây dư luận sôi nổi. Tác giả phim là Hoàng Vĩnh Lộc, từ diễn viên nổi tiếng bước sang lĩnh vực đạo diễn, tiếp tục thành công qua một loạt phim nhiều sáng tạo: Con búp bê nhồi bông, Người về từ đỉnh núi, Xin nhận nơi này làm quê hương… Và bây giờ là Người tình không chân dung. Cùng có mặt trong phim với Kiều Chinh là những diễn viên nam sáng giá: Hùng Cường, Tâm Phan, Hà Huyền Chi, Minh Trường Sơn.

Nội dung phim tóm tắt như sau: Mỹ Lan là người đẹp giữ mục Tiếng nói hậu phương của đài phát thanh quân đội, rất đau khổ khi hay tin người yêu tử trận. Cô chán nản cuộc đời, đi đến quyết định táo bạo: gom hết tên họ và số quân của những quân nhân từng viết thư cho cô từ mặt trận, bốc thăm trúng ai thì nhận người ấy làm chồng. Sau nhiều ngày lang thang trên những nẻo đường mặt trận, cuối cùng Mỹ Lan gặp được người cô tìm kiếm: một người lính bị phỏng rất nặng, mặt mày và toàn thân quấn băng kín mít. Mỹ Lan ở lại cứ điểm để săn sóc anh, cho đến lúc anh trút hơi thở cuối cùng dưới lớp băng dày, không để lộ chân dung.

Phim được mở đầu với một hình ảnh đặc sắc để lại ấn tượng: Bên vũng nước mưa phản chiếu ánh sáng mặt trời lung linh, một cái nón sắt bị bỏ lại chơ vơ giữa lau sậy. Làm nền cho hình ảnh này là giọng hát xúc động của Lệ Thu: “Trong cái nón sắt của anh, Mặt trời vẫn còn đó ban ngày và ban đêm, Mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao cũng còn đó, Con ễnh ương vẫn gọi tên anh trong mưa dầm, Tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất… (Ca từ của Hoàng Vĩnh Lộc – Nhạc của Hoàng Trọng). Hình ảnh và những lời ca của bài hát cùng tên với tựa phim đã làm nhiều khán giả rơi lệ.

Tác phẩm Người tình không chân dung đã gây tranh luận trong nước. Nhiều người phê bình đây là một bộ phim ca ngợi hình ảnh người lính của chế độ Sài Gòn. Những người khác lại nghĩ rằng phim có ý đồ phản chiến, nêu lên sự tàn ác của chiến tranh. Dù sao, phim cũng đã gây xúc động. Tại Đại hội Điện ảnh Á châu lần thứ 17 ở Đài Bắc (5 và 6.6.1971), Người tình không chân dung đoạt giải Phim có chủ đề xuất sắc, và Kiều Chinh được tôn vinh là Nữ tài tử chính khả ái nhất của Đại hội.