Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Bỏ cấp phép ca khúc trước 1975: Kiểm duyệt văn hóa thất bại toàn phần

Diễm Thi, RFA

Một buổi biểu diễn ca nhạc ngoài trời tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 11 năm 2018.

Một buổi biểu diễn ca nhạc ngoài trời tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 11 năm 2018.

Chiều 11/2, Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho báo chí biết Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương sửa đổi hai nghị định 79 và 15 về nghệ thuật biểu diễn, tức sắp tới sẽ bỏ việc cấp phép ca khúc trước năm 1975.


Thông tin trên khiến dư luận xã hội quan tâm, bởi việc cấm hát các tác phẩm từ thời Việt Nam Cộng Hòa dường như không mấy tác dụng khi nhiều quán cà phê, karaoke hay phòng trà ở Việt Nam hiện nay đều có sử dụng những ca khúc trước 1975.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, cũng là một nhà báo chuyên nghiệp, cho rằng đây là sự thất bại của kiểm duyệt văn hóa chứ không phải là một bước mở của chính quyền:

Vừa rồi Chính phủ có đồng ý cho xây dựng một dự thảo nghị định mới để thay thế cho nghị định 79, tức sắp tới không cấp phép nữa mà cho phép tất cả ca khúc của thời Việt Nam Cộng Hòa. Nghị định 79 ra đời thời điểm những năm 78, 79.

Nói một cách nào đó thì ngày nay hôm nay nhà nước cho phép bình đẳng tất cả mọi thứ thì thực chất cái tên gọi của nó là sự thất bại toàn phần của những chương trình kiểm duyệt văn hóa. Cho nên khi người ta bắt đầu cho phép là người ta lùi lại cái sự thất bại của mình và người ta đánh loãng đi cái vòng kiểm tỏa đã không còn giá trị nữa.

Do đó nếu hôm nay họ không vội vàng tháo dỡ những nghị định đó thì bản thân họ mãi mãi vướng trong hình ảnh một kẻ thất bại và mãi mãi không lấy lại được tư cách trong việc đã từng cấm đoán như vậy, chứ đây không phải là một bước mở của chính quyền cộng sản.”

Nói một cách nào đó thì ngày nay hôm nay nhà nước cho phép bình đẳng tất cả mọi thứ thì thực chất cái tên gọi của nó là sự thất bại toàn phần của những chương trình kiểm duyệt văn hóa. - Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Anh nhắc lại những ai từng ở Việt Nam sau 1975 đều biết việc kiểm duyệt văn hóa ngặt nghèo không kém gì chính trị. Chỉ cần giữ trong nhà một băng cassette, một tờ nhật báo trước năm 1975 là có thể bị lôi ra đấu tố ngay trước cửa nhà mình. Nhưng âm nhạc là một loại văn hóa thầm kín, tất cả mọi người dân đều sử dụng mà mọi sự cấm đoán đều không thể nào có thể làm được.

“Vào thập niên 90, khi người ta đã mạnh dạn hơn, âm nhạc phát triển hơn thì chính quyền yêu cầu tất cả các quán cà phê ở Việt Nam phải có giấy phép ca nhạc. Đó là điều ngớ ngẩn nhằm kiểm soát tất cả các bài hát trong đó. Đến năm 2000 thì hát gì mỗi đêm phải ghi ra, lên danh sách để nộp cho phường. Nhưng rồi tất cả những điều đó đều thất bại. Cái thất bại hiện rõ nhất là hiện nay tất cả các chương trình lớn nhất ở Việt Nam và đầu tư tốn tiền nhất là tất cả những ca khúc trước năm 1975.”

Ca sĩ Nguyễn Tín, người từng bị đàn áp, đánh đập vì có những buổi hát nhạc lính trước 1975 cũng cùng nhận định:

“Có một thực tế là những ca khúc trước 75 dù được cấp phép hay không thì vẫn được lưu truyền trên kênh youtube, cho nên họ hợp thức hóa bằng cách bỏ cấp phép.”

Ca sĩ Nguyễn Tín chia sẻ với RFA rằng việc này cũng là một sự cởi mở, nhưng những ca khúc liên quan tới lính thì chắc chắn sẽ khác. Anh nhắc lại sự việc năm ngoái họ bỏ việc cấp phép ca khúc Ly Rượu Mừng cũng để tạo hiệu ứng tích cực cho những người hải ngoại thấy có sự hòa hợp hòa giải.

Nhà thơ Hoàng Hưng, người từng bị bắt giam và tập trung cải tạo từ tháng 8/1982 đến tháng 10/1985 vì tội "lưu truyền văn hoá phẩm phản động", nêu lên quan điểm của ông là nhà nước không có quyền cho phép hoặc không cho phép. Những ca khúc là những sản phẩm tương đối đại chúng. Chất lượng ca khúc và cảm tình của quần chúng đối với ca khúc nó quyết định ca khúc đó sống hay chết chứ không phụ thuộc vào sự cho phép của ai cả.

Quảng cáo đêm nhạc Khánh Ly ở Hà Nội năm 2014.

Quảng cáo đêm nhạc Khánh Ly ở Hà Nội năm 2014. AFP

Ông cho rằng nếu có việc nhà nước cho phép hát nhạc trước 1975 một cách tự do không phải xin phép thì đó là một bước tiến, bởi nó trở về đúng lẽ bình thường:

“Mấy hôm nay tôi không theo dõi nên tôi không biết đích xác tin này. Nhưng nếu như điều đó là đúng thì tất nhiên là rất tốt, bởi nó trở về đúng lẽ bình thường.

Lẽ bình thường là những ca khúc thì chả cần ai phải cho phép cả. Người ta thích thì hát, không thì thôi. Đó là chuyện đơn giản của một xã hội bình thường, nhưng mà rất lâu nay chúng ta sống trong một xã hội mà cái gì họ cũng thích kiểm soát, cái gì cũng cho phép hoặc không. Cái đó phải nói thẳng là bất bình thường. Nó chỉ có lý một chút nếu trong thời chiến tranh vì lý do tuyên truyền. Bây giờ hòa bình đã hơn 40 năm mà vẫn giữ thì rất là dở, rất lạc hậu mà mãi đến bây giờ mới chịu bỏ thì quá chậm, nhưng dù sao thì tuy muộn còn hơn không. Nếu họ biết bỏ thật sự thì đó là một bước tiến.”

Nhạc sĩ Tuấn Khanh nhận định việc coi trọng tác phẩm chỉ là một cách trí trá. Coi trọng những người tạo ra tác phẩm mới là vấn đề, bởi cho đến bây giờ, mỗi khi nói đến những nhạc sĩ như Hoàng Thi Thơ, Nguyệt Ánh, Phạm Duy hay những văn nghệ sĩ cũ trước năm 1975, thậm chí những văn sĩ như Doãn Quốc Sỹ, Nhã Ca… thì nhà cầm quyền vẫn dùng những giọng điệu miệt thị và coi thường:

“Cái việc cho phép tất cả các tác phẩm không quan trọng bằng việc đánh giá đúng và tôn trọng những người tạo ra các tác phẩm đó. Việc tác phẩm được tồn tại và sinh hoạt trong xã hội cho thấy trong suốt nhiều năm, nhà cầm quyền đã tổ chức rất nhiều chương trình văn nghệ và những làn sóng tuyên truyền về văn hóa để hy vọng đánh bạt văn hóa của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng họ hoàn toàn thất bại. Cho đến ngày hôm nay họ cho phép để hòa đồng tất cả cái sự thất bại của họ như là một sự ban ơn cho một nền văn hóa, nhưng sự ứng xử của họ đối với những người tạo ra các tác phẩm vẫn không công bằng.”

Câu chuyện cấp phép ca khúc trước 1975 từng nhiều lần gây bức xúc trong dư luận. Điển hình là ngày 22/3/2017, 5 ca khúc trước năm 1975 là: “Cánh thiệp đầu xuân”; “Rừng xưa”; “Chuyện buồn ngày xuân”; “Con đường xưa em đi”, “Đừng gọi anh bằng chú” bị tạm dừng lưu hành với lý do vi phạm tác quyền, thay đổi nội dung so với bản gốc, nhầm tên tác giả.

Đến tháng 4/2017, vì sức ép từ dư luận và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn lúc đó là ông Nguyễn Đăng Chương đã phải ký văn bản thu hồi quyết định tạm dừng 5 ca khúc trên.

Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ban-lifted-on-song-before-1975-cultural-censorship-failed-completely-dt-02122019133545.html