Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Sài Gòn – Những ngày phong thành (26)

PHÁT BIỂU QUAN TRỌNG CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM VỀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH TẠI KHU VỰC TP.HCM

Kênh YouTube Nông Nghiệp TV

Văn Việt: Nội dung bài phát biểu trên được thuật lại ở bài sau đây (cho bạn nào muốn đọc, chứ không muốn nghe):

DÀNH VACCINE PHÒNG COVID-19 CHO TPHCM

Website Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, 30/07/2021

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi tất cả các tỉnh, thành phố, trong thời điểm này, nhường một phần vaccine để TPHCM tiêm trước cho người dân nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

 

clip_image002[4]

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện các giải pháp cấp bách phòng chống dịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện các giải pháp cấp bách phòng chống dịch, sáng 30/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh hệ thống y tế của Việt Nam nói chung, đặc biệt là hệ thống điều trị, không thể so với các nước phát triển. Không có đại dịch COVID-19 thì các bệnh viện vẫn quá tải, nhất là các bệnh viện tuyến cuối. Vì thế, chúng ta vẫn phải kiên định chiến lược chống dịch của một nước đang phát triển, dựa vào đặc thù riêng của hệ thống chính trị của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và truyền thống của nhân dân. Kiên trì mục tiêu không để dịch lây lan rộng, không để có nhiều F0. Nhất thiết không bị dao động bởi bất kỳ tác động nào.

Phải rất cảnh giác, luôn luôn trong tình trạng có dịch

Phó Thủ tướng cho biết dịch bệnh sẽ còn căng thẳng cho đến khi đạt được miễn dịch cộng đồng bằng vaccine hoặc có thuốc đặc trị, còn nếu không, ngay cả khi dập được dịch, các nơi cũng không thể trở lại trạng thái bình thường mà chỉ có thể là bình thường mới. Vì vậy, các địa phương phải rất cảnh giác, luôn luôn trong tình trạng có dịch.

“Chính thức từ ngày 1/4/2020, Thủ tướng Chính phủ công bố toàn quốc có dịch. Đến giờ, vẫn chưa có bất kỳ văn bản nào nói toàn quốc không có dịch. Tất cả các lực lượng y tế, quân đội, công an đều trong tình trạng chống dịch trực chiến”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh trong 3 lần trước. Đợt dịch lần thứ tư có chủng mới lây lan nhanh, đã lây vào khu công nghiệp, bệnh viện lớn. Nhưng ngay trong đợt dịch thứ tư, chúng ta đã kiểm soát thành công cho đến khi dịch bùng phát tại TPHCM và một số địa bàn giáp ranh TPHCM như các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An (khu vực TPHCM).

Khu vực này có đặc điểm rất đông dân cư, đặc biệt là công nhân khu công nghiệp với mật độ rất cao, lây lan rất nhanh. Vì vậy, chúng ta phải có cách tiếp cận, giải pháp đặc biệt dành riêng cho khu vực này.

Phó Thủ tướng cho biết suốt những ngày qua, ông đã trực tiếp tìm hiểu, trao đổi với lãnh đạo TPHCM, bộ phận thường trực của các bộ, ngành, báo cáo với Thủ tướng, thống nhất một số điều chỉnh.

“Chúng ta không được nhầm những biện pháp điều chỉnh cho khu vực TPHCM mà áp dụng cho cả nước thì rất nguy hiểm. Ngay trong khu vực TPHCM, có những vùng còn tương đối an toàn vẫn phải thực hiện truy vết đến F1, F2, ví dụ như một số xã ở huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ ”, Phó Thủ tướng lưu ý.

 

clip_image004[4]

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo quận Bình Tân (TPHCM) trước một khu nhà trọ công nhân đang bị phong toả, chiều 25/7 - Ảnh: VGP/Đình Nam

 

Ứng phó dịch sớm hơn, cao hơn một bước

Phó Thủ tướng cho rằng mặc dù năng lực xét nghiệm của các địa phương tăng lên nhanh, với nhiều đổi mới cụ thể nhưng một số nguyên tắc không được thay đổi.

Thứ nhất là phải áp dụng các biện pháp chống dịch sớm hơn một bước, cao hơn một mức.

“Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã ban hành Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG về đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng chống dịch COVID-19, với 4 mức nguy cơ (rất cao, cao, nguy cơ, bình thường mới). Mức rất cao (vùng đỏ) áp dụng Chỉ thị 16 và cao hơn Chỉ thị 16; mức cao (vùng da cam) áp dụng Chỉ thị 15.

Lãnh đạo các địa phương phải nắm vững tinh thần Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG, chỉ đạo cập nhật tình hình dịch bệnh ở địa phương lên hệ thống toàn quốc, từ đó Ban Chỉ đạo sẽ phân tích, đưa ra cảnh báo.

“Chúng ta phải áp dụng các biện pháp sớm hơn, cao hơn, nhất định không được muộn hơn, thấp hơn”, Phó Thủ tướng nêu rõ và lấy ví dụ trong19 tỉnh, thành phố phía nam đang thực hiện Chỉ thị 16 thì các tỉnh phía nam sông Hậu và Bình Phước chưa đến mức phải làm như vậy nhưng vẫn phải thực hiện. Hoặc đối với TP. Hà Nội, khi hệ thống cảnh báo mức đỏ, Phó Thủ tướng đã trực tiếp trao đổi với lãnh đạo thành phố để báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng Chỉ thị 16.

“Chúng ta quyết định giãn cách cả 19 tỉnh với mục đích là để tập trung cao độ thực hiện nghiêm việc giãn cách, củng cố và mở rộng vùng an toàn, từ đó hình thành vành đai an toàn xung quanh khu vực TPHCM, tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh ra, vì phải hằng tháng nữa mới kiểm soát được tình hình ở khu vực này”, Phó Thủ tướng nói.

clip_image006[4]

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo tỉnh Long An tại Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhânn COVID-19 ở Trung tâm Y tế huyện Tân Trụ, sáng 28/7 - Ảnh: VGP/Đình Nam

Kiên trì chiến lược giảm số ca nhiễm

Chúng ta vẫn phải tiếp tục kiên trì chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị. Cụ thể, vẫn phải truy vết, cách ly F0, F1 trừ những nơi chúng ta thí điểm dần dần cách ly F0 ở nhà an toàn, còn những nơi có ít ca nhiễm thì phải truy vết đến cùng, thậm chí là F2, F3.

Khoanh vùng, thực hiện giãn cách phải nghiêm ngay từ đầu. Chỉ cần chúng ta thực hiện đúng theo Chỉ thị 16, ai ở đâu yên đấy, nhà cách ly với nhà thì dịch bệnh sẽ không bùng phát.

Các địa phương quán triệt tinh thần khoanh hẹp nhỏ nhất có thể, còn khi chưa đủ căn cứ thì tạm thời khoanh rộng, khẩn trương điều tra dịch tễ để khoanh gọn lại. “Khoanh hẹp thì các đồng chí mới có lực lượng để quán triệt, làm nghiêm. Khoanh rộng mà để lỏng thì cực kỳ nguy hiểm. Giống như một khu rừng đang cháy, bao rộng xung quanh nhưng bên trong không làm gì thì sẽ cháy hết”, Phó Thủ tướng nói.

Không dàn hàng ngang xét nghiệm

Nhấn mạnh công tác xét nghiệm phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu thực tế gần đây, một số địa phương bắt đầu có xu hướng xét nghiệm quá thoải mái. Trong khi giá thành một bộ sinh phẩm xét nghiệm nhanh còn đắt hơn một liều vaccine mà nhiều nơi xin hỗ trợ mua hàng trăm nghìn, hàng triệu bộ.

Phó Thủ tướng nhắc nhở: “Chúng ta phải tiết kiệm. Dàn hàng ngang xét nghiệm, ngoài việc tốn kém chi phí thì còn rất nguy hiểm vì gây tâm lý chủ quan cho người dân, khi kết quả xét nghiệm nhanh âm tính thì không tuân thủ đầy đủ 5K”.

Vừa qua, Bộ Y tế đã hướng dẫn xét nghiệm nhanh cũng có thể làm mẫu gộp.

Đối với xét nghiệm PCR, các địa phương phải đặc biệt tuân thủ nguyên tắc lấy mẫu xét nghiệm an toàn và phải trả kết quả chậm nhất trong 24 tiếng. Tuyệt đối tránh tình trạng lấy mẫu về nhiều, xét nghiệm không kịp, trả kết quả chậm dẫn tới việc đánh giá tình hình dịch chậm.clip_image008[4]

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện, động viên một người nhiễm COVID-19 đang được cách ly, theo dõi sức khoẻ tại Trường Tiểu học Tân Thành (huyện Củ Chi) - Ảnh: VGP/Đình Nam
 

Lo đầy đủ đời sống, chăm sóc y tế cho người dân

Do dịch đã nhiễm rất rộng, ngấm rất sâu ở khu vực TPHCM nên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần có những biện pháp đặc biệt.

Thứ nhất là khu vực này phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt để giảm lây lan. Đối với những vùng còn an toàn, nguy cơ chưa cao, phải giữ cho bằng được. Giống như một khu rừng đang cháy, còn chỗ nào lửa chưa lan đến thì phải giữ bằng được.

Thứ hai là cả chính quyền đoàn thể và các tổ chức làm thiện nguyện cùng tham gia chăm lo đời sống hằng ngày cho người dân. Lực lượng làm thiện nguyện giống như lực lượng xung kích chống dịch, phải được tổ chức, phát phù hiệu, tiêm vaccine vì họ sẽ là người len lỏi tới tận mọi ngóc ngách để đưa lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng như các trợ giúp khác đối với người dân đang trong khu cách ly, phong tỏa.

Thứ ba là chúng ta phải xây dựng hệ thống giám sát y tế tại cộng đồng bảo đảm bất kỳ ai trong khu vực dân cư nào có triệu chứng nhiễm COVID-19 hoặc các bệnh khác cần có sự hỗ trợ y tế thì phải được tiếp cận và hỗ trợ ngay. Có như vậy, người dân mới yên tâm ở trong nhà.

“Hệ thống giám sát y tế cộng đồng gồm 2 lớp. Một lớp là mạng lưới hàng ngàn thầy thuốc hỗ trợ từ xa qua mạng cho người dân ở trong khu vực cách ly y tế, phong tỏa. Lớp thứ hai, quan trọng và quyết định là phải tổ chức lại lực lượng y tế trên địa bàn TPHCM, giám sát đến từng khu dân cư.

“Đội ngũ y tế sau nhiều ngày chống dịch đã rất mệt mỏi nên khu vực TPHCM phải tổ chức lại đội ngũ lấy mẫu, xét nghiệm như hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm, từ đó giảm tải và có thêm người hỗ trợ y tế cho người dân ngay tại cộng đồng”, Phó Thủ tướng nói.

Giảm số ca chuyển nặng ở mọi lớp điều trị

Đối với điều trị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh phải rất sáng tạo và thực tiễn. Từ mô hình điều trị “tháp 3 tầng” của Bộ Y tế, TPHCM đã phân chia thành 5 lớp.

Trong đó, lớp đầu tiên tiếp nhận người nhiễm COVID-19 không triệu chứng cần chăm lo, quan tâm đầy đủ cho bà con từ chế độ ăn uống, vận động đến hỗ trợ nhau trong sinh hoạt hằng ngày. Một số nơi như huyện Củ Chi (TPHCM) hoặc Long An đã rất sáng tạo và thực hiện rất hiệu quả khi chỉ có 5% F0 không triệu chứng chuyển sang có triệu chứng, trong khi tỉ lệ trung bình là 20%.

Phó Thủ tướng cho biết ông đã trực tiếp đến những khu thu dung có tỉ lệ 30% F0 không triệu chứng chuyển thành có triệu chứng ở TPHCM. Những khu này chật chội hơn, coi F0 không triệu chứng là bệnh nhân nên gây sự gò bó, bức bách cả về tinh thần lẫn thể chất.

Lớp thứ nhất, thứ hai thì chính quyền cơ sở lo được, còn ngành y tế thì chuyên sâu vào lớp thứ tư, thứ năm và một phần lớp thứ ba. Mỗi lớp điều trị đều đặt chỉ tiêu để giảm tỉ lệ số ca phải chuyển lên tuyến trên.

Trước tình trạng nhiều bệnh viện tư nhân, thậm chí một phần bệnh viện công không muốn tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 dù còn giường trống, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu TPHCM và các tỉnh phải huy động tất cả lực lượng y tế tư nhân vào ngay từ đầu, từ điều trị cho đến tiêm vaccine.

Phó Thủ tướng cho biết ông đã cùng với lãnh đạo TPHCM kêu gọi và đã có những bệnh viện tư nhân bắt đầu chuyển sang điều trị bệnh nhân COVID-19. Chúng ta cũng cần có những biện pháp chính sách hỗ trợ phù hợp cho các bệnh viện này.

Tập trung tiêm vaccine sớm, tạo miễn dịch cộng đồng

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ giao Bộ Y tế phân bổ vaccine phòng COVID-19 cho các địa phương nhưng trong lúc này, tình hình tại khu vực TPHCM đã khác.

Chiến lược hiệu quả nhất lúc này đối với khu vực TPHCM là phải tập trung tiêm vaccine hết cho người dân trong thời gian sớm nhất có thể để tạo miễn dịch cộng đồng. Sau đó, sẽ khoanh gọn khu vực này, không để dịch lây lan ra khu vực khác. Điều này rất quan trọng bởi vì vaccine chỉ có đầy đủ tác dụng bảo vệ sau khoảng 1,5 tháng.

Người tiêm vaccine rồi vẫn có thể bị nhiễm và lây cho người khác nhưng tỷ lệ diễn biến bệnh nặng sẽ ít đi. Nếu không, số người bị bệnh nặng và tử vong sẽ rất nhiều, khi toàn bộ hệ thống điều trị, dù có tăng cường chi viện thêm, nhưng sau thời gian dài sẽ vô cùng mệt mỏi, để lây nhiễm trong đội ngũ y tế.

Hiện nay, lô vaccine nào về Bộ Y tế cũng đứng trước sức ép ký phân bổ ngay cho các địa phương, dù có ưu tiên cho Hà Nội, TPHCM nhưng sẽ không đủ thực hiện chiến lược có miễn dịch cộng đồng sớm nhất cho khu vực TPHCM.

Phó Thủ tướng xúc động chia sẻ: “Tôi trực tiếp chứng kiến tận mắt những vất vả của nhân dân và lực lượng chống dịch TPHCM. Tôi nhận thức sâu sắc nguy cơ tỷ lệ tử vong rất cao nếu chúng ta chậm tiêm vaccine cho người dân TPHCM để đạt được miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất có thể. Tôi không biết nói gì hơn và tha thiết đề nghị Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố trong thời điểm này, nhường một phần vaccine để TPHCM tiêm trước cho người dân nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng. Đây là tinh thần cả nước hướng về TPHCM. Thời điểm này từng liều vaccine cực kỳ quý giá sẽ giúp được TPHCM chống dịch và cứu được nhiều người hơn”.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh nếu đạt được sự thống nhất như vậy, TPHCM sẽ tuyên truyền cho người lao động ngoại tỉnh ở lại tiêm vaccine. Ông đã bàn với lãnh đạo thành phố, sau khi tiêm xong vaccine sẽ tổ chức cho công nhân đi làm tiếp, hoặc làm các công việc công ích vừa có thu nhập, giảm bớt cứu trợ, vừa giúp mọi người được lao động trong trạng thái bình thường mới.

Mặc dù quy định, kế hoạch về tiêm vaccine của Bộ Y tế rất tốt, khoa học nhưng với điều kiện hiện nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị giao cho TPHCM lập kế hoạch tiêm vaccine nhanh nhất có thể. Ông sẽ bàn rất kỹ với lãnh đạo TPHCM về phương án tiêm vaccine theo cụm thay vì theo đối tượng. Nếu lượng vaccine hiện tại chưa tiêm hết thì những lô vaccine tới đây sẽ tập trung cho TPHCM. Còn chung cả nước, chúng ta phải vẫn phải thực hiện nghiêm các văn bản phòng, chống dịch từ trước đến nay, cố gắng khống chế, không để dịch bệnh lan như TPHCM và một số nơi.

Không áp dụng máy móc mô hình “3 tại chỗ”

"Về sản xuất công nghiệp trọng tâm là rất an toàn. Bắc Giang, Bắc Ninh là mô hình tốt nhưng không thể mang nguyên mô hình này áp nguyên cho TPHCM, “ba tại chỗ” ở TPHCM cũng phải khác, từng tỉnh cũng khác.
Nguyên lý cần đảm bảo là khi sản xuất phải giãn cách ở bên trong, giảm mật độ công nhân, phân ca, phân kíp để nếu có ca nhiễm thì chỉ một bộ phận nhỏ bị, và có thể cách ly ngay; đồng thời đảm bảo linh  hoạt từng nơi, không áp dụng cứng nhắc".

Đình Nam

HIỂU THẾ NÀO VỀ ĐIỀU 9 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 117/2020/NĐ-CP

FB Lê Công Định

Hiểu thế nào về Điều 9 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi là "Nghị định 117")?

Từ hôm qua đến nay nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội quan điểm của nhiều luật sư về câu hỏi nếu một người từ chối tiêm vắc xin có thể bị xem là vi phạm luật hay không và hình phạt (nếu có) là gì.

Theo một số luật sư, Khoản a, Điều 9 của Nghị định 117 quy định rằng: [hành vi] "không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh [...]" sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Quy định tại Khoản a của Điều 9 nói trên được suy diễn là áp dụng cho hành vi từ chối tiêm vaccine của công dân. Điều đó đúng không? Xin thưa là KHÔNG ĐÚNG.

Bởi lẽ, tuy Nghị định 117 áp dụng cho mọi cá nhân và tổ chức, không phân biệt trong hay ngoài hệ thống cơ quan nhà nước, song nếu đọc toàn văn Điều 9 có thể dễ dàng thấy và hiểu được rằng những hành vi nêu trong đó chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm của các cá nhân và tổ chức trong hệ thống cơ quan nhà nước.

Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam tuy chưa phải hoàn hảo, nhưng luôn có một logic xuyên suốt từ trên xuống dưới trong cùng một điều khoản, một văn bản và một hệ thống các quy phạm từ luật đến các văn bản dưới luật. Không hiểu được logic đó sẽ không hiểu hết, thậm chí hiểu sai về luật thực tại của Việt Nam hiện nay.

Như vậy, không thể diễn giải Điều 9 theo lối hiểu rằng tất cả hành vi đều quy về cá nhân và tổ chức trong hệ thống cơ quan nhà nước, nhưng có một hành vi đơn lẻ chỉ áp dụng cho công dân. Diễn giải như vậy là cắt đứt mạch xuyên suốt của toàn bộ quy định trong Điều 9.

Do đó phải hiểu rằng hành vi "không sử dụng vắc xin" ở đây là dành cho cán bộ hoặc cơ quan y tế nào không sử dụng vắc xin phòng bệnh tiêm cho người dân trong vùng dịch, chứ không phải áp dụng đối với công dân từ chối tiêm vắc xin. Hiểu như vậy mới đúng logic của toàn văn Điều 9.

Nói cách khác, việc cá nhân công dân từ chối tiêm vắc xin không phải là hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 117.

Ngoài ra, theo Khoản 1, Điều 29 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 (sau đây gọi là "Luật PCBTN"), "người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh".

Như vậy, Luật PCBTN có quy định trường hợp phải sử dụng bắt buộc vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, luật này cũng không quy định việc công dân từ chối hoặc không sử dụng vắc xin là một hành vi vi phạm cần phải xử phạt.

Do luật không quy định, nên Nghị định 117 thi hành luật cũng không thể tự ý đặt thêm quy định xử phạt hành vi từ chối hoặc không sử dụng vắc xin của công dân. Luật pháp Việt Nam luôn thống nhất một cách xuyên suốt như vậy trong hầu hết các lĩnh vực đời sống.

Không thể tự tiện diễn giải luật và nghị định theo ý riêng bằng cách cắt đứt từng câu chữ khỏi mạch logic của toàn bộ điều luật để hiểu và áp dụng chúng.

Tất nhiên, trên thực tế, luôn có những cán bộ và cơ quan nhà nước muốn chứng tỏ uy quyền của mình bằng cách diễn giải và áp dụng luật bừa bãi theo ý riêng, bất chấp ý định ban đầu của nhà làm luật.

Đó mới là điều đáng lo trong tương lai nếu người dân từ chối tiêm vắc xin. Dù vậy, luật vẫn là luật, đừng hống hách và lạm quyền để tự cho rằng mình đương nhiên có quyền diễn giải luật như thế nào cũng được.

(Bài viết này không có ý định hoặc mục đích khuyên hay cổ vũ người dân từ chối tiêm vắc xin phòng dịch bệnh Vũ Hán, bởi đó là quyền lựa chọn của mỗi cá nhân mà không ai có thể can thiệp. Sự phân tích trên đây chỉ đơn thuần là ý kiến pháp lý (legal opinion) của một người từng có nhiều năm hành nghề luật sư tại Việt Nam).

ĐỐI XỬ VỚI VACCINE TÀU (SINOPHARM VÀ SINOVAC) NHƯ THẾ NÀO?

FB Gs. Nguyễn Văn Tuấn

Việt Nam đã nhập 5 triệu liều vaccine Tàu và chuẩn bị dư luận cho vaccine này, vậy thì chúng ta đánh giá vaccine Tàu ra sao, và đề nghị gì cho nhà chức trách? Tôi đề nghị 5 điều: (1) tạm thời chưa công nhận những ai đã tiêm vaccine Tàu; (2) không dùng vaccine Tàu cho những người có nguy cơ cao; (3) chỉ tiêm vaccine Sinopharm và Sinovac 1 liều như là bổ trợ cho các vaccine khác; (4) yêu cầu Sinopharm và Sinovac cung cấp thêm dữ liệu khoa học; và (5) chủ động tiếp cận những nguồn vaccine mới từ Novavax (Mĩ).

1. Sinopharm và Sinovac

Tàu có 2 loại vaccine do hai công ti (Sinopharm và Sinovac Biotech) đang được sử dụng. Vaccine của công ti Sinopharm có tên là "BBIBP vaccine" (hay BBIBP-CorV). Vaccine của Sinovac là "CoronaVac".

Tổ chức Y tế Thế giới phê chuẩn cho sử dụng BBIBP vaccine vào tháng 5/2021 và CoronaVac vào tháng 6/2021. Tính đến cuối tháng 6/2021, Tàu đã tiêm chủng hơn 1 tỉ liều của 2 vaccine trên trong nước, và đồng thời cung cấp hàng trăm triệu liều cho hơn 80 quốc gia trên thế giới. Giới quan sát quốc tế nghĩ rằng Tàu đang dùng vaccine như là một phương tiện ngoại giao: 'Ngoại giao vaccine' để gây ảnh hưởng.

Cả hai BBIBP và CoronaVac là loại vaccine được bào chế theo kĩ thuật truyền thống. Theo kĩ thuật này, nhà khoa học lấy các phân tử (particle) của con virus, sau đó làm cho chúng bất kích hoạt (tức không thể gây bệnh Covid-19). BBIBP vaccine có nhiều protein bắt chước hệ thống miễn dịch con người kích thích sản sinh các kháng thể nhằm phát hiện và chống trả sự tấn công của SARS-Cov-2. Kĩ thuật này được áp dụng trong việc sản xuất các vaccine chống bệnh Polio, viêm gan A và cả cúm mùa. Đó là nguyên lí đằng sau BBIBP vaccine.

2. Hiệu quả của vaccine Tàu

Đây là vấn đề rất khó đánh giá bởi vì thiếu dữ liệu. Trong y văn không có báo cáo thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của cả hai vaccine. Tất cả dữ liệu chỉ là báo cáo cho WHO [1,2], nhưng chưa qua bình duyệt bởi một hội đồng khoa học. Tôi tóm tắt những dữ liệu đó trong bảng sau đây (xem hình). Trước khi diễn giải kết quả, tôi đề nghị các bạn chú ý 3 điểm:

Chú ý rằng đa số các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III được thực hiện ở các nước ngoài Tàu. CoronaVac được thử nghiệm ở Thổ Nhĩ Kì, Nam Dương, Ba Tây. Còn BBIBP của Sinopharm thì được thử nghiệm ở Trung Đông và ở Tàu (chỉ 2100 người). Thử nghiệm trên nhiều quần thể rất khác nhau như thế dễ dẫn đến tình trạng mà giới khoa học gọi là 'heterogeneity' (bất đồng dạng) trong nghiên cứu, hay ví von là gộp trái táo với trái cam, và kết quả rất khó diễn giải.

Điểm thứ hai cần lưu ý là những thử nghiệm này được thực hiện trên cỡ mẫu tương đối nhỏ (ngoại trừ BBIBP). Thử nghiệm lâm sàng về vaccine thường có cỡ mẫu trên 30,000 người để có độ nhạy tốt. Nhưng hầu hết các thử nghiệm hai vaccine Tàu chỉ dựa trên 1620 người đến 13,000 người. Mà, nếu chia ra cho từng quốc gia thì con số thậm chí còn thấp hơn, nhưng chúng ta không biết bao nhiêu.

Điểm thứ ba là các báo cáo này rất rất... thô sơ. Thô sơ đến nổi không xứng đáng là một báo cáo khoa học dù chỉ là trong một seminar! Chẳng hạn như thông tin cơ bản nhứt là số cỡ mẫu cho mỗi nhóm (nhóm chứng và nhóm vaccine) cũng không có trong báo cáo. Một thông tin cơ bản rất quan trọng để tính hiệu quả vaccine là tỉ lệ nhiễm trong mỗi nhóm không hề được báo cáo. Họ ta chỉ đưa ra con số (ví dụ) như hiệu quả vaccine là 84%, mà không cho biết nó đến từ đâu!

Với những lưu ý trên, các dữ liệu từ 2 vaccine này có thể hiểu như thế nào? Đối với CoronaVac, hiệu quả vaccine rất khác nhau giữa các quần thể, và nó dao động từ 51% đến 84%. Thử nghiệm ở Ba Tây trên gần 13000 bệnh nhân cho thấy vaccine chỉ có hiệu quả 51%. Xin nhắc lại rằng WHO chỉ chấp nhận vaccine với hiệu quả trên 50%, và vaccine này có con số may mắn 51%!

Tuy nhiên, khi thử nghiệm ở Thổ Nhĩ Kì (cũng gần 13000 bệnh nhân) thì hiệu quả lên đến 84%. Riêng ở Nam Dương, thử nghiệm trên 1620 người thì hiệu của CoronaVac chỉ 65%, và khoảng tin cậy 95% dao động trong khoảng 20 đến 85%. Tôi không hiểu sao có sự mất cân đối trong khoảng tin cậy 95%. Rất có thể tác giả đã phân tích sai?

Đối với BBIBP của Sinopharm thì số liệu càng khó diễn giải vì tác giả gộp chung thử nghiệm từ 5 quốc gia thành một con số. Theo con số này thì hiệu quả của BBIBP là 78%, nhưng dao động từ 65 đến 86% (khoảng tin cậy này nhứt quán với dữ liệu).

Cả hai vaccine có vẻ giảm nguy cơ nhập viện đến 100%! Chẳng hạn như kết quả thử nghiệm ở Thổ Nhĩ Kì cho thấy CoronaVac có thể giảm nguy cơ nhập viện 100%. Điều đáng chú ý (hay nghi ngờ) là họ báo cáo khoảng tin cậy 95% dao động từ 20% đến 100%). Điều này có nghĩa là dữ liệu thiếu tính nhứt quán, và con số đã bị sai lệch khá nhiều. Tóm lại, con số về hiệu quả ngừa nhập viện là chưa thể tin được, hay đúng hơn là chưa đánh giá được.

3. An toàn của vaccine Sinopharm

Dữ liệu về sự an toàn của vaccine Tàu cũng rất hiếm, và khó đánh giá. Theo một báo cáo đánh giá của nhóm SAGE (thuộc Tổ chức Y tế Thế giới), sau 1.1 triệu liều BBIBP cho người 60 tuổi trở lên, chỉ có 79 ca có biến chứng nặng. Trong số này, có 45 ca được xem là có liên quan đến vaccine. Những biến chứng phổ biến là chóng mặt (23 ca), nhức đầu (9), mệt mỏi (9), nôn mửa (7), sốt (6), dị ứng trên da (6).

Tuy nhiên, theo một báo cáo trình bày trước một hội đồng vaccine của WHO [2], sau 35.8 triệu liều CoronaVac ở Tàu, chỉ có 49 ca báo cáo có biến chứng nặng. Những biến chứng này bao gồm sốc phản vệ, hội chứng Henoch-Schonlein, xuất huyết não, huỷ vỏ myelin, v.v.

Vẫn theo báo cáo trên, trong số khoảng 17 triệu liều CoronaVac ở Ba Tây (Brazil), có 162 báo cáo biến chứng nặng, kể cả tử vong. Tuy nhiên, biến chứng nặng ở đây là sốt, khó thở, nhức đầu. Cũng có báo cáo một số ca tử vong, nhưng không thấy trình bày con số.

Nhìn chung, con số về biến chứng sau tiêm chủng vaccine của Tàu rất thấp. Thấp đến độ ngạc nhiên. Chẳng hạn như ở Úc, cứ mỗi 10,000 liều thì có chừng 58 báo cáo phản ứng phụ. Nếu với 35,8 triệu liều, chúng ta kì vọng khoảng 129,000 ca phản ứng phụ. Thế nhưng số liệu của Tàu chỉ ... 49 ca, và tất cả 49 ca đều có thể xem là 'nhẹ' (dù họ báo là 'nặng').

Tóm lại, dữ liệu về hiệu quả của hai loại vaccine Tàu (Sinopharm và Sinovac) còn rất hạn chế, nên rất khó có thể đánh giá đúng. Tuy nhiên, những dữ liệu này cho thấy hiệu quả của hai vaccine dao động rất lớn, từ 51% đến 84%, tuỳ vào quần thể thử nghiệm. Về mức độ an toàn thì số liệu báo cáo cho thấy nguy cơ phản ứng phụ rất thấp, chỉ bằng 3-4 phần 10,000 so với các vaccine như AstraZeneca và Pfizer. Mức độ thấp một cách bất thường về phản ứng phụ đó cùng những bất cập trong dữ liệu về hiệu quả làm cho nhiều người không dám đặt niềm tin vào vaccine của Tàu.

4. Kinh nghiệm ở Chile, Mông Cổ và Seychelles

Cả hai vaccine do Tàu sản xuất đã được sử dụng nhiều nơi trên thế giới (hơn 90 quốc gia), chủ yếu là ở những nước có quan hệ ngoại giao và kinh tế với họ. Nhưng ngay tại những nước này, kinh nghiệm của họ về vaccine có lẽ không được khả quan.

Những nước dùng vaccine của Tàu trong nỗ lực đạt miễn dịch cộng đồng bao gồm Mông Cổ, Bahrain, Chile, và quốc đảo Seychelles. Cho đến nay, khoảng 50-70% dân số ở các nước này đã được tiêm chủng 2 liều CoronaVac hay BBIBP.

Khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine, cả ba nước này hứa rằng cuộc sống bình thường sẽ được phục hồi, thế nhưng trong thực tế thì họ đang phải đối đầu với làn sóng Covid-19 mới. Hiện nay, 4 nước này đang đứng đầu danh sách quốc gia với số ca nhiễm nhiều nhứt thế giới.

Nam Dương cũng là nước dùng vaccine Tàu như là nguồn chánh. Cho đến nay, Nam Dương cũng đang trải qua một đợt bùng phát mạnh. Hơn 350 bác sĩ và nhân viên y tế đã bị nhiễm dù đã được tiêm đủ 2 liều vaccine; trong đó 61 người đã qua đời (kể cả 10 người dùng vaccine Tàu).

Gần Việt Nam hơn là Thái Lan cũng là nước lệ thuộc vào vaccine Tàu và cũng đang trải qua một đợt bùng phát mới. Tôi hỏi một anh bạn thân, là giáo sư y khoa ở Thái Lan, anh ấy viết "No choice Tuan. All of Thai doctors, nurses were vaccinated with SNV" (Không có lựa chọn. Tất cả bác sĩ, y tá Thái Lan đều được chích vaccine của Sinopharm)

Hiện nay, số ca nhiễm mỗi ngày ở Thái Lan là 17,000 người. Cũng như Nam Dương, hàng trăm bác sĩ và nhân viên y tế Thái Lan bị nhiễm dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine Tàu. Thái Lan thay đổi qui định tiêm vaccine bằng cách cho phép trộn 2 liều vaccine khác nhau: một với AstraZeneca và một với CoronaVac.

Nếu vaccin Tàu thật sự tốt, thì sự bùng phát như thế không thể xảy ra. Chẳng hạn như ở Mĩ, nơi mà ~45% dân số đã được tiêm vaccine Pfizer và Moderna, số ca nhiễm đã giảm đến 94% trong vòng 6 tháng. Do Thái là nước có tỉ lệ tiêm chủng bằng Seychelles (nhưng dùng vaccine Pfizer) và số ca hiện nay là khoảng 4.9 trên 1 triệu dân số, so với 716 trên 1 triệu ở Seychelles.

5. Việt Nam phải làm gì?

Tin mới nhứt là một tập đoàn tư nhân đã được Bộ Y tế cho nhập về 5 triệu liều vaccine Sinopharm. Trong thực tế, có lẽ Việt Nam không có nhiều lựa chọn vì nguồn vaccine còn hạn chế. Bộ Y tế đã cho phép nhập vaccine Tàu gởi một tín hiệu rằng Bộ Y tế biết vaccine của Tàu là an toàn và có hiệu quả?

Nhưng như tôi điểm qua dữ liệu ở trên, hiệu quả và an toàn của hai vaccine Tàu còn nhiều bất định. Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế ở những nước dùng nhiều vaccine của Tàu đáng để chúng ta phải suy nghĩ một cách tiếp cận. Tôi đề nghị 5 điểm như sau:

Thứ nhứt, tạm thời chưa công nhận những ai đã tiêm vaccine Tàu là đã được tiêm chủng. Người dân có thể có lựa chọn tiêm CoronaVac hay BBIBP, nhưng vì sự bất định về hiệu quả, nên khó có thể xem đó là đã được tiêm chủng. Trong thực tế, Âu châu và vài nơi không công nhận những người đã tiêm vaccine Tàu là có 'giấy thông hành miễn dịch', và họ không được vào Âu châu trong tương lai. Việt Nam cũng nên có một chánh sách như thế để bảo đảm cộng đồng về lâu dài.

Thứ hai, không dùng vaccine Tàu cho những người có nguy cơ cao. Bởi vì các thử nghiệm lâm sàng của CoronaVac là trên người khoẻ mạnh, như nhân viên y tế, nên dữ liệu khoa học về hiệu quả của hai vaccine này ở những người có bệnh nền vẫn còn rất thiếu. Ngay cả vaccine CoronaVac, hiệu quả ở người trên 60 tuổi chỉ 51%, tức rất thấp. Do đó, tôi nghĩ không nên dùng vaccine này cho những người có nguy cơ cao.

Thứ ba, chỉ tiêm vaccine Sinopharm và Sinovac 1 liều như là bổ trợ cho các vaccine khác như AstraZeneca, Pfizer và Moderna. Điều này có nghĩa là đối với những người chưa tiêm vaccine, họ có thể dùng 1 liều CoronaVac hay BBIBP, nhưng sau đó là 1 liều của một trong ba vaccine phương Tây. Cách làm này bảo đảm nếu CoronaVac hay BBIBP không có hiệu quả thì vẫn có được sự bảo vệ của các vaccine đã 'chứng minh' là có hiệu quả.

Thứ tư, yêu cầu Sinopharm và Sinovac cung cấp thêm dữ liệu khoa học về hiệu quả và an toàn vaccine. Tôi nghĩ Nhà nước phải có trách nhiệm với dân khi triển khai một loại vaccine mà có nhiều yếu tố khoa học bất định. Nhà nước phải nói cho người dân biết sự thật về hiệu quả và an toàn của vaccine Tàu. Nhưng Nhà nước không thể biết hiệu quả và an toàn của vaccine, nên họ có quyền yêu Sinopharm và Sinovac cung cấp thêm dữ liệu, và điều này rất bình thường trước khi chấp nhận một vaccine hay thuốc. Những dữ liệu cần thiết là thông tin về thử nghiệm lâm sàng (như thử nghiệm ai, ở đâu, bao lâu, chỉ tiêu lâm sàng là gì, phân tích ra sao, ai là người giám sát phân tích dữ liệu, v.v.)

Và, quan trọng hơn hết, chúng ta cần chủ động tiếp cận những nguồn vaccine mới có triển vọng cao. Và, ngay từ bây giờ, tôi đề nghị Việt Nam nên thương lượng với Novavax (Mĩ) để thay thế nguồn vaccine từ Tàu. Theo số liệu công bố trên tập san y khoa New England Journal of Medicine, vaccine loại protein của Novavax có hiệu quả 90% chống Covid-19 [4]. Nếu được thì đây là nguồn vaccine mới rất có ích cho Việt Nam để đạt miễn dịch cộng đồng.

Dĩ nhiên, những đề nghị trên đây chỉ là ... đề nghị. Tuy nhiên, tôi vẫn hi vọng các giới chức y tế và lãnh đạo HCM cân nhắc cẩn thận khi dùng vaccine Sinopharm và Sinovac, và 5 đề nghị trên phản ảnh sự cân nhắc đó.

Bản dễ đọc hơn: https://nguyenvantuan.info/.../vaccine-tau-sinopharm-va...

____

[1] https://cdn.who.int/.../2_sage29apr2021_critical-evidence...

[2] https://cdn.who.int/.../5_sage29apr2021_critical-evidence...

[3] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2107715

[4] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2107659

clip_image010[4]

Bảng 1: Tóm tắt hiệu quả của CoronaVac (Sinovac) và BBIBP (Sinopharm) qua các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III. Lưu ý khi diễn giải:
1. Thử nghiệm trên nhiều quần thể ngoài China 
2. Cỡ mẫu tương đối nhỏ  
3. Báo cáo này rất rất ... thô sơ
4. Số liệu có vẻ không nhứt quán
Chẳng hạn như họ báo cáo giảm nguy cơ nhập viện 100%, tức là nhóm vaccine có 0 ca nhập viện. Nếu có 0 ca thì làm sao họ tính được khoảng tin cậy 95%? Ừ thì họ có thể dùng Bayes, nhưng ngay cả dùng Bayes thì tại sao khoảng tin cậy 95% quá rộng? Ừ thì số ca nhập viện ít. Nhưng ít là bao nhiêu? Nói chung thì chất lượng dữ liệu không mấy tốt.

clip_image012[4]

Nhìn chung, con số về biến chứng sau tiêm chủng vaccine của Tàu rất thấp. Thấp đến độ ngạc nhiên. Chẳng hạn như ở Úc, cứ mỗi 10,000 liều thì có chừng 58 báo cáo phản ứng phụ. Nếu với 35,8 triệu liều, chúng ta kì vọng khoảng 129,000 ca phản ứng phụ. Thế nhưng số liệu của Tàu chỉ ... 49 ca, và tất cả 49 ca đều có thể xem là 'nhẹ' (dù họ báo là 'nặng').

clip_image014[4]

Ở những nước dùng nhiều vaccine Tàu (Seychelles, Thổ Nhĩ Kì và Chile) thì nay đại dịch có vẻ bùng phát trở lại như trước. Nếu vaccin Tàu thật sự tốt, thì sự bùng phát như thế không thể xảy ra. Chẳng hạn như ở Mĩ, nơi mà ~45% dân số đã được tiêm vaccine Pfizer và Moderna, số ca nhiễm đã giảm đến 94% trong vòng 6 tháng. Do Thái là nước có tỉ lệ tiêm chủng bằng Seychelles (nhưng dùng vaccine Pfizer) và số ca hiện nay là khoảng 4.9 trên 1 triệu dân số, so với 716 trên 1 triệu ở Seychelles.

clip_image016[4]

Có vẻ người ta "chuẩn bị dư luận" cho việc quảng bá vaccine Tàu. Dùng cách nói dân dã, nếu 'hữu xạ tự nhiên hương', thì cần gì phải bơm loại thuốc 'đồng thuận' này. Kể ra, cái message này nó xem thường giới phóng viên Việt Nam quá.

ỨNG XỬ TRƯỚC VẮC-XIN SINOPHARM *

FB Le Nguyen Duy Hau

Về chuyện sắp tới Sài Gòn triển khai Sinopharm, mình nghĩ để chính sách này làm được thì có vài việc cần ưu tiên:

1. THỪA NHẬN: Thừa nhận thực tế rằng việc khuyến khích tiêm Sinopharm trong dân là sẽ rất khó khăn vì tâm lý e ngại đồ Trung Quốc. Tâm lý này cũng không phải từ trên trời rơi xuống mà có công rất lớn của báo chí, hệ thống tuyên truyền trong suốt một năm qua trước ngày bùng dịch. Phải thừa nhận để tìm ra cách giải quyết, bất kể tâm lý này là đúng hay sai. Mắng chửi người có tâm lý này không giải quyết được vấn đề mà chỉ củng cố thêm sự phản kháng của họ.

2. LÀM GƯƠNG: Để chính sách nhạy cảm làm được, không có cách nào tốt hơn là làm gương. Thủ tướng Canada Trudeau vén tay áo lên tiêm mũi AstraZeneca khi dân Canada nghi ngại về hiện tượng đông máu của vaccine này. Tổng thống Mỹ Joe Biden tham gia tiêm Pfizer từ những ngày đầu khi có rất nhiều người Mỹ muốn chờ xem hiệu quả ra sao. Thủ tướng Đức Angela Merkel chọn tiêm Moderna mũi 2 sau khi đã tiêm AstraZeneca mũi 1 để trấn an người dân về độ an toàn của cocktail vaccine. Tổng thống Philippines sắt đá như Duterte cũng tiêm 2 mũi Sinopharm bên cạnh việc doạ nạt người dân. Hun Sen khi không tiêm Sinopharm được vì quá tuổi cũng vận động con trai mình ra. Hay chính phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng tham gia thử nghiệm Nanocovax. Họ làm vậy không phải vì họ thương dân, quên mình, lăn xả... mà họ biết rằng điều họ làm giúp ích cho chính sách, cho công việc của họ. Lợi ích cá nhân của chính trị gia trùng khớp với lợi ích chính sách. Và không bao giờ là quá trễ để làm gương.

Mình có thấy huyện Hóc Môn muốn đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả của Sinopharm. Tốt thôi, nhưng một hình ảnh lãnh đạo làm gương tiêm vaccine sẽ có giá trị tuyên truyền hơn gấp trăm lần các bộ máy tuyên truyền và nhiều KOL (vốn chỉ biết chửi người khác ngu trong thời gian gần đây). Nó đồng thời cũng sẽ giải quyết được phần nào hiện tượng lựa chọn vaccine "xịn" mà ít nhất đã có bằng chứng rằng một tỉnh ở miền Trung thực hiện khi họ ra công văn dành vaccine Pfizer cho lãnh đạo tỉnh và cựu lãnh đạo (link dưới comment).

3. TẾ NHỊ: Những người đã tiêm các loại vaccine khác, cũng như những người ở các tỉnh thành không cần tiêm Sinopharm trong thời gian này... tốt nhất là không tham gia khích bác mọi người tiêm hay không tiêm Sinopharm (đó là lý do mình xoá bài tối qua mình đăng). Không hẳn là việc những người này làm là đúng hay sai, nhưng đây là việc rất tế nhị và dễ bị suy diễn rằng đem vùng miền ra so sánh, hoặc ở vị trí đặc lợi để chỉ bảo. Vì vậy, nếu bạn thấy cần tham gia thì phải tế nhị nhất có thể và tránh gây ra thêm hiềm khích vùng miền, đẳng cấp.

Ví dụ như hôm qua mình thấy nhiều bạn ở vùng khác dẫn lại link trong đó nói rằng Sài Gòn được ưu tiên 5 triệu liều vaccine (con số trùng khớp với số Sinopharm được nhập về) như bằng chứng cho thấy Sài Gòn không bị phân biệt đối xử. Mình hiểu là tranh cãi vùng miền bấy lâu nay cũng khiến cho người dân khó chịu, và khi có bất kỳ một dữ kiện nào để chứng tỏ mình đúng thì các bạn sẽ rất phấn khởi. Nhưng hơn thua nhau bây giờ không giải quyết được vấn đề và rất cần sự tế nhị của mọi người. Ngay cả khi bạn nghĩ dân vùng khác được ăn, được nói nên cần mắng lại hay dân vùng này là bolero... thì mình nói thẳng luôn là họ cũng đều là đồng hương, đồng bào của chúng ta cả, và nếu miền Nam không dứt điểm được dịch bệnh thì chỉ 6 tháng nữa thôi miền Bắc và miền Trung cũng sẽ rất mệt mỏi (cứ nhìn vào đóng góp GDP để hiểu).

Cho nên, các vấn đề khác, nghi ngờ, bực dọc, đố kỵ, ganh đua... có thể tạm gác lại, để sau. Nếu bạn nghĩ và tin rằng người dân không nên trì hoãn việc tiêm vaccine, và bạn thật lòng mong miền Nam sớm thoát dịch (và làm hậu phương trong tình huống đến lượt miền Bắc bùng dịch) thì vui lòng cân nhắc những điều mình đề xuất.

*Tiêu đề do Văn Việt đặt

 

CHÚNG TA CÓ VÔ CAN?

(nghĩ vụn trong mùa dịch)

FB Phuoc Nguyen

"Sai thì cũng sai rồi. Nhận đi mà sửa chứ!" Tôi đã nghe đâu đó câu này, về chuyện chống dịch covid. Cũng đã có người cúi đầu xin nhân dân thứ lỗi; nhưng đó là ở địa phương.

Dân sẽ tha thứ, sẽ sướng run vì cảm động; và sẽ lại ngoan ngoãn chấp hành mọi chủ trương, yêu cầu; cả những điều mà họ thấy là không ra gì, rất phi lý, thậm chí phi nhân!

Ở một đất nước đc thiên nhiên ưu đãi, biển bạc rừng vàng, đồng ruộng phì nhiêu cò bay thẳng cánh, mà có thanh niên khỏe mạnh, lành lặn, lại phải cúi mặt để xin ăn.

Ở một đất nước mà em bé 9-10 ngày tuổi (chứ chưa đc "vừa nửa tuổi" như trong thơ ông Cụ) phải theo cha mẹ (mà mẹ đẻ mổ), chạy khỏi thành phố đc xem là giàu nhất cả nước, để trở về quê nhà cách xa hàng ngàn km; rồi một gia đình 4 người trở về (buồn thay, cũng là Nghệ An) bằng hai chiếc xe đạp;... vì họ ko còn cách khác để tránh khỏi cái đói, để trụ lại SG chờ cơ hội.

(Lệnh trên là ko đc để người dân kêu đói. Nhưng những người đang đói, không kêu thật không nhỉ? Mà nếu họ kêu, thì những tiếng ấy có đến đc ông quan ko?)

Bạn fb hỏi cđm:" có bao nhiêu người cùng cảnh ngộ với họ?"

Câu trả lời của tôi là: ở nơi người Việt không ngạo nghễ, thì còn có nhiều người như họ. Vì chỉ ở đó, người ta mới nhìn thấy, nghe thấy họ.

Ở một đất nước mà những người "cầm gậy" – tức ở gần dân nhất, lại không biết (hay vờ ko biết) bánh mì, sữa, băng vệ sinh, hoặc cứu mạng sống cho một con mèo, rút tiền trong ATM,... là những nhu cầu thiết yếu với con người;

Ở một đất nước mà có những ông quan làm "thất thoát" (mà ai cũng biết là thoát vào đâu) những vụ hàng chục tỉ, trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ;...

Thì thử hỏi, các vị lãnh đạo cao cấp có thật thấy mình vô can hay không? Có thật thấy mình đáng tự hào hay không?

Thử hỏi, những kẻ có đc học hành như chúng ta có vô can hay không?

Bây giờ không phải lúc ngồi đo đếm chuyện đúng sai. Nhưng trong những cái sai ấy, có tội của lũ bưng bô. Chúng đông không kể xiết! Có tội của chúng ta – những kẻ hèn yếu. Chúng ta cũng đông không kể xiết! Trong mỗi chúng ta, có một gã trọng tài. Vừa nghĩ đến, chưa kịp mở miệng, gã đã thổi "toét" một phát!

Khi chúng ta ở yên trong nhà, tự gọi là "sống chậm", yên trí mà đọc sách, làm thơ, đọc và viết fb, nghe nhạc, chơi đàn, xem thi đấu olimpic,... vì nhà còn gạo, ví còn tiền, tủ lạnh còn đầy thức ăn đồ uống; thì họ, những thân phận nghèo khổ mà trong đó có "lực lượng lãnh đạo cách mạng "-giai cấp công nhân, đang hốt hoảng, âu lo, thậm chí có người bị xúc phạm tinh thần và thể xác. Họ "ráo mồ hôi là hết tiền", có người chạy ăn từng bữa; không có tiền trả tiền nhà là thành vô gia cư. Những nhà từ thiện đang đuối sức, mà trong nhiều lý do, có cả việc bị cơ quan chức năng cản trở!

Rau củ chở từ Nghệ An, Hà Tĩnh vào SG, Bình Dương; trong khi rau của nông dân Đồng Nai, Long An, Đà Lạt, phải đổ đi vì lệnh giãn cách! Người ban lệnh thì thiếu thực tế. Lực lượng thực thi thì cứng nhắc, có người vô cảm, thích chứng tỏ quyền lực. Khổ nạn lại đổ lên dân nghèo, đói chồng thêm khổ. Ai trụ lại đc thì họ đã không bất chấp hiểm nguy để về quê!

Không đo đếm đúng sai, nhưng phải tìm cho ra cái mối dây mà gỡ, mà giải các bài toán; trước mắt là cái ăn và thuốc men và vacxin và hạn chế người tử vong. Và làm sao để lực lượng y tế không kiệt sức! Làm sao để người ở lại hy vọng và chờ đợi cuộc sống tốt hơn sau dịch; lại vui sống mà góp phần xây dựng đất Phương Nam, dựng xây một Sài Gòn hào sảng, bao dung như vốn đã!

Làm sao để những người về quê an toàn, không bị đói, không làm lây lan dịch; và không thất thần sau một cuộc di cư rất xót xa!

Chưa nói cái bài toán tổng quát hơn- bài toán thu hẹp khoảng cách với thế giới văn minh mà đôi khi ta vẫn tưởng đã trong tầm tay: độc lập, tự do, hạnh phúc!

Sức dân có phải là vô hạn?

 

NGHĨ

FB Văn Công Hùng

1. Dịch, nhìn những gì diễn ra trước mắt, chợt thấy nhiều điều.

Thấy gì đấy bấp bênh ở nền kinh tế, không, nói thế nó to, ở cái cách sản xuất và nhân lực sản xuất. Các cụ bảo "An cư lạc nghiệp". Hàng triệu công nhân của chúng ta, giai cấp lãnh đạo, có vẻ không được an cư lắm. Thấy họ chất cả gia đình lên xe máy chạy dịch là biết. Chạy, chưa xác định sẽ trở lại hay chia tay vĩnh viễn, nên đồ đạc trên xe là cả gia tài...

Nhưng lại cũng thấy vai trò của các "tổ chức" ngoài nhà nước. Họ chứ không ai khác, thay nhà nước, chả với điều kiện gì, làm rất nhiều việc cho những người khó khăn vất vả, số này nhiều vô cùng, trong những ngày này, và không chỉ những ngày này, trước đấy và sẽ cả sau này nữa. Nhớ hồi nào có hẳn cái chỉ thị phải giao quà cứu trợ cho mặt trận hoặc chữ thập đỏ. Cũng đúng chứ chả sai, nhưng những ngày qua nếu mà giao thì lại chả đã có người chết đói.

Cái cách dân mình giúp nhau cũng lạ, chả cần tên tuổi, đêm hôm lọ mọ ra đường đứng, thấy người chạy xe máy qua là kêu lại, nhẹ thì cái bánh nắm xôi chai nước, tô mì Quảng, xôm hơn thì cái phong bì 500 ngàn như chị Đinh Thu Hiền ở Vinh, hay cái chị ở Phan Thiết thì phải, đi dép lê, quần áo luộm thuộm, cầm một xấp 500 tiền tươi, loại tờ mà anh bạn tôi, nhà báo Đương Phạm hay gọi là con cua xanh á, và phát. Mỗi xe máy chạy qua chị vẫy lại phát một tờ. Hình như chưa thấy ai lấy 2, cả chị để thùng phong bì lẫn chị phát trực tiếp. Nhiều hoàn cảnh được giúp nhiều lại còn xin không nhận để dành người khác.

Có gì giúp nấy, một anh ở Đà Nẵng vác cái máy phát điện ra ven đường nổ máy cho bà con xạc điện thoại, vì anh biết, vừa chạy vừa liên lạc về nhà như thế, vài ba ngày trên đường, hết pin là cái chắc.

Cháu bé 10 ngày tuổi con anh Xồng Bá Xò là người phượt sớm nhất thế giới. Tôi vừa cười vừa chảy nước mắt khi đọc cái ví von ấy. Hành trình của cháu bé và bố mẹ sẽ ra sao nếu ở đèo Lò Xo ấy, khi họ đã chạy gần ngàn cây số rồi, có người, chắc cũng đang hồi hương khốn khổ như họ, phát hiện, chụp ảnh rồi đăng lên mạng (Đứa nào dài mồm chê và nói xấu mạng xã hội nữa đi. Cuộc tình nguyện giúp nhau vĩ đại từ nam chí bắc này toàn qua mạng xã hội đấy). Thế là cả bộ máy tình người rào rào chạy, để rồi đến Đà Nẵng cháu và bố mẹ được lên xe ô tô, được tặng quà... để về nhà. Dù theo các bác sĩ, một người mẹ mới sinh 10 ngày chưa cắt chỉ mổ mà ngồi xe ô tô dài thế là cũng không được, huống gì chị này đã gần ngàn cây ngồi xe máy ôm con. Nhớ ngày xưa các bà mẹ nuôi con đẻ. Nằm trong buồng kín cả tháng, xông lá và lửa hàng ngày, lá trầu nướng đắp bộ phận sinh nở và ti ngày mấy lần nữa (nghe nói để nó đẹp, nhưng thực ra là để sát trùng hihi), ăn kiêng cơm thịt kho mặn cả tháng vân vân...

Và những người không chạy, ở khu phong tỏa, thì những người tình nguyện cũng hàng ngày giúp họ. Không nói là nhà nước không làm, nhưng nếu không có lực lượng này liệu có ai không đứt bữa? Nghe nói nước ngoài phong tỏa phát, ai ngồi im đấy, nhưng tiền nhà nước đổ vào tài khoản, và vẫn được phục vụ đồ ăn. Mới nhất, một tờ báo đăng clip cháu bé lang thang kiếm đồ ăn suốt ngày không có, lê la ngoài đường, anh cảnh sát phải nhường suất ăn rồi chở cháu về nhà. Và như thế mới được 1 bữa.

Vậy rõ ràng, vai trò tình nguyện viên là hết sức quan trọng. Nhưng khi làm việc họ hoàn toàn tự phát. Nếu chuyên nghiệp, nếu có sự tổ chức, ví dụ ít nhất, họ sẽ không để sót, chứ như hiện nay, có vẻ như gặp ai phát nấy...

Còn nhiều nữa, nhưng dài quá lại dễ buồn ngủ, phỏng ạ. Nhà cháu đăng kèm cái ảnh để đối chiếu giữa việc làm thầm lặng của hàng vạn người tốt bụng giúp người khó khăn hoạn nạn với cái anh có danh phận là phó chánh văn phòng đoàn đại biểu quốc hội thành phố Đà Nẵng sáng nay. Gần như là bị khóa tay phỏng ạ?

2. Quảng Nam xứng danh là... hay cãi. Sáng nay anh Thanh chủ tịch Quảng Nam vẫn quả quyết, sẽ đón công dân của mình về, vì "Trong công điện 1063 ngày 31-7, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 không được để người dân tự ý rời khỏi địa bàn nhưng nêu rõ trừ những người được chính quyền cho phép. Bên cạnh đó, UBND TP HCM cũng đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phối hợp với UBND TP HCM để đưa người địa phương về theo kế hoạch, đảm bảo an toàn. Vì vậy, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục đưa người dân về và phối hợp với UBND TPHCM như đã làm" - cãi rứa mới là cãi Quảng Nôm hể.

3. Dân mạng kinh thặc, phát hiện cái ông tám mấy tuổi phang mũ vào mặt anh cảnh sát rất giống với một ông "cử tri chuyên nghiệp" chuyên đi tiếp xúc cử tri, mà cử tri vip luôn, hihi. Hy vọng là dân mạng sai, chứ không thì nó ra cái thể thống gì, phỏng ạ?

(Thông tin này chính thức đã sai, nhà cháu cảnh báo luôn cccm đang share điên đảo mấy cái ảnh he he).

4. Tin cuối cùng: Tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội bị bắt vì nâng khống giá cây. Vụ cây HN từ lâu đã bị ì xèo, giờ thì tèo...

 

 

PHỐ, THÁNG BẢY

FB lam hồng nguyễn

 

Đã đành tháng Bảy không dài lắm

Mai nữa là xong ba mốt ngày

Mà sao thương khó nhiều ô quá

Dồn dập đổ dài như bóng cây

 

Nhà cửa chen nhau, sao phố hoang

Bao nhiêu hồi hộp với lo toan

Vẫn không vỡ được đêm im phắc

Con trẻ giật mình – còi cứu thương

 

Đường rộng thênh thênh, ngõ chật dây

Con vàng con vện lẩn quanh đây

Cả đêm hồi hộp chờ lá rớt

Vờ tiếng người qua để sủa bầy.

 

Lầm lũi đoàn người về cố xứ

Nỗi niềm cơm áo nặng vòng xe

Lòng quay như thể bàn chân mỏi

Đã bước đi là chẳng trở về

 

Về quê, nào phải là ra trận

Mà bánh xe quay trước mặt trời

Phố cứ giả vờ không tiễn biệt

Sao ngã tư vàng lá lén rơi?

 

Nghe tiếng thở dài người cuối phố

Lạ quen chung một nỗi lo sầu.

Mớ rau, ổ trứng đưa nhau vội

Buồn kín khẩu trang, mặt thấy đâu

 

Ừ thêm mai nữa là tháng Tám

Tắt đèn cửa sổ ngó mưa bay

Hẻm vắng bất đồ lòe đom đóm

Có lẽ từ quê lạc chốn này…

 

Nửa đời hát mãi thân lưu khách

Quán trọ nhìn ra phố nửa vời

Tháng Bảy phố buồn trong cơn ốm

Mới hiểu lòng mình quê ở đây!

 

30-7-2021

NHL

 

 

“KHÔNG ĐỂ NGƯỜI DÂN NÀO THIẾU ĂN THIẾU MẶC”, CHÍNH QUYỀN LÀM NỔI KHÔNG?

FB Hoàng Hải Vân

Giữa lúc từng đoàn người từ Sài Gòn và một số tỉnh Đông Nam bộ lũ lượt kéo nhau về quê thì nhiều tỉnh “hoả tốc” tuyên bố ngừng tiếp nhận sau khi tình tứ tuyên bố mở rộng vòng tay đón bà con từ vùng dịch về quê hương để chăm sóc, rầm rầm trên báo chí và truyền hình.

Những đoàn người như thế này nếu bị quê hương họ đóng cửa không cho về thì phải làm sao? Họ phải sống vất vưởng trên đường, lấy gì ăn, lấy gì nương náu khi mưa gió đổ xuống? Những trẻ sơ sinh có sống nổi không?

Trong thảm cảnh đó, cũng có một điểm sáng, là chiều qua Chủ tịch tỉnh Phú Yên tuyên bố sẽ đưa hết dân Phú Yên từ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai về quê. Nhưng Phú Yên chỉ có khả năng đón dân của họ, còn bà con các tỉnh khác thì làm sao? Hôm qua chính quyền TP.HCM cũng gửi công văn đến các tỉnh đề nghị phối hợp đưa người có nhu cầu về địa phương một cách có tổ chức, nhưng chính quyền TP.HCM làm sao có thể yêu cầu được các tỉnh ngang cấp với họ?

Đừng đổ lỗi cho dân tự ý đi không có tổ chức. Họ đã chờ, không chờ được họ mới phải đi để tự cứu bản thân và gia đình họ. Tha hương mà không được kiếm sống thì họ lấy gì sống, lấy gì nuôi con?

Rất may là Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu các tỉnh hết hạn giãn cách theo Chỉ thị 16 tiếp tục giãn cách thêm 2 tuần nữa, trong đó yêu cầu “ai ở đâu ở yên đấy”, đối với những người đang trên đường về quê thì các địa phương có trách nhiệm đưa họ đến nơi cần đến. Tức là, bà con ta không phải vất vưởng tới không được lùi không xong như mấy ngày qua nữa.

Ngoài các biện pháp phòng ngừa chữa trị đối với dịch bệnh, Thủ tướng còn yêu cầu các tỉnh, thành phố “tổ chức hỗ trợ cung cấp ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc”.

Cuộc “chống dịch như chống giặc” ở nước ta hiện nay chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Tri thức về “cuộc chiến” này không hề có, cho nên chính quyền chỉ có thể yêu cầu người dân tuân thủ luật pháp chớ không thể yêu cầu người dân tin ai. “Không để cho người dân thiếu ăn thiếu mặc” là chủ trương nặng như núi, lẽ ra cần có phương án hậu cần chu đáo với những nguồn lực được xác định trước khi áp dụng các biện pháp giãn cách.

“Không để cho người dân thiếu ăn”, yêu cầu này đã nói từ lâu, Chính phủ nói, chính quyền địa phương cũng nói, nhưng sự thật là chưa làm được. Không làm được vì những người thiếu ăn thiếu mặc quá đông Nhà nước không thể tính hết, không thể tính hết nên không đủ nguồn lực. Nếu không có sự đùm bọc chia sẻ từ các nhóm thiện nguyện và từ mỗi người dân thì chắc chắn rất nhiều người đã chết đói.

Truyền thống người Việt chúng ta chưa từng có chuyện người dân lợi dụng chiến tranh hay dịch bệnh để đục nước béo cò, chưa từng có cảnh dân ta nhìn đồng bào mình chết mà không cứu, chưa hề có cảnh nhìn đồng bào mình đói mà không chia sẻ miếng ăn. Tuy không có truyền thống “chống dịch như chống giặc” nhưng người Việt ta có truyền thống “vua tôi đồng lòng cả nước góp sức”, có hình ảnh một ông vua Lê cởi áo bào đắp cho người sắp chết rét đến đạo lý nhường cơm sẻ áo thấm đẫm trong tâm khảm của mỗi người.

Bởi vậy, các “tầng lớp trên”, từ quan chức cho tới nhà báo và các “chuyên gia”, hãy bớt nói những thứ mình không biết, bớt cao đạo bớt mị dân đi, bớt hứa những gì mình không có khả năng, bớt dùng truyền hình quốc gia để chê mắng dân là không có não. Ai có não ai không, ai não to ai não bé khó nói lắm đó. Và xin thưa, các vị không cứu nổi dân đâu.

Chỉ có dân mới cứu được nhau. Bởi vậy mà không nên kêu gọi dân đóng góp vào quỹ này quỹ khác mà hãy trân trọng mỗi một hành vi giúp dân của các nhóm thiện nguyện và của từng người, trong khu dân cư và trên các nẻo đường. Chính quyền phải thấy rằng dân giúp nhau hiệu quả hơn chính quyền, nên phải bảo vệ, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi, phải hậu thuẫn chứ không phải hoạnh hoẹ gây khó khi dân giúp đỡ lẫn nhau. Không có sự đùm bọc chia sẻ lẫn nhau của người dân thì chủ trương “Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc” mà Chính phủ đưa ra sẽ cầm chắc thất bại.

Truyền thông cũng nên bớt bớt đưa tin tức gây sợ hãi để hù doạ dân đi. Những tin tức, những câu chuyện tốt lành chính là những liều thuốc hỗ trợ giúp dân vượt qua dịch bệnh.

HOÀNG HẢI VÂN

 

NGHĨ...

FB Sơn Vũ

1.

Tivi đang nói những lời có cánh

Những lời có cánh đang nói trên tivi

 

"Việc nhân nghĩa cốt ở an dân"

Dân không an nên dân phải chạy.

 

Chúng ta không bỏ ai lại đằng sau!

Những người sợ bỏ lại đang bỏ lại chúng ta.

 

Những dòng người di tản ngược

Như mây đen bò sát mặt đường

 

Mẹ bồng con, vợ ôm chồng

Phía trước quê nhà cứ đi là đến

 

Rùng rùng những đoàn xe hai bánh

Gợi nhớ Điện Biên, Trường Sơn thuở nào

 

Tivi đang nói những lời có cánh

Sao những hình ảnh này không có trên tivi?

 

Chính phủ đang "nói thật, làm thật"

Sao những hình ảnh thật này không được đưa ra?

 

Một năm, mười năm và trăm năm sau

Những hình ảnh này là chứng nhân về đại dịch

 

Chứng nhân về những ngày hoảng loạn

Của miền nam tổ quốc thành đồng...

 

2.

Họ đã đi qua bao cổng chào, tượng đài?

Có cổng chào nào chào đón họ!

 

Tượng đài, quảng trường cũng không giúp được

Lặng im nhìn người nằm la liệt qua đêm...

 

Cổng chào là tình dân

Là bánh mỳ, hộp cơm, chai nước...

 

Tượng đài là tình dân

Là lít xăng, phong bì tiền, mái lều nghỉ tạm

 

Những tấm lòng thơm thảo

nhân dân...

 

*

 

Cháu bé chín ngày tuổi trong dòng người chạy dịch hôm nay

Cháu nghĩ gì về tương lai?

 

Mai này nếu dựng tượng đài

Hãy dựng tượng cháu mắt nhắm nghiền nằm trong vòng tay mẹ!

 

SG, sáng 1-8

(phong thành lần thứ 3 kéo dài đến 15-8).

clip_image022[4]

FB Nguyễn Thị Bích Hậu

Đôi mắt mẹ nhìn miền xa thẳm

Ở nơi nào cố quận đợi ta

Đường chiều muôn dặm còn xa

Nhưng lòng thầm nhủ chúng ta phải về

Những đứa bé ngủ trên lưng mẹ

Vẫn mơ màng dù nắng hay mưa

Hồn nhiên giấc ngủ ấu thơ

Em đâu biết những vật vờ trần gian

Hình của FB Thịnh Nguyễnclip_image024[4]

GIÚP NHAU LÚC NGẶT CHỨ CHƯA CHẮC GIÚP ĐƯỢC LÚC NGHÈO” *

FB Quỳnh Trang

Một buổi tối sau ngày có lệnh phong toả khu mình ở, đang đi lững thững tới cổng bảo vệ thì thấy hai chú bảo vệ đang đổ mì gói. Mình hơi chột dạ rồi.

Lúc vòng qua lại bãi xe thấy thằng em bảo vệ cũng đang ăn mì.

"Ủa Sang, tính mấy tuần tới ăn uống sao em?"

"Dạ chị, thì mì gói bún gói đồ thôi chị tại tụi em bị ở lại mà bảo vệ đâu có chỗ nấu nướng hay gì."

"Bảo vệ mà ăn vậy sức đâu thức. Mà mì ăn miết cả tháng sao được".

"Dạ không sao chị, vì tình thế vậy thì có sao ăn vậy thôi chị ơi".

"Thôi, để đó, chị lo cho cả khu. Báo các anh em bảo vệ và tổ lao công đi, từ mai cơm nước ngày hai bữa chị lo".

Mình quyết rất nhanh vì đơn giản, gạo cả kho luôn có sẵn (bán gạo mà biểu), lại thích nấu ăn, mà mình về đây sống hơn mười năm rồi, có anh em bảo vệ, các cô chị lao công dọn dẹp. Nhận từ họ nhiều vậy rồi thì bây giờ mời cơm họ vài tuần là chuyện quá nhỏ.

Một bữa cơm của nhà mình ăn gì, thì họ ăn đó. Như một gia đình lớn thêm vài chục phần ăn một ngày. Cứ xem như ngày nào nhà cũng có tiệc đi cho hồ hởi.

Thế là cứ sáng ra, làm bữa sáng cho cả nhà xong là mình quay qua nấu bữa trưa. Giao xong thì dọn rửa bếp sạch sẽ rồi nghỉ ngơi một chút rồi bắt tay làm cơm chiều. Giao xong lại dọn dẹp rửa ráy. Ngày nào đuối quá thì đổ lười để đó sáng mai dọn rửa sớm.

Quy trình chuẩn bị và giao hàng cũng rất cẩn thận: Nấu xong thì bỏ khay, bỏ túi theo từng đợt. Mình cứ để đó rồi đi vào, anh em tự đem theo khay của bữa ăn trước để trước cửa rồi xách cơm bữa mới về.

Còn cách ly ngày nào, mình sẽ còn làm cơm cho mọi người ngày đó. Vì đây là lúc ngặt, người giúp nhau lúc ngặt chứ chưa chắc giúp được lúc nghèo, mình cũng không nuôi ai được cả đời, tiền mình còn kiếm lại được, chứ trải nghiệm này khó có lại lần thứ hai (dạ mà em cũng xin là đừng cho lần hai nào nữa nhé ạ, ai ai cũng căng thẳng ám ảnh con covid này rồi ạ)

---

10h đêm, lên shopee, đặt khay ăn liền vì nghĩ dịch thì bớt xả rác để đỡ cho nhân công dọn dẹp. Tìm được cái khay đúng ưng ý luôn. Nhắn tin cho anh bán hàng: "Anh cố gắng hỗ trợ giao cho kịp mai em nấu bữa trưa cho mọi người nha." Ảnh đặt xe giao liền luôn (sau đợt này mình sẽ có cái danh sách nhà cung ứng từ thực phẩm đến đồ dùng cho thực phẩm uy tín và chất lượng nha kakaka).

Có cái trở ngại là mình không ăn thử đồ mình nấu được nên chỉ nêm nếm theo quán tính. Vậy là bao nhiêu kinh nghiệm bếp núc từ năm lớp 2 được chị Mập lấy ra xài hết (may quá ai cũng khen ngon kakaka). Và là có các mâm cơm này đây. Hôm qua nấu cơm chay mà ai cũng khen, làm thân mập này vui lắm.

Và đừng ai hỏi sao phong toả mà bà này bận quá gọi hay nhắn tiền hàng mà không thấy báo. Thôi thì cái nào ưu tiên thì mình làm trước nha mọi người.

Thương Sài Gòn theo cách của mình. Đơn giản vậy thôi. Cảm ơn Sài Gòn 18 năm cho mình nương thân nha Sài Gòn.

Mong dịch sớm qua để mọi thứ về lại quỹ đạo ban đầu, để mình còn kinh doanh lại chứ không có xiền thì muốn giúp ai cũng khó à.

*Tiêu đề do Văn Việt đặt

clip_image026[4]

Bữa chay ngày rằm với cơm chiên rau củ, rau muống xào
Nấm sốt tomyum và táo.

clip_image028[4]

Bữa chay ngày rằm với chả quế chiên, canh đậu tương vị Hàn, đậu hũ sốt cà và dưa hấu tráng miệng.

clip_image030[4]

Chỗ món chính sáng quá là do chỉnh sáng đó chứ nhìn ra cái râu mực không? À là món mực xào chua ngọt đó.

clip_image032[4]

Xa xa nhưng vẫn thấy cá ba sa kho tộ nhỉ?

clip_image034[4]

Ba chỉ áp chảo nha

[Văn Việt: Nhân vật và câu chuyện đã được một số báo mạng đưa lên. Có thể đọc tại: https://cafef.vn/ba-me-sai-gon-nau-com-tang-lao-cong-bao-ve-chung-cu-minh-o-thay-an-mi-goi-nen-thuong-con-phong-toa-ngay-nao-con-nau-com-ngay-do-20210729103631442.chn]

Tranh SÀI GÒN TRONG THỜI GIÃN CÁCH (p16)

FB Le Sa Long

AI XUÔI VẠN LÝ:

NGỦ NGON AKAY ƠI!

Ngủ ngoan Akay ơi

Mẹ thương Akay, mẹ thương làng đói

Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều,

à ơi, à ơi.

(Lời Ru Trên Nương – NS Trần Hoàn)

Hôm qua, hình ảnh bé trai hơn 9 ngày tuổi cùng bố mẹ vượt hơn 1.000 km bằng xe máy về quê tránh dịch bằng xe máy được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Nhiều người thương cảm, không cầm được nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh trên.

Rạng sáng hôm nay 1/8, vợ chồng anh Xồng Bá Xò (29 và 21 tuổi – dân tộc H'Mông cùng cậu con trai chớm… 10 ngày tuổi đã về đến quê nhà ở xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An) sau hành trình dài hơn 1.500km trốn dịch. Khi cả nhà anh Xò về đến xã, lực lượng chức năng đã chờ sẵn để làm các thủ tục test nhanh Covid-19 và đưa đi cách ly tập trung đảm bảo an toàn.

Vợ chồng anh Xòng Bá Xô vào Bình Dương làm công nhân được vài năm nay. Dịch bệnh bùng phát tại tỉnh thành này khiến nhiều tháng nay đôi vợ chồng trẻ không có việc làm, thất nghiệp dài dài. Những đồng tiền dành dụm ít ỏi còn lại cũng vì thế dần cạn kiệt nên anh chị chỉ còn biết bữa rau bữa cháo qua ngày. Cuộc sống của cặp vợ chồng vốn đã khó khăn lại càng thêm bi đát. Không có việc làm, tiền nhà trọ, chi tiêu sinh hoạt đã cạn, giờ lại thêm chi phí cho đứa con thơ, chỉ còn vài trăm bạc, họ bàn bạc rồi quyết định trở về quê nhà Nghệ An bằng xe gắn máy.

Chuẩn bị cho cuộc hành trình bằng xe máy có lẽ dài nhất mà họ từng đi anh chị đã phải quấn con trai vừa 9 ngày tuổi trong một chiếc khăn bông rồi vợ bồng, chồng lái xe từ Bình Dương về quê nhà với quãng đường dài gần 1.500 km. Ngày chạy xe, đêm nghỉ bên đường, con khát sữa thì họ dừng xe bên Quốc lộ cho bú.

May mắn khi chạy xe được hơn 1.000 km về đến Đà Nẵng, đôi vợ chồng khốn khổ được anh Trần Vương, một thành viên CLB xe bán tải Đà Nẵng biết chuyện, cảm thông với hoàn cảnh khó khăn đã tìm cách liên lạc, thuê cho họ một chiếc xe cứu thương, giúp đỡ chút ít lộ phí đưa trở về quê nhà.

Sáng nay, hai bạn trẻ cùng “chú lính chì” dũng cảm đã về quê nhà!

(thông tin trên mình được 1 người bạn đồng đội ngày xưa nay công tác tại BCHQS Nghệ An cho biết vào trưa nay! Thật mừng cho gia đình trẻ)

+++

Cách nay, 30 năm còn khoác áo xanh mình có dịp đi công tác tại vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Bà con dân tộc hiền và hiếu khách, thiếu nữ H'Mông rất duyên dáng trong thổ cẩm dân tộc và sở hữu đôi mắt đẹp, hơi buồn, lúc nào cũng như có nước!

Lúc ấy bài hát “Lời Ru Trên Nương” được phát trên Đài phát thanh VN gần như mỗi tối. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài hát “Lời ru trên nương” là một vẻ đẹp như thế, bình dị mà lớn lao, cao đẹp. “Lời ru trên nương” được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc từ bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Hôm nay khi vẽ xong tranh này (qua đêm) tự nhiên mình muốn đặt tên tranh là “Ngủ ngon A kay” với mong muốn bé lớn lên sẽ ngoan cho ba mẹ đi làm nương và sẽ nhớ mãi chuyến hành trình khó quên và tấm lòng của đồng bào Việt trong đại dịch lịch sử đầu thiên niên kỷ)

Tranh này mình vẽ với sự dâng trào cảm xúc, suy tư về nhân sinh quan về sự mong manh của thân phận con Người trong thế kỷ mới với những lo toan. bất trắc.

Mình tổng hợp tất cả những hình ảnh bà con hồi hương bằng xe máy, đi trong hoàng hôn và đường về nhà xa thẳm (mà báo đài phát). Họ đang dừng chân ở ngã ba ven đường. Mệt mỏi lo âu. và suy tư về đường về quê xa ngái!

Màu tím chủ đạo muốn nói lên sự dịch bệnh, tang thương và cũng là màu thủy chung! Mây tím và bầu trời mình hồi tưởng lại bầu trời những năm đi lính ở rừng năm nao. Đời người phiêu bạt như mây trôi!

Để ý, bạn sẽ thấy bàn tay của người mẹ 19 tuổi người H Mông rất đẹp, trong khi đôi mắt lại đượm buồn... Em bé sinh có 3 kg nhưng mặt kháu khỉnh! Bé đúng là AKAY- CHÚ LÍNH CHÌ DŨNG CẢM, đáng yêu!

+++

Trong FB, Lưu công tử (Bình Lưu) có viết rất ấn tượng là “phượt thủ… 10 ngày tuổi”, thực ra bé theo ba mẹ phượt mới hơn 9 ngày tuổi thôi, bác Bình ơi! (ký tên Akay)

tranh NGỦ NGON AKAY ƠI!

KT: 80x120cm

Chất liệu tổng hợp

HS Le Sa Long - 31/7/ 2021

PS: Tranh này mình vẽ khổ khá lớn 1m2x80cm. Chụp và đưa lên FB dung lương lớn (2M) như một lời chia sẻ nỗi khó khổ của đồng bào mình khi đời sống bị ảnh hưởng vì cơn dịch bệnh Covid -19 quái ác!

Có thể là tác phẩm nghệ thuật về 1 người

 

VỀ QUÊ

FB Nguyễn Hồng Hưng

“Về quê” là tác phẩm thời chạy loạn cô rô na của danh hoạ Thành Chương.

Tôi thấy rất thảm khốc.

Chấn động người xem khi cảm thấy hiện diện của trẻ thơ rối loạn dầy đặc mọi nơi trên mặt tranh, như cảnh nồi da nấu thịt.

Với tôi tôi thấy cả những gợi nhớ về nạn diệt chủng của Ponpot Khơ Me đỏ.

Đây là một tác phẩm có cách vẽ rất hiếm hoi ở danh hoạ. Phần lớn anh em trong nghề rất quen với những mảng miếng tươi rói ngon lành luôn toả ra tình cảm yêu mến đồng quê, trẻ em, trâu, chim sáo, những cái nón lá với đàn bà đùi vú toát ra hồn mắn đẻ.

Bức đồng quê không thế. Là một tác phẩm “đồng quê” đau thương trong cấu trúc vô hướng.

Có thể là hình ảnh đen trắng

Có thể là tác phẩm nghệ thuật về 1 người

Có thể là tranh biếm họa về 1 người và văn bản

TRANH Thăng Fly Comics

The long and winding road.

clip_image036[4]

Đọc toàn bộ câu chuyện ở đây.

Sau khi được cho xe đạp, 2 bạn được cho cả xe máy…

https://vietnamnet.vn/.../nhieu-nguoi-giup-do-2-anh-em-di...