Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

Roulette Đỏ: Một Câu chuyện của Người Trong cuộc về Của cải, Quyền lực, Tham nhũng, và sự Trả thù ở Trung Quốc Ngày nay (kỳ 1)

Thẩm Đống (Desmond Shum)

Bản tiếng Việt do Nguyễn Quang A dịch

“Mạnh mẽ và gây lo âu… Một tường thuật chân thật, trực tiếp về những gì thực sự xảy ra trên các hành lang quyền lực [Trung Quốc].” – BILL BROWDER, tác giả của sách bán chạy nhất #1 của New York Times, Red Notice (Lệnh Truy nã Đỏ)

image

 

Cho Hồng Kông và Đoàn Vĩ Hồng (Whitney Duan).

Ước chi tôi có những từ đúng; hãy chỉ biết tôi quan tâm đến.

寧鳴而死,不默而生

Ninh Minh Nhi Tử, Bất Mặc Nhi Sanh

Thà nói thẳng rồi chết còn hơn yên lặng mà sống.

– Phạm Trọng Yêm [Fan Zhongyan] (989 – 1052)

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

DẪN NHẬP

CHƯƠNG MỘT

CHƯƠNG HAI

CHƯƠNG BA

CHƯƠNG BỐN

CHƯƠNG NĂM

CHƯƠNG SÁU

CHƯƠNG BẢY

CHƯƠNG TÁM

CHƯƠNG CHÍN

CHƯƠNG MƯỜI

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

CHƯƠNG MƯỜI HAI

CHƯƠNG MƯỜI BA

CHƯƠNG MƯỜI BỐN

CHƯƠNG MƯỜI LĂM

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

CHƯƠNG MƯỜI BẢY

CHƯƠNG MƯỜI TÁM

LỜI BẠT

LỜI CẢM ƠN

GHI CHÚ

INDEX

 

LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 54 của tủ sách SOS2,* cuốn ROULETE ĐỎ - Một Câu chuyện của Người Trong cuộc về Của cải, Quyền lực, Tham nhũng, và sự Trả thù ở Trung Quốc Ngày nay của Desmond Shum (RED ROULETEAn Insider’s Story of Wealth, Power, Corruption, and Vengeance in Today’s China), do Sniber xuất bản và được bán trong các hiệu sách từ đầu tháng Chín 2021.

Thẩm Đống (Desmond Shum) một doanh nhân Hồng Kông đã làm việc ở Trung Quốc gần 20 năm, lấy Đoàn Vĩ Hồng một nữ doanh nhân Trung Quốc, và cuốn sách này kể về công việc làm ăn của ông với Trung Quốc trong hơn 20 năm, tại Trung Quốc gần 20 năm và của hai vợ chồng họ hơn chục năm qua ở Trung Quốc. Họ đã ly dị năm 2015 và hiện nay Thẩm và con trai họ đang sống ở Anh.

Chưa chắc Thẩm đã viết cuốn sách này nếu Đoàn Vĩ Hồng, nữ tỉ phú Trung Quốc, không bị bắt cóc ngày 5 tháng Chín 2017 và biệt vô âm tín từ đó.

Rồi báo chí bắt đầu giới thiệu cuốn sách sắp ra mắt của Thẩm. Đột nhiên ngày 4 tháng Chín 2021, đúng 4 năm sau khi bị bắt cóc, Đoàn Vĩ Hồng xuất hiện trong một cuộc điện thoại gọi cho Thẩm Đống khuyên ông hủy công bố cuốn sách vì nếu không thì tính mạng của ông và của con trai họ có thể bị nguy hiểm.

Tất nhiên, vì cuốn sách sắp lên kệ của các hiệu sách chỉ chờ ngày bắt đầu bán, và Thẩm cũng không nghe theo lời đe dọa của ĐCSTQ mà Vĩ Hồng chắc chắn chỉ là cái loa bất đắc dĩ, cho nên bạn đọc có thể đọc được câu chuyện thâm cung bí sử của một người trong cuộc về quyền lực, tham nhũng quyền lực, cung cách làm ăn của các đại gia Trung Quốc cũng như các quan chức Trung Quốc và giới quý tộc đỏ Trung Quốc, và nhiều chuyện lý thú khác.

Xin chân thành giới thiệu cùng bạn đọc tiếng Việt cuốn sách rất nên đọc này. Tất nhiên, bạn đọc có quyền liên hệ đến tình hình Việt Nam qua từng tình tiết, từng đoạn, từng ý của cuốn sách này, nhưng cũng nên tỉnh táo và phân biệt những sự giống nhau và khác nhau.

Tôi bắt đầu tìm cuốn sách này ngay khi nghe Thẩm nói về cuốn sách và cú điện thoại của vợ cũ của ông và đọc rồi dịch ngay sau khi hoàn tất cuốn hồi ký của Amartya Sen ở Hà Nội từ cuối tháng 9-2021 và hoàn tất tại Bắc Ninh. Tất cả các chú thích đánh dấu * ở cuối trang là của người dịch. Bản dịch chắc còn nhiều lỗi, mong bạn đọc góp ý để cải thiện chất lượng.

Bắc Ninh 03-11-2021

Nguyễn Quang A

DẪN NHẬP

VÀO NGÀY 5 THÁNG CHÍN, 2017, Đoạn VĨ HỒNG, năm mươi tuổi, đã biến mất khỏi đường phố Bắc Kinh. Cô được nhìn thấy ngày hôm trước tại văn phòng ngổn ngang của cô tại Genesis Bắc Kinh, một dự án cô và tôi đã xây dựng có giá trị hơn 2,5 tỷ $. Sống tách biệt như trong cái kén ở đó, trong một không gian làm việc mà các khách đến đó sau khi đi qua một loạt bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, những vườn được thiết kế phong cảnh tỉ mỉ, và hàng chục loại đá hoa cương Italia đa dạng, Vĩ Hồng chỉ huy các dự án bất động sản có giá trị hàng tỉ nữa. Và bây giờ cô đột nhiên biến mất.

Việc đó xảy ra thế nào? Và Đoàn Vĩ Hồng là ai?

Đoàn Vĩ Hồng đã là vợ tôi và đối tác kinh doanh của tôi trong hơn một thập niên. Vào thời điểm đó, chúng tôi đã ly dị, nhưng trong nhiều năm chúng tôi là những cộng sự thân thiết và những người tri kỷ và cùng nhau chúng tôi đã tận hưởng những chuyến đi hoang dã nhất. Chúng tôi đạt được giấc mơ chung của chúng tôi về làm những thứ to lớn ở Trung Quốc cho Trung Quốc. Xuất xứ nghèo khó, chúng tôi đã thấm nhuần với mong muốn để làm cái gì đó của đời chúng tôi. Chúng tôi đã bị kinh sợ bởi thành công riêng của chúng tôi.

Chúng tôi đã xây dựng một trong những trung tâm logistic lớn nhất trên thế giới tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh. Chúng tôi đã nghĩ ra và xây khách sạn và trung tâm kinh doanh sang nhất ở thủ đô Trung Quốc – tọa lạc trên vạt đất lựa chọn gần tâm nhộn nhịp của thành phố. Chúng tôi đã tiến hành những giao dịch chứng khoán mang lại cho chúng tôi hàng trăm triệu dollar lãi thuần. Chúng tôi đã vận hành trung tâm quyền lực ở Trung Quốc, nuôi dưỡng các thủ tướng, các đảng viên cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và gia đình của họ. Chúng tôi đã chỉ bảo các quan chức tháo vát những người nắm quyền lực toàn bộ Trung Quốc. Chúng tôi đã thúc đẩy những sự thay đổi xã hội và chính trị để biến Trung Quốc thành một chỗ tốt hơn. Bằng việc làm khéo, chúng tôi đã nghĩ chúng tôi có thể làm tốt. Chúng tôi đã tính toán; tài sản ròng của chúng tôi lên đến hàng tỉ.

Nhưng bây giờ cô biến mất. Từ nhà tôi ở nước Anh, tôi liên hệ với quản gia của Vĩ Hồng, người nói rằng Vĩ Hồng đã không quay lại từ nơi làm việc từ ngày đó trong tháng Chín 2017 và đã không được nhìn thấy kể từ đó. Cứ như cô đã bốc hơi mất.

Tôi đã gọi những người trong công ty chúng tôi thành lập và biết được rằng Vĩ Hồng không phải là người duy nhất đã biến mất. Hai nhà điều hành cấp cao trong hãng của cô – cùng với một trợ lý cấp thấp hơn làm quản gia thứ hai – cũng bị mất tích. Chẳng ai được nghe thấy từ đó. Tôi vừa rời Bắc Kinh vào cuối tháng Bảy, sau khi để con trai của chúng tôi với mẹ nó trong mùa hè. Tôi tự hỏi: Có thể tôi cũng biến mất, nếu tôi đã ở thêm vài tuần ở Trung Quốc?

Những sự biến mất không được giải thích xảy ra thường xuyên ở Trung Quốc, nơi Đảng Cộng sản giữ độc quyền quyền lực. Bất chấp những sự bảo vệ pháp lý được ghi long trọng trong hiến pháp Trung Quốc, các nhà điều tra của Đảng coi thường các quy tắc đó để bắt bất kể ai với những cớ mỏng manh nhất và giữ họ vô thời hạn. Những ngày này các đặc vụ Cộng sản Trung Quốc thậm chí tiến hành các hành động truy bắt ở nước ngoài, nhắm tới các nhà xuất bản báo, các doanh nhân, những người bán sách, và những người bất đồng chính kiến. Bạn đã nghe về sự biểu hiện bất thường của các nghi phạm khủng bố của nước Mỹ. Phải, đây là phiên bản của Trung Quốc.

Tôi đã gọi bố mẹ Vĩ Hồng, nhưng họ không biết gì cả. Tôi đã hỏi các bạn, các quan chức cấp cao trong bộ máy thứ bậc Đảng Cộng sản những người có được vị trí của họ nhờ cô. Chẳng ai đã sẵn lòng nói giùm nhân danh cô. Mọi người đã lo về bị vụ Vĩ Hồng gài bẫy và sợ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của Đảng, mà tôi kết luận là tổ chức đang giữ Vĩ Hồng, đến mức họ không sẵn lòng giúp đỡ.

Tôi càng hỏi, tôi càng nhận ra rằng mọi mối quan hệ được hình thành giữa những người làm việc bên trong hệ thống Đảng ở Trung Quốc bị bão hòa bởi những tính toán lợi ích và thiệt hại. Vĩ Hồng đã cực kỳ hữu ích cho các bạn của cô. Cô đã dàn xếp sự cất nhắc cho rất nhiều người bên trong Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc. Cô đã quản lý sự nghiệp của họ và tốn vô số thời gian bàn chiến lược với họ về mước đi tiếp theo. Nhưng bây giờ cô bị nguy hiểm, họ đã quăng cô như một hòn đá.

Vì tôi đã nghĩ cuống cuồng về phải làm gì, cách tiếp cận thông minh nào sẽ mang lại cho con trai tôi người mẹ mất tích và cho tôi người vợ cũ mà đã có một tác động biến đổi đến vậy lên đời tôi, tôi suy ngẫm về hàng loạt sự kiện không thể tin được kéo dài hàng năm mà đã dẫn đến việc này.

Khi Vĩ Hồng biến mất, tài sản ròng của cô đã vượt quá xa mức cả hai chúng tôi có thể tưởng tượng trong những ngày đầu của mối quan hệ của chúng tôi. Một phụ nữ có những tài năng quá cỡ trong một xã hội gia trưởng, cô đã chơi trong môi trường chính trị giống trò chơi roulette của Trung Quốc Mới với kỹ năng vô song, đánh cuộc một sự liên minh với gia đình của một nhà chính trị khổng lồ thành thành công hầu như không thể tưởng tượng nổi. Cho đến khi cô đã không làm được. Cô hiểu Trung Quốc thật, cho đến khi cô đã không hiểu. Tôi đã là đối tác kinh doanh và chồng của cô. Chúng tôi đã rất thành công cùng nhau. Đây là câu chuyện của tôi, và của cô.

CHƯƠNG MỘT

TỪ BỐI CẢNH CỦA TÔI, CÓ ít lý do để tin rằng tôi thấy mình trong mối liên hệ quyền lực kinh tế và chính trị ở Trung Quốc vào lúc chuyển sang thế kỷ thứ hai mươi mốt. Tôi đã không sinh ra trong giới quý tộc đỏ – con cái của các lãnh đạo của nhóm elite của những người Cộng sản chiếm quyền lực ở Trung Quốc trong năm 1949. Không chút nào. Tính cách tôi cũng không có vẻ phù hợp cho vai trò đó.

Tôi sinh ở Thượng Hải trong tháng Mười Một 1968 trong một gia đình bị tách ra giữa những người bị ngược đãi sau khi những người Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền và những người không bị. Theo thuyết Cộng sản, bên nội của tôi thuộc về một trong số “năm hạng đen”: địa chủ, nông dân giàu, phản cách mạng, phần tử xấu, và cánh hữu. Trước cách mạng Cộng sản 1949, các tổ tiên của tôi là các địa chủ. Họ bị ghê tởm gấp đôi nếu bạn tính thêm cáo buộc có họ hàng ở nước ngoài. Ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới những điều này là các dấu hiệu phân biệt, nhưng ở Trung Quốc trong những năm 1950 và 1960, thành công kinh tế và các mối liên hệ quốc tế đã có nghĩa là, như những người Cộng sản nói, “sinh ra là lũ chuột.” Địa vị thấp hèn của đình đã cản cha tôi học các trường tốt hơn và đã làm ông buồn với một mối ác cảm chống lại thế giới mà ông mang suốt đời ông.

Gia đình cha tôi đã là địa chủ từ Tô Châu (Suzhou), một thành phố nhỏ trong đồng bằng Sông Dương Tử (Yangtze) được biết đến như Venice của Trung Quốc nhờ các vườn sang trọng và các kênh đẹp như tranh của nó. Truyền thuyết gia đình kể rằng khi các lực lượng Cộng sản tiến tới trong năm 1949 trong cuộc nội chiến của họ chống lại Quân đội Dân tộc chủ nghĩa của Tưởng Giới Thạch, gia tộc Thẩm (Shum) đã ném các đồ có giá trị của nó xuống một giếng trong khuôn viên gia đình. Mảnh đất đó sau đấy bị chính quyền Cộng sản chiếm đoạt và ngay nay là địa điểm của một bệnh viện nhà nước. Tại một cuộc hội ngộ nhiều năm trước, một họ hàng già đã chỉ cho tôi địa điểm rất cụ thể và đã thử thuyết phục tôi để đào kho báu gia đình lên. Xét rằng chính phủ Trung Quốc coi mọi thứ dưới đất là tài sản nhà nước, tôi đã ngần ngại.

Ông nội tôi là một luật sư nổi tiếng ở Thượng Hải trước cách mạng. Khi những người Cộng sản siết chặt sự kìm kẹp của họ lên quốc gia, ông, giống nhiều người khá giả, đã có cơ hội chạy trốn. Nhưng ông nội tôi đã ngại triển vọng trở thành một người tị nạn thấp hèn. Đối với ông, Hồng Kông, một điểm đến ưa thích cho các di dân từ Thượng Hải, chẳng bao giờ có thể so sánh được với thành phố quê hương ông, khi đó được biết đến như Paris của phương Đông. Nghe theo tuyên truyền Cộng sản rằng Đảng sẽ hợp tác với các thành viên của giai cấp tư bản chủ nghĩa để xây dựng “Trung Quốc Mới,” ông đã quyết định ở lại.

Cha tôi đã chẳng bao giờ tha thứ cho ông vì quyết định định mệnh đó, cho rằng niềm tin ngây thơ của ông nội vào Đảng làm mất tuổi trẻ của cha tôi. Trong năm 1952, các nhà chức trách Đảng đã đóng cửa hãng luật của ông nội tôi và đuổi toàn bộ gia đình, kể cả hai anh trai và một chị gái của cha tôi, khỏi căn nhà ba tầng ở Thượng Hải, mà ông nội đã mua bằng các thỏi vàng trước cách mạng. Bà nội tôi đưa tất cả mọi người quay lại Tô Châu. Tất cả mọi người, tức là, trừ cha tôi, mười tuổi lúc đó, được lệnh ở lại Thượng Hải để học xong tiểu học.

Vài năm tiếp theo đã khó khăn. Cha tôi đã lang thang giữa một loạt họ hàng, xin ăn và chỗ để ngủ. Ông thường bị đói khi đi nghủ. Một bác đã đặc biệt tử tế với cha tôi, mặc dù cách mạng đã không tử tế với ông. Trước sự tiếp quản Cộng sản bác là một doanh nhân thành công. Những người Cộng sản đã tiếp quản công ty của bác và phân cho bác một việc làm như một người kéo xe tại một trong những nhà máy bác đã sở hữu. Những người Cộng sản đã là các bậc thầy với loại xử trí đó, có ý định phá hủy những thứ sở hữu quý giá nhất của một người – nhân phẩm và lòng tự trọng của người đó.

Với tư cách con dòng cháu giống của một gia đình luật sư tư bản chủ nghĩa trong một nước Cộng sản, cha tôi đã học để cúi đầu ông xuống. Việc sống một mình khiến ông kiên cường và đã dạy ông sống sót. Tuy nhiên, những sự phiền muộn của bố đã chỉ tăng cường nỗi giận của bố với ông nội vì việc giữ gia đình ở Trung Quốc.

Lớn lên bị đói và một mình ở Thượng Hải làm cho cha tôi nhiễm một nỗi sợ hình thành các mối quan hệ sâu với những người xung quanh bố. Bố đã ghét nợ bất kể ai bất kể thứ gì và chỉ muốn dựa vào bản thân mình. Cùng quan điểm đã thấm vào tôi, và, ngay cả ngày nay, tôi vẫn không thoải mái cảm thấy bị mắc nợ. Chỉ muộn hơn, sau khi gặp người phụ nữ trở thành vợ tôi, tôi mới biết được việc này có thể gây cô lập đến thế nào. Trong sự thăng trầm của cuộc đời, nếu bạn chẳng bao giờ chịu ơn bất cứ ai, Vĩ Hồng sẽ nói, chẳng ai sẽ có bao giờ chịu ơn bạn và bạn sẽ chẳng bao giờ xây dựng các mối quan hệ sâu sắc hơn. Mặc dù tôi đã tốn nhiều năm e ngại cha tôi, bây giờ tôi thấy ông như một nhân vật đơn độc chiến đấu một mình với thế giới.

Bối cảnh giai cấp không được chấp nhận của cha tôi đã làm cho ông không thể học trong một trong những đại học tốt hơn của Trung Quốc. Thay vào đó, ông được phân vào một trường đào tạo giáo viên ở Thượng Hải nơi ông học chuyên tiếng Trung Quốc. Cao so với thế hệ ông, hơn 1,8 mét, cha tôi trở thành ngôi sao trong đội bóng chuyền của trường. Tính chăm chỉ bền bỉ và thể lực của ông hẳn đã thu hút con mắt của mẹ tôi. Hai người gặp nhau tại đại học sư phạm trong năm 1962. Mẹ tôi cũng hấp dẫn, cao đối với một phụ nữ Trung Quốc – 1,76 mét – và cũng là một nhà điền kinh; bà chạy điền kinh. Mặc quần áo Mao xám và được chụp mà không có chút biểu cảm nào trong các bức ảnh đen trắng cỡ chiếc tem bưu điện của ngày đó, họ đã vẫn tạo thành một cặp đẹp.

Gia đình mẹ tôi có các mối quan hệ nước ngoài, nhưng bà và họ hàng bà ở Trung Quốc đã tránh được sự ngược đãi. Ông ngoại tôi quê ở Tỉnh Quảng Đông (Guangdong) gần Hồng Kông. Giống nhiều gia tộc miền nam Trung Quốc, gia đình ông đã lan ra khắp thế giới. Bảy anh em trai và chị em gái đã di cư sang Indonesia, Hồng Kông, và Hoa Kỳ. Trước cách mạng Cộng sản 1949, ông ngoại tôi đã đi như con thoi giữa Hồng Kông và Thượng Hải, quản lý công việc kinh doanh ở cả hai thành phố. Vào một thời điểm trong cuối những năm 1940, ông đã đại diện chủ sở hữu trong các cuộc thương lượng với một đại diện công nhân từ Nhà máy Thuốc Đánh Răng Thượng Hải có tên là Giang Trạch Dân. Giang cuối cùng đã trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản trong năm 1989 và chủ tịch Trung Quốc trong năm 1993. Khi những người Cộng sản tiếp quản Thượng Hải trong năm 1949, gia đình mẹ tôi đã chuyển sang Hồng Kông, nhưng sau một cuộc cãi vã với ông ngoại tôi, bà ngoại tôi đã quay lại Thượng Hải với ba người con, kể cả mẹ tôi. Tuy vậy, ông bà ngoại tôi đã chẳng bao giờ ly dị, và ông ngoại tôi đã giúp đỡ bà ngoại tôi bằng việc chuyển tiền về Trung Quốc cho đến khi ông chết.

Gia đình mẹ tôi đã không bị khổ dưới sự cai trị Cộng sản. Sau cách mạng 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng các gia đình giống gia đình mẹ tôi như một nguồn ngoại tệ và để phá vỡ cấm vận thương mại Chiến tranh Lạnh mà Hoa Kỳ áp đặt lên Trung Quốc. Đảng gọi các gia đình này là “Hoa Kiều yêu nước,” một tín hiệu với các nhà chức trách bên trong Trung Quốc để nương nhẹ đối với những họ hàng ở lại. Tại một thời điểm, những người Cộng sản đã yêu cầu ông ngoại tôi vận hành chi nhánh Hồng Kông của một công ty dầu sở hữu nhà nước của Trung Quốc, Công ty Dầu Quốc gia Trung Quốc.

Bà ngoại tôi là một nhân vật. Một người đẹp vào tuổi trẻ của bà, bà đến từ một gia đình giàu có từ tỉnh duyên hải Thiên Tân, mà trước cách mạng Cộng sản đã là trung tâm thương mại và buôn bán của miền bắc Trung Quốc. Nép mình trong một căn nhà Thượng Hải, mà gia đình bên đó đã chẳng bao giờ mất, bà dậy mỗi buổi sáng lúc 4:00 để tập thể dục trong một công viên ở gần, mua một cốc sữa đậu nành và một suất youtiao (quẩy), một miếng bột rán phồng có hình thỏi dài, cho bữa sáng, và quay về nhà bà để hút thuốc – hiếm cho một phụ nữ thời đó – và chơi bài solitaire. Được hỗ trợ bởi kiều hối của ông ngoại tôi từ Hồng Kông, bà chẳng bao giờ làm việc một ngày trong đời bà và đã có những người hầu ngay cả trong những ngày đen tối nhất của Cách mạng Văn hóa, khi hàng ngàn người được giáo dục ở phương Tây bị giết hại vì tội thích các ý tưởng Tây phương như khoa học, dân chủ, và tự do. Bà ngoại tôi đã thoát khỏi không bị tổn thương, được che chở bởi hào quang của sự liên kết của bà với “Hoa Kiều yêu nước.”

Bà ngoại tôi vẫn thoải mái và bình dân cho đến tuổi già. Tôi thích đến chỗ bà vào cuối tuần. Bà tự xay các hạt vừng vào kẹo mềm ngon và dọn những đĩa baozi (bánh bao) hấp, những bánh bột cỡ bằng trái cam nhồi thịt và rau, một món đặc biệt của quê bà, Thiên Tân.

Mẹ tôi có một tuổi thơ hạnh phúc hơn cha tôi rất nhiều. Giống bà ngoại tôi, mẹ tôi là một người hòa đồng. Bà được mến mộ giữa các bạn cùng trường và đã có một cái nhìn tươi sáng về cuộc đời. Tính cách bà đã hầu như ngược lại hoàn toàn với tính cách của cha tôi, nhất là khi liên quan đến rủi ro. Mẹ tôi chấp nhận nó; cha tôi tránh xa nó. Muộn hơn mẹ tôi đã phát triển những bản năng đầu tư giỏi kỳ lạ mà cho phép cha mẹ tôi cưỡi trên các đợt bột phát bất động sản cả ở Hồng Kông và Thượng Hải.

Trong năm 1965, với sự cho phép của Đảng, cha mẹ tôi đã kết hôn. Các nhà chức trách Đảng đã phân công cho họ các việc làm như giáo viên tại các trường trung học khác nhau. Đó là cái xảy ra thời đó. Đảng kiểm soát mọi thứ. Bạn không thể chọn việc làm riêng của bạn hay ngày cưới của bạn. Tại Trường Trung học Hướng Minh (Xiangming) ở Thượng Hải, cha tôi dạy tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, mà ông đã học bằng nghe các bài học trên radio. Ông cũng huấn luyện đội bóng chuyền nữ và họ đã thường xuyên tranh đua chức vô địch học sinh thành phố Thượng Hải. Tất cả những năm đó được đền đáp cẩn thận khi Đảng ủy trường chỉ định cha tôi là một “giáo viên gương mẫu.”

Trường của mẹ tôi cách nhà một giờ đi xe đạp. Bà dạy toán và được các học sinh của bà yêu quý. Một lý do là sự chăm chỉ của bà; lý do khác là bà giỏi nhìn các thứ từ quan điểm của những người khác. Cha tôi là kiểu người làm theo ý tôi hoặc biến. Mẹ tôi linh hoạt hơn. Phẩm chất này đến đúng lúc khi dạy toán, đặc biệt ở trường trung học Trung Quốc, khi chương trình học trở nên đòi hỏi khắt khe. Khả năng của bà để thấy các vấn đề từ góc nhìn của học sinh đã cho phép bà hướng dẫn chúng đến một giải pháp. Bà cũng là một tiếng nói ôn hòa khi các cuộc vận động chính trị cuốn qua trường học và các học sinh và các giáo viên tấn công lẫn nhau vì những sự vi phạm ý thức hệ. Trong các đợt phê bình quần chúng khi một học sinh được chọn ra, mẹ tôi bước vào và chấm dứt sự đối đầu trước khi nó trở nên quá bạo lực. Không giáo viên nào ở trường đã dám làm việc đó. Nhưng địa vị của mẹ tôi như con gái của một “Hoa Kiều yêu nước” đã cho bà vỏ bọc nào đó để giúp. Các hành động của bà đã giống việc quăng một dây thừng cho một người sắp chết đuối, một hành động tốt mà các học sinh của bà chẳng bao giờ quên. Cho đến ngày này, họ vẫn tổ chức các cuộc đoàn tụ.

Mẹ tôi là thứ hai trong ba người con, chêm giữa hai con trai. Sau khi cha mẹ tôi kết hôn, bác và cậu tôi đã chế nhạo mẹ tôi chọn một người đàn ông có xuất xứ từ “năm hạng đen” thấp kém. Họ đã chẳng bao giờ để cha tôi quên rằng họ có một địa vị cao quý và có nhiều tiền hơn, nhờ trợ cấp hàng tháng từ Ông ngoại ở Hồng Kông. Một trong hai người đã mua chiếc xe máy đầu tiên trong khu với tiền đó và đảm bảo chắc cha tôi biết về nó.

Tôi sinh ra giữa Cách mạng Văn hóa. Đảng đã điều cha mẹ tôi đi nông thôn để học từ các nông dân Trung Quốc, một chương trình do Chủ tịch Mao nghĩ ra mà đã hủy diệt cuộc sống của hàng triệu người và rốt cuộc đưa nền kinh tế Trung Quốc xuống hố. Cha mẹ tôi và tôi đã may mắn không bị mất giấy phép của chúng tôi để sống ở Thượng Hải, không giống hàng ngàn người Thượng hải bị đày tới phiên bản Siberia của Trung Quốc, chẳng bao giờ được quay lại. Các trường của cha mẹ tôi đã cho phép họ lần lượt sống giữa những người nông dân Trung Quốc, cho nên tôi đã không bao giờ ở một mình.

Tôi sinh ra to con và lớn nhanh. Tôi đã xứng đáng với tên Trung Quốc của tôi, Đống, mà có nghĩa là “cột.” Cỡ của tôi – lúc cao nhất tôi cao 1,98 mét – sự lực lưỡng làm cho tôi là một lãnh đạo tự nhiên giữa bạn bè của tôi. Cha mẹ tôi cũng đã nuôi dạy tôi yêu thích đọc. Từ những ngày sớm nhất của tôi, tôi đã có sưu tập hay nhất của các truyện tranh về các nhân vật Trung Quốc huyền thoại, các anh hùng của cách mạng Cộng sản Trung Quốc, và chiến tranh Trung Quốc chống lại Nhật Bản. Lớn lên trên những câu chuyện về Xiao Gazi, một đứa trẻ cầm súng để giết những kẻ xâm chiếm Nhật trong Chiến tranh Thế giới II, tôi là một người yêu nước một cách tự nhiên – và thích kể chuyện. Bọn bạn bè tôi xúm quanh để nghe tôi kể lại những câu chuyện đó. Tôi làm cho những người khác phấn chấn khi tôi đi cùng. Tôi vẫn nhớ việc bịa ra một cuộc phiêu lưu bốc đồng về một hang mở ra để nuốt đoàn mô tô hộ tống của một tướng Trung Quốc.

Những chuyện tranh đó, đầy những câu chuyện về những người hy sinh bản thân cho tổ quốc và cách mạng Cộng sản, đã nuôi dưỡng trong tôi một tình yêu Trung Quốc sâu sắc. Chúng định giọng cho đời sống muộn hơn của tôi và nuôi một niềm tin rằng cả tôi nữa phải cống hiến hết mình cho việc xây dựng Trung Quốc. Tôi được dạy để coi Trung Quốc như một nước vĩ đại, và để tin vào sự hứa hẹn của nó.

Tại Thượng Hải, chúng tôi sống trong cùng nhà mà các nhà chức trách Cộng sản đã chiếm đoạt từ ông nội tôi trong năm 1952. Nó là một căn nhà kiểu Anh trên làn Tây Giang Lộ (Huaihai Middle Road), một đại lộ chính trong Nhượng địa Pháp cũ, một khu nhiều cây xanh mà trước cách mạng 1949 được quản lý bởi các công chức từ Paris như phần của đế chế đế quốc Pháp. Những người Cộng sản thường đã ra lệnh cho những người chủ trước đây để sống trong một góc nhỏ của nhà cũ của họ, lại là một chiến thuật để chứng tỏ quyền lực đáng sợ của nhà nước.

Chúng tôi được phân hai phòng trên tầng hai. Một bác sĩ và gia đình ông chiếm phòng khách cũ của ông nội tôi trên tầng một. Bác sĩ đã học ở nước Anh trước cách mạng và căn hộ của ông đầy các tạp chí y tế nước ngoài. Một gia đình họ hàng xa sống ở trên chúng tôi trên tầng ba. Tất cả mười người trong nhà chia nhau một phòng tắm và một bếp. Một trong những tiệm bánh hàng đầu của Thượng Hải ở quanh góc đường và mọi lúc mùi trêu ngươi của bánh mì nướng lan tỏa xuống làn đường chúng tôi.

Cha mẹ tôi ngủ trên một giường đôi trong một góc phòng. Tôi có một giường đơn ở một góc khác. Một tủ có nhiều ngăn kéo tách biệt chúng tôi. Một bàn nhỏ với vật sở hữu quý của chúng tôi – một radio – ở cạnh giường tôi. Cha tôi tốn hàng giờ ngồi trên một chiếc ghế trước nó để học tiếng Anh. Khi cha mẹ tôi nấu ăn ở dưới nhà, tôi bỏ bài tập ở nhà của mình sang một bên để chỉnh đài sang các chương trình về các anh hùng Trung Quốc quá khứ, lắng nghe chăm chú như nhau người kể chuyện và bước chân của cha mẹ tôi đi lên cầu thang. Họ muốn tôi tập trung vào học tập. Giống nhiều trẻ con Trung Quốc, tôi là một đứa trẻ tự lo ở nhà một mình. Tôi tự về nhà vào giờ ăn trưa và tự làm bữa trưa. Khi còn nhỏ, tôi làm cả bữa sáng nữa.

Bực tức với số phận và nuôi sự phẫn uất của ông, cha tôi đổ sự bất hạnh của ông lên tôi. Ông kéo tôi vào giữa phòng để đánh tôi một cách nhẫn tâm, với các dây lưng, hay mu bàn tay của ông, hay một thước kẻ gỗ cứng như đá dưới ánh sáng mờ đèn neon treo bởi hai dây từ trần. Thực sự, tôi là một đứa trẻ mẫu mực. Tôi là một trong những đứa đầu tiên trong lớp được đưa vào Tiểu Hồng vệ Binh, một tổ chức trẻ em chọn lọc được Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn. Tôi được chỉ định làm một giám thị lớp và được công nhận như một lãnh đạo tự nhiên. Nhưng cha tôi đã không quan tâm. Ông đánh tôi dù sao đi nữa.

Một hôm tôi quên làm bài tập về nhà. Các giáo viên Trung Quốc rất chuyên cần về thông báo cho phụ huynh về các lỗi lầm của con em họ. Tối hôm đó, cha tôi đánh tôi cứ như sẽ không có ngày mai. Vợ của bác sĩ ở dưới nghe thấy tiếng kêu la của tôi, đã lên cầu thang, gõ cửa, và thanh thản yêu cầu cha tôi ngừng lại. Ông đã ngừng. Cha mẹ tôi kính trọng gia đình đó, đặc biệt bởi vì bác sĩ đã học ở phương Tây. Vợ ông hóa ra đã là vị cứu tinh của tôi. Mỗi lần cha tôi lao vào tôi, tôi cầu khẩn rằng tiếng kêu thất thanh của tôi khiến bà leo lên cầu thang.

Cha mẹ tôi bảo tôi rằng thực sự tôi còn khá may đấy. Các cha mẹ khác trừng phạt con cái họ bằng bắt chúng quỳ hàng giờ trên một tấm ván mấp mô, làm rách da trên đầu gối chúng. Tôi đã không được thuyết phục. Tôi vẫn có những cơn ác mộng về các trận đòn này. Tôi thức dậy với mồ hôi lạnh toát với tim tôi đập nhanh. Cha tôi và tôi chẳng bao giờ có một sự xét đến quá khứ. Ông chẳng bao giờ cho thấy một ám chỉ nào rằng, nhìn lại, ông đã lấy làm tiếc về đối xử với tôi thô bạo đến vậy.

Trong khi bà bảo vệ các học sinh của bà ở trường học, mẹ tôi đã chẳng bao giờ cho tôi cùng sự nhã nhặn như thế. Thay vào đó, bà đã bày tỏ sự không hài lòng của bà, không bằng việc đánh, mà bằng lời. Ngay cả khi hơn ba mươi tuổi, bà thường nhận xét rằng tôi “ngu ngốc hơn một bầy gia súc và đần độn hơn một bó rau.”

“Những con chim ngu cần bắt đầu bay sớm,” bà bảo tôi, nhấn mạnh rằng nếu tôi sẽ có làm nên trò trống gì, tôi cần làm việc chuyên cần hơn những đứa trẻ khác rất nhiều.

Như thế ở nhà tôi đã lớn lên trong một môi trường thoái hóa và trừng phạt. Những lời khen đã hiếm như trứng thời đó. Cha mẹ tôi đã gây chuyện với tôi vì các sai lầm của tôi. “Đừng có tự mãn,” mẹ tôi nói mỗi khi tôi nếm mùi thành công nhỏ. Rốt cuộc, hầu hết tương tác của tôi với cha mẹ tôi đã trở thành những cố gắng để tránh chỉ trích hơn là nhận được lời khen. Đã không phải là về ủng hộ thành tựu. Đã là về trốn thoát sự thất bại. Tôi liên tục lo rằng tôi không đủ giỏi.

Đồng thời, từ rất sớm tôi đã trải nghiệm lỗ hổng toang hoác này giữa thế giới bên ngoài nhà tôi, nơi tôi được công nhận như một lãnh đạo, một người kể chuyện, một lực sĩ, thậm chí một người dễ thương, và thế giới của căn hộ bé tẹo của chúng tôi, nơi cha mẹ tôi đã có vẻ hoàn toàn thất vọng với tôi. Có lẽ điều này là phổ biến giữa những đứa trẻ từ Trung Quốc, nơi những kỳ vọng là cao và sự chỉ trích liên miên, và nơi các bậc cha mẹ tin rằng trẻ con học bằng sự thất bại, không phải qua sự thành công. Khi tôi trưởng thành, sự căng thẳng đã tăng lên giữa hai thế giới.

Tuy vậy, tôi luôn cảm thấy mang ơn cha mẹ tôi, vì giúp tôi đọc sớm và đọc rất nhiều. Cả hai biết chính xác loại sách nào mê hoặc tôi. Họ đã khiến tôi bắt đầu với các sách truyện tranh. Chẳng bao lâu tôi đã tốt nghiệp wuxia xiaoshuo (võ hiệp tiểu thuyết), các tiểu thuyết võ nghệ thuộc kiểu truyền cảm hứng cho đạo diễn phim hit Ngọa Hổ Tàng Long của Lý An (Ang Lee).

Lớn lên như một đứa con duy nhất trong một xã hội nơi lúc đó mọi người đều có anh chị em, tôi đã có rất nhiều thời gian một mình. Như thế tôi đọc. Các sách võ nghệ, giống những câu chuyện Harry Potter ngày nay, đã kéo tôi vào một vũ trụ tưởng tượng đầy những mối quan hệ phức tạp trong các triều đình của các vua, những cuộc đấu tranh sống-chết, tình yêu và hận thù, sự tranh đua và báo thù, các âm mưu và các mưu đồ. Các truyện ưa thích của tôi đi theo một quỹ đạo tương tự. Một đứa trẻ chứng kiến sự giết hại cha mẹ nó. Sự cùng khổ tiếp theo khi nó xin ăn và vật lộn để giữ cho mình ấm trong mùa đông khi nó bị kẻ tấn công truy đuổi, kẻ có ý định quét sạch gia đình nó khỏi bề mặt trái đất. Bị lạc trong rừng rậm, nó rơi vào một hang để thấy một vị sư nay đây mai đó người dạy nó các bí mật của wushu (võ thuật). Sau nhiều năm gian khổ, nó trở về nhà, báo thù, và thống nhất các võ sĩ của đế chế để mang lại hòa bình cho tất cả những người dưới bầu trời. Tôi đã thấy mình trong câu chuyện này, chiến đấu và đánh bọn quỷ dữ của riêng tôi.

Trường tiểu học của tôi ở gần Khách sạn Tấn Giang (Jinjiang Hotel), một trong những điểm mốc nổi tiếng nhất trước-1949 của Thượng Hải, và lúc đó, một trong chỉ hai khách sạn trong thành phố nhận khách nước ngoài. Sự gần của chúng tôi đến Tấn Giang đã có nghĩa rằng Sở Tuyên truyền của thành phố thường tổ chức các nhóm người nước ngoài đến thăm trường. Đảng Cộng sản Trung Quốc chia thế giới thành các kẻ thù và các đồng minh và, để giành được sự ủng hộ quốc tế, đã năng nổ nuôi dưỡng “các bạn nước ngoài” như các trí thức, các nhà báo, và các chính trị gia cánh tả. Mỗi lần một nhóm “bạn nước ngoài” xuất hiện tại trường của tôi, các học sinh giỏi toán nhất được đưa ra để thực hiện các phép tính trên bảng đen và các học sinh lực lưỡng nhất được triệu tập cho lớp thể dục – mọi phần của truyền thống Cộng sản Trung Quốc vĩ đại về lừa bịp các khách nước ngoài ngờ vực vào sự thừa nhận sự tài giỏi của Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc.

Một ngày một đại diện của bộ máy quan liêu mênh mông kiểu Soviet của Trung Quốc đã đến trường chúng tôi. Một nhóm trẻ lực lưỡng hơn trong chúng tôi được bảo cởi quần áo. Quan chức xem tay và chân tôi và tuyên bố rằng tôi phải là một người bơi. Cha tôi bắt đầu đưa tôi đến một bể bơi thành phố gần trường tiểu học của tôi. Ông đã dạy tôi bơi theo cách Trung Quốc điển hình: ông quẳng tôi vào bể bơi. Tôi vật lộn lên bề mặt và nuốt rất nhiều nước. Tuy vậy, trong vòng vài tuần, tôi đã sẵn sàng cho một sự kiểm tra với một đội địa phương. Vào sáu tuổi, tôi đã giành được một vị trí.

Sự luyện tập bơi được tổ chức bảy ngày một tuần tại một bể bơi cách nhà tôi bốm mươi phút đi bộ. Mỗi buổi sáng tôi dậy lúc 5:30, tự làm bữa ăn sáng, và đi ra qua các hẻm quanh co của Thượng Hải đến bể bơi. Tôi thường thách thức mình để tìm các đường tắt. Bước vào một hẻm mới, tôi chẳng bao giờ biết nơi tôi sẽ đi ra. Tôi đã học nhanh rằng có nhiều đường để đến cùng chỗ. Chúng tôi bơi từ 7:00 đến 8:00, sau đó chúng tôi đi bộ đến trường. Chúng tôi đã thường có một buổi tập thứ hai vào buổi chiều. Các cuộc họp được tổ chức vào cuối tuần. Chẳng bao lâu tôi trở thành số một về bơi ngửa và số hai về bơi sải trong nhóm tuổi của tôi. Một đứa trẻ hàng xóm đã là đối thủ chính của tôi; cuối cùng nó gia nhập đội quốc gia của Trung Quốc. Chúng tôi thường đi bộ cùng nhau đến bể bơi. Trong phòng thay đồ, vào những buổi sáng sau khi bị cha tôi đánh, tôi đã thử giấu các vết lằn roi trên tay, lưng, và chân tôi. Nhưng nó nhận ra chúng. Tôi bảo nó may mắn rằng bố nó đã không đánh nó. Nó đã cho tôi một nụ cười buồn.

Huấn luyện viên của chúng tôi, huấn luyện viên Shi, đã là một huấn luyện viên Trung Quốc điển hình: lùn, béo, với tính xấu. Mùa đông Thượng hải lạnh, nhưng vì thành phố nằm ở phía nam Sông Dương Tử, theo các quy tắc do chính phủ trung ương đưa ra không tòa nhà nào được sưởi ấm. Huấn luyện viên Shi bắt đầu các buổi tập vào những buổi sáng mùa đông bằng việc bắt chúng tôi bơi bướm để phá vỡ lớp băng mỏng đã đóng băng qua đêm trên bề mặt bể bơi. Các huấn luyện viên đôi khi rót nước nóng từ các phích vào bể chỉ để chúng tôi trông thấy, giống cá ngọ ngoạy theo mồi ăn, quẫy quanh các vũng nước ấm trong một cố gắng vô vọng để tránh cái lạnh. Họ nghĩ việc này thật vui nhộn.

Đã có những lợi ích để ở trong đội. Sau các buổi tập chiều, chúng tôi có một bữa ăn tử tế. Gạo và thịt vẫn được phân phối ở Trung Quốc lúc đó, nhưng trong nhà ăn của đội chúng tôi được ăn thịt nạc, không chỉ mỡ, rau chất lượng tốt, và, cái gì đó tất cả chúng tôi đều quý: trứng đôi khi. Một lần trong một năm chúng tôi được cho một con gà để mang về nhà. Tôi trở nên thạo trong việc xoáy thêm thực phẩm, mà tôi chia cho các bạn cùng đội để đổi lấy sự trung thành của chúng. Thực phẩm đã quý giá trong những ngày đó; nó đã là một cách để trở thành lãnh đạo của đàn.

Việc bơi đã đóng góp to lớn cho người tôi là ngày nay. Nó đã dạy tôi sự tự tin, tính kiên trì, và niềm vui của một nỗ lực có mục đích. Qua việc bơi, tôi đã gặp những người bên ngoài xa giới xã hội bình thường của tôi. Tôi vẫn cảm thấy dấu ấn của nó.

Tôi đã chỉ có ý thức lờ mờ nhất về chính trị với tư cách một cậu con trai. Tôi nhớ đi qua các poster chính trị kêu gọi trừng phạt không thương tiếc các kẻ thù giai cấp khi Cách mạng Văn hóa gieo sự hỗn loạn khắp đất nước. Tôi đã nghe binh lính trong các doanh trại quân đội gần trường chúng tôi hô các khẩu hiệu chống lại sự trệch hướng ý thức hệ và ca tụng nhà sáng lập của Trung Quốc Cộng sản, Chủ tịch Mao Trạch Đông. Tôi đã thấy các tù nhân chính trị đội các mũ giấy nhạo báng bị chở qua đường phố trong những xe tải trần, hướng tới sự hành quyết.

Rồi ngày 9 tháng Chín năm 1976, Mao chết. Các bạn học tám tuổi của tôi và tôi đã ít hiểu nó có nghĩa là gì. Khi trường học công bố tin đó, các giáo viên của chúng tôi bắt đầu khóc, như thế chúng tôi cũng bắt đầu khóc. Lệnh truyền xuống rằng chúng tôi không được phép chơi hay cười. Vài đứa trong chúng tôi đã bị khiển trách vì làm quá ồn.

Khoảng một năm sau, một lãnh đạo Trung Quốc cao cấp có tên Đặng Tiểu Bình đã quay lại nắm quyền sau nhiều năm bị lưu vong nội bộ. Đặng đã đạo diễn việc bắt Bè lũ Bốn Tên, một nhóm cực tả tập hợp quanh Mao. Và trong năm 1979 ông đã khởi động những cải cách lịch sử biến đổi Trung Quốc thành cường quốc kinh tế nó là ngày nay. Nhưng gia đình tôi đã không sống qua những sự thay đổi thời đại đó. Cha mẹ tôi đã có những kế hoạch khác.


* Những cuốn trước:

1. Kornai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

……….

48. Tom Hartman, Lịch sử bị Che giấu của Chính thể Đầu sỏ Mỹ: Đòi lại nền Dân chủ của Chúng ta từ Giai cấp Thống trị. NXB Dân Khí, 2021

49. Adam Jetlesson, Công tắc Ngắt: sự Lên của Thượng Viện Hiện đại và sự làm Què nền Dân chủ Mỹ, NXB Dân Khí, 2021

50. Kornai János, Suy ngẫm, 2021

51. Slavoj Žižek, Đại Dịch! – Covid-19 làm lung lay thế giới, NXB Dân Khí, 2021

52. Slavoj Žižek, Đại Dịch! 2 – Biên niên sử của một thời đã mất, NXB Dân Khí, 2021

53. Amartya Sen, Quê Nhà trong Thế giới, NXB Dân Khí, 2021