Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Lời bình của GS Nguyễn Đăng Hưng về kịch bản “Gian-Đa và Hai Bà Trưng”

Đây là một vở kịch giáo khoa mới mẻ và đăc sắc. Đặc sắc không những vì chủ tâm giáo khoa của tác giả mà tính hiện đại của tác phẩm. Chính đạo diễn tham gia như một nhân vật của vở kịch với dụng ý không ngừng nhắc nhở khán giả rằng đây là kịch, là kịch lịch sử chứ không phải thật, cũng không phải là văn bản của sách lịch sử. Điều nổi trội là tính nhân văn của kịch bản. Hai bà Trưng thời cổ đại (0043), Jeanne d’Arc (Gian-Đa) thời trung cổ (1412), là những nữ anh hùng cái thế của Đại Việt và của Pháp đã có những hành động vô cùng anh dũng, lập ra những sự kiện lịch sử hiển hách muôn đời ngưởng mộ và nhớ ơn. Nhưng trong vở kịch này, họ thể hiện một cách rất NGƯỜI, rất phụ nữ, rất dân gian… Gian-Đa chia sẻ với một thành viên nghĩa quân một nụ hôn hay tỏ ra sợ nóng trước khi lên giàn thiêu… Hay Trưng Trắc sau khi thắng trận đã khóc nức nở vì nhớ Lê Chân. Hay Trưng Nhị sợ lạnh trước khi nhảy xuống sông Hát trầm mình vì biết không thể thoát khỏi tay quân Hán.
Những cảm nghĩ rất bình thường trên không hề làm suy giảm sự xúc động và lòng ngưởng mộ của khán giả trước sự chọn lựa anh dũng và can cường của các nhân vật lịch sử…
Đây chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta: những hình ảnh người anh hùng robot trong các tác phẩm thường thấy là sai lầm của chủ trương duy ý chí trong văn học…