Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Chuyện lan man: từ thế giới đảo ngược tới nghịch lý “cuộc sống bắt chước nghệ thuật”

(Rút từ facebook của Vương Trí Nhàn)

 

Có một mẩu tin tôi đọc từ cuối năm ngoái, nhưng cứ nhớ mãi.

Tin các báo:

Trong phần chất vấn dành cho Thủ tướng phiên sáng ngày 17/11/15 tại Quốc hội, một đại biểu từ Tp HCM, ông Trương Trọng Nghĩa, nêu ra một nhận xét và đề nghị người đứng đầu chính phủ "giải thích thêm cho cử tri về việc này".

Nhận xét của đại biểu đó như sau: “Tham nhũng không giảm như các nghị quyết đã đề ra. Tham nhũng ngày càng tinh vi và có hiện tượng chi phối luật pháp và khi đó người tham nhũng xử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại”.

Cái hiện tượng nêu ra ở đây khiến tôi nhớ tới một tình huống trong cuốn “Alice ở nước diệu kỳ” của nhà văn Anh L. Carrol (1832-1868).

Nguyên đây là câu chuyện về cô bé Alice chui vào lỗ thỏ để rồi lạc vào xứ sở trong mơ của Thỏ Trắng, uống chai nước và ăn chiếc bánh kỳ lạ, tìm cách mở những cánh cửa bí mật khóa kín, đối đầu với các bà hoàng hậu, và những lá bài ma thuật.

Sau một hồi phiêu lưu trong thế giới giả tưởng đoạn cuối cùng miêu tả trong truyện này, Alice ngẫu nhiên dự một phiên tòa trong cung vua: tòa xử một vụ ăn cắp bánh của hoàng hậu.

Ngẫu nhiên khi vua ra lệnh cho gọi nhân chứng thì chú thỏ trắng lại gọi ngay Alice. Alice chối:

– Tôi đâu biết về vụ ăn cắp mà làm chứng.

– Đó mới là điều quan trọng. Ý ngầm mà thỏ trắng không nói: chính là vì ngươi không biết ta mới cần ngươi.

Khi hoàng hậu nêu một lý do vớ vẩn để bảo Alice không được làm nhân chứng, vua quát hãy rời khỏi đây, và Alice nằn nì xin ở lại thì lại được chứng kiến một cảnh xử án không có nơi đâu.

Vua: Hãy tiếp tục luận tội.

Hoàng hậu: tuyên án trước rồi sẽ luận tội.

Alice: Ai lại tuyên án trước luận tội sau bây giờ, thật phi lý!

Hoàng hậu: đem con nhỏ này ra chặt đầu ngay.

Khi bị tuyên bố chặt đầu, Alice mới như tỉnh cơn mê. Với câu nói cuối cùng “tất cả bọn ngươi chỉ là một bộ bài không hơn không kém”, giấc mơ của Alice cũng chấm dứt.

Quay trở lại hiện tượng nêu ở trên. Nghe ông Đại biểu Quốc hội nói chúng tôi nhớ tới một sự thực : Có bao chuyện hàng ngày chúng tôi tưởng là bình thường, hóa ra không phải. Nay là lúc xã hội loạn ly, người lớn sợ trẻ con, thầy giáo sợ học trò, người tốt sợ người xấu, người ưu tú sợ kẻ bất tài. Cái tình thế xã hội mà vị Đại biểu Quốc hội vừa miêu tả “người tham nhũng xử lý người chống tham nhũng” cũng chỉ là một phần của cái sự thực đó. Có thể tóm lại bằng công thức “thế giới đảo ngược.”

Cũng nhân dịp này, liên hệ tới thiên truyện "Alice ở nước diệu kỳ" ,tôi nhớ tới một câu châm ngôn nghệ thuật:

– Không phải là nghệ thuật bắt chước cuộc sống mà chính ra là cuộc sống bắt chước nghệ thuật.

Cái ý này là của Oscar Wilde (1854-1900)

Tôi không rõ là ông phát biểu trong lúc nào. Là một người đi học ở nhà trường Hà Nội sau 1954, rồi đi vào viết văn viết báo, suốt đời tôi tin theo công thức “nghệ thuật phản ánh cuộc sống”.

Nay có người nói ngược lại và hình như không phải là không đúng. Vì tính chất nghịch lý của nó tôi vẫn nhớ mãi. Xin ghi lại ở đây để các bạn hiểu lý luận hơn giải đáp hộ.

PHỤ LỤC

Trên trang mạng kênh13.info 01/3-2016 tôi đọc được một đoạn có liên quan tới nghịch lý trên, xin đính kèm:

Sự nghiệp văn học đồ sộ của Oscar Wilde

Oscar Wilde là tác giả của khối tác phẩm văn học đồ sộ trong đó có 5 tập thơ, 9 vở kịch, 2 truyện dài, 1 truyện ngắn, 1 tiểu thuyết.

“Bức chân dung của Dorian Gray” là tác phẩm nổi tiếng nhất được viết bởi tác giả này. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim điện ảnh và gây tiếng vang rất lớn.

Điều thú vị là những câu nói trích dẫn từ các tác phẩm của ông nổi tiếng khắp thế giới, còn hơn cả chính tác phẩm của ông, trong đó điển hình như:

– Tôi không thích thời kỳ hẹn hò kéo dài. Nó khiến cho người ta biết hết mọi thứ về nhau trước khi kết hôn.

– Tôi có thể cưỡng lại mọi thứ, trừ sự cám dỗ.

– Chính là sự thú tội, chứ không phải các linh mục, khiến cho chúng ta cảm thấy được tha thứ.

– Cách duy nhất để thoát khỏi sự cám dỗ là đầu hàng nó.

– Điều duy nhất tồi tệ hơn việc bị mọi người bàn tán là không còn được ai bàn tán đến nữa.

– Trẻ con thường bắt đầu bằng tình yêu dành cho bố mẹ. Nhưng càng lớn lên, chúng càng hay phán xét bố mẹ. Thỉnh thoảng, chúng mới tha thứ cho họ.

– Không có cách gì hiệu quả để làm mất giá trị một con người bằng cách nói rằng, họ là kẻ phạm tội.

– Thế nào là một kẻ hoài nghi? Là người biết giá cả của mọi thứ nhưng không biết giá trị của bất cứ thứ gì.

– Kinh nghiệm là cái mà người ta dùng để đặt tên cho sai lầm của mình.

– Thật đáng buồn nếu trong cuộc đời, chúng ta chỉ nhận được những bài học mà chúng không còn giá trị sử dụng nữa.