Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Thầm lặng hy sinh

Lê Phú Khải

Tôi mượn cụm từ “Thầm lặng hy sinh” của trang mạng Bauxite (15.10.2017) chia buồn với Tiến sĩ Hà Sĩ Phu về sự ra đi của chị Đặng Thị Thanh Biên, người bạn đời của ông, làm đầu đề cho bài viết này.

Năm 1988, sau khi vô tình đọc được bài tiểu luận “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ” in rô-nê-ô ký tên Hà Sĩ Phu, ở Đà Lạt, tôi bất ngờ quá và muốn lên Đà Lạt gặp tác giả xem con người này “mặt ngang mũi dọc” như thế nào. Tôi xin đi theo đoàn công nhân chăn heo của Xí nghiệp Liên hợp chăn nuôi tỉnh Tiền Giang đi tham quan Đà Lạt năm đó. Giám đốc xí nghiệp là anh Năm Phước đồng ý cho tôi đi không mất tiền với tư cách là một nhà báo của cơ quan ngôn luận Trung ương thường trú tại Đồng bằng sông Cửu Long, đi quan sát...

Anh Tụ (Nguyễn Xuân Tụ), tên thật của Hà Sĩ Phu, là một người thấp, nhỏ, để ria mép, tính cách hiền hậu, ôn hòa rất dễ gần, dễ mến. Tôi lúc đó cứ suy nghĩ miên man, không hình dung ra một con người dáng vẻ bề ngoài thế này... lại có một tư duy sắc sảo, quyết liệt đến thế? Chị Biên vợ anh là một phụ nữ cao lớn, vẻ mặt phúc hậu, ít nói. Chị lặng lẽ rót thêm nước sôi vào bình trà cho chồng tiếp người khách... không mời mà đến là tôi! Lúc đó anh chị có một cái “quán cóc” bán những đồ lặt vặt như bánh kẹo, mỳ gói, nước ngọt... ngay tại nhà.

Từ đó, cứ cách vài năm tôi lại đi Đà Lạt một lần và lần nào cũng đến thăm vợ chồng Hà Sĩ Phu. Cho đến khi anh Hà Sĩ Phu trở thành một “thế lực thù địch” có tên tuổi trong hàng ngũ những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam thì tình hình có khác... Chị Biên càng lặng lẽ và ít nói. Trong ánh mắt của người phụ nữ này tôi đọc được những suy nghĩ nung nấu, mặc dù chị vẫn ân cần, niềm nở với những người bạn của chồng từ bốn phương trời của đất nước đến thăm anh. Một lần, lúc Hà Sĩ Phu đang bị truy bức quyết liệt, tôi mạnh dạn hỏi anh: “Tình hình thế nào?”. Anh kể: “Bọn du côn giả vờ đánh nhau trước cửa nhà tôi. Chúng chọi đá vào nhau, và, chủ yếu là ném đá vào cửa hàng của vợ chồng tôi. Một viên đá “lạc” vào trúng đầu vợ tôi, máu me be bét! Tôi phải vội băng bó cho bà ấy!”. Tôi định xông vào hỏi thăm chị Biên, nhưng nghĩ kỹ, lại thôi. Tôi hỏi anh Hà Sĩ Phu: “Sau đó chị ấy thế nào?”. Anh Phu trả lời: “Vẫn lặng lẽ và lì hơn trước”. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Trước khi ra về, tôi xuống bếp chào chị Biên. Chị nói: “Lần nào lên Đà Lạt anh cũng đến thăm nhà em, quý hóa quá!”. Năm 1996, anh Hà Sĩ Phu lãnh án tù một năm. Lúc về đến Tân Sơn Nhất, anh còn ở lại khách sạn sân bay, nhà thơ Hoàng Hưng còn gọi điện báo cho tôi cả số điện thoại khách sạn anh ở. Tôi gọi điện đến. Từ đầu dây đằng kia một người đàn ông hỏi: “Muốn gặp ai?”. Tôi trả lời muốn gặp Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, bạn tôi, vừa đi tù về! Hỏi: “Để làm gì?”. Tôi trả lời, để mời anh Tụ về nhà tôi nghỉ it bữa cho khỏe trước khi về Đà Lạt! Tôi cố tình “mời” như vậy biết rõ đây là lời mời rất vô duyên! Nhưng để anh Tụ và mọi người thấy anh không bao giờ cô đơn cả! Anh Tụ trả lời: “Cảm ơn Lê Phú Khải, nhưng mình nhớ vợ lắm, phải về ngay!”. Bất cứ một người đấu tranh dân chủ nào ở Việt Nam cũng có một hậu phương vững chắc là những người vợ “thầm lặng hy sinh” như thế để vững tâm trên con đường mình đã chọn. Hơn ai hết, người vợ sống bên chồng, hiểu rất rõ chồng mình đã làm gì, vì cái gì, anh ta sống ra sao, nhân cách thế nào để mà vững tâm làm chỗ dựa vững chắc cho chồng. Chị Biên là một người vợ như thế. Những lần tôi thăm Hà Sĩ Phu sau này, anh cho biết, hàng xóm, bà con trong khu phố, sau nhiều năm đã hiểu anh, họ chào hỏi anh khi gặp và vui vẻ với anh. Tôi đã nhiều lần “phỏng vấn” nếu có dịp tiếp xúc với cán bộ, đảng viên, thậm chí cả những người có chức sắc ở Đà Lạt. Họ đều cảm phục vợ chồng Hà Sĩ Phu. Có người còn cho tôi hay, nhiều lần nhà nước muốn cấp nhà cho anh, nhưng anh không nhận. Lý do: “Nhà ít người!”. Tôi muốn viết ra điều này để nhà cầm quyền biết rằng, lòng người là như thế. Phải lắng nghe từ nhiều phía. Đừng chỉ tin vào những “báo cáo” của cấp dưới, chỉ muốn thăng quan tiến chức và nói cho vừa lòng cấp trên! Lần cuối tôi đến thăm chị Biên (2015), vì biết chị đã yếu, không ngồi dậy được. Tôi đem một chút quà nhỏ, anh Hà Sĩ Phu đưa tôi vào tận giường thăm chị...

Thôi, tôi không viết được nữa rồi vì... mắt đã nhòe lệ...

clip_image002 

Hà Sĩ Phu, năm 1988. Ảnh: LPK

SG 10/2017

L. P. K.