Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Dân chủ giám sát?[1]

John Keane

Nguyễn Quang A dịch

Chương này đề xuất một sự xét lại căn bản cách chúng ta nghĩ về sự đại diện và dân chủ trong thời đại ngày nay. Nó định rõ một sự biến đổi lịch sử về các đường nét và động lực học của dân chủ đại diện. Nó bàn về lời xác nhận rằng từ khoảng nửa thế kỷ thứ hai mươi dân chủ đại diện đã bắt đầu biến thành một hình thức lịch sử mới của dân chủ ‘hậu-nghị viện-post-parliamentary’, và nó tìm hiểu một số lý do vì sao sự thay đổi này đã diễn ra. Nó đề xuất rằng các viễn cảnh ‘sự kết thúc của lịch sử’ và các ẩn dụ biển (‘làn sóng thứ ba’, lối so sánh biển có ảnh hưởng nhất của Huntington) là quá hạn chế để thấu hiểu sự thay đổi kỷ nguyên – quá gắn với các thứ trên bề mặt, quá bận tâm với các sự liên tục và dữ liệu tổng hợp – để nhận biết rằng các trào lưu chính trị đã bắt đầu chảy theo các hướng hoàn toàn mới. Phỏng đoán của tôi là, thế giới dân chủ hiện tồn thật đang trải qua một sự thay đổi lịch sử to lớn, mà đưa chúng ta khỏi dân chủ trực tiếp (dựa vào hội họp) và dân chủ đại diện của các thời quá khứ sang một hình thức dân chủ với các đường nét và động lực học hoàn toàn mới của sự đại diện.

Khó để tìm một cái tên tao nhã cho hình thức mới này của dân chủ, nói chi đến việc mô tả các hoạt động và các hệ lụy chính trị của nó bằng vài từ; vấn đề là nhiệm vụ rắc rối để tạo ra một ‘phạm trù hoang’ có vẻ hợp lý, một từ mới có tính sáng tạo mô tả một cách cô đọng và tạo ý nghĩa giải tích tốt cho các tiến triển mới mà khác đi không thể hiểu được thông qua các phạm trù ‘nhạt nhẽo’ đang thịnh hành (Eco 1999: 232 ff.). Thuật ngữ nghe lạ tai dân chủ giám sát (monitory democracy) là chính xác nhất cho việc mô tả sự biến đổi lớn xảy ra ở các vùng như châu Âu và Nam Á và ở các nước khác nhau như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Argentina và New Zealand. Dân chủ giám sát là một hình thức lịch sử mới của dân chủ, một sự đa dạng của chính trị ‘hậu-nghị viện’ được xác định bởi sự tăng trưởng nhanh của nhiều loại khác nhau của các cơ chế ngoài-nghị viện (extra-parliamentary), săm soi quyền lực. Các cơ quan giám sát này bén rễ bên trong các lĩnh vực trong nước của chính quyền và xã hội dân sự, cũng như trong các khung cảnh ngang biên giới mà một thời do các đế chế, các nhà nước và các tổ chức kinh doanh kiểm soát. Hệ quả là toàn bộ cấu trúc của chính quyền tự quản đang thay đổi. Vòng kiểm soát chính của các cuộc bầu cử, các đảng chính trị và các nghị viện lên đời sống công dân đang yếu đi. Dân chủ sẽ có nghĩa nhiều hơn các cuộc bầu cử tự do và công bằng rất nhiều, mặc dù chẳng hề ít hơn. Bên trong và bên ngoài các nhà nước, các nhà giám sát (monitor) độc lập của quyền lực bắt đầu có các tác động rõ ràng. Bằng cách thường xuyên đặt các chính trị gia, các đảng và các chính phủ được bầu trên các ngón chân của chúng, các nhà giám sát này làm phức tạp đời sống của chúng, nghi ngờ thẩm quyền của chúng và buộc chúng thay đổi chương trình nghị sự của chúng – và đôi khi bóp nghẹt chúng trong sự ô nhục.

Dù xu hướng tới loại mới này của dân chủ có bền vững hay không, sự phát triển không thể đảo ngược về mặt lịch sử còn phải chờ xem: giống các tiền nhiệm lịch sử trước của nó, dân chủ giám sát không phải là không thể tránh được. Nó đã không buộc phải xảy ra, nhưng nó đã xảy ra; liệu nó sẽ sống hay tàn lụi hay chết đi không được xử lý trong tiểu luận này (chủ đề về các phản-xu hướng và các hội chứng rối loạn của dân chủ giám sát được bàn đến trong cuốn The Life and Death of Democracy của tôi [Keane 2009a]). Chắc chắn khi xét đoán bằng các đường nét định chế và động học nội tại của nó, dân chủ giám sát là hình thức phức tạp nhất của dân chủ bây giờ. Những người thích tiếng Latin sẽ nói rằng nó là tertium quid (cái thứ ba chưa được xác định liên quan đến những cái đã biết), cái kế tiếp hình thành chưa đầy đủ của các thí nghiệm lịch sử với các hình thức dân chủ trực tiếp (dựa trên hội họp) và dân chủ đại diện. Nhân danh ‘nhân dân’, ‘công chúng’, ‘trách nhiệm giải trình trước dân’, ‘nhân dân’ hay ‘công dân’ – các từ thường được dùng thay thế nhau trong thời đại dân chủ giám sát – các định chế săm soi quyền lực (power-scrutinizing) xuất hiện khắp nơi. Các cuộc bầu cử, các đảng chính trị và các cơ quan lập pháp không biến mất, cũng chẳng nhất thiết suy giảm về tầm quan trọng; nhưng rõ ràng nhất chúng mất vị trí then chốt trong chính trị. Dân chủ không còn đơn thuần là một cách xử lý quyền lực của các chính phủ được bầu bởi các công cụ bầu cử và nghị viện và hiến pháp, và không còn là một vấn đề bị giới hạn ở các nhà nước lãnh thổ. Đã qua rồi những ngày khi dân chủ đã có thể được mô tả (và bị tấn công trong mạch tiếp theo) như ‘sự cai trị bởi ý chí không bị hạn chế của đa số’ (Friedrich von Hayek 1979: 39). Dù trong phạm vi của chính quyền địa phương, quốc gia hay siêu quốc gia, hoặc trong thế giới đầy quyền lực của các tổ chức và các mạng phi-chính phủ – vài trong số chúng len xuống gốc rễ của đời sống hàng ngày và trải ra, tới mọi ngõ ngách của trái đất – những người và các tổ chức thực hành quyền lực hiện nay thông thường phải chịu sự giám sát công khai và tranh luận công khai bởi một loạt các cơ quan ngoài-nghị viện.

Ở đây là một manh mối nổi bật cho sự hiểu cái gì đang xảy ra: thời đại dân chủ giám sát bắt đầu trong 1945 đã chứng kiến sự sinh ra của gần một trăm loại mới của các định chế săm soi quyền lực, xa lạ đối với các nhà dân chủ trước. Như chúng ta sẽ thấy, các nhà bảo vệ các sáng chế này thường nói về tầm quan trọng của chúng trong giải quyết một vấn đề cơ bản đối mặt với các nền dân chủ đương thời, cụ thể là làm sao để thúc đẩy công việc chưa hoàn thành của chúng về tìm những cách mới của sự sống dân chủ cho những người nhỏ bé trong các xã hội lớn và phức tạp: các xã hội mà trong đó số đáng kể công dân tin rằng các chính trị gia là không dễ để được tin cậy, và trong đó các chính phủ thường bị tố cáo lạm dụng quyền lực hay không tiếp xúc với các công dân, hoặc đơn giản không muốn giải quyết các mối lo âu và các vấn đề của họ. Bằng cách đề cập đến các mối lo âu như vậy, các sáng chế mới săm soi quyền lực bẻ gãy sự kìm kẹp của nguyên tắc đa số cai trị – sự tôn thờ đa số – gắn với dân chủ đại diện. Cũng được giải phóng khỏi sự thận trọng được cân nhắc và lối nói nước đôi của các đảng chính trị, một số sáng chế trao tiếng nói cho các mối lo được cảm nhận mạnh mẽ của các thiểu số cảm thấy bị loại khỏi chính trị chính thức. Một số nhà giám sát – các ủy ban bầu cử và các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng chẳng hạn – sử dụng ‘tính trung lập’ được cho là của họ để bảo vệ các quy tắc của trò chơi dân chủ khỏi các thú săn mồi và các kẻ thù. Các nhà giám sát khác công bố các vấn đề dài hạn bị bỏ qua, hay được giải quyết tồi, bởi tâm tính ngắn hạn được các chu kỳ bầu cử khuyến khích. Còn các nhóm giám sát khác lại nổi bật vì sự phù du của chúng; trong một thế giới thay đổi nhanh, chúng xuất hiện trên hiện trường, khuấy nồi của chúng, rồi đi tiếp như những kẻ du mục, hay tan biến vào hư không.

Bằng cách tạo cơ hội cho các quan điểm và cách sống mà người dân cảm thấy mạnh mẽ, bất chấp chúng bị các đảng, các nghị viện và các chính phủ bỏ qua hay chặn, các sáng chế này đã có tác động kết hợp nâng cao mức và chất lượng của sự giám sát công đối với quyền lực, thường lần đầu tiên trong nhiều lĩnh vực đời sống, kể cả các mối quan hệ quyền lực ‘bên dưới’ và ‘vượt quá’ các định chế của các nhà nước lãnh thổ. Không ngạc nhiên rằng các sáng chế mới giám sát quyền lực đã gây ra những tiếng la thét chống lại việc nuôi dưỡng sự mập mờ chính trị được cho là của chúng và ‘sự không tin cậy và ngờ vực” về quyền lực nói chung (Dunn 2010); hoặc rằng chúng đang đúc lại ngôn ngữ chính trị đương thời. Chúng thúc đẩy nhiều thảo luận về ‘sự trao quyền’, ‘dân chủ năng động cao’, ‘các bên liên quan-stakeholders’, ‘quản trị tham gia-participatory governance’, ‘dân chủ truyền thông’ và ‘dân chủ thảo luận’; và chúng giúp truyền bá, thường lần đầu tiên, một văn hóa bỏ phiếu và đại diện vào nhiều lĩnh vực cuộc sống. Dân chủ giám sát là thời đại của các cuộc điều tra, các nhóm tiêu điểm, thăm dò thảo luận, các kiến nghị trực tuyến và khán giả và người tiêu dùng bỏ phiếu. Dù có chủ ý hay không, sự truyền bá văn hóa bỏ phiếu, được hỗ trợ bởi các cơ chế mới của sự giám sát quyền lực, đã có tác động làm gián đoạn và thường bắt sự độc thoại của các đảng, các chính trị gia và các nghị viện phải im. Các đổi mới săm soi quyền lực mới có khuynh hướng giải phóng các tiếng nói công dân nhiều hơn nhiều, đôi khi bằng cách của các đại diện không được bầu khéo sử dụng cái những người Mỹ đôi khi gọi là ‘bully pulpit-vị thế tuyệt vời để thuyết giáo’. Số và dải của các định chế giám sát đã tăng nhiều đến mức chúng hướng về một thế giới nơi quy tắc cũ ‘một người, một phiếu, một đại diện’ – đòi hỏi chính trong cuộc đấu tranh cho dân chủ đại diện – được thay thế bằng nguyên tắc mới của dân chủ giám sát: ‘một người, nhiều mối quan tâm, nhiều tiếng nói, nhiều phiếu, nhiều đại diện’.

Phải thận trọng khi thử hiểu các phương pháp mới của sự cản trở quyền lực vô trách nhiệm; chúng không được cắt từ cùng tấm vài và vì thế cần sự xem xét cẩn thận. Các sáng chế mới không phải là các sản phẩm riêng của ‘Mỹ’ hay ‘Âu châu’ hay ‘OECD’ hay ‘Phương Tây’. Giữa các đặc tính xuất sắc hơn của chúng là cách chúng đã lan nhanh quanh địa cầu, từ tất cả các điểm trên thế giới. Chúng mọc nhanh như nấm trong một thể đa dạng của các môi trường khác nhau và thậm chí có các dấu hiệu, lần đầu tiên trong lịch sử dân chủ, của sự nhận thức tăng lên về giá trị gia tăng của nghệ thuật sáng chế – cứ như bản thân khả năng dân chủ để sáng chế là một sáng chế có giá trị nhất.

Các cơ chế giám sát hoạt động theo những cách khác nhau, trên các mặt trận khác nhau. Một số săm soi quyền lực chủ yếu ở mức các đầu vào của công dân (citizens’ inputs) cho chính phủ hay các tổ chức xã hội dân sự; các cơ chế giám sát khác bận rộn với việc giám sát và tranh luận cái được gọi là năng suất chính sách (policy throughputs); còn các cơ chế khác tập trung vào săm soi các đầu ra chính sách (policy outputs) được các tổ chức chính phủ hay phi-chính phủ tạo ra. Rất ít sáng chế tập trung đồng thời vào tất cả ba chiều này. Các cơ chế giám sát cũng đến với các quy mô khác nhau và hoạt động trên các thang không gian khác nhau, trải từ các cơ quan ‘ngay quanh đây’ chỉ với các vết chân địa phương đến các mạng toàn cầu nhắm tới việc kiểm tra những người và tổ chức thực hành quyền lực trên các khoảng cách lớn.

Căn cứ vào những sự biến đổi như vậy, không nên ngạc nhiên rằng một danh sách ngắn của các sáng chế sau-1945 – thoạt đầu, với con mắt không được huấn luyện – giống một tổ chim ác là gồm các thứ được cóp nhặt ngẫu nhiên. Danh mục gồm: các ban hội thẩm công dân, các hội đồng sinh thái vùng, sự tham gia lập ngân sách, các hội đồng cố vấn, các nhóm tiêu điểm và các mạng lưới của các tổ chức nhân quyền. Có các think tank, các hội nghị đồng thuận, các teach-in (phiên thảo luận kéo dài về các vấn đề tranh cãi như một hình thức phản kháng), các lễ tưởng niệm công khai, các sơ đồ tham vấn cộng đồng địa phương và các nhà ngỏ (được phát triển thí dụ trong lĩnh vực kiến trúc) cung cấp thông tin và các dịch vụ cố vấn và vận động, các phương tiện và cơ hội lưu trữ và nghiên cứu cho việc kết nối chuyên nghiệp. Nằm trong danh sách còn là các hội đồng công dân, các cuộc kiểm toán dân chủ, các hội nghị động não, các hội đồng xung đột lợi ích, các hiệp hội toàn cầu của các nghị sĩ chống tham nhũng và các safari (hành trình) hiến pháp (được các nhà soạn thảo hiến pháp mới của Nam Phi sử dụng một cách nổi tiếng để xem xét tập quán tốt nhất ở các nơi khác). Cũng vậy là các sáng chế dân chủ banyan (bồ đề) của Ấn Độ: các tòa án đường sắt, lok adalats, (giải quyết) tranh chấp lợi ích công khai và các phương pháp satyagraha của sự khiếu nại và phản kháng dân sự. Cũng bao gồm là các cơ quan kiểm nghiệm của người tiêu dùng và các hội đồng người tiêu dùng, các kiến nghị online và các chat room, các câu lạc bộ dân chủ và các tiệm café dân chủ, các cuộc cầu nguyện ban đêm công khai và các sự bao vây ôn hòa, các summit và các tổ chức giám sát (watchdog) toàn cầu được dựng lên để mang lại trách nhiệm giải trình trước dân của các tổ chức kinh doanh và xã hội dân sự. Danh sách các đổi mới mở rộng ra các cuộc thăm dò thảo luận (deliberative poll), các hội đồng kế toán, các tòa án tôn giáo độc lập, các hội đồng chuyên gia (như ‘Năm Nhà Thông thái’ của Hội đồng Cố vấn Kinh tế ở Đức), ‘các thẻ điểm’ công khai – các thẻ vàng và các danh sách trắng – các thi hành lập kế hoạch công, các tham vấn công, các weblog, sự bất tuân dân sự điện tử (electronic civil disobedience) và các website dành riêng cho việc giám sát sự lạm dụng quyền lực (như Bully OnLine, một sáng kiến có cơ sở ở Vương quốc Anh nhằm giải quyết sự hăm dọa ở nơi làm việc và các vấn đề liên quan). Và danh sách của các sáng chế mới gồm các cuộc điều tra ý kiến người nghe tự-chọn (self-selected listener opinion poll-SLOP) và các cuộc bỏ phiếu không chính thức (thí dụ, thăm dò ý kiến qua nhắn tin), các tòa án hình sự quốc tế, các ủy ban sự thật và hòa giải, các diễn đàn xã hội toàn cầu và xu hướng về số gia tăng của các tổ chức phi-chính phủ chấp nhận các hiến pháp (điều lệ) thành văn, với một thành phần được bầu.

Hãy tạm ngừng, vì hiển nhiên danh mục các sáng chế bị rời, và có thể gây bối rối. Cần tư duy sáng suốt để phát hiện các phẩm chất chung của các sáng chế này. Các định chế giám sát đóng các vai trò khác nhau. Chúng tận tụy cung cấp cho công chúng các quan điểm thêm và thông tin tốt hơn về thành tích của các cơ quan chính phủ và phi-chính phủ khác nhau. Và bởi vì chúng kêu gọi dân chúng, các định chế giám sát [monitory] (để chấm dứt sự hiểu lầm có thể) không được lẫn lộn với các cơ chế theo dõi (surveillance) từ trên xuống mà gây nguy hiểm cho dân chủ bởi vì chúng hoạt động bí mật vì các mục đích riêng của các tổ chức chính phủ hay xã hội dân sự (cf. Rosanvallon 2008). Các cơ chế giám sát cũng hướng tới việc xác định, săm soi và thực thi các tiêu chuẩn công và các quy tắc đạo đức cho việc ngăn chặn tham nhũng hay hành vi không đúng của những người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định, không chỉ trong lĩnh vực của chính phủ được bầu mà cả trong một sự đa dạng của các khung cảnh quyền lực. Các định chế mới của dân chủ giám sát được xác định thêm bởi sự cam kết toàn bộ của chúng để tăng cường tính đa dạng và ảnh hưởng của tiếng nói và sự lựa chọn của các công dân trong các quyết định tác động đến đời sống của họ – bất chấp kết cục của các cuộc bầu cử.

Địa lý chính trị

Cái đặc biệt về dân chủ giám sát là cách tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và chính trị đều bị săm soi, không chỉ bởi bộ máy tiêu chuẩn của dân chủ đại diện mà bởi toàn bộ các cơ quan phi-đảng phái, ngoài-nghị viện và thường không được bầu hoạt động bên trong và bên dưới và bên ngoài các đường biên giới của các nhà nước lãnh thổ. Có những ngoại lệ quan trọng đối với xu hướng này – các lĩnh vực như sản xuất vũ khí quân sự và ngân hàng và đầu tư – nơi các định chế giám sát đã phát triển tồi. Nhưng trong thời đại dân chủ giám sát, cứ như các nguyên tắc của dân chủ đại diện – sự cởi mở công khai, sự bình đẳng của các công dân, sự chọn các đại diện – được xếp chồng lên bản thân dân chủ đại diện. Việc này có nhiều hệ quả thực tiễn, nhưng một tác động đặc biệt nổi bật là để làm thay đổi các hình mẫu tương tác – địa lý chính trị – của các định chế dân chủ.

clip_image001

Hình 9.1. Biên giới lãnh thổ của dân chủ đại diện

Ngày xưa, trong thời hoàng kim của dân chủ đại diện, thứ được gọi là dân chủ đã có một địa lý chính trị khá đơn giản (Hình 9.1). Bên trong biên giới của bất kể nhà nước cho trước nào, dân chủ đã có nghĩa (từ quan điểm của các công dân) là sự đi theo một cuộc vận động bầu cử và vào ngày quyết định thì đi bỏ phiếu cho một đảng hay một ứng viên độc lập. Ông ta – hầu như luôn luôn đã là đàn ông – đã là ai đó ở địa phương, một nhân vật được cộng đồng biết đến, một chủ cửa hàng hay nhà chuyên nghiệp địa phương hay ai đó trong kinh doanh hay một đoàn viên công đoàn, chẳng hạn. Rồi đến nghi lễ lớn của dân chủ, sự tạm ngừng bàn cãi, sự yên lặng của sự suy ngẫm tạm thời, sự hồi hộp phấn chấn của sự đánh dấu chọn và sự gạch bỏ, trước cơn bão kết quả. Nếu may mắn với đủ số phiếu, người đại diện địa phương gia nhập một giới nhỏ được đặc ân của các nhà lập pháp, mà công việc của họ là theo chính sách của đảng, để ủng hộ hay phản đối một chính phủ mà sử dụng đa số của nó trong cơ quan lập pháp, để thông qua các luật và để săm soi việc thực hiện chúng, hy vọng với các kết quả làm hài lòng càng nghiều người được đại diện càng tốt. Vào cuối phần việc hạn chế với tư cách nhà lập pháp, sự đùn đẩy trách nhiệm dừng lại. Rồi lại đến thời gian cho cho ngày lựa chọn lớn. Người đại diện hoặc từ chức, về hưu, hay đối diện với mọi khó khăn của việc bầu lại.

Đấy hiển nhiên là một bức phác hoạ giản lược về vai trò của các cuộc bầu cử, nhưng nó được dùng để nêu bật địa lý chính trị khác, phức tạp hơn của dân chủ giám sát. Hệt như các nền dân chủ đại diện đã bảo tồn các cuộc hội họp của thế giới cổ xưa, cũng vậy các nền dân chủ giám sát phụ thuộc vào các cơ quan lập pháp, các đảng chính trị và các cuộc bầu cử, mà thường là công việc đấu tranh gay gắt và tranh đua sít sao. Nhưng sự đa dạng tăng lên của các cơ chế giám sát-quyền lực đan xen nhau là phức tạp đến mức các nhà dân chủ từ các thời trước, nếu rơi vào thế giới mới của dân chủ giám sát, thì sẽ thấy khó hiểu cái gì đang diễn ra.

clip_image003

Hình 9.2. Dân chủ giám sát

Nền dân chủ mới đòi hỏi một sự thay đổi đầu óc (headshift), một sự đoạn tuyệt với tư duy quy ước để hiểu địa lý chính trị của nó. Cho mục đích này, chúng ta hãy tưởng tượng một lát, cứ như từ một vệ tinh trên trời, các đường viền của nền dân chủ mới. Chúng ta sẽ nhận ra rằng các định chế săm soi quyền lực của nó ít hướng vào các cuộc bầu cử, các đảng và các cơ quan lập pháp hơn; không còn giới hạn ở nhà nước lãnh thổ; và được sắp đặt về mặt không gian theo những cách lộn xộn hơn các sách giáo khoa về dân chủ thường giả thiết rất nhiều (xem Hình 9.2). ‘Độ sâu’ dọc và ‘bề rộng’ ngang của các định chế giám sát là nổi bật. Nếu số các mức bên trong bất kể thứ bậc nào của các định chế là một số đo về ‘độ sâu’ của nó, và nếu số các đơn vị nằm bên trong mỗi mức này được gọi là ‘khẩu độ’ hay ‘bề ngang’ của nó, thì dân chủ giám sát là hệ thống sâu nhất và rộng nhất của dân chủ từng được biết đến. Về nguyên tắc, trong mọi khung cảnh, tất cả các mối quan hệ quyền lực trở thành có thể tranh cãi công khai bởi các định chế giám sát. Địa lý chính trị của các cơ chế như các uỷ ban kiểm toán, các cuộc họp công dân, các think tank trên web, các hội đồng địa phương, các nghị viện vùng, các summit và các tổ chức giám sát toàn cầu thách đố các mô tả chất phác. Cũng thế là địa lý chính trị của hình trạng (constellation) rộng hơn của các cơ chế kiểm soát-quyền lực và tranh chấp-quyền lực mà trong đó chúng được nhúng vào – các tổ chức như các hội đồng và bội thẩm đoàn công dân, các uỷ ban kiểm toán và liêm chính và nhiều tổ chức giám sát khác được dựng lên để mang lại trách nhiệm giải trình trước dân lớn hơn của các tổ chức kinh doanh và xã hội dân sự.

Một số sự hiểu sai

Cả tính mới lẫn tính phức tạp của dân chủ giám sát làm cho nó dễ bị tổn thương đối với một số sự hiểu sai mà cần được đề cập nhằm để hiểu, giải thích và đánh giá kỹ hơn các giá trị của nó.

Sự đại diện

Trong khi thường được nói rằng cuộc đấu tranh để mang lại trách nhiệm giải trình trước dân lớn hơn cho các tổ chức chính phủ và phi-chính phủ, mà nắm quyền lực trên những người khác, thực sự là một cuộc đấu tranh cho ‘dân chủ cơ sở’ hay ‘dân chủ tham gia’ hay ‘sự trao quyền cho nhân dân’, các ẩn dụ dựa trên một sự hiểu sai các xu hướng đương thời. Thời đại dân chủ giám sát không hướng lùi; nó không được thúc đẩy bởi các nỗ lực để giành lại tinh thần (được tưởng tượng) của dân chủ trực tiếp – ‘quyền lực cho nhân dân’ – như một số người ủng hộ của các nhóm như Sinh viên vì một Xã hội Dân chủ (SDS) đã thích nói trong các cuộc nổi loạn của các năm 1960. Nhiều nhà quán quân đương thời của dân chủ ‘sâu’ hay ‘trực tiếp’ vẫn nói cứ như họ là những người Hy Lạp (cổ), cứ như cái thực sự được tính đến trong các nội dung của dân chủ là ‘sự cam kết và các năng lực của người dân thường để đưa ra các quyết định hợp lý thông qua sự suy nghĩ cân nhắc có lý lẽ và được trao quyền bởi vì họ thử liên kết hành động với sự thảo luận’ (Fung and Wright 2003: 5). Thực tế của dân chủ giám sát là khác, bởi vì tất cả các thử nghiệm mới săm soi quyền lực nhân danh ‘nhân dân’ hay sự trao quyền cho công dân đều dựa một cách không thể tránh được vào sự đại diện. Các thử nghiệm này thường lấy tính chính đáng của chúng từ ‘nhân dân’, nhưng chúng không thể hiểu được như các nỗ lực để huỷ bỏ lỗ hổng giữa những người đại diện và những người được đại diện, cứ như các công dân đã có thể sống mà không có những người khác hành động nhân danh họ, và đã có thể tìm thấy đúng bản thân họ như những người ngang hàng bên trong một cộng đồng chính trị thống nhất không còn bị khó khăn bởi sự truyền đạt sai, hay bởi sự cai trị tồi nữa.

Dân chủ giám sát trên thực tế phát triển mạnh nhờ sự đại diện. Hãy xét ví dụ được thảo luận nhiều của các hội đồng công dân (Keane 2009a: 699–701). Trong các năm đầu của thế kỷ thứ hai mươi mốt, trong số các trường hợp được nói nhiều nhất đã là Hội đồng Công dân về Cải cách Bầu cử (Citizens’ Assembly on Electoral Reform) trong tỉnh British Columbia của Canada. Được cơ quan lập pháp địa phương ủng hộ, Hội đồng Công dân đã hoạt động trong phần lớn của một năm như một cơ quan độc lập, không đảng phái được giao nhiệm vụ để mắt một cách phê phán đến hệ thống bầu cử đầu phiếu đa số tương đối (first-past-the-post) của tỉnh. Hội đồng đã có 161 thành viên: nó đã gồm 1 phụ nữ và 1 đàn ông được chọn ngẫu nhiên từ 79 khu vực bầu cử của tỉnh, cộng 2 đại diện thổ dân cũng như 1 đại diện từ Quốc hội Lập pháp của tỉnh. Các thành viên đại diện của Hội đồng Công dân đã không được bầu, mà được chọn bằng rút thăm. Ngược với sự tin cậy Hy Lạp vào các vị thần như những người bảo hiểm của các quyết định được xác định bằng rút thăm, các thành viên Hội đồng được chọn ngẫu nhiên bởi một máy tính, từ một tập hợp của các cử tri được đăng ký, những người được cho là phản ánh tuổi, giới tính và cấu tạo địa lý của các công dân British Columbia như một tổng thể. Được cấp ngân sách riêng, Hội đồng Công dân đã được thiết kế để hoạt động bên ngoài hệ thống của các đảng chính trị, và giữ khoảng cách của nó với cơ quan lập pháp, các nhóm lobby có tổ chức và các nhà báo. Nhiệm vụ của nó đã là để hoạt động như một cơ quan không được bầu của những người đại diện tạm thời của tất cả người dân British Columbia.

Các cuộc bầu cử

Một sự hiểu sai khác, liên quan đến địa vị và tầm quan trọng thay đổi của các cuộc bầu cử, ngăn cản nhiều người khỏi sự nhận ra tính mới của dân chủ giám sát. Từ 1945, khi đã chỉ còn một tá nền dân chủ sót lại trên bề mặt trái đất, dân chủ dựa trên đảng phái đã trở lại mạnh mẽ, nhiều đến mức nó đã đánh lừa các học giả như Fukuyama và Huntington vào tư duy rằng đã chẳng có gì thay đổi cả, trừ một sự nhảy vọt lớn về số các nền dân chủ đại diện. Họ có thể được tha thứ: tiếp sau sự sụp đổ lan rộng và sự gần bị tiêu diệt của dân chủ trong nửa đầu của thế kỷ thứ hai mươi, thì quả thực đúng rằng từ đó hầu hết các phần của thế giới đã trở nên quen thuộc với các định chế quản trị cơ bản của nó. Các hình thức đại diện tập trung quanh đảng không tàn đi. Hàng triệu người đã lớn lên quen với sự cạnh tranh giữa các đảng chính trị, các cuộc bầu cử định kỳ, sự giữ chức vụ chính trị theo nhiệm kỳ hạn chế và quyền của các công dân để nhóm họp công khai để trình bày các quan điểm của họ cho những người đại diện của họ trong các cơ quan lập pháp và hành pháp, tất cả việc này hoạt động bên trong các nhà nước lãnh thổ theo pháp luật. Trong khung cảnh khác nhau như Sri Lanka, Nigeria, Trinidad và Tobago, Malta và Botswana, các cơ chế của dân chủ bầu cử đã bén rễ lần đầu tiên; còn trong các khung cảnh khác, đặc biệt các khung cảnh nơi dân chủ bầu cử được gắn kết vào, các thử nghiệm đã được tiến hành trong việc tân trang chúng, thí dụ bằng việc đưa các cuộc bầu cử sơ bộ vào các đảng chính trị, siết chặt các hạn chế về gây quỹ và chi tiêu vận động bầu cử, thay đổi các quy tắc của trò chơi bầu cử, cải thiện các phương tiện bỏ phiếu cho các công dân tàn tật và cấm party hopping [nhảy sang đảng khác] (một quyết định của Toà án Tối cao Brazil trong 2007).

Vì tất cả các lý do này, đã có vẻ là hoàn toàn hợp lý cho Huntington và các học giả khác để nói về sự tái sinh ngoạn mục của dân chủ đại diện trong các thập niên vừa qua như một ‘làn sóng thứ ba’. Bước vào dân chủ giám sát: một hình thức lịch sử mới toanh của dân chủ hoạt động theo những cách khác xa với sự tường thuật sách giáo khoa về dân chủ ‘đại diện’ hay ‘khai phóng’ hay ‘nghị viện’, như nó vẫn thường được gọi. Trong thời đại dân chủ giám sát, dân chủ được thực hành khác đi. Các định chế như các cuộc bầu cử định kỳ, cạnh tranh đa đảng và quyền của các công dân để cất tiếng nói công khai chấp thuận hay phản đối sự lập pháp vẫn là các thứ cố định quen thuộc trong đời sống của các nền dân chủ. Vấn đề ai được quyền bỏ phiếu, và dưới các điều kiện nào, tiếp tục gây ra các rắc rối (hãy nghĩ về các sự gây xáo trộn gay gắt được kích bởi các kết quả bầu cử tranh cãi năm 2009 ở Iran, hay về các tranh cãi đang diễn ra về ai sở hữu software của các máy bỏ phiếu điện tử đôi khi không tin cậy được sản xuất bởi các công ty như Election Systems and Software). Trong thực tế, một số người, chẳng hạn những người phạm tội, đã bị rút quyền bỏ phiếu; những người khác, kể cả những người sống ở nước ngoài, những người nói tiếng thiểu số, những người tàn tật và những người ít học và có các kỹ năng thấp, bị bất lợi bởi các cuộc bầu cử bỏ phiếu kín; còn các khối cử tri khác, như phụ nữ, những người trẻ và sinh quyển, hoặc được đại diện tồi, hay chẳng hề được đại diện chút nào.

Các cuộc đấu tranh để khai phá và cải thiện chất lượng của sự đại diện bầu cử và lập pháp chưa hề hoàn thành. Nhưng một cách chậm và chắc chắn, toàn bộ kiến trúc của dân chủ đã bắt đầu thay đổi một cách căn bản. Ý nghĩa của dân chủ cũng thế. Nó không còn đồng nghĩa với chế độ tự trị bởi cuộc hội họp của các công dân nam (như trong các thành bang Hy Lạp), hay chính quyền dựa vào bên thứ ba được hướng dẫn bởi ý chí của một đa số lập pháp của các đại diện được bầu, dân chủ trở nên có ý nghĩa là một cách sống và một phương thức cai quản mà trong đó quyền lực ở mọi nơi phải chịu sự kiểm soát và cân bằng, sao cho không ai được quyền cai trị mà không có sự đồng ý của những người bị trị, hay các đại diện của họ. Một triệu chứng của sự định nghĩa lại dân chủ là sự xuất hiện của sự giám sát (monitoring) bầu cử. Trong các năm 1980, lần đầu tiên trong lịch sử dân chủ, các cuộc bầu cử thành lập trong các chính thể mới hoặc bị xung đột xâu xé đã bắt đầu được giám sát một cách có hệ thống bởi các nhóm nhà quan sát bên ngoài. Các phương pháp ‘công bằng và công khai’ – việc loại bỏ bạo lực, sự hăm doạ, gian lận phiếu và các hình thức khác của hành động chính trị ngớ ngẩn – bây giờ được kỳ vọng ở tất cả các nước, kể cả nền dân chủ hùng mạnh nhất trên bề mặt Trái đất, Hoa Kỳ, nơi các nhà quan sát của Tổ chức An Ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã đóng một vai trò lần đầu tiên trong các cuộc bầu cử tổng thống tháng Mười Một 2004. Trong các cuộc bầu cử 2008 của nó, các bên tranh đua đã chứng tỏ một lần nữa rằng công cụ vận động của sự giám sát hợp pháp các cuộc bầu cử đang trở thành bình thường như sự gây quỹ và quảng cáo. Họ đã làm vậy bằng cách tập hợp hàng ngàn luật sư ở mức bang để bảo vệ những người ủng hộ tại các nơi bỏ phiếu, để giúp gỡ rối các vấn đề bỏ phiếu và để nhờ đến toà án nếu sự kiện tụng là cần thiết (chiến dịch vận động cho Barack Obama đã gửi 5.000 luật sư đến riêng Florida).

Xã hội dân sự

Trong thời đại dân chủ giám sát, các cuộc đấu tranh đòi quyền bầu cử mà một thời giằng xé toàn bộ các xã hội đã mất tính trung tâm của chúng. Khi văn hoá bỏ phiếu lan rộng, và khi các đại diện không được bầu tăng lên nhiều lần trong nhiều khung cảnh khác nhau (xem chương của Michael Saward), một vấn đề mới tinh bắt đầu nổi lên. Câu hỏi cũ mà đã làm rung chuyển thời đại dân chủ đại diện – ai được quyền bỏ phiếu và khi nào – được kết hợp và phức tạp hoá bởi một câu hỏi mà vẫn không có các câu trả lời dễ: người dân được quyền bỏ phiếu ở đâu, hoặc được đại diện, bằng cách của các đại diện không được bầu?

Sự quan tâm mạnh đến các vấn đề săm soi công khai, một thời được nghĩ là phi-chính trị, là độc nhất cho thời đại dân chủ giám sát. Thời đại dân chủ đại diện chắc chắn đã thấy sự nổi lên của các nhóm áp lực có tổ chức và các sơ đồ cho việc ‘xã hội hoá’ quyền lực của chính phủ, chẳng hạn qua việc các công nhân kiểm soát công nghiệp. Ít trong số các sơ đồ này đã sống sót qua các chấn động của nửa đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi, mà làm cho sự tương phản với dân chủ giám sát càng nổi bật hơn. Có nhận thức tăng lên về sự cần thiết cho những người dùng (‘những người liên quan-stakeholders’) để thực thi các quyền phê phán và bỏ phiếu bên trong các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và giao thông. Sự thay đổi to lớn cũng hiển nhiên về mức quan tâm chưa từng có đến thuật ngữ cũ Âu châu thế kỷ thứ mười tám, thuật ngữ ‘xã hội dân sự’; lần đầu tiên trong lịch sử dân chủ, cụm từ này bây giờ được các nhà dân chủ sử dụng ở khắp nơi trên thế giới. Sự thay đổi cũng rõ ràng trong xu hướng mạnh tới sự săm soi công khai độc lập đối với mọi loại chính sách chính phủ, bao phủ (chẳng hạn) các mối lo âu về sự đối xử tồi với và các quyền hợp pháp của trẻ em, các kế hoạch bảo vệ môi trường và sự cần thiết để đưa dân chủ ‘ngược dòng’ bằng cách đảm bảo rằng sự phát triển tương lai của (thí dụ) công nghệ nano và thực phẩm biến đổi gene phải theo các luật phục vụ cho lợi ích của nhiều người, chứ không phải ít người. Các thử nghiệm nuôi dưỡng các hình thức mới của sự tham gia của công dân và sự đại diện được bầu thậm chí đã xâm nhập các thị trường; các đổi mới sớm đã gồm hệ thống cùng-xác định ở Đức được biết đến như Mitbestimmung, nhưng ngày nay nhiều doanh nghiệp và khu vực thị trường đã bắt đầu cảm thấy cú véo của các cơ chế giám sát.

Watchdogs (Các tổ chức giám sát)

Vai trò sống còn do các xã hội dân sự đóng trong sáng chế về các cơ chế giám sát quyền lực có vẻ xác nhận cái có thể được gọi là quy luật James Madison về chính phủ tự do: không chính phủ nào có thể được xem là tự do trừ phi nó có khả năng cai trị một xã hội mà bản thân nó có khả năng kiểm soát chính phủ. Quy luật (được phác hoạ một cách nổi tiếng trong bài số 51 của Federalist Papers [Các bài báo Liên bang]) đã cám dỗ một số người để kết luận – sai lầm – rằng các chính phủ là hoàn toàn không có khả năng săm soi quyền lực riêng của chúng. Sự thực là khác. Trong thời đại dân chủ giám sát, các kinh nghiệm cho thấy rằng các chính phủ đôi khi bỏ phiếu để hạn chế các quyền lực tuỳ tiện của chúng, ủng hộ lợi ích của các công dân của chúng, hay nhân danh toàn bộ chính thể. Các định chế ‘giám sát-watchdog’ của chính phủ là trường hợp như vậy. Mục đích được công bố của chúng là sự săm soi công khai chính phủ bởi các cơ quan nửa-độc lập. Các cơ chế săm soi (đáng nhớ rằng từ scrutiny [săm soi] ban đầu đã có nghĩa là ‘phân loại đồ bỏ đi’, từ từ Latin scrutari, có nghĩa là ‘tìm kiếm’, và và từ scruta, ‘đồ bỏ đi’) bổ sung vai trò giám sát quyền lực của các đại diện chính phủ được bầu và các thẩm phán, mặc dù đây không luôn luôn là mục đích được tuyên bố của chúng; rất thường xuyên chúng được đưa vào dưới thẩm quyền chung của các chính phủ được bầu, chẳng hạn qua trách nhiệm cấp bộ. Trong thực tiễn, các thứ thường hoá ra khác với kỳ vọng. Đặc biệt khi được bảo vệ bởi pháp chế, được cấp nguồn lực tốt và được quản lý tốt, các cơ quan săm soi chính phủ có khuynh hướng có cuộc sống của riêng chúng. Dựa trên các tiền lệ cổ hơn nhiều của các ombudsman [thanh tra viên], các uỷ ban hoàng gia, các thẩm vấn công khai và các nhà kiểm toán độc lập kiểm tra tính trung thực tài chính của các cơ quan chính phủ – các sáng chế có gốc rễ trong thời đại dân chủ đại diện – các cơ chế săm soi mới đưa thêm các sự kiểm soát và cân bằng lên sự lạm dụng quyền lực có thể của các đại diện được bầu. Thường chúng được biện minh về mặt cải thiện hiệu quả và sự có hiệu lực của chính phủ, chẳng hạn thông qua sự ra quyết định ‘am hiểu tốt hơn’ mà đã có lợi thế thêm về nâng mức tin cậy chung vào các định chế chính trị giữa các công dân được coi như ‘các bên liên quan’. Quá trình để lộ một nghịch lý kép. Không chỉ các cơ chế săm soi chính phủ thường được thiết lập bởi các chính phủ mà sau đó không kiểm soát được hoạt động của chúng, thí dụ trong các trường hợp tham nhũng và thực thi các tiêu chuẩn pháp lý; các cơ chế mới cũng có các tác động dân chủ, kiểm tra quyền lực và ngăn cản-sự xấc xược, mặc dù chúng thường được cấp nhân sự bởi các quan chức không được bầu những người hoạt động xa nhịp điệu của các cuộc bầu cử định kỳ.

‘Các hệ thống liêm chính-integrity system’ độc lập mà đã có được một chân dung công khai quan trọng trong các bang khác nhau ở Australia từ các năm 1970 là các thí dụ hay. Tiếp sau sự phơi bày báo chí lặp đi lặp lại về sự gian lận và tham nhũng của các chính trị gia và cảnh sát, những người trong một số trường hợp đã có các liên kết với doanh nghiệp và sự phạm tội có tổ chức, các cơ quan giám sát được thiết lập để mang lại các con mắt, các lỗ tai và các chiếc răng mới cho khu vực công. Mục tiêu đã là để xử lý mạnh việc làm sai cố ý hay hành vi sai trái của các đại diện được bầu và các quan chức được chỉ định; cũng được chỉ rõ là các hệ thống khiếu nại lỏng lẻo và tư lợi được vận hành bởi cảnh sát, những người đối với các chính phủ dân chủ như các lưỡi dao sắc đối với các con dao. Các mối nghi ngại cũng đã được bày tỏ về sự miễn cưỡng của các bộ trưởng được bầu để trông nom các vấn đề hoạt động cảnh sát nhạy cảm công khai. Hai uỷ ban hoàng gia trong bang Nam Australia trong các năm 1970 đã dẫn đến việc thành lập Cục Khiếu nại Cảnh sát đầu tiên (trong 1985). Các bang khác đã noi theo, lên đỉnh điểm trong Uỷ ban Công lý Hình sự của Queensland (sau này là Uỷ ban Tội phạm và Hạnh kiểm xấu). Được thiết lập trong năm 1990 như một cơ quan kết hợp chống tham nhũng và phát hiện tội phạm, nó đã được trao nhiệm vụ phơi bày tham nhũng bên trong khu vực công, tiến hành truy tìm tội phạm, thu thập bằng chứng của tội phạm có tổ chức, và theo dõi và thu hồi các khoản thu nhập tội phạm. Công việc của nó sau đó đã dẫn đến việc hình thành một Văn phòng của Uỷ viên Liêm chính, một cơ quan luật định mà các chức năng của nó bao gồm việc đăng ký và giám sát các nhà vận động hành lang (lobbyist) và cung cấp lời khuyên chi tiết cho các bộ trưởng, các nghị sĩ và các quan chức cấp cao về các vấn đề đạo đức và liêm chính, kể cả các xung đột lợi ích.

Dân chủ ngang biên giới?

Trong thời đại dân chủ giám sát, như Michael Zürn và Gregor Walter-Drop chỉ ra trong chương của họ, một bức tường định kiến lớn bao quanh toàn bộ ý tưởng về dân chủ ‘ngang biên giới’ hay dân chủ ‘quốc tế’. Định kiến có niên đại từ thời đại dân chủ đại diện bị giới hạn về lãnh thổ, và hầu như tất cả các học giả hàng đầu của dân chủ ngày nay đều bảo vệ chân lý được cho là của thiên kiến này. Một thứ lý thú về dân chủ giám sát là, nó đắt đầu đối mặt với bức tường định kiến với một chiếc búa; các hình mẫu có dạng lưới mắt cáo (latticed) của sự giám sát quyền lực trên thực tế phá huỷ hoàn toàn sự phân biệt giữa ‘trong nước’ và ‘nước ngoài’, giữa ‘địa phương’ và ‘toàn cầu’. Giống các loại định chế khác, kể cả doanh nghiệp và các đại học, dân chủ cũng bị đuổi kịp trong một quá trình ‘glocalisation-toàn cầu địa phương hoá’. Đấy là một cách khác để nói rằng các cơ chế giám sát của nó tương liên với nhau (inter-related) một cách động, đến điểm nơi các cơ chế này hoạt động đồng thời, như cả một phần lẫn toàn bộ của hệ thống tổng thể. Trong hệ thống dân chủ giám sát, để diễn đạt các thứ một chút trừu tượng hơn, các phần và các toàn bộ không tồn tại theo một nghĩa tuyệt đối. Các đơn vị của nó được mô tả tốt hơn như các dưới-toàn bộ (sub-whole) – ‘các holon’ là thuật ngữ được đặt ra một cách nổi tiếng bởi nhà thông thái Hungary Arthur Koestler – mà hoạt động đồng thời như các thực thể tự-lưu tâm (self-regarding) và tự-khẳng định (self-asserting) đẩy và kéo nhau trong một hệ thống nhiều bên mà trong đó tất cả các thực thể đóng vai một phần.

Thí dụ về các summit (thượng đỉnh), một sáng chế xuất sắc giữa thế kỷ thứ hai mươi, giúp đưa ngôn ngữ này trở nên thực tế. Một sự thực là, các summit đã bắt đầu như các sự thực hành trong chính trị cường quốc lớn, như các cuộc họp phi chính thức ad hoc (đặc biệt) của các nguyên thủ quốc gia hay những người đứng đầu chính phủ, hoặc các bộ trưởng ngoại giao – loại cuộc họp đã xảy ra đầu tiên trong thời gian liên minh Soviet/Mỹ/Anh mỏng manh chống lại Hitler. Từ cuối Chiến tranh Thế giới Hai cho đến thời gian của cuộc gặp Summit Vienna nổi tiếng giữa Kennedy và Khruschev (trong tháng Sáu 1961), đã có hơn một trăm summit như vậy, mỗi cuộc sử dụng các phương pháp đại thể tương tự. Các cuộc gặp đã bận tâm với động học của Chiến tranh Lạnh, và như thế đã có cả một tầm với toàn cầu lẫn một tính lưỡng cực về chúng. Dù được sử dụng như các công cụ thân thiện hay thù địch, các summit sớm đã cũng được đánh dấu bởi một số đo mạnh của tính có thể tiên đoán được. Quy tắc đã là không chính khách nào muốn phải chịu rủi ro của sự chắc chắn bị bẽ mặt. Vì thế đã hết sức chú ý đến kịch bản. Kết quả – giống các nghi lễ cổ của nền quân chủ Âu châu – đã là để củng cố cảm giác giữa các công chúng rằng đấy đã là các công việc từ trên xuống, các thí dụ về thế giới được vận hành ra sao bởi một nhúm người.

Trong các thập niên cuối của thế kỷ thứ hai mươi, thứ hoàn toàn gây kinh ngạc về các summit đã là sự biến đổi kịch tính thành các địa điểm nơi quyền lực của các đại diện bị tranh cãi một cách công khai. Các summit đã biến hình thành các cơ chế giám sát. Ý nghĩa và chức năng đã thay đổi của các summit đã rõ ràng ở hàng loạt cuộc họp cấp cao giữa Reagan và Gorbachev, kể cả cuộc gặp 1986 ở Reykjavik, nơi việc thủ tiêu các tên lửa đạn đạo và các vũ khí hạt nhân chiến lược – kể cả mọi vũ khí hạt nhân – đã được đề xuất mà không có tham vấn trước với NATO và các cơ quan khác. Từ đó trở đi, các summit đã bắt đầu được các nhà lãnh đạo dùng để ‘dồn ép’ các bộ máy quan liêu của họ vào việc thay đổi chính sách, trong một sự đa dạng rộng của các ngữ cảnh. Điều đó đã có tác động dây chuyền của chính phủ làm chính trị, làm rõ cho các công chúng rộng hơn, cả bên trong lẫn bên ngoài chính phủ, rằng đã có các lựa chọn chính trị khác.

Sự tăng lên của việc tổ chức summit được giấu giếm trong bí mật và cảnh phô trương lộng lẫy đã phản tác dụng. Các summit đã bắt đầu thu hút sự chú ý của hàng ngàn nhà báo háo hức để tường thuật về các câu chuyện và hình ảnh của các câu lạc bộ dành riêng và hùng mạnh. Bắt đầu với G7 Summit ở Bonn trong tháng Năm 1985 (mà đã thu hút 30.000 người biểu tình đòi công lý toàn cầu), các cuộc họp hàng năm của nó đã cung cấp một cơ hội cho các tổ chức xã hội dân sự và những người phản đối để bày tỏ các mối lo ngại của họ liên quan đến các vấn đề đa dạng như thương mại quốc tế và chủ nghĩa khủng bố đến sự phát triển năng lượng và tội phạm ngang biên giới – thực ra, bằng cách biến các nhà cai trị thành các đại diện đáng khiển trách. Các xu hướng tương tự đã rõ rệt từ thời của các cuộc họp IMF và World Bank năm 1988 ở Berlin, mà đã thu hút đến 80.000 người phản đối được chỉ dẫn tường tận và được tổ chức tốt; và trong chuỗi tiếp sau của các summit do Liên hiệp Quốc tài trợ đã khuấy động các cuộc họp chuẩn bị, các teach-in và các đợt huy động có kế hoạch mà đã dẫn đến Summit của Trẻ em (1990), Summit Trái đất (1992), Hội nghị về các Quyền Con người (1993) và Hội nghị về Phụ nữ (1995). Có lẽ cố gắng hoành tráng nhất để biến đổi các summit chính phủ từ trên xuống thành các kênh mới của sự đại diện lợi ích từ dưới lên của xã hội dân sự đã là mạng lưới của các buổi hoà nhạc ‘sự nhận thức toàn cầu’ Live 8 (trong tháng Bảy 2005) kêu gọi các lãnh đạo thế giới để ‘Làm cho Nghèo trở thành Lịch sử’.

Hiệu quả chính trị

Đôi khi được nói rằng công việc săm soi quyền lực làm thay đổi rất ít, rằng các nhà nước và các công ty vẫn là các trung tâm ‘thực’ của quyền lực trong việc quyết định ai nhận được gì, khi nào và ra sao trong thế giới này. Bằng chứng kinh nghiệm là, điều này không nhất thiết như vậy được gợi ý bởi sự thực rằng tất cả các vấn đề lớn mà đã bùng lên quanh thế giới từ 1945, bao gồm các quyền dân sự cho phụ nữ và các thiểu số, sự can thiệp quân sự của Mỹ ở Việt Nam và Iraq, các vũ khí hạt nhân, việc giảm nghèo và sự nóng lên toàn cầu, đều đã được tạo ra không phải bởi các đảng chính trị, các cuộc bầu cử, các cơ quan lập pháp và các chính phủ, mà chủ yếu bởi các mạng lưới giám sát quyền lực được vận hành song song với – và thường có vị trí chống lại – các cơ chế chính thống của sự đại diện dựa vào đảng phái.

Phong trào các quyền dân sự hùng mạnh nổi lên trong các năm 1950 ở Hoa Kỳ đã là một trong các phong trào định nhịp độ. Các chiến thuật đầy sáng tạo của nó – tẩy chay xe bus, cải thiện các hiệp hội, các uỷ ban điều phối, các sit-in [biểu tình ngồi], các kneel-in [biểu tình quỳ], các cam kết ‘nhà tù-không-tiền bảo lãnh’, các cuộc đi chơi tự do, các trường tư cách công dân, việc ca hát tự do, các đợt vận động đăng ký cử tri, các cuộc bầu cử bắt chước – đã là bằng chứng tích cực rằng các cơ quan thiểu số đã có thể có các tác động lên các mối quan hệ quyền lực hiện tồn bằng cách buộc nhiều người cảm thấy sự khẩn cấp tương lai của họ, thường thông qua các cuộc đấu tranh gay gắt, đôi khi mang lại các thắng lợi gây ngạc nhiên cho những người nhất quyết hạ thấp những kẻ hùng mạnh. Cuối cùng các chiến thuật đã tạo ra hai pháp chế lịch sử. Bộ Luật các Quyền Dân sự, được Tổng thống Johnson ký ngày 2 tháng Bảy 1964, đã cấm sự phân biệt chủng tộc về chỗ ở công, giáo dục và công ăn việc làm. Bộ Luật về các Quyền Bỏ phiếu, được Johnson ký vào ngày 6 tháng Tám 1965, xoá bỏ các sự kiểm tra biết đọc biết viết, các thuế bầu cử và các hạn chế khác về bỏ phiếu, cũng như đã uỷ quyền cho chính phủ liên bang để can thiệp vào các bang và các đơn vị bỏ phiếu riêng lẻ vẫn tiếp tục sử dụng các sự kiểm tra như vậy để phân biệt đối xử chống lại những người Mỹ gốc Phi. Việc ban hành pháp luật kép này đã là dân chủ giám sát trong hành động (về các chi tiết thêm xem Keane 2009a: 721–728). Nó đã chứng minh rằng những người không quyền lực đã có quyền lực để làm thay đổi các thứ, và rằng sự thay đổi đã phải bắt đầu ở nhà, ở nơi làm việc và ở các lĩnh vực công khác của đời sống mỗi ngày, trước khi lan sang toàn bộ phong cảnh chính trị và xã hội của nền dân chủ Mỹ.

Vì sao dân chủ giám sát?

Bây giờ khi mà chúng ta đã giải quyết một số sự hiểu sai thông thường về các đường nét và động lực học chính của dân chủ giám sát, cuối cùng chúng ta hãy tạm ngừng để hỏi một câu hỏi ngắn: làm sao có thể giải thích sự sinh không được lập kế hoạch và sự tăng trưởng sau đó của nó?

Các động lực đằng sau các sáng chế săm soi quyền lực khác nhau được mô tả ở trên là phức tạp; như trong các pha trước của lịch sử dân chủ, các sự khái quát hoá là khó như chúng là nguy hiểm. Nhưng một thứ là chắc chắn: loại mới của dân chủ đã có cả các nguyên nhân lẫn các yếu tố gây ra nguyên nhân của nó. Dân chủ giám sát không phải là một vấn đề đơn gen – một thứ sống được ấp nở từ một tế bào duy nhất. Đúng hơn nó là kết quả của nhiều lực. Sự nhận thức về các sự rối loạn chức năng và tiềm năng chuyên chế của dân chủ theo quy tắc đa số trong hình thức đại diện đã là một chất xúc tác sớm quan trọng (như đã xảy ra trong các nỗ lực sau 1945 để xây dựng các nguyên tắc nhân quyền vào các định chế dân chủ). Các cơ chế giám sát (lập ngân sách tham gia và các uỷ ban sự thật và hoà giải là các thí dụ được nói đến) thường đã xảy ra chỉ khi các rạn nứt đã nảy nở bên trong giới cai trị, như thế cho phép sự can đảm của các công dân và quyết tâm của các lãnh đạo có tinh thần hiến dâng cho công chúng để làm phần còn lại. Tham vọng cá nhân, trò khỉ, các trò chơi quyền lực và sự truy tìm chính quyền hiệu quả hơn và rẻ hơn – và chính phủ háo hức để giải thoát mình bằng đổ lỗi cho những người khác vì các sự thất vọng và thất bại chính sách – tất cả đều có phần của chúng. Cũng như thế là các bản năng bảo thủ, các đòi hỏi cấp tiến, các cân nhắc địa chính trị và các áp lực thị trường. Các cơ hội cho việc xây dựng ‘vốn xã hội’ – nuôi dưỡng các mối quan hệ và các kỹ năng giữa người dân ở các mức địa phương và khu vực – và sự quyến rũ có được quyền lực hay sự tăng trưởng thu nhập từ sự cung ứng các dịch vụ chính phủ được thuê ngoài đã thức đẩy mạnh mẽ một số tổ chức, đặc biệt các NGO, để thúc đẩy cho các định chế giám sát mạnh hơn. Các hệ quả không lường trước và sự may mắn đơn thuần cũng đã đóng phần của chúng; nhưng không sự giải thích nào về dân chủ giám sát sẽ đáng tin mà không tính đến cách các định chế media mới định hình quyền lực và xung đột.

Hãy nghĩ về vai trò của chúng giống thế này: dân chủ trực tiếp dựa vào hội họp đã thuộc về một thời đại bị chi phối bời lời nói, được hỗ trợ bởi các luật được viết trên giấy cói và đá, và bởi thư tín được gửi đi bằng chân, hay bằng lừa và ngựa. Dân chủ đại diện đã xuất hiện trong thời đại văn hoá in ấn – sách, sách mỏng và báo, và thông báo được gửi qua điện báo và thư – và đã lâm vào khủng hoảng trong sự đến của truyền thông đại chúng ban đầu, đặc biệt radio và cinema (chiếu phim) và truyền hình (trong tuổi ấu thơ của nó). Ngược lại, dân chủ giám sát gắn mật thiết với sự tăng lên của các xã hội bão hoà truyền thông đa-phương tiện (multi-media) – các xã hội mà cấu trúc quyền lực của chúng liên tục ‘bị cắn’ bởi các định chế giám sát hoạt động bên trong một thiên hà mới của media được xác định bởi đặc tính của sự thừa thãi truyền thông (communicative abundance).

So với thời đại dân chủ đại diện, khi văn hoá in ấn và media nghe nhìn phổ hẹp đã sắp hàng sát hơn nhiều với các đảng chính trị và/hay các chính phủ, thời đại dân chủ giám sát chứng kiến sự săm soi công khai không ngớt và các cuộc cãi vặt về quyền lực, đến điểm nơi nó có vẻ cứ như không có tổ chức hay lãnh đạo nào bên trong các lĩnh vực của chính phủ hay đời sống xã hội được miễn trừ khỏi rắc rối chính trị. Sự thay đổi đã được định hình bởi một sự đa dạng của các lực, kể cả sự sa sút của nghề làm báo tự hào về cam kết của nó đối với ‘tính khách quan’ dựa vào sự thực (một lý tưởng được sinh từ thời đại dân chủ đại diện) và sự nổi lên của các phong cách mang tính đối kháng và ‘gotcha-đánh bẫy’ của nghề làm báo thương mại bị thúc đẩy bởi các sự đánh giá, sự bán hàng và các vụ bê bối. Các nhân tố kỹ thuật, như bộ nhớ điện tử, sự sắp kênh sít hơn, sự phân bổ tần số mới, sự phát trực tiếp từ vệ tinh, sự chỉnh số và các kỹ thuật nén tiên tiến, cũng đã quan trọng. Nhân tố chính trong số nhân tố kỹ thuật này là sự đến của truyền thông máy tính hoá được kết nối qua cáp và vệ tinh, mà từ cuối các năm 1960 đã gây ra các sự đổi mới cả sản phẩm lẫn quá trình trong hầu như mọi lĩnh vực của media ngày càng bị thương mại hoá. Thiên hà media này đã không có tiền lệ lịch sử nào. Được tượng trưng bởi một trong các thành phần cốt lõi của nó, Internet, nó là một hệ thống thế giới hoàn toàn mới của các công cụ media chồng lấn và kết nối với nhau mà tích hợp văn bản, âm thanh và hình ảnh và cho phép truyền thông xảy ra qua nhiều điểm người dùng, trong thời gian được chọn, hoặc theo thời gian thực hay bị trễ, bên trong các mạng modular và cuối cùng toàn cầu, có giá phải chăng và có thể truy cập được bởi nhiều trăm triệu người rải rác khắp thế giới.

Tất cả các định chế trong công việc săm soi quyền lực dựa rất nhiều vào các đổi mới media này; nếu thiên hà mới của sự thừa thãi truyền thông đột nhiên nổ tung, thì dân chủ giám sát sẽ không kéo dài lâu. Dân chủ giám sát và các mạng media số cư xử cứ như chúng là các trẻ sinh đôi dính vào nhau. Nói điều này là không phải rơi vào cái bẫy cho rằng các mạng truyền thông gắn với máy tính hình dung trước một thế giới không tưởng mới tinh, một lễ hội của ‘các cộng đồng ảo’ sống tự túc trên biên cương điện tử, một ‘cuộc cách mạng cyber’ mang lại sự truy cập bình đẳng của tất cả các công dân tới mọi media, bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Thời đại mới của sự thừa thãi truyền thông thực tế tạo ra các hình thức khác nhau của sự suy đồi media: các sự thất vọng, sự bất ổn định và các sự tự mâu thuẫn, chẳng hạn trong mở rộng các khoảng cách quyền lực giữa người giàu truyền thông và người nghèo truyền thông, những người có vẻ hầu như không cần đến với tư cách các nhà truyền thông, hay với tư cách những người tiêu dùng các sản phẩm (Keane 2009b). Một đa số của dân số thế giới là quá nghèo để tiến hành một cuộc gọi điện thoại; chỉ một thiểu số nhỏ có truy cập Internet. Sự chia rẽ giữa những người giàu media và nghèo media làm tàn rụi tất cả các nền dân chủ giám sát; nó mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của chúng rằng mọi công dân có quyền bình đẳng để truyền đạt ý kiến của họ, và cho các đại diện được bầu và không được bầu một chuyến đi nhọc nhằn theo định kỳ.

Bất chấp các mâu thuẫn và thất vọng gây lo ngại như vậy, có các thứ mới và quan trọng đang xảy ra về mặt chính trị bên trong thiên hà cuộn xoáy của sự thừa thãi truyền thông. Đặc biệt nổi bật là cách các lĩnh vực của ‘đời sống tư’ và ‘sự riêng tư’ và sự mặc cả bất lương ‘kín đáo’ về quyền lực đã bị đặt vào thế phòng thủ. Các thế hệ quá khứ sẽ thấy toàn bộ quá trình gây kinh ngạc trong quy mô toàn cầu và cường độ dân chủ của nó. Với cái bấm lách tách của một camera, hay sự gõ nhẹ của một nút chuyển mạch, thế giới riêng tư đột ngột có thể biến thành công khai. Mọi thứ từ phòng ngủ đến phòng họp của ban quản trị, bộ máy quan liêu và chiến trường, có vẻ sẵn sàng cho media vồ lấy. Nhờ các câu chuyện được kể bởi nhà chuyên nghiệp và các nhà báo công dân, những người hoạt động như các đại diện không được bầu của công chúng, thời đại này mà trong đó các tin nhắn văn bản riêng tư bật lên một cách công khai, để tiết lộ sự không trung thành hôn nhân và buộc một bộ trưởng của chính phủ phải từ chức. Trong một thời đại mà trong đó các camera cầm tay hiệu Sony được sử dụng bởi các phóng viên off-air, được biết đến như ‘các embed’, để dựng các video đang diễn ra và các blog nêu bật các ứng viên bầu cử được phát trực tiếp, không bị ngắt và không có kịch bản; và đấy là thời đại mà trong đó cảnh video chứng minh rằng các binh lính ở các vùng chiến tranh đã hãm hiếp phụ nữ, đã khủng bố trẻ em và đã tra tấn dân thường vô tội. Trong thời đại thừa thãi truyền thông, cuộc sống riêng tư của các chính trị gia được bầu và các đại diện không được bầu (và trong trường hợp của những người nổi danh thì các cuộc lãng mạn, các buổi tiệc, sức khoẻ, các thói quen ma tuý, các cuộc cãi cọ và ly hôn của họ) là các điểm tán chuyện tiềm năng cho hàng triệu người. Và nhờ các talk show, các blog và các hoạt động media khác, có một cuộc diễu hành vô tận của ‘các dân thường’ tán chuyện công khai về các nỗi sợ, các ý nghĩ kỳ quặc, các hy vọng và các kỳ vọng riêng của họ. Vài trong số họ đôi khi đủ may mắn để biến thành các ngôi sao media, nhờ các cuộc bầu được bắt chước, mà trong đó các khán thính giả được các công ty media cấp cho một ‘phiếu bầu’ thôi thúc để trao sự ưa thích hơn của họ cho ngôi sao được lựa chọn của họ, qua sự hoan hô nhiệt liệt, điện thoại di động hay Internet.

Được giúp đỡ bởi nghề báo thương mại hấp dẫn mà dựa vào phong cách tường thuật quan tâm ít đến tính chân thực hơn đến ‘tin sốt’ và các tin riêng rất thành công, sự thừa thãi truyền thông cắt, giống con giao cắt vào các mối quan hệ quyền lực của chính phủ và xã hội dân sự. Là dễ để phàn nàn về các phương pháp của nghề báo mới. Nó săn theo bầy, nó để mắt đến các tin xấu, bị thúc giục bởi phòng tin tức nói rằng các sự thực phải chẳng bao giờ được phép ngáng đường của các câu chuyện. Nó yêu sự kích thích, sử dụng tin không truy được nguồn gốc, lấp đầy các lỗ trống tin tức – trong thời đại dân chủ giám sát tin tức chẳng bao giờ ngủ – quay tin giật gân, và tập trung quá nhiều vào cá tính, hơn là vào ngữ cảnh gắn với thời gian. Nghề làm báo mới mang tính công thức và trở nên bị chán quá nhanh; và nó thích cúi đầu với quyền lực công ty và các thông cáo báo chí của chính phủ. Nhưng các lời buộc tội này chỉ là một nửa của câu chuyện. Vì bất chấp mọi thứ, nghề báo hấp dẫn, bây giờ được tăng cường bởi sự tăng trưởng nhanh của các hình thức khác nhau của sự viết blog và nghề làm báo công dân, giúp giữ sống các sự không tưởng cũ về săm soi quyền lực, về ‘quyền tự do thông tin’, ‘chính phủ trong ánh sáng mặt trời’ và ‘minh bạch’ lớn hơn trong việc ra các quyết định. Căn cứ vào việc quyền lực không bị kiểm soát vẫn đè nặng lên đầu các công dân, nhờ nghề làm báo mới và các sáng chế giám sát mới nên không ngạc nhiên rằng sự phản đối công khai các việc làm sai trái và tham nhũng là việc tầm thường trong thời đại dân chủ giám sát. Dường như không có sự chấm dứt nào của các vụ bê bối; và thậm chí có lúc khi các vụ bê bối, giống các vụ động đất, động ầm ầm dưới chân của toàn bộ chính phủ.

Trong thời đại dân chủ giám sát, một số vụ bê bối đã trở thành truyền thuyết, như tiếng om sòm công khai gây ra bởi sự phát hiện vô ý về bằng chứng của việc bẻ khoá ăn trộm bí mật tại trụ sở Uỷ Ban Bầu cử Quốc gia Đảng Dân chủ trong Khách sạn Watergate ở Washington DC, và cơn lở tuyết sau đó của các sự kiện mà đã trở thành vụ Watergate, dẫn đến các đe doạ phế truất và cuối cùng đến sự từ chức của Tổng thống Nixon ở Hoa Kỳ (trong tháng Tám 1974). Bên kia Đại Tây dương, các vụ bê bối lớn đã gồm sự điều tra toàn quốc của cảnh sát và các thẩm phán Ý về hệ thống sâu rộng của tham nhũng chính trị được gọi tên là ‘bribesville-thành phố đút lót’ (Tangentopoli) – một cuộc điều tra mà đã cấp năng lượng cho chiến dịch mani pulite (bàn tay sạch bằng tiếng Ý) đã dẫn đến sự biến mất của nhiều đảng chính trị và sự tự tử của một số chính trị gia và nhà lãnh đạo công nghiệp sau khi tội lỗi của họ được phơi bày. Cũng đã có sự từ chức của bộ trưởng ngoại giao Pháp và sự thú nhận của tổng thống Pháp trên truyền hình rằng các đặc vụ của cơ quan mật vụ Pháp (DGSE) đã chịu trách nhiệm trong tháng Bảy 1985 về việc giết một nhà hoạt động Greenpeace và đánh bom tàu hỗ trợ của họ, tàu Rainbow Warrior, một tàu đã phải dẫn đầu một đội yacht để phản đối Pháp thử vũ khí hạt nhân tại Đảo San Hô Mururoa ở Thái Bình Dương. Và không được quên các sự nói dối trơ trẽn về sự tồn tại của ‘vũ khí huỷ diệt hàng loạt’ phịa ra bởi những người bảo vệ sự xâm lấn quân sự tai hại vào Iraq trong các năm đầu của thế kỷ thứ hai mươi mốt.

Chính trị vi rút (Viral Politics)

Các vụ bê bối này và các vụ ‘-gate’ khác nhắc nhở chúng ta về một vấn đề lưu niên đối mặt với dân chủ giám sát: Không thiếu các nỗ lực có tổ chức của những kẻ hùng mạnh để thao túng nhân dân ở dưới chúng; và, vì thế, công việc chính trị bẩn thỉu để lôi quyền lực từ bóng tối và tải nó lên, hay quăng nó vào đèn halogen sáng chói của sự quảng cáo, vẫn hết sức quan trọng. Không ai nên bị đùa để nghĩ rằng thế giới dân chủ giám sát, với nhiều định chế săm soi quyền lực của nó, là một sân chơi bằng phẳng – một thiên đường của sự bình đẳng cơ hội giữa tất cả các công dân của nó và các đại diện được bầu và không được bầu của họ. Sự kết hợp của dân chủ giám sát và sự thừa thãi truyền thông tuy vậy tạo ra dòng chảy thường xuyên, một sự không nghỉ bất tận được dẫn dắt bởi các sự kết hợp phức tạp của các người chơi tương tác khác nhau và các định chế, thường xuyên đẩy và kéo, nhấc lên và kéo căng, đôi khi hoạt động cùng nhau, đôi khi chống lại nhau. Các đại diện được bầu và không được bầu thông thường cố gắng để định rõ và để xác định ai nhận được gì, khi nào và ra sao; nhưng những người được đại diện tận dụng lợi thế của các công cụ săm soi quyền lực khác nhau, để theo dõi các đại diện của họ – đôi khi với thành công gây ngạc nhiên. Động học của dân chủ giám sát như thế không thể mô tả được bằng việc sử dụng các ẩn dụ không gian đơn giản được kế thừa từ thời dân chủ đại diện. Nói về ‘chủ quyền’ của quốc hội, hay về chính quyền ‘địa phương’ đối lại chính phủ ‘trung ương’, hay về những sự tranh giành giữa ‘các nhóm áp lực’, các đảng chính trị và các chính phủ, đúng là quá đơn giản. Về mặt hình học chính trị, hệ thống dân chủ giám sát là cái gì đó khác và khác biệt: một mạng lưới phức tạp của các cơ quan giám sát có quy mô khác nhau và ít nhiều phụ thuộc lẫn nhau mà có tác động, nhờ sự thừa thãi truyền thông, của sự liên tục khêu gợi các câu hỏi về ai được gì, ở đâu và như thế nào, cũng như đòi những người thực hiện quyền lực có trách nhiệm giải trình công khai, dù họ ở đâu. Các nền dân chủ giám sát đầy xung đột. Chính trị không teo đi.

Có cái gì hoàn toàn mới về toàn bộ xu hướng. Từ các nguồn gốc của nó trong các cuộc tụ họp cổ xưa của Syria-Mesopotamia, dân chủ đã luôn luôn mở đường (cắt) qua thói quen và thành kiến và các thứ bậc của quyền lực (Keane 2009a). Nó đã gây ra cảm giác rằng người dân có thể định hình và định hình lại cuộc sống của họ như những người bình đẳng, và không ngạc nhiên nó đã thường đưa sự chấn động vào thế giới. Trong thời đại dân chủ giám sát, sự săm soi công khai liên tục đối với quyền lực bởi hàng loạt cơ quan giám sát có quy mô khác nhau với các vết chân to và nhỏ làm cho nó là hình thức năng động nhất, sôi nổi nhất của dân chủ từ trước tới nay. Nó thậm chí chứa các cơ quan (như mạng lưới Kiểm toán Dân chủ và Minh bạch Quốc tế) chuyên môn hoá về cung cấp các sự đánh giá công khai về chất lượng của các cơ chế săm soi quyền lực hiện tồn và mức độ mà chúng đại diện chính đáng cho các lợi ích của các công dân. Các cơ quan khác chuyên môn hoá về cách hướng các câu hỏi tới các chính phủ trên một dải rộng các vấn đề, trải từ các hồ sơ nhân quyền, các kế hoạch sản xuất năng lượng của chúng đến chất lượng nước uống của các thành phố của chúng. Các công ty tư nhân bị tra hỏi về các dịch vụ và sản phẩm của chúng, các kế hoạch đầu tư của chúng, chúng đối xử với nhân viên của mình thế nào, và quy mô của tác động của chúng đến sinh quyển. Các whatdog [con chó (tổ chức) giám sát] và chó dẫn đường [guide dog] và chó sủa [barking dog] liên tục làm việc, đòi trách nhiệm giải trình trước dân lớn hơn đối với những người thực hành quyền lực. Những kẻ hùng mạnh vì thế cảm thấy cái véo liên miên của những người không quyền lực.

Khi chúng làm công việc của mình tốt, các cơ chế giám sát có nhiều tác dộng tích cực, trải từ sự cởi mở và công bằng lớn hơn bên trong các thị trường và sự huýt còi lên các quyết định ngu xuẩn của chính phủ đến sự làm phong phú chung của sự thảo luận công khai và sự trao quyền cho các công dân, hoặc thông qua các sơ đồ có ý nghĩa của việc tham gia và bầu cử, hay bằng cho phép họ đồng nhất công khai với các đại diện ưa thích không được bầu của họ, những người được kính trọng hay tôn kính một cách khác nhau bởi vì sự sẵn sàng của họ để chia sẻ với công chúng về cơ sở của tài chuyên môn, tính chất tinh thần, các thành tựu suốt đời của họ, sự dũng cảm của họ khi đối mặt với đau khổ và các phẩm chất khác. Tất nhiên, sự giám sát quyền lực của các đại diện được bầu và không được bầu này có thể là không có hiệu quả, hay phản tác dụng. Các đợt vận động tịt ngòi hay được nhắm tồi; những kẻ nắm quyền lực khéo tìm ra các kẽ hở và các cách từ chối hay đơn giản bỏ qua các nhà phản biện của chúng. Có những lúc khi số đông công dân thấy các chiến lược giám sát của các cá nhân, các tổ chức và các mạng lưới quá rụt rè, hay bị lẫn lộn, hoặc đơn giản không thích hợp với đời sống của họ như các người tiêu dùng, các công nhân, các cha mẹ, dân cư cộng đồng và các công dân trẻ hơn và già hơn. Và có các thời khắc nguy hiểm lớn – suy thoái toàn cầu sau-2007 là một thí dụ – khi các cơ chế giám sát tỏ ra quá yếu hay không có khả năng để ngăn chặn các bệnh dịch của các quyết định tồi, sự điên rồ mù quáng và sự hoảng loạn giữa các elite.

Bất chấp những sự thụt lùi như vậy, các động lực học chính trị và ‘cảm giác’ tổng thể của các nền dân chủ giám sát là rất khác với thời đại dân chủ đại diện. Chính trị trong thời đại dân chủ giám sát có một chất lượng ‘vi rút’ rõ rệt về nó. Các tranh cãi quyền lực được gây ra bởi các cơ chế giám sát đi theo các con đường không ngờ và tới các đích đến gây ngạc nhiên. Các nhóm sử dụng điện thoại di động, các bản tin (bulletin boards), các nhóm tin (news groups), các wiki và các blog đôi khi tìm được cách, bất chấp những khó khăn đáng kể, để ngăn trở công khai các chính trị gia, các đảng và các quốc hội, hoặc thậm chí toàn bộ chính phủ. Các cơ quan giám sát quyền lực như Human Rights Watch hoặc Amnesty International thường xuyên làm việc như thế, thường với sự giúp đỡ từ các mạng lưới của những người ủng hộ. Nghĩ một lát về bất kể sự tranh cãi công khai hiện thời nào mà thu hút sự chú ý rộng rãi: tin về các đường nét của nó và các bình luận và các tranh luận về tầm quan trọng của nó thường được tiếp âm bởi nhiều tổ chức săm soi quyền lực, lớn, vừa và nhỏ, ở nhiều vị trí. Trong thế giới dân chủ giám sát, loại đó của hình mẫu được kết hình mắt cáo – vi rút, được nối mạng – là điển hình, không phải ngoại lệ. Nó có các hệ luỵ sâu sắc cho các định chế nhà nước-định khung của dân chủ đại diện cũ, thấy mình ngày càng bị vướng víu vào các mạng lưới ‘dính’ của các định chế săm soi quyền lực mà thường đánh trúng mục tiêu của chúng, đôi khi từ khoảng cách xa, thường bằng phương tiện của các hiệu ứng boomerang.

Trong thời đại dân chủ giám sát, mỗi khi các thứ tiến triển tốt cho các nhà giám sát công độc lập, quyền lực độc đoán không còn có thể ẩn náu thoải mái đằng sau các mặt nạ riêng; các quan hệ quyền lực ở mọi nơi chịu các nỗ lực được tổ chức bởi một vài người, với sự giúp đỡ của media, để nói cho những người khác – các công chúng có quy mô khác nhau – về các vấn đề mà trước kia đã bị che giấu, ‘kín đáo’. Việc làm biến chất này của quyền lực thường là một công việc lộn xộn, và nó thường được bao bọc trong sự cường điệu, tất nhiên. Một số người cũng than phiền về các tác động của nó, như ‘quá tải thông tin’ và ‘sự không tin cậy và ngời vực’ quá đáng, nhưng từ quan điểm của dân chủ giám sát sự thừa thãi truyền thông có các hệ quả tích cực sau khi cân nhắc kỹ. Bất chấp tất cả sự cường điệu và quay cuồng của nó, thiên hà media mới hích nhẹ để kéo sự chú ý và mở rộng tầm nhận thức của người dân. Nó kèm ý thức của họ về chủ nghĩa đa nguyên và thúc giục họ gánh vác trách nhiệm lớn hơn cho việc họ giao thiệp thế nào, khi nào và vì sao. Những ngày khi người dân đã không có lựa chọn nào ngoài việc nghe radio phổ hạn chế hay xem các chương trình TV một mình, hay với gia đình họ – những ngày của dân chủ đại diện và phát thanh truyền hình và giải trí hàng loạt cho đám đông – đã qua rồi. Cũng thế là những ngày khi hàng triệu người, túm tụm với nhau như các đám đông trong bóng của quyền lực toàn trị, thấy các buổi trình diễn radio và film được dàn dựng khéo léo của các nhà mị dân là quyến rũ, và làm yên lòng (cũng đã qua).

Các nền dân chủ bão hoà-thông điệp, ngược lại, khuyến khích sự nghi ngờ của người dân về quyền lực không có trách nhiệm giải trình. Tất cả ngựa của nhà vua và tất cả người của nhà vua chắc không đảo ngược xu hướng. Bên trong thế giới dân chủ giám sát, số ngày càng đông người dân đang nhận ra rằng quyền lực không có trách nhiệm giải trình công khai thường sinh ra sự xấc xược, dối trá, tham nhũng, các quyết định không hiệu quả và không có hiệu lực (Flyvbjerg et al. 2003). Họ đang học rằng vì thế họ phải để mắt đến quyền lực và các đại diện của nó, rằng họ phải đưa ra các phán xét và lựa chọn các tiến trình hành động của riêng họ. Các công dân như thế được xúi giục để nghĩ cho chính họ; để nhìn cùng thế giới theo những cách khác nhau, từ các góc khác nhau; và để làm sắc ý thức tổng thể của họ rằng các mối quan hệ quyền lực thịnh hành là không “tự nhiên’, mà là tuỳ thuộc. Sự thừa thãi truyền thông và các định chế giám sát kết hợp để thúc đẩy cái gì đó của một ‘chuyển mạch Gestalt’ trong nhận thức phổ cập về quyền lực. Ý tưởng siêu hình về một ‘thực tế’ khách quan, ở-đó-trong-khoảng-cách đã bị yếu đi; cũng thế là giả định rằng ‘sự thật có thực’ ngoan cường là cao hơn quyền lực. Sự phân biệt hư cấu giữa cái người dân có thể thấy bằng mắt họ và cái họ được bảo về quần áo mới của hoàng đế, sụp đổ. ‘Thực tế’, kể cả ‘thực tế’ của những kẻ hùng mạnh, được hiểu luôn luôn như ‘thực tế được tạo ra’, một vấn đề về diễn giải – và quyền lực để buộc các diễn giải cá biệt về thế giới xuống dưới họng của những người khác.

Phải thú nhận chẳng có gì tự động hay phép diệu kỳ về bất cứ cái nào trong số các tác động tích cực này. Trong thời đại dân chủ giám sát, truyền thông luôn luôn là chủ đề của sự che giấu động cơ, sự thương lượng, sự thoả hiệp và các xung đột quyền lực, theo một cách nói, là một vấn đề chính trị. Sự thừa thãi truyền thông vì lý do đó không đảm bảo sự thắng lợi của hoặc tinh thần hay các định chế của dân chủ giám sát bằng cách nào đó một cách tự động. Các xã hội bão hoà thông điệp có thể và có các tác động mà có hại cho dân chủ. Ở một số nơi, chẳng hạn, sự bão hoà media gây ra sự không chú ý của công dân đến các sự kiện. Trong khi họ được kỳ vọng như các công dân tốt để để mắt tới công việc chung, để quan tâm đến thế giới vượt quá hộ gia đình và láng giềng trực tiếp của họ, không ít người thấy càng ngày càng khó hơn để chú ý đến sự đổ tràn bao la của media. Sự thừa thãi sinh ra sự lẫn lộn. Có những lúc, chẳng hạn khi các cử tri bị một tràng quảng cáo bầu cử giáng tới tấp trong thời gian vàng của truyền hình đến mức họ phản ứng một cách lạnh nhạt. Bất bình, họ đứng lên khỏi sofa, ra khỏi phòng khách, thay đổi kênh, hay tắt tiếng, kết thúc với một tiếng thở dài rằng bạn biết càng ít, càng tốt cho bạn. Chỉ vài bước từ đó đến cái gì đó gây lo ngại hơn: sự lan truyền không chủ tâm của một văn hoá thờ ơ không suy nghĩ kỹ. Dân chủ giám sát chắc chắn sống bằng sự thừa thãi truyền thông, nhưng một trong các tác động tai ác hơn của nó là để cổ vũ các cá nhân trốn thoát sự phức tạp lớn của thế giới bằng việc cắm đầu họ vào cát của sự ngu dốt cố ý, hay để trôi nổi một cách vô liêm sỉ trên thuỷ triều và sóng cuộn và xoáy lốc của thời trang – để thay đổi đầu óc họ, để nói và hành động một cách khiếm nhã, để đi theo hoặc thậm chí ca tụng những điều ngược lại, để chào tạm biệt tính chân thực, để trượt vào cánh tay của cái một vài người gọi một cách thận trọng là ‘chuyện nhảm nhí’ (Frankfurt 2005).

Các ảo tưởng ngu xuẩn, sự vô liêm sỉ và sự bất mãn là trong số các cám dỗ lớn nhất đối mặt các công dân và các đại diện được bầu và không được bầu của họ. Dù dân chủ giám sát sẽ có sống sót hay không, về các tác động chí tử của nó hãy để tương lai nói cho chúng ta.

Tài liệu tham khảo

Dunn, J. (2010) ‘Democracy and its discontents’, The National Interest 106 (March–April).

Eco, U. (1999) Kant and the platypus: Essays on language and cognition. London: Secker and Warburg.

Flyvbjerg, B., N. Bruzelius and W. Rothengatter (2003) Megaprojects and risk: An anatomy of ambition. Cambridge and New York: Cambridge University Press.

Frankfurt, H. G. (2005) On bullshit. Princeton and Oxford: Princeton University Press.

Fung, A. and E. O. Wright (2003) ‘Thinking about empowered participatory governance’, in A. Fung and E. O. Wright, Deepening democracy: Institutional innovations in empowered participatory governance. London and New York: Verso, pp. 3–42.

Hayek, F. von (1979) Law, legislation and liberty: The political order of a free people. London and Henley: Routledge.

Keane, J. (2009a) The life and death of democracy. London: Simon & Schuster.

Keane, J. (2009b) Media decadence and democracy. Senate Occasional Lecture. Canberra: Parliament of Australia.

Rosanvallon, P. (2008) Counter-democracy: Politics in an age of distrust. Cambridge and New York: Cambridge University Press.

[1] Monitory Democracy? Chương 9 của cuốn The Future of Representative Democracy do Sonia Alfonso, John Keane và Wolfgang Merkel biên tập, Cambridge University Press, 2011. Nguyễn Quang A dịch.