Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Hội thảo giới thiệu sách

clip_image002

Hội thảo giới thiệu sách
VĂN HÓA VÀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN

14:00, thứ Sáu, ngày 24/06/ 2016, Hội trường tầng 3, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), 53 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Edward Wadie Said (1935 – 2003), cha là người Palestine, cùng gia đình di cư sang Mỹ khi còn bé. Ông là nhà phê bình văn học nổi tiếng, mang quốc tịch Mỹ. Các tác phẩm của ông có ảnh hưởng trên nhiều phương diện, đặc biệt là chính trị. Những tác phẩm chính: Out of Place, Beginnings, Orientalism, Culture and Imperialism.

Tiếp theo “Đông phương luận”, Edward Said trong “Văn hóa và chủ nghĩa bá quyền” tiếp tục tra vấn nền văn hóa phương Tây, khảo sát nguồn gốc chủ nghĩa bá quyền ở nền văn hóa châu Âu, từ Jane Austen tới Sahman Rushdie, từ Yeats tới cách các phương tiện truyền thông đưa tin về Chiến tranh vùng Vịnh.

“Edward Said là một ví dụ hiếm hoi về một học giả Mỹ đồng thời là một trí thức theo phong cách hiểu của châu Âu… Ở Said có sự kết hợp xuất sắc và độc đáo giữa học giả, nhà mĩ học và nhà hoạt động chính trị, ông là một tấm gương truyền cảm hứng cho một thế hệ những nhà phê bình trẻ tuổi đang tìm lại bản nguyên văn hóa của chính mình… Văn hóa và chủ nghĩa bá quyền có tính thời sự cấp bách, đầy sức thuyết phục hiếm thấy ở những cuốn sách của các nhà phê bình văn học”.

Ai từng đọc Edward Said và đã quen với khả năng phân tích chính xác và tinh tế của ông, sẽ không thất vọng với Văn hóa và chủ nghĩa bá quyền. Những ai đang lần đầu khám phá Said sẽ bị gây ấn tượng mạnh”

Nhân dịp giới thiệu tác phẩm “Văn hóa và chủ nghĩa bá quyền” của tác giả Edward Said, Phạm Anh Tuấn dịch, Nhà xuất bản Tri thức trân trọng kính mời quý độc giả tới tham dự hội thảo vào 14:00, thứ Sáu, ngày 24/06/ 2016, Hội trường tầng 3, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), 53 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Diễn giả:

Dịch giả: Phạm Anh Tuấn

Chủ trì : GS. Chu Hảo – Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức