Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Ngẫu hứng Trần Tiến 21

(19-07-2013)

Lập à,

Đọc lại cái Ngẫu hứng 20 cứ thấy thiêu thiếu, anh viết bổ sung đôi dòng.
Chúng ta đã từng vạ vật đủ nghề lăng nhăng để khỏi đói, rồi may mắn, anh đươc làm nhạc sỹ, em làm nhà văn. Chắc Trời “phân công công tác” (!)

Ngày nọ, thằng Khanh “khú” rủ anh đi quán cà phê nhạc ở Vũng Tàu, có cô ca sỹ hát rất hay bài “Ngũ sắc biển" anh mới viết. Lần đầu bài hát biển dành cho người dân biển nghe. Anh thấy lâng lâng. Lại lâng lâng, em ạ.
Nhìn bóng cô bé ra chỗ lấy xe và tiếp tục nổ máy, tằng tằng đi hát show khác, anh chỉ thấy bùi ngùi, ngày trẻ mình cũng chạy show như điên kiếm sống, như thế.
Một năm sau, không biết trong câu chuyện gì đó, Khanh khú kể:

“Cô gái ấy sống một mình trong một biệt thự ngon lành, cỏ mọc hoang vu, do bố mẹ vượt biên để lại. Bao nhiêu tiền đi hát, cô dành cho nghĩa trang riêng cô ấy mua để chôn những đứa trẻ đã chết, khi chưa kịp chào đời. Những đứa trẻ bị người ta bỏ đi trong bệnh viện, trước cửa chùa, trong thùng rác… những bào thai xấu số. Có ngày cô ấy gặp em than: ‘hôm nay em phải chôn cả chục đứa bé’. Nghe rợn người”.
Cứ đến ngày 1-6, rằm tháng tám, hay tháng gì đó, của những linh hồn cô độc lang thang, người ta thấy, giữa những khu đất có chủ bỏ hoang vì “đóng băng bất động sản” có một vầng sáng hắt lên bầu trời đen, vầng sáng ấm áp từ khu đất riêng của cô gái. Ánh sáng lung linh của những ngọn nến bé nhỏ, trên những ngôi mộ bé nhỏ. Ngôi mộ nào cũng có một cái tên, cô ấy tự đặt. Búp bê, đèn kéo quân và hoa rải rác đầy nghĩa trang . Người ta còn nghe, đâu đó, nhỏ nhẹ tiếng hát ru và lời thì thầm của cô ca sỹ nghèo.
-Sao cô ấy không theo gia đình, về Mỹ?
-Chả biết, cô ấy không muốn đi đâu, không lấy chồng, ăn cơm chợ, đi hát quán. Đêm đêm trở về, thầm thì với những linh hồn bé bỏng ngoài nghĩa trang riêng mình.
-Khanh có bịa không đấy?
- Không tin, ngày mai 1-6, anh đi với em.
Anh nhát, chẳng dám đi, chỉ thấy buồn buồn.
Nếu là nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa, thì Lập nên đi thực tế hiện trường, có khi viết được cái gì đó, về một hiện thực đẹp đẽ. Anh thì không.
Kể lại thế thôi, đã thấy mình giống Bồ Tùng Linh rồi. Anh không viết được văn, vì nhà văn phải tính kỹ lắm trong cấu trúc văn chương. Làm gì gán được ông Đỗ Nhuận, với nghĩa trang cô ca sỹ và nghề chỉ chỉ chỏ chỏ…

Nhưng viết lan man mới là văn… của kẻ viết nhạc, suốt đời hát những câu ca...lan man.

Anh biết mình chỉ làm được nhạc thôi. Âm nhạc, dù sao, cũng vẫn là một vòm cây mơ mộng, bé xíu, để những đứa bé nhát gan như anh trốn vào. Âm nhạc dành cho kẻ yếu đuối.

Những đứa bé sợ người lớn và những chuyện của người lớn.
Những đứa bé chỉ thích truyện cổ tích.
Đôi khi cũng có những truyện của người lớn, giống như cổ tích.
Lâng lâng và buồn buồn