Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Một cuốn sách rất hay vừa xuất bản!!!

Nguyễn Xuân Diện

Tôi vừa được hai tác giả Phan Đăng Thanh (Tiến sĩ Sử học, Thạc sĩ Luật học) và Trương Thị Hòa (Thạc sĩ Sử học, Thạc sĩ Luật học) gửi tặng cuốn sách Nhân quyền của người Việt từ Bộ Luật Hồng Đức đến Bộ Luật Gia Long, mà ông bà vừa xuất bản tại NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

Đây là cuốn sách mà tôi chờ đợi từ lâu. Đây là lần đầu tiên, hai bộ luật quan trọng trong lịch sử nước nhà được phân tích và đánh giá dưới góc nhìn mới mẻ: Góc nhìn về Nhân quyền thể hiện trong các bộ luật xưa. Vì thế đây là một sự bất ngờ!

Đó là Bộ Luật Hồng Đức mà Hoàng đế Lê Thánh Tông (1442–1497, trị vì 1460–1497) đã dày công tổng hợp, sáng tạo nên. Ngài là vị vua văn trị võ công đáng bậc thần văn thánh võ, đưa cả Đại Việt lên một tầm cao mới, thăng bình thịnh trị. Ngài cũng xứng danh một chiến sĩ tiên phong vĩ đại của phong trào quốc tế vì quyền con người ở khu vực Đông Nam châu Á lúc bấy giờ, dù vào thế kỷ XV, khái niệm về nhân quyền chưa xuất hiện.

Sau đó, nhà Nguyễn (1802–1945) đã tiếp tục kế thừa, phát triển bộ luật ấy thông qua Hoàng Việt luật lệ (Bộ Luật Gia Long) – bộ luật cơ bản của triều Nguyễn do Hoàng đế Gia Long – vị vua khai sáng triều Nguyễn quan tâm, trực tiếp chỉ đạo thực hiện và ban hành năm 1815. Học giả lão thành Nguyễn Đình Đầu nhận định: "Quyển sách này như một bào chữa về cơ bản là có sức thuyết phục, tham gia bảo vệ trước tòa án lịch sử dân tộc cho Bộ Luật Gia Long đã bị phê phán hàng thế kỷ qua". (Ý kiến của Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu in ở đầu sách như bài Tựa).

Những vấn đề được đưa ra phân tích ở đây thật khách quan, khoa học và bổ ích, thú vị vô cùng, mới mẻ vô cùng.

Không hiểu sao, hai bộ luật này đã quen thuộc trong giới sử học quốc doanh nước nhà, nhiều luận văn luận án, sách vở đã khai thác, vậy mà hóa công vẫn dành để cho hai vị học giả Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa đặt một phiến đá ghi danh vào lịch sử nghiên cứu lịch sử luật học nước nhà.

Tôi muốn trở lại ngày xưa ấy, để làm thần dân của hai Hoàng đế Lê Thánh Tông và Gia Long anh minh thánh văn thần võ! Luật xưa chi tiết mà nghiêm. Luật xưa có trên giấy mà cũng có trong cuộc sống!

Xin cảm tạ hai tác giả Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hoà; và hân hoan giới thiệu với chư vị gần xa về cuốn sách quý giá này.

Xin gửi quý vị MỤC LỤC cuốn sách.

image

 

clip_image004

clip_image006

clip_image008

clip_image010