Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ “Việt Bắc” (19)

Lại Nguyên Ân

sưu tầm và biên soạn

 

26. NHÂN HỒNG

Vấn đề phê bình văn nghệ ở Liên Xô


I. Phê bình và tự phê bình đảm bảo cho văn nghệ Liên Xô tiến bộ không ngừng
Các nhà văn nghệ Liên Xô thấm nhuần lời dạy của các lãnh tụ, hiểu sâu sắc rằng phê bình và tự phê bình cần như nước để uống, không khí để thở, có tác dụng nuôi dưỡng, thúc đẩy sự trưởng thành và tiến bộ mãi mãi của văn nghệ cũng như đối với mọi ngành.
Sau khi cuộc chiến tranh ái quốc thắng lợi hoàn toàn, trong khi bắt tay vào hàn gắn những vết thương chiến tranh và kiến thiết hòa bình, Liên Xô đã mở một cuộc vận động lớn phê bình văn nghệ và khoa học. Gần đây, trước và trong Ðại hội lần thứ hai của các nhà văn Liên Xô, phong trào phê bình văn nghệ lại được nâng lên một trình độ cao hơn. Nó duyệt lại tất cả công trình 20 năm xây dựng văn nghệ Liên Xô sau Ðại hội lần thứ nhất. Trên thế giới, chưa có một nền văn nghệ nào có cuộc phê bình náo nhiệt, sâu sắc như thế. Không những các tác phẩm, mà cả vấn đề phê bình và các nhà phê bình cũng được đem ra mổ xẻ, phân tích. Nhà văn Ê-ren-bua tiếp thu những lời phê bình về những khuyết điểm trong cuốn Tuyết tan,[1] tự nhận thiên truyện ngắn đó là một bước lùi trong sự nghiệp sáng tác của mình. Nhà văn Xi-mô-nốp đã phê bình kịch liệt cuốn Tuyết tan cũng được đại hội phê bình giọng bút chiến không đúng của ông.
Báo chí tư sản phản động nhân dịp đại hội này tìm cách vu khống văn nghệ Liên Xô. Một tờ báo Pháp đã bịa ra chuyện nhà văn Ê-ren-bua tại đại hội bị cấm hút thuốc bằng điếu, ngụ ý rằng nhà văn ở Liên Xô không có tự do sáng tác. Thật không có gì ngu xuẩn bằng.
Trong không khí phê bình gay gắt của đại hội, đã có một vài lời than phiền "văn nghệ suy đồi". Nhưng nhà văn Pha-đê-ép đã trả lời: "Thực tế là văn nghệ Liên Xô tiến triển, giành lấy nhiều lực lượng, bao trùm những địa hạt luôn luôn mới, và con số nhà văn có năng lực giải quyết các vấn đề nghệ thuật phức tạp không ngừng tăng lên".
Trình độ phê bình văn nghệ ở Liên Xô đã được nâng lên rất cao. Tuy không tránh được lệch lạc, nó vẫn luôn luôn vượt qua những lệch lạc ấy. Ðiều cần nhất là phải tin tưởng vào vũ khí phê bình và tự phê bình. Ðồng chí Ða-nốp [2] năm 1948, trong khi nhân danh Ban chấp hành trung ương Ðảng cộng sản Liên Xô, phê bình những lệch lạc của hai tờ báo Ngôi sao và Lê-nin-gờ-rát đã nhắc lại lời huấn thị của đồng chí Sta-lin như sau: "Ðồng chí Sta-lin đã nhiều lần vạch rõ rằng điều kiện chủ yếu cho sự phát triển của chúng ta là mỗi người Xô viết phải nhận thấy sự cần thiết hàng ngày tính sổ công tác, không ngần ngại tự kiểm tra mình, phân tích công tác của mình, can đảm phê phán sai lầm và thiếu sót của mình, nghĩ cách làm cho công tác được kết quả tốt nhất và luôn luôn gắng sức tu dưỡng bản thân. Cái đó cần cho các nhà văn cũng như cho tất cả những người lao động khác. Kẻ nào sợ đưa công tác của mình ra phê phán là một kẻ nhút nhát đáng khinh, không đáng để nhân dân mến yêu".

II. Văn nghệ phải có đảng tính và phê bình văn nghệ phải có nguyên tắc tính đanh thép, sắc bén:
Kinh nghiệm của Ðảng cộng sản Liên Xô trong việc phê bình hai tờ báo ở Lê-nin-gơ-rát năm 1948 rất đáng cho chúng ta chú ý. Hai tờ báo này đã đăng những tác phẩm văn nghệ dâm ô, thần bí và nói xấu xã hội Xô-viết của hai nhà văn đồi bại theo phái "nghệ thuật vị nghệ thuật". Các đồng chí phụ trách hai tờ báo đó đã phạm sai lầm đặt tình bạn lên trên lợi ích của nhân dân và nhà nước Xô-viết. Ðồng chí Ða-nốp đã vạch trần sai lầm vô nguyên tắc của các đồng chí đó, đồng thời phê bình cả Thành ủy đảng bộ Lê-nin-gơ-rát và sự lãnh đạo của Hội liên hiệp các nhà văn Liên xô kém sáng suốt, thiếu tinh thần đấu tranh phê bình.
Ðồng thời đồng chí Ða-nốp đã vạch rõ quan điểm lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin trong văn nghệ: "Chủ nghĩa Lê-nin xuất phát từ nguyên tắc định rằng văn nghệ chúng ta không thể phi chính trị, nó không thể biểu hiện một "nghệ thuật vị nghệ thuật" mà nó phải nhận một nhiệm vụ tiên phong chủ yếu trong đời sống xã hội. Do đó mà có nguyên tắc của chủ nghĩa Lê-nin là trong văn nghệ phải có tinh thần Ðảng, đó là điều quý giá nhất mà Lê-nin đã cống hiến cho khoa học văn chương".
Ðồng chí Ða-nốp nêu rõ cần kết hợp tự do chân chính của nhà văn với lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân và phản đối thứ tự do vô nguyên tắc, lợi dụng danh nghĩa Ðảng để tuyên truyền chống lại Ðảng, bênh vực những tư tưởng lạc hậu, phản động.
Văn nghệ phải có đảng tính nghĩa là phải phục vụ lợi ích của nhân dân lao động, phải là một bộ phận khăng khít của phong trào quần chúng. Ðó là lập trường, nguyên tắc bất di bất dịch, đó là điều mà các nhà văn nghệ cần phải được chú ý trước tiên.
Phê bình sai lầm của hai tờ báo văn nghệ nói trên, Ða -nốp phản đối luận điệu cho rằng trong chiến tranh, sách báo xuất bản ít, nhân dân thèm khát lắm rồi, vì vậy một khi hòa bình đã trở lại thì người đọc sẽ ngốn ngấu bất cứ một món văn nghệ nào, dù là của thiu thối. Ða-nốp vạch rõ rằng nhân dân đang cần những món ăn tinh thần lành mạnh giúp sức cho nhân dân khôi phục và kiến thiết Tổ quốc. Nhân dân phản đối văn nghệ lạc hậu, không hài lòng với một thứ văn nghệ không có tư tưởng tiền tiến của xã hội mới. Nhân dân đòi hỏi văn nghệ phải có tác dụng cải tạo xã hội, đóng vai trò tiên phong, nghĩa là đòi hỏi mặt trận tư tưởng phải đặt ngang hàng với mọi mặt trận đấu tranh khác.
Chỉ có đứng trên lập trường Ðảng mà phê bình không nhân nhượng những thứ văn nghệ đồi bại, phản động thì mới xây dựng được một nền văn nghệ chân chính của nhân dân lao động.
III. Thế nào là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa?
Văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa chính là văn nghệ có đảng tính. Ðây là một phương pháp sáng tác mà nội dung thì xã hội chủ nghĩa, hình thức thì dân tộc. Ðặc tính của nó là biểu hiện thực tế trong sự tiến triển cách mạng nghĩa là không kể nó biểu hiện thời đại nào, nhà văn nghệ cũng phải thấy cái hướng phát triển chính và đề nó ra cho đúng với quy luật lịch sử. Hướng phát triển đó ở Liên Xô là lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác phải chú ý rằng xã hội Xô viết hiện nay đang kiến thiết chủ nghĩa cộng sản, khác với xã hội Xô viết hơn 30 năm trước. Con người Xô viết lớn lên thay đổi nhiều lắm. Cho nên phương pháp đó không thay đổi trong nguyên tắc căn bản nhưng vẫn không ngừng phát triển theo kịp với thực tế muôn hình muôn vẻ. Chính vì vậy mà hướng chung là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mà giữa các nhà văn Xô viết thì thật là trăm hoa đua nở, mỗi người mỗi vẻ, không ai giống ai. Báo Sự thật Liên Xô đã giải thích rõ ràng: "Quy luật của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là biểu hiện sự thật của đời sống trong toàn diện của nó, là phản ánh những mâu thuẫn thực tế trong cuộc sống, đấu tranh quyết liệt cho cái mới, cho cái đang nảy nở, chống cái già cỗi, chống cái đang chết". Một mặt phản ánh thực tế, một mặt phải kết hợp làm nhiệm vụ cải tạo tư tưởng và giáo dục những người lao động theo tinh thần xã hội chủ nghĩa. Cho nên chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mỗi bước phát triển là một bước đấu tranh quyết liệt với những khuynh hướng sai lầm như chủ nghĩa phi chính trị, chủ nghĩa công thức, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa thế giới, v.v... Trong thời kỳ chuẩn bị đại hội các nhà văn Liên Xô lần thứ hai, nó lại phải đấu tranh với "lý luận" muốn vẽ toàn màu hồng vào cuộc đời, lấp liếm những mâu thuẫn có thật trong thực tế, chỉ nói đến mặt tích cực, giấu giếm mặt tiêu cực của đời sống.
Phê bình văn nghệ chính là phải nắm vững quy luật chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, đánh tan những khuynh hướng chống lại chủ nghĩa xã hội, làm nổi bật tư tưởng tính trong sáng, đảng tính đanh thép của văn nghệ nhân dân. Ðó là một kinh nghiệm quý báu của văn nghệ Xô viết.
IV. Phê bình nghiêm khắc những khuynh hướng sai lầm không có nghĩa là phủ nhận tất cả nền văn nghệ nhân dân:
Chống lại khuynh hướng nhìn đời toàn đẹp là rất đúng. Nhưng trong thời gian chuẩn bị Ðại hội lần thứ hai các nhà văn Liên Xô, một hiện tượng lệch lạc đáng chú ý lại nảy ra là có tờ báo văn nghệ Thế giới mới nêu ra vấn đề "thành thật trong văn nghệ", vu khống toàn bộ văn nghệ Xô viết thiếu thành thật, rồi phủ nhận tác dụng giáo dục của văn nghệ, chế diễu những nhà văn Xô viết đang lấy con người Xô viết mà sáng tạo hình ảnh tích cực. Ðó là một khuynh hướng lệch lạc có tính chất phá hoại, trái với đảng tính, tỏ rõ thiếu tinh thần quý trọng sức lao động của nhà văn. Phủ nhận hoàn toàn như thế không có bổ ích gì cho nhà văn, cũng không giúp được gì cho người đọc. Tại đại hội, nhà viết tiểu thuyết Xô-bô-lép đã nói: "Trong một việc tế nhị, dễ rung động như công việc nhà văn, tình đồng chí là quan trọng bậc nhất. Sự giúp đỡ thân ái có thể làm nên những chuyện thần kỳ. Chẳng hạn có nhà văn bắt đầu chìm ngụp hay đuối sức trong khi sáng tác một cuốn sách hay, hoặc đang vì những điều kiện riêng của mình mà không hoàn thành được tác phẩm, thì sự giúp đỡ thân ái có thể cứu được tác phẩm đó. Trái lại, hờ hững vô tình đối với cảnh ngộ nhà văn thì có thể giết chết một tác phẩm hay mà nhà văn mới bắt đầu viết".
Nhìn lệch, chê bai hoàn toàn cũng như quá khen một cách trống rỗng đều tỏ ra là phê bình thiếu tinh thần trách nhiệm và thiếu tình đồng chí. Vả lại, lấy thành thật làm tiêu chuẩn đâu có phải là đúng. Nhà văn Ê-ren-bua đã nhận xét rằng một nhà văn có thể rất thành thật nhưng vẫn nhìn đời lệch lạc, sai sự thật.
Văn nghệ Xô viết chống lại khuynh hướng phá hoại, phủ nhận hoàn toàn, vì biết làm đúng lời Goóc-ki đã chỉ bảo: "Phê bình tức là phải chỉ dẫn cách viết giản dị, sáng sủa, có sức mạnh thuyết phục. Nếu nhà văn bị phê bình không tỏ ra là một kẻ thù hiển nhiên hay trá hình của giai cấp vô sản, mà chỉ là viết kém, viết sai làm lệch sự thật, không biết phân biệt cái quan trọng với cái không quan trọng, thì phải chỉ bảo ôn tồn và nghiêm chỉnh cái nào không đúng, tại sao mà hỏng, chỗ nào lệch lạc…
Làm tiêu mòn và hủy hoại phẩm chất con người, cái đó tuyệt nhiên không phải là nhiệm vụ của phê bình, cái đó công khai biểu lộ tính chất tiểu tư sản, là đối đãi với người như một kẻ thuộc hạng thấp kém hơn nhà phê bình, thế là tỏ ra buồn nản, biếng nhác, không có năng lực đọc tác phẩm hoặc là giận mình bất tài".
Xuất phát từ lập trường Ðảng, Gooc-ki rất quý mến văn học Xô viết và thẳng thắn trả lời những nhà phê bình bi quan rằng "họ mù về học thức, kém cỏi trong việc tu dưỡng tư tưởng, cho nên luôn luôn không thể hiểu văn nghệ hiện thời của chúng ta là một hiện tượng lạ lùng, cần được thương yêu và trân trọng biết chừng nào".
Phủ nhận hoàn toàn một tác phẩm hoặc toàn bộ nền văn nghệ nhân dân là bỏ rơi lập trường Ðảng. Ðó cũng là một kinh nghiệm quý báu của văn học Liên Xô.
Rút kinh nghiệm mấy chục năm qua, Ðảng cộng sản Liên Xô hiện nay rất chú trọng tăng cường việc chỉ đạo phê bình, nâng cao trình độ nhà phê bình theo kịp trình độ nhà văn và đòi hỏi họ phải hiểu thấu cuộc đời như nhà văn hoặc hơn nhà văn, phải có tinh thần chí công vô tư, phải yêu mến nghệ thuật, và giầu tình đồng chí. Về phương pháp phê bình, Ðảng cộng sản Liên Xô nhắc nhở cho nhà phê bình văn nghệ nắm vững lời Goóc-ki đã nghiêm khắc kết án lối phê bình giáo điều, công thức "không xuất phát từ tính chất những con người từ những mối quan hệ giữa người với người, từ những sự thật trong cuộc sống cuồn cuộn mà mình đã trực tiếp xem xét".
V. Gắn liền phê bình văn nghệ với cuộc đấu tranh chung của toàn dân:
Một điểm sau hết cần chú ý và cần nhấn mạnh trong kinh nghiệm phê bình của Ðảng cộng sản Liên Xô là phê bình văn nghệ phải gắn liền với cuộc đấu tranh chung của nhân dân và phải có một ý nghĩa chính trị to lớn.
Trong khi vạch rõ khuyết điểm của hai tờ báo văn nghệ ở Lê-nin-gờ-rát, Ða-nốp đã phê bình thành ủy Lê-nin-gờ-rát buông lỏng nguyên tắc Ðảng không đề cao việc phê bình những hiện tượng xấu trong sáng tác văn nghệ. Thành ủy Lê-nin-gờ-rát đã bị lôi cuốn vào việc khôi phục thành phố, phát triển công nghiệp mà quên mất tầm quan trọng của việc giáo dục tư tưởng. Ða-nốp đã phân tích tình hình lúc đó, vạch rõ thế giới đã chia ra làm hai phe mà Liên Xô phải làm gương cho toàn thể nhân loại tiến bộ. Văn nghệ Xô-viết không thể chỉ ăn miếng trả miếng với những điều vu khống bỉ ổi của bọn đế quốc đối với văn hóa Xô-viết, mà còn phải dũng cảm tấn công văn hóa đế quốc đang thối nát, suy đồi. Nhà văn Xô viết phải nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc, và hiểu rõ nhiệm vụ quan trọng Ðảng đã giao cho là đứng trên hàng đầu của mặt trận tư tưởng, là không được theo đuôi thời cuộc mà phải đi trước thời cuộc, đi trước dẫn đường nhân dân tiến lên. Ða-nốp phân tích rất rành mạch: "Trong điều kiện tiến triển hòa bình, các nhiệm vụ của mặt trận tư tưởng, thứ nhất là của văn nghệ, không tan biến đi đâu mà trái lại càng phát triển mạnh. Trung ương muốn rằng chúng ta được phong phú về văn hóa, vì thấy rằng làm cho có sự phong phú đó chính là một trong những nhiệm vụ chính của chủ nghĩa xã hội. Trung ương tin rằng đội ngũ văn nghệ Xô viết của thành Lê-nin-gờ-rát vốn rất lành mạnh về tư tưởng và chính trị sẽ sửa chữa mau chóng mọi sai lầm của nó để giữ vững cương vị mà nền văn nghệ Xô viết đã dành cho nó".
Ðặt vấn đề phê bình văn nghệ cho Ðảng bộ thành Lê-nin-gờ-rát trong nhiệm vụ chung của toàn Ðảng, toàn dân Liên Xô, Ða nốp đã chỉ rõ phê bình văn nghệ phải có tác dụng gấp rút nâng công tác văn nghệ lên một trình độ cao, phù hợp với lợi ích của Ðảng, của nhân dân, và của Nhà nước.
Hiện nay, việc phê bình văn nghệ của nước ta đang tiến hành trong hoàn cảnh đấu tranh hòa bình gay go và phức tạp. Chúng ta cần nghiên cứu cụ thể kinh nghiệm của Liên Xô để áp dụng vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam. Chúng ta phải chú ý gắn liền phê bình văn nghệ vào cuộc đấu tranh chung, đặt cho nó một yêu cầu nhất định là làm cho các nhà văn nghệ cùng Ðảng ta, nhân dân ta thông suốt ý nghĩa chính trị của nó, và nhiệt tình ủng hộ nó.
Nguồn: Nhân dân, 27.4.1955; 28.4.1955
[1] Tuyết tan nói tới ở đây có lẽ là cuốn Oттепель (chữ Nga: Ottepel’ trỏ tiết trời trở ấm, mở đầu mùa tan băng), một tập sách gồm các truyện vừa viết trong những năm 1954-56 của Ilya Ehrenbourg (1891-1967). Giới trí thức Nga Xô-viết dùng từ Ottepel’ để trỏ sự chuyển biến trong đời sống chính trị ở Liên Xô thời kỳ từ sau khi Stalin chết (1953) đến Đại hội 20 ĐCS Liên Xô (1956).
[2]Ða-nốp: tức là Zhdanov, Andrei Alexandrovich (1896-1948), quan chức cao cấp đảng CS Liên Xô, nhiều năm lãnh đạo ngành tuyên huấn. Thời kỳ kháng chiến của Việt Nam, ở Việt Bắc có 2 cuốn sách dịch của ông được xuất bản: cuốn Báo cáo của Ang-đơ-rê Ða-nốp (Nxb. Sự thật in 6000 cuốn, xong ngày 12.11.1950; nói về tình hình thế giới) và cuốn Andrei Jdanov: Vài quan điểm văn học nghệ thuật, Xuân Trường dịch, Nxb. Văn nghệ, 1951. Ở cuốn kể sau có bài phê phán rất nặng đối với những lệch lạc của 2 tạp chí Ngôi saoLeningrad. Lưu ý: các sự kiện trên xảy ra không phải vào năm 1948 như tác giả Nhân Hồng lầm thời điểm, mà là năm 1946, với quyết nghị của Trung ương Ðảng CS Liên Xô đóng cửa tờ Lenigrad và thay đổi thành phần biên tập tờ Ngôi sao. Hai nhà văn bị công kích nặng nề trong vụ này, sau đó bị treo bút nhiều năm là M. Zoshenko và A. Akhmatova. (N.S.T.)