Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022

Linh tinh chuyện cùng giáo sư Trần Văn Thọ

Lưu Trọng Văn

Gã choàng chiếc mũ bảo hiểm lên đầu quá trời tóc đen mượt của giáo sư Trần Văn Thọ. Hình như lần đầu tiên ông giáo sư danh giá của Nhật luôn được xe đưa đón lại “bị” gã rước bằng xe Wave đời cụ.

Thoát ra khỏi đường Nguyễn Huệ cặp đường Hàm Nghi thì gặp lốc. Gió từ sông Sài Gòn cùng mưa ào ào. Giáo sư Thọ co ro núp mái hiên, phát hiện có hai em khá xinh váy đen cũng đang trốn gió và mưa, thì tủm tỉm cười. Gã cà khịa, có bao mối tình nhờ đụp mưa này đấy. Thế là Giáo sư liền bảo: Ngày xưa thích thật, các cụ nhà mình đua nhau làm thơ tình lãng mạn. Gã bảo do “cái tôi” được giải phóng. Giáo sư ở tuổi 73 ngơ ngẩn… gật đầu.

Hết mưa. Con đường Pasteur kìn kịt xe hơi xe máy. Giáo sư bảo, trước chỉ đứng trên hè phố nhìn cảnh này, giờ ngồi trên xe máy chen chúc thấy khác hẳn. Gã nghĩ khoái trong bụng, giữa chen chúc này chả ai có thể nhận ra ông giáo sư kinh tế danh tiếng, cố vấn cho nhiều đời thủ tướng Nhật, Việt Nam, tác giả những cuốn sách kinh tế lừng danh này, vì ông đội chiếc mũ bảo hiểm “rổm” ngồi sau một gã bụi đời, trên chiếc xe rẻ tiền, trông không khác một công chức quèn.

Gã hỏi ông, người Nhật mê bóng đá không? Có đổ ra đường mừng chiến thắng của đội bóng Nhật ở Quatar không? Ông cười và bảo không. Người Nhật không cay cú chuyện hơn thua trò chơi giải trí. Gã hỏi, vậy người Nhật thấy thế nào khi để kinh tế Trung Quốc qua mặt? Ông bảo, cay đắng và tức giận nữa.

Khi xe thoát khỏi đám đông gặp đường Lê Duẩn, gã nói: Tôi nghĩ hạng nhất về hạnh phúc và lối sống văn hoá ứng xử mới quyết định. Trung Quốc còn lâu mới đuổi kịp Nhật các giá trị đó. Ông bảo, Trung Quốc mạnh kinh tế sẽ rất mạnh quân sự. Tham vọng của Trung Quốc quá rõ rồi. Nhật không thể không đề phòng cái sức mạnh quân sự mang tính đe doạ, phá huỷ này.

Tới góc đường Pasteur - Nguyễn Đình Chiểu, gã hỏi: Anh đã bao giờ trao đổi về kinh tế với ông Nguyễn Phú Trọng chưa?

Ông kể:

“Một lần tôi cùng 13 chuyên gia kinh tế viết đề xuất các đột phá để phát triển kinh tế Việt Nam, gửi ông Trọng. Ông Trọng cử trợ lý tiếp tôi, đại diện cho nhóm kiến nghị. Ông trợ lý bảo, tổng bí thư rất bận nên cử trợ lý nghe.”

Còn ông Nguyễn Xuân Phúc khi là thủ tướng thì sao? Gã hỏi.

“Ông Phúc khi là thủ tướng thường xuyên gặp tôi và nhóm tư vấn trao đổi trực tiếp rất thẳng thắn”. GS Thọ đáp.

“Thế ông Phạm Minh Chính thì sao?”. Gã hỏi, khi xe của gã từ đường Lê Quý Đôn vào đường Tú Xương.

GS Thọ đáp: “Khi qua Nhật, ông Chính có gặp tôi ở Đại sứ quán Việt Nam cùng trao đổi về kinh tế Việt Nam và điều gì cần học hỏi kinh tế Nhật.”

Gã mời giáo sư Trần Văn Thọ vào quán ăn chay trên đường Tú Xương do Kiến trúc sư Lê Hiếu thiết kế theo kiến trúc phố cổ Hội An, phảng phất văn hoá Nhật.

Chuyện tiếp.

Gã hỏi giáo sư Thọ trong các cuộc góp ý, tư vấn, kiến nghị với lãnh đạo Việt Nam giáo sư nhấn mạnh điều gì nhất, ngoài vấn đề thể chế.

Giáo sư đáp:

“Điều thứ nhất là đào tạo nguồn nhân lực tài năng và sử dụng tài năng. Không có tài năng dẫn dắt, quản trị, nghiên cứu công nghệ, thực thi thì mãi mãi kinh tế Việt Nam chỉ làm hàng gia công mà thôi. Vì lo đào tạo và sử dụng tài năng mà 90.000 người Hàn Quốc qua sống ở Việt Nam đều là ông chủ, trong khi đó thì 90.000 người Việt Nam qua Hàn Quốc sinh sống chỉ làm thuê. Kinh tế Việt Nam hiện rất mỏng vì chỉ làm gia công, các nguồn lợi nằm trong tay các nước cung cấp nguyên vật liệu và chủ các công nghệ. Việt Nam xuất siêu hàng chục tỷ đôla qua Mỹ nhưng phần lời chính lại thuộc các công ty nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu ấy ở Việt Nam. Đồng thời Việt Nam còn phải mất tiền nhập siêu nguyên vật liệu hàng chục tỷ dola từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Chị Phạm Chi Lan nói với anh, cứ nhìn thân thể chị ấy là biết kinh tế Việt Nam là vậy.”

Điều thứ hai là gì, thưa giáo sư?

Giáo sư Trần Văn Thọ đáp:

“Kinh tế Việt Nam đi sau muốn vượt lên thì phải chọn các nền kinh tế công nghệ hàng đầu thế giới mà học mà làm đối tác.

Tôi cảm giác người Việt thích chọn đối tác dễ tính để làm ăn. Cái bẫy ở đây. Tôi theo dõi quan hệ kinh tế đầu tư Nhật - Việt. Tôi giới thiệu nhiều tập đoàn uy tín hàng đầu của Nhật cho các tập đoàn của Việt Nam. Điều lạ lùng là các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam sau khi làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật hầu như đều bật ra. Họ bảo với tôi, làm việc với đối tác Nhật khó quá. Người Nhật khó tính quá, cầu toàn quá, chi tiết quá. Tôi nói với họ: Vì khó tính, nghiêm túc và cầu toàn, kinh tế Nhật mới là nền kinh tế hàng đầu như hiện nay.”

Gã nói: bài học đó, chơi với các “đồng chí” Trung Quốc dễ tính thì kết quả thế nào, sờ sờ ra đó.

Nói xong, cả gã và GS Trần Văn Thọ cùng im lặng kéo dài.

Đoạn kết.

Gã mời giáo sư Trần Văn Thọ ăn tối, nhưng giáo sư lại kiên quyết tranh trả tiền. Đúng là người Nhật khó… tính. Còn gã, hì hì đúng là người Việt dễ… tính.

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và trong nhà

GS Trần Văn Thọ nhận huân chương Thuỵ bảo Tia vàng rất cao quý của Nhật.

Có thể là hình ảnh về 1 người và trong nhà

Có thể là hình ảnh về 2 người, thực phẩm và trong nhà

Nguồn: FB Lưu Trọng Văn