Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

Cám ơn một nhà văn Nga

Cám ơn một dịch giả Việt

Hà Nhật

Tôi thật bất ngờ khi đọc được một truyện ngắn của một nhà văn Nga trên một tạp chí bằng tiếng Pháp có tên là: Littérature soviétique (Văn học Xô viết). Đó là truyện ngắn La diligence de nuit (Chuyến xe đêm) của Paustovsky. Truyện kể về một chặng đường trên đất Ý của nhà văn Đan Mạch nối tiếng khắp thế giới: Andersen.

Tôi bất ngờ bởi vì trong nền văn học Nga lức ấy có thể có một nhà văn như ông này. Ca ngợi Andersen, ông ca ngợi con người của những giấc mơ, ca ngợi “tình yêu trong tưởng tượng, vì chỉ trong tưởng tượng tình yêu mới mãi mãi là thơ là mộng”.

Cái ông nhà văn Nga này hình như chẳng dính dáng gì đến những nhà văn Nga mà tôi đọc cho đến lúc đó: Boris Polevoy…

Rồi đến lúc tôi đọc được cả một tập truyện của Paustovsky dịch từ tiếng Nga: Bông hồng vàng. Người dịch là Vũ Thư Hiên.

Tôi biết tên Vũ Thư Hiên từ đó.

Mê tập truyện, tôi đọc kỹ cả lời giới thiệu, thứ mà thông thường người ta không đọc.

Rồi trong những giờ lên lớp, tôi thường đem đọc cho học trò nghe, có khi là một truyện, có khi chỉ một đoạn. Học trò của tôi cũng mê.

Mấy chục năm sau, một cô học trò cũ của tôi, tình cờ gặp lại, đã trách tôi:

- Thật thầy đã làm khổ em mà chắc thầy không biết. Em tìm mua không được, em đã phải đi mượn rồi chép lại cả quyển Bông hồng vàng đó thầy.

Đúng là tôi đã làm khổ học trò. Cô học trò ấy tên là Nguyễn Thị Dư Khánh, còn là em gái hai người bạn của tôi, Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Khắc Phê.

Thế là nhờ Vũ Thư Hiên mà tôi nhớ rằng có một dòng văn học Nga, dòng văn học đã từng sản sinh ra những Lev Tolstoy, Anton Tchekhov, Tourguenev… Dòng văn học này chưa bao giờ mất đi.

Ngày đó, tôi ở mãi Quảng Bình, không quen Hiên, chỉ biết Hiên qua người bạn thân Tuân Nguyễn. Rồi ai ngờ Hiên gặp nạn, cùng một lần với Tuân. Tiếp đến là những người bạn tôi: Vũ Huy Cương, Bùi Ngọc Tấn…

Có lẽ tôi từng có một thuở ngu dốt khi nghĩ rằng cốt cách của một dân tộc chính là cốt cách được thể hiện bởi những người đứng đầu.

Tôi căm hận dân Mông Cổ bởi họ là dân tộc đã tạo ra mấy cuộc xâm lăng man rợ lên xứ sở Đại Việt.

Tôi căm ghét dân tộc Tây Ban Nha bởi họ đã tạo nên một tên Franco.

Tôi căm ghét dân tộc Ý vì đã tạo nên một tên Mussolini.

Tôi căm thù dân tộc Đức vì đã Heil Hitler để tạo ra một cuộc sát sinh kinh hoàng!

Mãi sau này tôi mới hiểu.

Lịch sử nhiều khi trớ trêu trao quyền lực vào tay những thằng điên tàn bạo. Những thằng điên ấy không phải là nhân dân, không phải là cả một dân tộc.

Nhân dân là nhân dân. Dân tộc là dân tộc.

Cuối cùng, nhân dân, dân tộc đích thực bao giờ cũng chiến thắng.

Tuy nhiên, nhiều khi chiến thắng phải được trả bằng những cái giá quá đắt, đắt vô cùng!