Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

VỚI NHẬT TUẤN


Vĩnh biệt nhà văn NHẬT TUẤN (7/9/1942 – 6/10/2015)
Nhật Tuấn họ tên thật: BÙI NHẬT TUẤN, sinh tại Hà Nội, như chính anh ghi về mình trong sách Hội viên Hội Nhà văn VN: anh “từng là công nhân làm đường, trinh sát công binh, cán bộ thông tin khoa học”.
Khoảng từ những năm 1980, Nhật Tuấn làm việc tại Nxb Văn học, có thời gian là trưởng đại diện Nxb Văn học tại Tp.HCM. Những năm đầu thời đổi mới, Nhật Tuấn là người chủ trì cùng một số bạn văn khác, xuất bản một tạp chí văn học dưới dạng “sách chuyên đề” tên là VĂN HỌC VÀ DƯ LUẬN, ấn phẩm này ra được khá nhiều kỳ, giới thiệu được một số sáng tác mới, một số cây bút mới, một số cách viết mới, tiêu biểu là truyện ngắn “Đảo dân ngụ cư” của một tác giả xứ Quảng.
Từ đầu những năm 2000, Nhật Tuấn lặng lẽ từ bỏ sự liên hệ với Hội Nhà văn VN. Anh ngày càng tỏ rõ ý thức về sự phát triển độc lập về sáng tác của nhà văn. Là người đã sống trọn quãng đời từ thiếu niên đến lão niên trong xã hội bị kìm kẹp về tư tưởng, từ những năm 2000 trở lại đây, Nhật Tuấn, dù viết truyện hư cấu hay viết tiểu luận, tiểu phẩm báo chí, v.v., đều nhằm diễn tả sự tranh đấu của những người dân thường chống lại ách chuyên chế.
Là nhà văn đàn em của lớp nhà văn từng thành danh từ thời “tiền chiến” và sau đó trở thành lớp cây bút vinh danh chế độ mới, NHẬT TUẤN là một trong những người đầu tiên dám nhìn thẳng vào sáng tác của những nhà văn ấy, vạch ra hàng loạt những lỗi lầm của lớp đàn anh, do chỗ, trong các tác phẩm viết sau tháng 8/1945, họ đã quá ư một chiều phụng sự những chính trị gia với định hướng ý thức hệ, đã phạm rất nhiều lỗi lầm về nhân bản, về miêu tả đời sống con người, miêu tả các sự kiện lịch sử, …
Tôi cho đó là phản xạ sớm và đúng đắn của Nhật Tuấn.
Vĩnh biệt anh, tôi tin tên anh sẽ còn được nhắc nhở trong công chúng, trong giới nhà văn bè bạn và thế hệ sau.
***
Đương thời, có một việc khó quên: một hôm, tôi đang đứng ở lối vào 51 Trần Hưng Đạo thì thấy Nhật Tuấn ở trong sân nhà 49 Trần Hưng Đạo (trụ sở Nxb. Văn học hồi ấy) chạy ra, nỏi to: ông Ân đây phải không? Ông là người đầu tiên viết bài điểm sách tập truyện ngắn “Trang 17″ của tôi.
***
CÁC TÁC PHẨM CHÍNH CỦA NHÀ VĂN NHẬT TUẤN:
- Trang 17 (tập tr. ngắn, 1978)
- Con chim biết chọn hạt (tập tr. ngắn, 1981)
- Bận rộn (t. thuyết, 1985)
- Mô hình và thực thể (t. thuyết, 1986)
- Lửa lạnh (t. thuyết, 1987)
- Biển bờ (t. thuyết, 1987)
- Tín hiệu của con người (t. thuyết, 1987)
- Đi về nơi hoang dã (t. thuyết, 1988)
- Niềm vui trần thế (t. thuyết, 1989)
- Những mảnh tình đã vỡ (t. thuyết, 1990)
- Tặng phẩm cho em (tập tr. ngắn, 1995)
- Một cái chết thong thả (tập tr. ngắn, 1995)
(theo sách thống kê về hội viên của Hội Nhà văn VN, bản in 2010; hẳn là còn thiếu, vì mươi năm gần đây Nhật Tuấn không liên hệ với Hội Nhà văn VN)