Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 17)

Nguyễn Quang A dịch

20. Trò chuyện và chính trị

1

Căn cứ vào các mối quan hệ quốc tế của các trí thức thiên tả ở Calcutta, tôi không ngạc nhiên nhận được một lời chào mừng từ phái tả Cambridge khi tôi đầu tiên đến đó. Quả thực, đã có một lá thư nồng ấm đợi tôi tại Nhà của người Gác Cổng từ Aldrich (Ricky) Brown – một nhà toán học tài năng – của Câu Lạc Bộ Xã hội Chủ nghĩa Đại học Cambridge, nói rằng ông đã nhận được ‘những cảnh báo’ từ Calcutta về sự đến sắp xảy ra của tôi và mời tôi đến một buổi tiệc mà Câu Lạc Bộ tổ chức cho các sinh viên mới ở Cambridge. Tôi đã đi đến buổi tiệc và đã quyết định gia nhập Câu Lạc Bộ. Đã có một số nhà Marxist tự xưng giữa các nhà hoạt động của nó, nhưng với tư cách một trí thức tự-giác đua đòi tự làm sang từ College Street, tôi đã hơi bị sốc bởi sự hiểu khá hạn chế của họ về các kinh điển Marxist, kể cả công trình riêng của Marx.

Tôi cũng ngạc nhiên để thấy các lãnh đạo của Câu Lạc Bộ đã không băn khoăn gì bởi chủ nghĩa độc đoán nghiêm trọng ở Liên Xô và ở các nước Đông Âu dưới sự thống trị Soviet. Đúng, lúc này chỉ là 1953, trước xa Đại hội thứ Hai mươi của Đảng Cộng sản Liên Xô trong tháng Hai 1956 tại đó Khrushchev trình bày sự vạch trần tàn phá của ông về chế độ Stalinist; nó cũng trước cuộc khởi nghĩa Hungari trong cùng năm, mà đã lay động nhiều đầu óc. Tuy vậy, bằng chứng về sự chuyên chế chính trị Soviet đã tăng lên trong nhiều năm trước đó, và tôi nghĩ là không thể cho bất cứ ai quan tâm đến tự do để không nghĩ nghiêm túc về các cuộc thanh trừng và cái được gọi một cách chính xác là ‘các phiên xử trình diễn’. Partha Gupta và tôi đã dành rất nhiều thời gian nói chính xác về điều này khi chúng tôi nghỉ lễ cùng nhau ở Darjeeling, ngay trước khi cả hai chúng tôi đi nước Anh.

Trong chiến tranh, binh lính Anh đã viết trên các xe tank của họ, ‘Kìm chúng lại, Joe, chúng ta sẽ không lâu đâu.’ Vào năm 1953 sự đoàn kết đó đã bị quên lâu rồi, như thời khắc đặc biệt của sự giải phóng Auschwitz bởi Hồng Quân trong tháng Giêng 1945. Những câu chuyện về chủ nghĩa độc đoán Soviet bây giờ đã tràn lan, không nghi ngờ gì được giúp đỡ bởi sự tuyên truyền Mỹ, nhưng không chỉ bởi vì việc đó. Thế nhưng sự chuyên chế đã bị phủ nhận mạnh mẽ không chỉ bên trong Đảng Cộng sản Anh, mà cả trong các hiệp hội cánh tả rộng hơn, kể cả Câu Lạc Bộ Xã hội Chủ nghĩa Cambridge.

Tuy vậy, Câu Lạc Bộ đã có đóng một vai trò xây dựng hơn trong thu hút sự chú ý đến những sự quan tâm bình quân chủ nghĩa bên trong nước Anh và khắp thế giới, và cũng đến việc chất vấn thái độ hiếu chiến của Chiến tranh Lạnh trong khi gây áp lực cho giải trừ vũ khí hạt nhân. Những sự quan tâm này đã liên kết mật thiết với thực tiễn chính trị, nhưng vai trò của Câu Lạc Bộ trong việc sử dụng phân tích Marxist đã khá kém hiệu quả.

Giới nội bộ của Câu Lạc Bộ Xã hội Chủ nghĩa Đại học Cambridge đã có những nhà hoạt động mà có vẻ hơi giống cánh cực tả của Đảng Lao Động, nhưng cũng đã có các nhà lý luận nữa. Những người này gồm cả Pierangelo (thường được gọi là Piero) Garegnani, mặc dù ông thú nhận ông thấy Câu Lạc Bộ là ít học một cách đáng buồn, như tôi cho là một học giả Gramsci đã rất có thể làm. Charles Feinstein, người đến từ một lai lịch Cộng sản ở Nam Phi để học lịch sử ở Cambridge, đã bị chọc tức bởi những nhận xét như vậy. Charles đã vẫn rất là một nhà hoạt động trí tuệ của phái tả và tôi nhớ về một dịp tôi bị ông ta trừng phạt vì bác bỏ các tác phẩm của Stalin (tôi cũng bị phê bình vì đã để lộn ngược các sách của Stalin trên giá sách của tôi). Muộn hơn, tuy vậy, Charles thay đổi quan điểm của ông khá triệt để và đã trở nên khá phi chính trị – mà không có bất kể sự thiên tả nào – như một trong những sử gia hàng đầu của nước Anh. Giáo sư Chichele về Lịch sử Kinh tế tại Oxford (như ông trở thành) đã giữ được trí tuệ sắc bén cũng như những sự đồng cảm con người của ông mà đã là hiển nhiên trong 1953, nhưng ông rõ ràng đã trở nên phi chính trị hơn – khác một cách cách không thể nhận ra được với người cấp tiến mới đến từ Đại học Witwatersrand ở Johannesburg.

Bất chấp sự nghiêm khắc của Piero, đã không thiếu chất lượng trí tuệ trong Câu Lạc Bộ Xã hội Chủ nghĩa. Eric Hobsbawm đã thường ở đó, như Stephen Sedley (một học giả pháp lý xuât sắc – muộn hơn một thẩm phán Anh hàng đầu), những người đã gia nhập vào khoảng thời gian tôi rời về Delhi trong năm 1963. Ian Brownlie, muộn hơn là một trong những luật sư quốc tế xuất chúng nhất trên thế giới, đã là một sinh viên tại Oxford và đã thuộc về Câu Lạc Bộ Xã hội Chủ nghĩa tương tự ở đó (ông cũng đã là một đảng viên của Đảng Cộng sản mà ông từ bỏ chỉ sau sự xâm lấn Soviet vào Tiệp Khắc trong năm 1968). Tôi đã gặp Ian thường xuyên cả như một khách thường xuyên của Cambridge trong những ngày sinh viên của tôi và muộn hơn như một đồng nghiệp tại All Souls College, khi ông trở thành Giáo sư Chichele về Luật Quốc tế Công cộng

2

Một trong những người nổi bật nhất tôi gặp qua các hội chính trị của tôi đã là Dorothy Cole, muộn hơn Dorothy Wedderburn. Tại cuộc gặp mặt đầu tiên của Câu Lạc Bộ Xã hội Chủ nghĩa Đại học Cambridge, Ricky Brown đã chuyển một lời mời tôi từ Dorothy đến tiệc uống tại nhà bà. Bà sinh ra là Dorothy Barnard, con gái của một thợ mộc thành công và người tham gia với quan điểm cấp tiến, và đã sống với chồng bà sử gia Max (W. A.) Cole trong một căn nhà ở Parker’s Piece. Tôi đã vô cùng bị quyến rũ và bị ấn tượng bởi sự bừng sáng của trí thông minh sáng ngời tỏa ra qua bộ mặt tao nhã và thân ái của Dorothy. Nói chuyện với bà cũng vui tuyệt vời. Đấy là sự bắt đầu của một tình bạn suốt đời kéo dài đến tận cái chết của bà ở tuổi tám mươi bảy trong năm 2012.

Sự khiêm tốn của Dorothy, bất chấp các thành tựu của bà, thật nổi bật. Khi Eric Hobsbawm viết trong lời cáo phó của bà trong tờ The Guardian rằng bà đã là một ‘kẻ thù của mọi sự tự-quảng cáo’, ông đã chỉ ra một phẩm chất mà đã gây ấn tượng cho tôi ngay ở cuộc gặp mặt đầu tiên của chúng tôi ở Cambridge trong năm 1953. Tất cả phê bình của bà đã không có sự quả quyết, và đôi khi với một mức độ tự-nghi ngờ nữa. Việc này cũng áp dụng cho sự nghi ngờ của bà về kinh tế học dòng chính, mà, bà nói, bà ‘quá nghờ nghệch để theo kịp’, nhưng rồi tiếp tục trình bày vài phê phán rất làm sáng tỏ về cái đã trở nên sai với những phần chính của nó.

Khi hôn nhân của Dorothy với Max Cole tan vỡ vài năm sau khi chúng tôi gặp nhau, bà đã kết hôn với Bill (muộn hơn Lord) Wedderburn, một luật sư xuất sắc và nhà tư tưởng pháp lý, người cũng đã ở cánh tả của chính trị Anh. Sau một số năm hạnh phúc, cuộc hôn nhân đó cũng kết thúc trong sự ly dị. Rồi bà đã có vài thập niên hầu hết sống một mình – luôn luôn vui vẻ, luôn luôn chăm lo cho những người khác, nhưng không nghi ngờ gì cô đơn. Cuộc đời của Dorothy, có vẻ đối với tôi, là một cuộc sống thay phiên nhau của những niềm vui và những nỗi đau. Bà đã có các bạn thân, tuy vậy, mà sự bầu bạn của họ bà thường dựa vào trong những ngày già hơn của bà, kể cả nhà Hobsbawm và Marion Miliband, một nhà tư tưởng nhạy bén một cách đặc biệt và quả phụ của bạn tôi Ralph Miliband, nhà xã hội học Marxist vĩ đại, (bà cũng là mẹ của David [cựu bộ trưởng ngoại giao Anh và Ed [lãnh tụ Đảng Lao động]).

Khi tôi gặp Dorothy lần đầu tiên, xã hội học đã vẫn chưa được chấp nhận ở Cambridge như một lĩnh vực nghiên cứu hàn lâm thực sự và bà đã thường được mô tả như một nhà kinh tế học ứng dụng, mà tất nhiên bà cũng đã là. Sau khi xã hội học ra khỏi nơi ẩn náu hàn lâm, Dorothy đã tạo danh tiếng của bà như một nhà xã hội học hàng đầu ở nước Anh. Trong số các công trình của bà là một phân tích làm sáng tỏ – và gây xáo trộn – về đời sống của những người già ở nước Anh và một nghiên cứu khảo sát vào công việc điều dưỡng và phụ giúp y tế. Bà đã trở thành Hiệu trưởng của Bedford College, London, và, sau khi sự hợp nhất của Bedford với Royal Holloway College, Hiệu trưởng của tổ chức được hợp nhất. Bà cũng đã chủ tọa một cuộc điều tra chính về các điều kiện của phụ nữ trong tù, và đã viết một cuốn sách mạnh mẽ được gọi là Justice for Women: The Need for Reform (Công lý cho Phụ nữ: sự Cần Cải cách), một cuốn sách đưa ra một số sự thấu hiểu nữ quyền chủ nghĩa có ảnh hưởng sâu rộng. Tôi đã học được rất nhiều từ công trình của Dorothy, đặc biệt tầm quan trọng của việc khảo sát các khía cạnh xã hội của các mối quan hệ kinh tế, và cũng vô cùng khâm phục những đóng góp bà đưa ra về những khía cạnh quan trọng của sự sao lãng xã hội.

Thật buồn rằng một đặc điểm của sự tước đoạt của phụ nữ – như tôi thấy – được phản ánh vững chắc trong cuộc sống của chính Dorothy. Theo quy ước xã hội, bà đã thay đổi tên mình trong cả hai dịp khi bà kết hôn và phần lớn của các xuất bản phẩm nổi tiếng của bà đã dưới tên kết hôn thứ hai (Wedderburn) của bà, ngay cả sau khi hôn nhân của bà với Bill Wedderburn đã kết thúc. Như thế Dorothy Barnard có thiên hướng cấp tiến đã công bố tất cả các sách và bài báo của bà dưới các tên kiếm được qua hôn nhân. Khá kỳ quặc, chúng tôi đã đụng đến chủ đề này trong cuộc trò chuyện đầu tiên của chúng tôi tại Parker’s Piece, khi tôi hình thành một quan điểm rằng là một sai lầm xã hội lớn cho phụ nữ để thay đổi họ của mình khi kết hôn. Dorothy đã kiên nhẫn lắng nghe sinh viên Ấn Độ mới đến và mỉm cười, nhưng đã không đặc biệt bị ấn tượng. Bà nói, ‘tôi hiểu điều anh nói, nhưng có các vấn đề chắc chắn nghiêm trọng hơn nhiều để giải quyết đầu tiên.’

3

Sự quan tâm của tôi đến chính trị đã vượt xa sự dính líu của tôi với Câu Lạc Bộ Xã hội Chủ nghĩa, dù quan trọng như nó đã là. Tôi thích đi đến các cuộc tranh luận và thảo luận chính trị, và cách phải chăng nhất để làm việc này là để trở thành một thành viên của Câu Lạc bộ tổ chức các cuộc họp và dự miễn phí. Như thế tôi đã trở thành một thành viên của cả Câu Lạc bộ Tự do (Liberal Club) và Câu Lạc bộ Bảo thủ, và đã thích thú những cuộc thảo luận xảy ra trong cái đôi khi được cảm thấy như các cuộc tụ họp trái ngược nhau. Đã là tự nhiên cho tôi để cũng tham gia Câu Lạc bộ Lao động Cambridge, nhưng vào lúc đó đã có một quy chế kỳ quặc rằng bạn không thể gia nhập nó nếu bạn đã là một thành viên của Câu Lạc Bộ Xã hội Chủ nghĩa Đại học Cambridge. Điều này đã phản ánh một nỗi sợ rằng những người Cộng sản và các bạn đồng hành trong Câu Lạc Bộ Xã hội Chủ nghĩa sẽ làm suy yếu Câu Lạc bộ Lao động. Tính phi tự do của quy tắc đã bị vượt qua chỉ bởi sự ngu đần của nó. Khi mọi người nghe tôi nói rằng tôi thuộc về tất cả các câu lạc bộ chính trị chính ở Cambridge ‘trừ Câu Lạc bộ Lao động’, họ đã có khuynh hướng cho rằng quan điểm chính trị của tôi hoàn toàn khác với cái họ thực sự là. Thực ra, tôi cũng thường dự các cuộc họp Câu Lạc bộ Lao động hứa hẹn bằng việc trả sáu xu phí vào cửa.

Một kết quả kỳ quặc của việc ở trong Câu Lạc bộ Bảo thủ là tôi biết Tam Dalyell, người đã là Chủ tịch của nó khi đó. Tam, người đến từ một gia đình Scot tầng lớp trên (ông đã được giáo dục tại trường Eton và muộn hơn đã thừa kế một tước tòng nam), đã bắt đầu có những sự nghi ngờ của ông về chính trị Tory. Khi ông ứng cử chức Chủ tịch của Hội Liên hiệp Cambridge [Union Society] – diễn đàn tranh luận chính của đại học – ông đã yêu cầu tôi ủng hộ ông (tôi đã có thể thực sự là người đề cử [seconder] ủng hộ sự bổ nhiệm ông) và tôi đã giúp thu thập phiếu cho ông từ cánh tả. Việc này đã hoạt động tốt, nhưng những người Bảo thủ, mà đã chiếm đa số giữa các sinh viên Cambridge lúc đó, đã bỏ rơi ông và Tam đã thất cử.

Tam đã di chuyển xa hơn và xa hơn nữa khỏi những người Bảo thủ, và muộn hơn trở thành một Thành viên Lao động nổi tiếng của Quốc hội (đại diện khối cử tri Scot của Tây Lothian) – thường ở phía tả của Đảng của ông. Ông đã là một nhà tranh luận nghị viện nảy lửa và một người quấy rối rất hiệu quả chính phủ Tory của Margaret Thatcher – nổi tiếng nhất vì cái Tam xem như sự quanh co (mặc dù là các tuyên bố sai) của chính phủ Vương quốc Anh về sự đánh chìm tàu Argentine General Belgrano, trong Chiến tranh Falklands. Tam cũng đã trừng phạt chính phủ Lao động của Tony Blair vì tham gia với Hoa Kỳ trong tấn công Iraq được ủng hộ bởi thông tin yếu và lập luận yếu hơn. Ông cũng trở nên nổi tiếng sau sự ủy thác Scot, vì việc chất vấn sự không đối xứng của các đai biểu Quốc hội Scot tiếp tục có một tiếng nói về vài vấn đề khu vực Anh bằng sự hiện diện của họ trong Quốc hội Westminster khi các đại biều Anh đã không có một tiếng nói tương tự về các vấn đề Scot (vấn đề được biết đến như ‘Câu hỏi Tây Lothian’). Trước khi Tam về hưu từ Quốc hội, ông đã trở thành ‘Cha của Hạ viện’, thành viên cao tuổi nhất của nó.

Các đức tính của Tam – sự nồng hậu của ông, sự can đảm của ông, sự khôn ngoan chính trị của ông, kể cả một sự sẵn lòng để nghĩ khác với những người khác và để hỏi những câu hỏi khó – đã hiển nhiên rồi trong những ngày sinh viên của chúng tôi. Ông thảo luận các ưu tiên của ông thật hay trong tiểu sử tự thuật rất dễ đọc của ông, The Importace of Being Awkward (Tầm Quan trọng để Là Vụng về).1

Khi tôi ở vài ngày tuyệt vời tại nhà tổ tiên của ông, The Binns – không xa Edinburgh – tôi cũng được biết mẹ ông, tôi đã có những cuộc trò chuyện rất ấm áp và khai sáng với bà. Bà là một người đáng yêu với một trí nhớ phi thường và một sự hiểu biết chi tiết về các truyền thống và lịch sử Scot. Tất nhiên, việc này kể cả những tường thuật về gia đình, bắt đầu với ‘Tam Dalyell Đẫm máu’ nổi tiếng – tổ tiên họ Tam của chúng tôi mà vẫn được tôn kính như người gây dựng lên trung đoàn kỵ binh Royal Scots Greys trong thế kỷ thứ mười bảy. Lòng tốt của Tam đã chủ yếu là một năng khiếu tự nhiên, nhưng nó chắc chắn được tăng cường bởi những niềm tin chắc Kitô và nhân đạo của mẹ ông.

Hệt như Michael Nicholson đã khăng khăng, khi tôi đến thăm và ở với gia đình anh, rằng chúng tôi không uống chút nào ở làng ông, Tam đã hướng dẫn tôi không nói bất cứ thứ gì về là người vô thần khi nói chuyện với mẹ ông. Việc đó là khá dễ, trừ việc Tam cũng mô tả tôi như một người Hindu sùng đạo, vào ngày thứ hai của tôi tại The Binns mẹ Tam bảo tôi bà đã mời Giám mục của Edinburgh người rất muốn thảo luận vài vấn đề khó hiểu của Đạo Hindu với tôi. Thật may, vì những câu hỏi của giám mục đã chủ yếu về các nền tảng triết học Hindu, hơn là bất cứ thứ gì về các niềm tin và thực hành, tôi đã có thể gần như trả lời được các câu hỏi của ngài.

4

Trong số các nhà kinh tế học trong lớp của tôi, tôi biết rất kỹ, như tôi đã nhắc tới trước đây, Mahbub ul Haq từ Pakistan. Tôi cũng đã trở nên thân thiết với Samuel Brittan tại Jesus College. Sau Cambridge, Sam đã trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, đầu tiên bắt đầu với The Observer (mà anh đã trở thành nhà biên tập kinh tế) và rồi trong nhiều thập kỷ như nhà bình luận hàng đầu và người viết xã luận trong Financial Times. Ngay sau khi sự tốt nghiệp của chúng tôi, khi các cột báo của Sam trên The Observer bắt đầu xuất hiện, chúng đi cùng với một ảnh của anh làm cho anh trông không chỉ cực kỳ thông thái và nghiêm túc (tất nhiên, anh đã thế) nhưng cũng già hơn anh thực sự rất nhiều. Dennis Robertson, biết Sam như một sinh viên, đã hỏi tôi một hôm liệu tôi có đồng ý với anh rằng bức ảnh này phản ánh một cố gắng của Sam để có vẻ chín chắn hơn (‘giống ông năm mươi’, Dennis nói). Chúng tôi đã thảo luận giả thuyết đó, nhưng tôi bám chặt quan điểm của mình rằng Sam đã chỉ thử có vẻ am hiểu và vững chắc, mà tuổi chỉ là một trong số nhiều nhân tố cho việc đó. Tôi không chắc tôi đã thắng cuộc tranh luận đó.

Sam Brittan đã luôn luôn nhiều hơn một nhà báo rất nhiều. Muộn hơn trong sự nghiệp của mình, anh đã xuất bản một số sách có lập luận mạnh mẽ về các chủ đề xã hội, kinh tế và chính trị. Trong tuyển tập Essays: Moral, Politics and Economic [Các Tiểu luận: Đạo đức, Chính trị và Kinh tế] (1998), anh đã tập hợp một số bài báo độc đáo nổi bật, bao gồm một sự ca tụng có lập luận của những lý lẽ đặc biệt mà không đưa ra một sự đổi hướng toàn diện. Cách tiếp cận chung của anh tới kinh tế và chính trị được trình bày rõ trong các sách A Restatement of Economic Liberalism [Một sự Trình bày Lại Chủ nghĩa Tự do Kinh tế] (1988) và Capitalism with a Human Face [Chủ nghĩa tư bản với Khuôn Mặt Người] (1995) của anh; tiêu đề cuốn sau thâu tóm động cơ thúc đẩy cơ bản của Sam rất khéo.

Khi, như một sinh viên, lần đầu tôi gặp Sam trong mùa thu 1954, anh vừa trở về từ một cuộc thăm Nga, mà đã xác nhận tất cả sự nghi ngờ tồi nhất của anh về Liên Xô. Anh giải thích cho tôi rằng anh là một thành viên của Câu Lạc bộ Lao động trước khi anh đi, nhưng đã quyết định sau chuyến đi để bỏ nó và gia nhập những người Tự do. Tôi thích thú những cuộc trò chuyện của chúng tôi và đã học được cái gì đó từ tư duy kinh tế chung của anh – một lập trường ủng hộ thị trường được suy nghĩ kỹ, nhưng với một sự đam mê tự do hơn là bảo thủ cho việc để nhân dân sống cuộc sống riêng của họ. Tôi đã không thấy bất kể lĩnh vực bất đồng mạnh nào với anh về sự cần sử dụng nền kinh tế thị trường, hay vị trí nó phải có trong tư duy kinh tế và chính trị của chúng tôi, cũng chẳng trong cách tiếp cận tự do hơn là bảo thủ của anh đối với các định chế.

Tuy vậy, tôi đã khó chịu hơn Sam về những khiếm khuyết của thị trường và cái nó có thể làm, đặc biệt sự bất lực của nó để giải quyết những ảnh hưởng đến từ bên ngoài thị trường lên các cá nhân và các xã hội – cái các nhà kinh tế học gọi là ‘các ảnh hưởng ngoại sinh’ (trong số đó sự ô nhiễm, tội phạm, sự nghèo khổ (hay bẩn thỉu) đô thị và sự phổ biến của các bệnh truyền nhiễm là các thí dụ tốt). A. C. Pigou đã viết rồi một cách rất sáng tỏ, trong năm 1920, về các tác động ngoại sinh thuộc những kiểu khác nhau trong cuốn sách xuất chúng của ông, The Economics of Welfare (Kinh tế học Phúc lợi).2

Trong năm 1954, ngay khi tôi đang học kinh tế học với Sam, Mahbub và những người khác, nhà nhà kinh tế học vĩ đại Paul Samuelson đã công bố một bài báo mạnh mẽ có tiêu đề ‘The Pure Theory of Public Expenditure (Lý thuyết Thuần túy về Chi tiêu Công)’, mà thảo luận các thị trường có khuynh hướng trở nên vô cùng sai trong việc sản xuất và sắp xếp ‘hàng hóa công (public goods)’ được dùng chung như sự an ninh, quốc phòng, những dàn xếp chung cho sự chăm sóc sức khỏe và vân vân. Một bàn chải đánh răng là một thí dụ hoàn hảo về hàng hóa tư [private good] (nếu nó là của tôi, nó không phải là của bạn để dùng) và thị trường có khuynh hướng đối phó với các hàng hóa tư khá tốt. Tuy vậy, sự vắng mặt của tội phạm trên đường phố là một hàng hóa công theo nghĩa rằng việc một người dùng nó (được lợi từ tỷ lệ tội phạm thấp qua tác động thuận lợi của nó lên đời sống của mình) không loại bỏ sự hữu dụng của cùng ‘hàng hóa’ (tỷ lệ tội phạm thấp) cho những người khác. Tư duy của Samuelson, mà cho thấy các hạn chế nghiêm trọng của sự phân bố các nguồn lực cho các dịch vụ công – nếu được tiến hành chỉ qua thị trường – đã có một tác động lớn đến những mối lo cơ bản của tôi, và tôi đã thử thuyết phục Sam để chia sẻ niềm tin chắc đó. Chúng tôi đã thống nhất về sự đúng đắn của sự phân biệt của Samuelson, nhưng, tôi nghi, đã tiếp tục bất đồng về tầm quan trọng chúng tôi đặt lên các hàng hóa công trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Nếu đó đã là một sự bất đồng, thì sự bất đồng khác đã là tầm quan trọng của việc tránh những bất bình đẳng kinh tế nghiêm trọng, mà tôi đã quan tâm hơn nhiều đến chúng. Những sự thống nhất mạnh của chúng tôi cũng như vài bất đồng còn lại đã luôn luôn làm cho các quan hệ của tôi với Sam là kích thích và hữu ích về mặt trí tuệ.

Đã có những sinh viên khác trong lớp tôi mà đã trở thành các bạn thân. Tôi biết kỹ Walter Eltis: anh đi dạy tại Oxford (như một Fellow của Exeter College), và cũng đã phục vụ như một cố vấn kinh tế cấp cao cho các chính phủ Vương quốc Anh khác nhau. Tôi biết vài người khác, như Ranji Salgado đến từ Sri Lanka và là một nhà kinh tế học hết sức đủ tư cách nhưng yên lặng và không dứt khoát một cách khó tin nổi. Muộn hơn anh làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nơi anh có thành công lớn. Từ những ngày sinh viên của anh, anh đã hăng hái tập thiền và các thực hành Phật giáo khác – và muộn hơn đã chủ tọa Vihara (Tu viện) Phật giáo Washington. Anh đã là một người rất trung dung (centrist) và nhà tư tưởng chính trị thân ái mà đã khó để đẩy vào bất kể cuộc tranh luận nào (mặc dù tôi đã thử). Ranji và tôi đã có một chuyến đi trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh thứ hai của chúng tôi, lưu lại một tuần tại Thành phố Vườn Welwyn, bị lầm lạc bởi sự thông báo bao gồm trong tên của nó mà đã khiến chúng tôi nghĩ sẽ có những vườn tuyệt vời ở đó. Chúng tôi thực sự thử có một nơi nghỉ ngơi rẻ tiền vào lúc Cambridge khá vắng vẻ. Khi chúng tôi xuống tàu hỏa tại Welwyn và nhìn quanh thị trấn được tập hợp lại một cách nhân tạo – không có một cái vườn nào trong tầm mắt – Ranji đã hỏi, ‘Chúng ta có chắc không?’

5

Nhóm thảo luận nổi tiếng nhất ở Cambridge, mặc dù chính thức nó được cho là không được thảo luận công khai, đã là the Apostles (các Tông đồ) – cái gọi là Hội Conversazione Cambridge. Nó có nguồn gốc khá cổ, được thành lập trong năm 1820 bởi George Tomlinson, người khi đó là một sinh viên ở Cambridge và hơi không có vẻ hợp lý (căn cứ vào danh tiếng dị giáo của Hội) đã trở thành Giám mục của Gibraltar. Tomlinson cùng với mười một sinh viên Cambridge khác, tất cả đều từ St John’s College, và đã khởi động Hội Conversazione – thường được gọi chỉ là ‘Hội’. Tư cách thành viên của nó sau đó có khuynh hướng đến một cách áp đảo từ John’s, Trinity và King’s. Trung thành với tên, đã không có nhiều hơn mười hai Tông đồ vào bất cứ lúc nào, nhưng khi về hưu một Tông đồ trở thành một Angel [Thiên Thần] (‘mọc cánh’, như sự biến đổi được mô tả) và vẫn là một thành viên của Hội mãi mãi. Có nghĩa là có một bữa ăn tối hàng năm được dàn xếp bởi chủ tịch Hội – được bàu từ các Thiên Sứ – mặc dù tôi nghĩ rằng bây giờ đã trở thành một sự kiện hơi thất thường.

Các thành viên của Hội đã gồm nhiều nhà khoa học, nhà triết học, nhà toán học, học giả văn học, nhà văn, sử gia lớn và những người với các thành tựu khác thường khác trong các lĩnh vực trí tuệ và sáng tạo. Thí dụ, trong triết học họ đã gồm Henry Sidgwick, Bertrand Russell, G. E. Moore, Ludwig Wittgenstein, Frank Ramsey và Richard Braithwaite. Theo nhiều cánh các Tông đồ xứng đáng với mô tả của William Cory về nó như ‘tầng lớp nhỏ của quý tộc trí tuệ Cambridge’.

Quy trình bàu vào Hội – gồm một hay hai buổi tối nói chuyện với các ứng viên có khả năng, tiếp theo bởi một cuộc bỏ phiếu – đôi khi gây ra tranh cãi khi các ứng viên có những người ủng hộ cũng như gièm pha mạnh, và việc được bàu thường được xem là một chuyện lớn. Sau khi được bàu, ngay cả nhà văn Lytton Strachey, người có nhiều thành tựu khác, đã hồi họp viết cho mẹ ông vào ngày 2 tháng Hai 1902, ‘bây giờ con là một Huynh đệ của Hội các Tông đồ,’ nói thêm, ‘con rõ ràng đã được bàu hôm qua.’

Hội cũng đã có một số người không hợp mà đôi khi chọn từ bỏ hơn là tham gia. Trong số những người đào ngũ, sự rời bỏ của Alfred Tennyson có lẽ được nhớ tới nhiều nhất – sự từ bỏ của ông trong năm 1830 đến khi Hội mới chỉ mười tuổi. Các bạn Tông đồ của ông có khuynh hướng nghĩ rằng việc này thực sự là một sự đuổi ra hơn là một sự từ bỏ: James Fitzjames Stephen viết, với sự khinh bỉ nào đó, rằng Tennyson ‘bị đuổi bởi vì ông đã lười triền miên đến mức không thể khiến ông viết các tiểu luận khi đến lượt ông’. Nhiều năm sau các Tông đồ thử đưa ra những sự cải thiện bằng việc bàu nhà thơ làm một ‘thành viên danh dự’, nhưng Tennyson đã không được thuyết phục. Ông đã đáp lại lời mời tới bữa tối hàng năm từ Chủ tịch Hội, William Frederick Pollock, ‘P. thân mến. Không thể đến. A.T.’ Một người không hợp muộn hơn là Ludwig Wittgenstein, mà sự bầu ông đã được ủng hộ bởi Bertrand Russell và John Maynard Keynes, giữa những người khác. Wittgenstein thấy các cuộc họp Tông đồ là một sự phí thời gian và đã chẳng bao giờ là một người tham gia nhiệt tình, nhưng sự đe dọa của ông để từ bỏ đã bị ngăn chặn bởi sự nài xin của G. E. Moore và Lytton Strachey.

6

Công việc của Hội có nghĩa là bí mật, và tính bí mật đó được thừa nhận rộng rãi trong các giới hàn lâm. Một số đặc tính ít đáng ngưỡng mộ hơn của Hội, thực ra, được biết kỹ hơn các khía cạnh dễ chịu hơn. Hội đã nhận được sự quảng bá tiêu cực nổi bật nào đó vào thời vạch trần các gián điệp Cambridge, Guy Burgess và đặc biệt Anthony Blunt – cả hai đã là các Tông đồ. Nhưng câu chuyện thường xuyên được lặp lại rằng các Tông đồ đã dính líu nhiều đến việc làm gián điệp cho Liên Xô đã chẳng bao giờ đúng. Là công bằng để nói rằng các thiên hướng chính trị của các thành viên đã có khuynh hướng, nhìn chung, về phía tả, chí ít trong thế kỷ vừa qua, nhưng việc là cánh tả chính trị chẳng liên quan gì đến việc muốn là một gián điệp Soviet cả.

Trong hầu hết lịch sử dài của nó, truyền thống bí mật đã giữ sự hiểu biết chi tiết về Hội ngoài tầm mắt công chúng. Tuy vậy, gần đây đã có những xuất bản phẩm và những sự suy đoán công khai về bản chất và nghi thức của Hội, và là khó để cưỡng lại sự cám dỗ để sửa những tuyên bố sai lầm thường lưu hành. Một sự hiệu đính quan trọng về Hội là gì – và làm gì – đến từ Quentin Skinner, Giáo sư Regius về Lịch sử đã quá cố ở Cambridge, trong thời gian ông là Chủ tịch Hội (chúng tôi đã là các Tông đồ hầu như cùng thời). Quentin nhận được một cuộc gọi từ The Guardian trước một bữa tối hàng năm của Hội, yêu cầu ông nói cho họ tất cả về ‘nhóm bí mật’. Đã rõ rằng hình ảnh công khai về một Hội trơn tuột và xảo trá, gồm một bọn gián điệp, đã hấp dẫn cho sự tò mò báo chí của họ. Trong khi tại bữa tối hàng năm nhớ lại cuộc trao đổi của ông với The Guardian, Quentin nhắc đến rằng ông đã phải nói với nhà báo rằng Hội không chỉ không có các gián điệp, nhưng nếu nó không có, nó không làm cho Hội khéo léo hơn nhiều, vì ‘vài trong số họ thậm chí không có khả năng để giữ tin tức về một bữa tối riêng tư cho chính họ’.

Các Tông đồ tích cực trong thời của tôi, trong nhiều năm, đã gồm (việc này trước thời khi Hội có thể bầu các nữ Tông đồ) Jonathan Miller, Noel Annan, Myles Burnyeat, John Dunn, Quentin Skinner, Francis Haskell, Michael Jaffé, Geoffrey Lloyd, Frank Hahn, Garry Runciman, James Mirrlees, Lal Jayawardena và nhiều người khác mà trở nên nổi tiếng vì các thành tựu học thuật và khác của họ. Tôi phải thú nhận rằng tôi đã thích thú những cuộc thảo luận hàng tuần. Một buổi tối điển hình gồm một bài báo rất lý thú được đọc bởi một trong các Tông đồ, tiếp theo là thảo luận, và rồi nói chung có một cuộc bỏ phiếu về luận đề nào đó liên kết với cái được đọc. Chẳng ai quan tâm mấy về kết cục của sự bỏ phiếu, nhưng chất lượng của thảo luận đã là một sự quan tâm nghiêm túc.

7

Thường đã có ít mối quan hệ giữa công việc học thuật của một người và sự tham gia Tông đồ. Một số bài báo được chuẩn bị cho thảo luận trong Hội được thảo luận rộng rãi trong các giới hàn lâm và đôi khi đã có một tác động khá lớn. Bài trình bày của Frank Ramsey vào một buổi tối năm 1925 về bài báo ‘Có Bất cứ Thứ gì để Thảo luận?’ đã tạo ra những điểm quan trọng như vậy (thí dụ, về những sự bất đồng không thể tranh cãi) mà đã có một chỗ nghiêm túc trong văn liệu triết học.

Đôi khi liên kết đến qua những sự dẫn chiếu đến tài liệu tham khảo chung trong những cuộc thảo luận Tông đồ, mà các tạp chí công khai đã quan tâm đến chúng. Tôi có thể nhớ lại trường hợp cá nhân về sự chồng gối lên nhau. Đã có một chuỗi sự kiện lý thú tiếp sau việc tôi đọc một bài báo – trong khoảng năm 1959 – về ý tưởng của Rousseau về ‘ý chí chung’ và những sự thấu hiểu chúng ta có thể dẫn ra từ lý thuyết trò chơi, đặc biệt vì nó được phát triển khi đó bởi John von Neumann và John Nash.

Tôi vừa quan tâm đến lý thuyết trò chơi vào lúc đó (muộn hơn tôi dạy nó tại Trường Kinh tế học Delhi), và có vẻ dễ để sử dụng một phần nhỏ của nó để giải thích sự tương phản giữa ‘ý chí chung’ của Rousseau (cái được tất cả mọi người ủng hộ một cách tập thể) và cái được chọn bởi mỗi cá nhân trong sự cô lập (đôi khi được gọi là ‘ý chí của tất cả (will of all)’ tương phản với ‘ý chí chung (general will)’). Garry Runciman, một nhà kinh điển rất tài năng mà sau đó trở thành một nhà xã hội học, tích cực trong cuộc họp và chỉ ra cho tôi lập luận tôi trình bày có thể cũng soi sáng như thế nào lên lý thuyết công lý được phát triển bởi nhà triết học John Rawls mới nổi lên.

Chúng tôi quyết định viết một bài báo chung khai phá và mở rộng các ý tưởng được thảo luận tại cuộc họp, và gửi nó cho Gilbert Ryle, biên tập của Mind, một tạp chí triết học hàng đầu. Một phần của bài báo ủng hộ lý thuyết công lý được phát triển khi đó bởi Rawls, người chẳng bao lâu được xem như nhà triết học đạo đức và chính trị hàng đầu của thời đại chúng ta. Nhưng chúng tôi cũng lập luận chống lại giả thiết của Rawls rằng trong một trạng thái lựa chọn vô tư (state of impartial choice) chỉ một sự lựa chọn cá biệt sẽ nổi lên như được tất cả ủng hộ. Nếu có nhiều lời giải vô tư không thiên vị, như chúng tôi cho là phải có, thì khung khổ Rawlsian đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng.

Bài báo, như thế đã mở rộng từ môi trường hẻo lánh của một thảo luận Tông đồ, được Ryle chấp nhận ngay lập tức làm chúng tôi thật vui sướng. Nhưng rồi trong vài năm chúng tôi đã chẳng nghe thấy gì hơn. Cuối cùng chúng tôi quyết định viết cho Ryle lần nữa, gửi cho ông một bản sao của cùng bài báo và hỏi cái gì đã có thể xảy ra với nó. Tất nhiên chúng tôi biết rằng Ryle viết bằng tay và có lẽ ông không giữ các bản sao của các bức thư riêng của ông, nhưng mối lo của chúng tôi trở nên phúc tạp hơn khi chúng tôi nhận được một lá thư nữa từ ông, trong đó ông đối xử nhầm bài báo như lần nộp mới và đã lại chấp nhận công bố nó. Garry và tôi bị ấn tượng về tính nhất quán của Ryle, nhưng đã phải nhắc ông rằng ông đã chấp nhận bài báo rồi ba năm trước và chúng tôi hy vọng rằng nó sớm được công bố. Câu chuyện đã có một sự kết thúc có hậu – bài báo được xuất bản trong Mind trong năm 1965, dưới tiêu đề ‘Games, Justice and the General Will (Trò chơi, Công lý và Ý chí Chung)’, và đã tạo ra sự quan tâm nào đó.3

Một số năm sau, khi tôi ở Harvard một năm như một giáo sư thỉnh giảng, John Rawls, Kenneth Arrow và tôi đã cùng nhau dạy một cua về chính trị triết học, và Rawls đã thảo luận các lý lẽ mà Garry và tôi trình bày và cho những bình luận soi sáng của ông về chúng. Tôi tất nhiên là một người hết sức ngưỡng mộ Rawls, và ông và tôi thi thoảng đã tranh luận về chủ đề đó trong nhiều thập niên (tôi đề cập đến nó xa hơn nữa trong cuốn sách của tôi The Ide of Justice [Ý tưởng về Công lý], được xuất bản năm 2009).4 Nếu đó là một sự phát triển lạ từ một cuộc thảo luận Tông đồ, nó chắc chắn đã xứng đáng với truyền thống của Hội cổ vũ lý lẽ và phản-lý lẽ.

Lắng nghe Rawls, với vẻ mặt tao nhã của ông rạng rỡ với sức mạnh lập luận của ông tại Emerson Hall, nơi seminar chung của chúng tôi thường xảy ra, tôi nghĩ Rawls sẽ là một Tông đồ tuyệt vời thế nào nếu giả như linh hồn của Tomlinson bằng cách nào đó có thể chuyển nhanh nhà triết học Harvard vĩ đại sang Cambridge như một sinh viên và thuyết phục ông gia nhập Hội Conversazione. Nhưng một tiểu luận mà Tennyson đã từ chối viết cho Hội (chọn từ bỏ thay vào đó) là về các hồn ma và tôi nghĩ ông đã có thể không chấp nhận giấc mơ của tôi.

8

Những cuộc họp thảo luận của Hội được tổ chức một lần một tuần về mặt thời gian, vào một ngày cố định tại một chỗ cố định. Rõ ràng trước đây, những cuộc họp được tổ chức vào Thứ Bảy, nhưng trong thời của tôi chúng tôi gặp nhau trong phòng của E. M. Forster tại trường King’s vào tối Chủ nhật. Như một người hết sức ngưỡng mộ công trình của Forster, đã là phần thưởng đủ cho tôi rằng ông thường có mặt và tham gia thảo luận như một Thiên Thần, mặc dù một vài tối ông thích đi đến Nhà nguyện của King’s, chủ yếu (ông giải thích) để nghe nhạc.

Tôi đã gặp Morgan Forster sớm hơn – trước việc bàu tôi làm một Tông đồ khá lâu – và thăm ông khá thường xuyên ở những cuộc tụ họp khác nữa. Các mối quan hệ Ấn Độ đã vẫn mạnh, và tôi hồi hộp khi một buổi tối trong năm 1960 ông mời tôi cùng xem buổi biểu diễn mở màn của A Passage to India (Một Chuyến đi tới Ấn Độ), được Santha Rama Rau chuyển thể thành một vở kịch, tại Nhà hát Nghệ thuật ở Cambridge. Chúng tôi đi cùng với Joan Robinson và Richard Kahn, những người đưa tất cả chúng tôi đi ăn tối trước đó. Forster nói ông rất thích vở kịch, và chắc chắn đủ hấp dẫn như một sự kiện tự nó, nhưng đối với những người quen với tiểu thuyết gốc, điểm yếu của nó là khó để bỏ qua. Có lẽ đấy là một sự phán xử khắc nghiệt, vì những cuốn sách nổi tiếng là rất khó để chuyển thành các vở kịch làm hài lòng. Nhưng tôi cảm thấy quết tâm của Forster để là tử tế với một người dịch ít được biết đến, và khi tôi gặp Rama Rau muộn hơn, cô bảo tôi cô đã phấn chấn như thế nào bởi sự chấp thuận của Forster.

Tôi liên tục bị ấn tượng bởi sự quan tâm sâu sắc của Forster đến Ấn Độ. Khi lần đầu tôi gặp ông năm 1953 – trong phòng của Prahlad Basu tại trường King’s để uống trà – ông hỏi tôi, một cách rất đáng yêu, về quá trình đào tạo của tôi. Nghe rằng tôi đến từ Santiniketan, ông nói ông thấy các ý tưởng của Rabindranath Tagore về thế giới – và các chủ đề ông chọn – rất dễ thương, nhưng ít bị thu hút bởi phong cách viết của ông. Forster cũng nói rằng ông nghĩ Tagore luôn luôn thử nghiệm với văn xuôi tiếng Anh của ông và rằng nhiều thử nghiệm đã không thành công. Ông khâm phục Tagore vì chẳng bao giờ bỏ cuộc.

Tôi đã không nhận ra cho đến khi tôi biết Forster kỹ hơn nhiều qua Hội rằng ông là một người hết sức ngưỡng mộ Kalidasa, nhà soạn kịch Sanskrit kinh điển từ thế kỷ thứ tư. ‘Ông có viết bất cứ thứ gì về việc đó?’ Tôi hỏi ông, hơi ngốc nghếch. Forster nói, ‘Không có gì đáng kể, nhưng tôi đã nhẹ nhàng than phiền về sự thiếu quan tâm bình dân ở Ấn Độ đến các tác phẩm của Kalidasa – rất không giống sự om sòm chúng tôi nói về Shakespeare.’ Việc này đưa tôi đến sưu tập các tiểu luận và các bài phê bình của ông Abinger Harvest [Mùa gặt Abinger] (1936), nơi có một sự đánh giá văn học tuyệt vời, cũng như một sự cằn nhằn lịch thiệp về sự thiếu quan tâm công chúng, trong tiểu luận ‘Adrift in India: The Nine Gems of Ujjain (Phiêu bạt ở Ấn Độ: Chín viên Ngọc của Ujjain’.

Ở đây Forster mô tả một cách lôi cuốn sự duyên dáng của Ujjain lịch sử, thành phố quê hương của Kalidasa (thủ phủ của vương quốc), với ‘người dân hát những bài ca vui đùa trên đường phố’, trong khi vào buổi tối ‘phụ nữ lẻn tới những người yêu của họ “qua bóng tối mà một chiếc kim có thể phân chia”.’ Phấn khích bởi sự đến sông ưa thích của Kalidasa – sông Sipra – Forster đã lội thẳng đến mắt cá chân vào con sông, mà không dừng lại để bỏ dày và tất của ông ra. Việc nhớ những gì Kalidasa viết về sông Sipra và người dân ở đó, ông đã xem việc này là một thời khắc vĩ đại – một thời khắc ông hy vọng sẽ đến với ông một ngày. Khi sự mơ màng kết thúc, Forster tự hỏi liệu tất và dày của ông có sẽ khô vào lúc ông phải lên tàu hỏa của ông – và, quan trọng hơn, về sự thiếu quan tâm đến Kalidasa giữa dân cư Ujjain hiện đại đến những tòa nhà lịch sử quanh họ. Ông kết luận, khá buồn, ‘Các tòa nhà cổ là các tòa nhà, phế tích là phế tích.’ Đã là một sự kết thúc gây thất vọng của một cuộc viếng thăm thú vị, nhưng ông bảo tôi rằng sự ‘phiêu bạt ở Ấn Độ’ đã dạy ông nhiều về kỳ vọng cái gì, và không kỳ vọng cái gì, trong đất nước ông yêu mến nhiều đến vậy.

9

Những ngày sinh viên của tôi chấm dứt với một tiếng sập mạnh trong tháng Sáu 1955. Việc này xảy ra qua những cố gắng của một trong những người gác cổng tử tế của Trinity để đánh thức tôi buổi sáng sau khi tôi đã hoàn tất các bài thi cuối cùng của mình. Trong những ngày đó, ngoài các đề thi mà mỗi sinh viên kinh tế học phải làm cho bằng cử nhân của họ, chúng tôi đã phải chọn hai đề thi khác về các chủ đề liên quan. Tuy vậy, chúng tôi có thể làm ba trong số các đề thi thêm này, với sự hiểu rằng hai bài thi với các điểm cao nhất sẽ được tính trong kết quả cuối cùng. Tôi đã chọn đề thi về thống kê, chính trị triết học và lịch sử kinh tế Anh. Bây giờ tôi không thể nhớ thứ tự mà các bài thi này được tổ chức, nhưng, dù gì đi nữa, tôi quyết định sau khi làm xong hai bài thi đầu tiên rằng chúng đã diễn ra đủ tốt cho tôi để không cần tính đến bài thi thứ ba nữa. Cho nên tôi đã tham gia sự ăn mừng chung của sự chấm dứt các bài thi và đi ngủ khoảng 4 giờ sáng.

Tuy vậy, tên tôi vẫn trong số những người thi bài thứ ba (dù nó là bài gì) sáng hôm sau, và không lâu sau 9 giờ sáng Trường Thi đã gọi Nhà Gác Cổng ở Trinity để nói rằng tôi vắng mặt trong phòng thi và phải đến ngay lập tức. Vào 9 giờ 20 một người gác cổng rất tử tế có tên là Michael nhận nhiệm vụ thách thức để đánh thức tôi dậy. Ông đã tìm cách đánh thức tôi, nhưng nhận được ít sự đáp lại, ông nói. ‘Tôi sẽ làm một cốc trà ngon cho anh, và mang đến một ít bánh biscuit, nhưng hãy bắt đầu ra khỏi giường.’ Khi ông quay lại với trà và biscuit, tôi tìm được cách chuyển sang ghế sofa trong phòng khách, từ đó tôi bảo ông, ‘Các bài thi của tôi xong rồi.’ ‘Không, chúng chưa xong,’ Michael trả lời. ‘Họ gọi từ Phòng Thi ở Đường Downing. Hãy làm ơn: uống trà, mặc quần áo, và chạy xuống đó.’

Tôi thử giải thích cho ông rằng tôi thực sự không phải làm bài thi còn lại, vì hai đề thi đã hoàn tất sẽ được tính và làm cho bài thứ ba không cần thiết. ‘Các bài thi của tôi đã thực sự xong rồi,’ tôi khăng khăng. ‘Mr Sen,’ Michael nói một cách dễ thương, ‘tất cả mọi người đều cảm thấy như thế trong khi thi, và tự thuyết phục mình về những câu chuyện không chắc xảy ra, nhưng anh phải kiên trì và hoàn thành.’ Tôi đã tốn khá nhiều thời gian để thuyết phục ông rằng tôi thực sự sẽ không chạy xuống phòng thi. Muộn hơn, khi tôi thấy Michael ở trường, ông bảo tôi với một nụ cười tươi, ‘Anh biết, tất nhiên, họ vẫn đang đợi anh ở Đường Downing.’

10

Cha mẹ tôi, cùng với em gái tôi Manju, đã đến để xem tôi nhận bằng trong Senate Hall – một sự kiện vui vẻ vì tôi đã phải làm rất ít. Nhiều năm sau, với tư cách Hiệu trưởng Trinity, khi đọc thuộc lòng bằng tiếng Latin cho mỗi sinh viên tốt nghiệp từ College, nắm chặt tay họ trong tay tôi, nói cho họ (bằng tiếng Latin) họ nhận được bằng gì, tôi nghĩ các hiệu trưởng trong nghi lễ đã gặp khó khăn hơn các sinh viên tốt nghiệp rất nhiều. Vào lúc tôi là Hiệu trưởng College, các sinh viên cũng đã chuyển phong cách. Tôi thích thú sự đáp lại của một trong những sinh viên tốt nghiệp trong năm đầu tiên của tôi với tư cách Hiệu trưởng, người đã cười tươi và nói, ‘Cảm rất ơn nhiều, ông bạn,’ mà đã có vẻ giống một sự chấm dứt thích hợp của một cuộc đối thoại bằng tiếng Latin.

Cha tôi đã có một giấy mời để giảng ở London vào lúc tôi tốt nghiệp, và tiền thù lao đã hữu ích cho ông trong việc dàn xếp chuyến đi của gia đình. Chúng tôi thuê một căn hộ nhỏ ở Notting Hill nơi tất cả chúng tôi đã ở một cách hạnh phúc trong gần một tháng. Nó đã đặc biệt thích thú cho Manju, muốn xem các bảo tàng và các gallery ở London, và tôi đã thường đi với nó. Vài trong số các bạn tôi đã đến thăm chúng tôi ở căn hộ Notting Hill. Tôi nhớ đặc biệt đến cuộc thăm của Dilip Adarkar, người đã gây ấn tượng hết sức cho cha mẹ tôi cũng như em gái tôi, mà đã thuyết phục họ rằng tôi có bầu bạn tốt.

Tôi buồn rằng nhiều bạn Cambridge cũ của tôi đang rời đi, mặc dù các sinh viên mới đang đến. Ngoài ra, vài bạn cũ đã ở lại, kể cả Rehman Sobhan và Dilip, vì họ học lấy bằng ba-năm. Lal Jayawardena, đang trong giữa công trình tiến sĩ của anh, cũng ở lại, tuy nhiên Mahbub đi tiếp để làm tiến sĩ tại Đại học Yale. Trong số các sinh viên mới trong năm 1955, Ramesh Gangolli, một nhà toán học, cũng đã trở thành một bạn suốt đời. Chẳng bao lâu đã rõ đối với tôi rằng anh có một trí tuệ phi thường. Với sự quan tâm rất rộng của anh (trải từ nghiên cứu cao cấp về các nhóm Lie trong toán học đến lý thuyết và thực hành của nhạc cổ điển Ấn Độ), Ramesh đã làm sinh động những cuộc trò chuyện của chúng tôi theo những cách khác nhau. Anh đã làm bằng tiến sĩ của mình tại MIT sau khi tốt nghiệp ở Cambridge, và tôi đã có cơ hội để bắt kịp anh – và vợ tuyệt vời của anh Shanta – trong mùa thu năm 1960 khi tôi tự đến MIT trong một năm như một phó giáo sư thỉnh giảng.

Manmohan Singh, muộn hơn là Thủ tướng Ấn Độ, đã đến như một sinh viên tại trường St John’s trong năm 1955, và tôi đi thăm anh không lâu sau đó. Manmohan đã luôn luôn nồng ấm, thân thiện và dễ tiếp cận – những đức tính mà tôi phát hiện ra ngay khi tôi quen anh. Anh đã vẫn đúng như thế ngay cả khi anh lãnh đạo đất nước với tư cách Thủ tướng Ấn Độ từ 2004 đến 2014. Khi tôi có bữa ăn tối với anh tại dinh thự chính thức của anh, mà thường xảy ra mỗi khi tôi thăm Delhi, tôi đã thích thú để ý rằng ngay cả như Thủ tướng anh luôn luôn đợi cho những người khác có ý kiến của họ trước khi bản thân anh nói.

Tính khiêm tốn của Manmohan thực sự đã có thể là một vấn đề cho ông với tư cách Thủ tướng. Trong khi là một đức hạnh xã hội lớn, tính khiêm tốn có thể là một yếu điểm trong chính trị tích cực, đặc biệt trong một thế giới bị thống trị bởi những kẻ hét ra lửa như nhiều lãnh đạo chính trị hiện thời của Ấn Độ. Việc này có thể làm cho Manmohan không sẵn lòng để lý lẽ của ông được công chúng nghe – đôi khi ông đã đặc biệt yên lặng. Nhưng, bất chấp tính ít nói này, và ngược với sự chỉ trích công khai nào đó rằng ông đã đối mặt tương đối âm thầm (hơn là ông đã có thể lớn tiếng cự tuyệt), thực ra ông đã là một lãnh tụ chính trị xuất sắc. Ông đạt được nhiều thứ, kể cả sự đóng góp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất mà Ấn Độ đã từng biết – trước đây hay kể từ đó. Tốc độ tăng trưởng đã chậm lại một chút trong nhiệm kỳ thứ hai của ông (2009–14), mà đã trùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng tuy nhiên đã vẫn trong số cao nhất trên thế giới. Đã cũng có những thành tựu lớn khác, kể cả sự ban hành Bộ Luật Quyền đối với Thông tin và sự thành lập Sơ đồ Bảo đảm Công ăn Việc làm Nông thôn.

11

Cùng với các sinh viên mới đến trong năm 1955, đã cũng có sự quay lại của Dharma Kumar, một sử gia kinh tế lớn nghiên cứu lịch sử nông nghiệp Ấn Độ. Cô đã bắt đầu một luận văn tiến sĩ vài năm trước – nhưng sau đó quay về Ấn Độ để làm việc trong Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, nơi cô đã tạo danh tiếng cho bản thân mình. Cô là một phụ nữ có vẻ đẹp và sự duyên dáng nổi bật, và tôi hết sức ngưỡng mộ trí tuệ sắc sảo và sự nhanh trí của cô. Chúng tôi mau chóng trở thành bạn thân và gặp để nói chuyện hầu như mỗi ngày. Chúng tôi cũng đi bộ cùng nhau nhiều lần qua các làng lân cận – Coton, Grantchester và xa hơn – và đi xem một số vở kịch ở London.

Khả năng của Dharma để đưa ra những sự đánh giá nhanh kết hợp với sự thiếu kiên nhẫn của cô, và việc này đã tương phản sắc nét với xu hướng của riêng tôi để lưỡng lự. Ban đầu tôi bị ngạc nhiên bởi thiên hướng của cô để bỏ ra đi khỏi một vở diễn sau hai mươi phút nếu cô quyết định rằng nó không hay và sẽ không trở nên hay hơn chút nào. (Tôi là loại người thử chắt lọc mọi chút giá trị bằng xem sự kiện cho đến phút cuối cùng – kể cả sự vỗ tay và cúi chào.) Dharma có thể không phải là người mà tôi đã cùng xem nhiều vở kịch nhất – mặc dù chúng tôi đã xem rất nhiều trong mùa 1955–6 tuyệt vời ở quận West End – nhưng cô chắc chắn là người mà tôi cùng xem hai mươi phút đầu của các vở kịch nhiều hơn bất cứ ai khác.

Nghiên cứu mở đường của Dharma về lịch sử nông nghiệp Ấn Độ quay lại những ngày trước-Anh để giúp chúng ta hiểu cái gì đã xảy ra trong thời kỳ Raj. Như Sanjay Subrahmanyam, một sử gia hàng đầu khác, đã nói, không ai sánh nổi cô trong việc làm nổ tung sự đồng thuận thoải mái quanh một số tính chính thống được thiết lập vững vàng. Cuốn sách tiên phong của cô Land and Caste in South India (Đất và Đẳng cấp ở Nam Ấn Độ) vẫn là một tác phẩm kinh điển của lịch sử kinh tế kỹ lưỡng và độc đáo, không chỉ đưa ra những sự thấu hiểu về các hậu quả nông nghiệp của sự cai trị Anh, mà cũng biến đổi sự hiểu biết của chúng ta về bản chất của những dàn xếp đất đai trước-Anh ở miền nam Ấn Độ, mà đã ít công bằng hơn một thời được hình dung rất nhiều.

Tôi đã thăm Dharma lần cuối trong năm 2001, khi cô bị một khối u não tấn công, làm cho cô không có khả năng – và có lẽ không sẵn lòng – để nói. Tôi đã đi thăm cô không lâu trước khi cô mất, cùng với con gái cô Radha Kumar, người nài xin cô nói vài lời với một người bạn cũ đã không tạo ra phản ứng nào. Mắt Dharma mở to và cô nhìn tôi với ánh mắt có vẻ giống một sự quen thuộc ấm cúng, nhưng cô không thốt ra lời nào. Một sự tương phản đến thế nào với lúc khi cô là hiện thân của sự nhanh trí và sự hài hước.