Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Mỹ thuật/ Nghệ thuật công cộng (Public art) là gì?

BilbaoTh. Th. dịch

Những hình ảnh kinh điển mà thuật ngữ “public art’ (mỹ thuật công cộng) gợi ra thường là các cấu trúc tĩnh tại bằng đồng hay bằng đá nguyên khối. Trong khi những hình ảnh của các công trình lớn bằng kim loại và đá đã có vị trí xác lập vững vàng trong từ vựng mỹ thuật, chúng chỉ bao quát một phần của cái được xem như public art đương đại. Cách nhìn public art đương đại cũng mở rộng, thu hẹp và tiến triển giống như mọi định nghĩa về nghệ thuật. Ngày nay, public art đã di chuyển vượt ra ngoài sự thường trụ và vững chắc, tìm cách đưa cộng đồng dấn mình đi theo một cung cách không loại bỏ những phương pháp của quá khứ mà vẫn đưa những phương pháp ấy vào đời sống như một phần của cộng đồng. Public art (Nghệ thuật công cộng – NTCC) đương đại không chỉ đơn giản là một phương diện của phong cảnh, nó mở rộng để xem xét các ý tưởng dấn thân của cá nhân và cộng đồng, hoàn cảnh và sự tái tạo hoàn cảnh của địa điểm và kích thích sự trao đổi ý tưởng và căn cước trong lòng cộng đồng.


cổng mây

---------

NTCC không phải là một ‘hình thức’ mỹ thuật. Kích cỡ của nó có thể lớn hoặc nhỏ. Có thể cao 50 feet hay làm ta chú ý tới mặt đường dưới chân. Hình dạng có thể trừu tượng hay tả thực (hoặc cả hai) và có thể được đúc, khắc chạm, xây cất, ghép lại hay vẽ thành. Có thể được sáng tạo chuyên biệt cho một địa điểm hay tương phản với xung quanh. Cái phân biệt NTCC với những loại hình khác là sự liên kết độc đáo giữa cách làm ra nó, địa điểm và ý nghĩa của nó. NTCC có thể biểu hiện các giá trị của cộng đồng, cải thiện môi trường của chúng ta, biến đổi một phong cảnh, nâng cao nhận thức, hay chất vấn những niềm tin của chúng ta. Đặt ở những địa điểm công cộng, loại hình nghệ thuật này dành cho mọi người, một hình thức biểu hiện của tập thể cộng đồng. NTCC phản chiếu cách chúng ta nhìn thế giới – câu trả lời của nghệ sĩ với thời đại ta sống và nơi chốn ta ở, phối hợp với nhận thức của ta về việc ta là ai.

Ai là “công chúng” trong Nghệ thuật công cộng?

Trong một xa hội đa dạng, không có thứ nghệ thuật nào có thể hướng tới tất cả mọi người, nó cũng không được trông đợi làm thế. Nghệ thuật lôi cuốn sự chú ý; nó được giả định là thế. Vậy có thể hình dung rằng nghệ thuật công cộng gây ra tranh cãi? Ý kiến công chúng là đa dạng, đó là điều không thể tránh, và dấu hiệu lành mạnh là môi trường công cộng được thừa nhận hơn là bỏ qua. Ở mức độ nhất định, mọi dự án NTCC là quá trình tương tác liên quan đên nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhà thiết kế, cư dân, lãnh tụ công dân, chính khách, các cơ quan thẩm định, tài trợ, và đội ngũ xây dựng. Thách thức của quá trình công cộng này là phải tăng thêm chứ không phải hạn chế sự can dự của nghệ sĩ.

thảm thần

NTCC là gì?

Vì xã hội chúng ta và các phương thức biểu hiện của nó luôn tiến hóa, nên các định nghĩa về NTCC của chúng ta cũng vậy. Các vật liệu và phương pháp thay đổi để phản ánh văn hóa đương đại của chúng ta. Quá trình được sự dẫn dắt của chuyên gia nhà nghề và sự tham dự của công chúng, nó phải tìm được sự đồng cảm có lợi nhất giữa nghệ sĩ và cộng đồng. Cũng như thế, nghệ sĩ phải đem sự toàn vẹn nghệ thuật, tính sáng tạo và kỹ năng vào tác phẩm. Điều cần có là sự cam kết sáng tạo, táo bạo và hợp tác – chứ không thỏa hiệp.

Vì sao cần NTCC?

NTCC là một phần của lịch sử công, của nền văn hóa tiến triển và ký ức tập thể. Nó phản ánh và bộc lộ xã hội của chúng ta và thêm ý nghĩa cho các đô thị. Vì nghệ sĩ đáp lời thời đại, nên họ phản chiếu cái nhìn nội tâm của mình vào thế giới bên ngoài, và tạo ra biên niên sử của trải nghiệm công.

Dựa theo sách Public Art in Philadelphia của Balkin Bach (Temple University Press, Philadelphia, 1992)

Nguồn: associationforpublicart.org

Hình:

- Pulse Park, nghệ thuật công cộng bằng ánh sáng của Lozano-hemmer tại Bochum, Đức, 2012: pulsepark_ruhrtriennal_localzeit_hd.mov

- Cổng mây, của Anish Kapoor, Chicago, Mỹ

- Thảm thần, của Candy Coated, Philadelphia, Mỹ

- Phong cảnh, của Juanjo Novella, Bilbao, Tây Ban Nha