Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

CÁC “TAI NẠN VĂN CHƯƠNG” (11): TRẦN DẦN – THƠ (2)

Lá thư ngỏ online đầu tiên trong lịch sử “phản biện” Việt Nam

Hoàng Hưng

TetMauTy2008 001

Những người khởi xướng Thư ngỏ

Đúng ra lá thư ngỏ online đầu tiên trong lịch sử phản biện VN phải là lá thư phản đối vụ hạ tranh của Trương Tân và Nguyễn Quang Huy hồi năm 2007 do nhà thơ kiêm phê bình mỹ thuật Dương Tường, nhà văn Châu Diên (Phạm Toàn) và một số hoạ sĩ Hà Nội khởi xướng. Nhưng sau một thời gian chờ đợi để biên tập hoàn thiện, lá thư đã bị… hoãn lại để rồi không gửi nữa vì… việc đã nguội ngắt! Chuyện này sẽ kể một dịp khác.

 

Cho nên thư ngỏ vụ “Thơ Trần Dần bị thu hồi” thành ra lá thư ngỏ online đầu tiên.

Đầu đuôi như sau:

Hội Thơ Nguyên tiêu năm 2008 diễn ra được đôi ngày thì người viết bài này nhận được một email từ ai đó (không nhớ) báo tin: Sách “Thơ Trần Dần bị ngưng bán tại Văn Miếu”, tiếp đó có lệnh thu hồi từ Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT). Liền điện thoại ngay cho hai ông anh Dương Tường và Châu Diên: “Phải làm cái gì đi chứ!”. Ít ngày sau, ngày 1/3/2008, nhận được lệnh tập trung ở nhà anh Châu Diên (Phạm Toàn) (một căn hộ “quys chôộc” ở Ciputra Hồ Tây, của con gái anh) để thông qua thư ngỏ phản đối do Châu Diên khởi thảo. Những người có mặt thấy rằng: 1/ Thư lời lẽ hơi “nặng” – “cụ” Phạm này nóng tính – phải để anh Phạm trẻ hơn (Phạm Xuân Nguyên) biên tập lại, bộ “tam lão” Dương Tường, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Hưng duyệt cuối cùng. (Ba “cụ” bỏ ra một ngày họp tại nhà “cụ” Dương để sửa đi sửa lại. Cẩn thận thế đấy, lần đầu ra quân mà, phải cân nhắc sao cho lời lẽ thẳng, mạnh, dứt khoát nhưng vẫn ôn hoà, để “họ” có thể/ phải nghe). 2/ Để “cụ” Nguyễn có học hàm GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, đứng đầu danh sách, mặc dù “cụ” không phải kẻ khởi xướng hay thảo thư – đó là chiều theo tâm lý các vị quan chức ta bao giờ cũng nể người có chức sắc “đương” hoặc “cựu”. 3/ “Cụ” Hoàng, có nhiều liên lạc email nhất bọn, tự nguyện nhận nhiệm vụ gửi bản thảo thư lấy chữ ký qua internet.

Một sự cố nhỏ: thư chính thức chưa gửi đi, một nhà thơ đã nhanh nhảu tung lên blog của mình! Lập tức “cụ” Hoàng được BBC gọi phỏng vấn. Hơi phiền, nhưng cũng có cái hay: các cơ quan hữu trách Việt Nam sớm nhận ra vấn đề không đơn giản như họ nghĩ!

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/03/080304_trandan_letter.shtm)

Ngày 5/3/2008, sau vài ngày, thư ngỏ thu được 137 chữ ký, rất nhiều nhân vật tên tuổi trong và ngoài nước tham gia, có cả GS Toán học trẻ tuổi Ngô Bảo Châu lúc ấy đang giảng dạy ở Pháp, một số giáo sư người Mỹ và Pháp có quan hệ với giới văn hoá Việt Nam. “Cụ Hoàng” nảy sáng kiến: Ba “cụ” phải kéo nhau đến các cơ quan hữu trách đưa tận tay lãnh đạo, để họ không thể chơi ngón trì hoãn rồi đổ “lỗi tại chị văn thư”. Đến Hội Nhà văn không gặp ông Chủ tịch Hữu Thỉnh, phải trao cho Văn phòng, ngay tối hôm ấy “cụ” Hoàng gọi điện cho ông, thì ông rất “hồ hởi”, bảo “Yên tâm, sẽ báo cáo lên trên ngay”. Đến Ủy ban Văn hoá Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội thì rất vui. GS Nguyễn Minh Thuyết reo lên: “Ôi, có dịp gặp toàn các ông anh thân quý!”. Ông còn nhận chuyển giúp thư tới Ủy ban Pháp luật. Nhưng đến Bộ TTTT thì phân vân chưa biết làm sao vào được “cửa quan” có bảo vệ gác nghiêm ngặt. Nói vào đưa “Thư ngỏ phản đối” thì chưa chắc lọt cửa. Bèn điện thoại tham vấn GS Chu Hảo. Chu GS mách nước: “Tôi biết tên anh Chánh Văn phòng. Cứ nói đúng tên anh ta là bảo vệ cho vào”. “Cụ” nguyên thứ trưởng thuộc phép tắc “cửa quan” thật!

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/03/080306_trandan_letter_update.shtml)

Thư ngỏ tung lên hai mạng cùng lúc: talawas, Diễn Đàn, không kể các blog Trần Nhương, Nguyễn Trọng Tạo… Ngay hôm sau, lệnh thu hồi bị bãi bỏ, thay bằng lệnh phạt hành chính Công ty Nhã Nam (đơn vị bỏ tiền in sách) vì… sai thủ tục.

Nhưng… vài ngày sau nữa, “cụ” Hoàng bỗng nhận được “Giấy mời làm việc” tại Công an Phường (Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Hai buổi căng thẳng, lý do chính là vụ “Thư ngỏ” (Công an “không phải dạng vừa”, “cụ” Hoàng không phải tác giả chính của Thư, cũng không đứng đầu danh sách ký, mà lại được chiếu cố đặc biệt thế!), nhưng từ đó còn lan ra nhiều chuyện khác như: tại sao tham gia BBT Talawas “phản động”, có nhận tiền của các cơ quan văn hoá nước ngoài (Anh, Pháp, Đức) không? v.v và v.v. Nhưng rồi cuộc “làm việc” cũng dịu dần trước thái độ thẳng thắn đàng hoàng của “cụ”, phía bên kia thì hai anh sĩ quan trẻ (chắc là của A25) tỏ ra hiểu biết. “Vui” nhất là ông thủ trưởng của các anh, khi kết thúc “làm việc”, ông đến để “chứng giám”. Mở đầu ông nói ngay, giọng hơi “cay cú”: “À, thế là các anh thắng phải không?”. Quả thực “cụ” Hoàng bất ngờ vì câu nói đó của một viên quan an ninh cấp cao. “Cụ” bật cười: “Sao anh lại nói thế? Chúng ta đã thắng chứ, chúng ta đã ngăn chặn được một việc làm sai trái làm mất uy tín của Nhà nước!”.

Thế là vụ “Thơ Trần Dần”, vụ “thư ngỏ online” đầu tiên đã thành công, có lẽ vì “nhà chức trách” chưa từng phải đối mặt với kiểu lấy chữ ký qua mạng, một cái nhấp chuột có thể thu được hàng trăm chữ ký khắp thế giới, không còn như cái thuở nhà thơ Bùi Minh Quốc phải xách thư “Kiến nghị” về việc nhà văn Nguyên Ngọc bị truất chức TBT báo Văn Nghệ, chạy từ Nam ra Bắc hàng ngàn cây lô mếch, mới được vài chục chữ ký đã bị treo giò!

Vụ này chính là cảm hứng trực tiếp cho vụ “Kiến nghị Bauxite” năm sau (văn bản cũng do “cụ” Phạm khởi thảo), và tiếp theo là nhiều vụ khác, mới nhất là vụ “Yêu cầu trả tự do cho nhà văn Nguyễn Quang Lập”, và Thư gửi lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam của 42 nhân sĩ trí thức về việc quan hệ với China Cộng và Mỹ.

TiepnhanThungotaiUybanVHGDTNTNNDQuochoiOngNguyenMinhThuyetngoiphiasaubentraiNguyenMinhThuyet_thu

GS Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà thơ Dương Tường trao Thư ngỏ cho GS Nguyễn Minh Thuyết tại Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên Nhi đồng Quốc hội (thứ tự trái – phải, trước – sau)

Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2008

THƯ NGỎ

Kính gửi :  – Ông Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Khoa học-Giáo dục, Quốc hội CHXHCN Việt Nam

- Ông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Quốc hội CHXHCN Việt Nam

- Ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông CHXHCN Việt Nam

- Ông Tổng Thanh tra Chính phủ CHXHCN Việt Nam

- Ông Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam

            Chúng tôi, những nhà hoạt động văn hóa, văn nghệ, khoa học, và những người yêu văn học nghệ thuật, ký tên dưới đây, xin trân trọng gửi các vị thư ngỏ này nhân vụ việc liên quan đến tập sách Trần Dần – Thơ (Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam và Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản, 2008) vừa bị ngưng phát hành.

      Thưa các vị,

      Trần Dần (1926 – 1997) là một nhà thơ nổi tiếng và quan trọng của Việt Nam. Ông là một chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, là một nhà văn nhà thơ đã có nhiều tác phẩm đóng góp cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của đất nước. Mặc dù bị oan khiên hoạn nạn trong vụ Nhân văn – Giai phẩm, nhiều chục năm phải sống trong im lặng và bóng tối, với bản lĩnh của một nghệ sĩ chân chính Trần Dần vẫn không ngừng sáng tạo và đã để lại một di cảo đồ sộ có giá trị cách tân cao đối với văn học Việt Nam. Mười năm sau khi ông qua đời, mới chỉ có một phần nhỏ của di cảo đó được xuất bản: Bài thơ Việt Bắc, Cổng tỉnh Mùa sạch. Riêng tập Cổng tỉnh đã được nhận Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994. Năm 2006, Trần Dần đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng với các bạn ông trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm là Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán.

      Nhưng trong khối di cảo của Trần Dần vẫn còn rất nhiều sáng tạo giá trị. Độc giả, đặc biệt là những người yêu thơ, vẫn khao khát chờ đợi được biết thêm, khám phá thêm những thể nghiệm thơ phong phú, đa dạng của ông suốt trong ba mươi năm lầm lũi làm việc trong bóng tối theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tập Trần Dần – Thơ, được chắt lọc từ di cảo với  nhiều tâm huyết và công sức, là một cố gắng của gia đình nhà thơ, của những người biên soạn và của nhà xuất bản nhằm đưa ra ánh sáng những sáng tác của một nhà thơ lớn, đáp ứng yêu cầu thưởng thức của công chúng độc giả. Đây có thể coi là một tuyển tập thơ Trần Dần tương đối đầy đủ và toàn diện, góp phần làm vinh dự cho nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Cuốn sách đã in xong, đã được phép phát hành, và đã được đưa ra thị trường. Giới văn học cả nước và đông đảo công chúng yêu thơ đang háo hức tìm mua, tìm đọc. Nhưng trong Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VI (21/2/2008) tổ chức tại Văn Miếu, Hà Nội, tập Trần Dần – Thơ đã không được phép đưa vào bán bình thường như các cuốn sách khác, theo một lệnh miệng từ Cục Xuất bản. Tiếp đó, ngày 26/2/2008, sau cuộc làm việc của đoàn thanh tra liên ngành do Bộ Thông tin – Truyền thông cầm đầu với Công ty Nhã Nam, tập Trần Dần – Thơ đã bị ngưng phát hành vì lý do “vi phạm quy trình xuất bản”.

      Thưa các vị,

      Những động thái nói trên đối với tập sách Trần Dần – Thơ từ phía cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông đã thực sự gây băn khoăn và lo ngại cho giới văn học và công chúng. Một tập thơ đã được chuẩn bị và biên soạn kỹ lưỡng, công phu trong suốt hai năm trời, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình xuất bản, vừa được ra đời và phát hành thì đột nhiên bị ngưng với một lý do hoàn toàn không phải về tư tưởng, nội dung. Chúng tôi lấy làm khó hiểu về điều này. Và từ thực tế hành xử của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các tác phẩm sáng tạo trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà lâu nay, chúng tôi lấy làm lo ngại cho số phận của tập sách Trần Dần – Thơ. Xin phép được nhắc lại với các vị một số trường hợp cách đây không lâu, điển hình là việc thu hồi và tiêu hủy tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của nhà văn Bùi Ngọc Tấn (2000), việc thu hồi 4 tập truyện ngắn đã được phép tái bản của nhà văn Dương Nghiễm Mậu và việc gỡ tác phẩm đang triển lãm của hai họa sĩ Trương Tân và Nguyễn Quang Huy (2007).

      Ở nước ta lâu nay việc cấm đoán tương tự đối với tác phẩm văn hóa nghệ thuật thường xảy ra. Ai cũng biết hành động này không những thiếu văn minh và không mang tính pháp lý, mà còn bóp nghẹt tự do sáng tạo, kìm hãm sự phát triển văn hóa, biểu hiện sự thô bạo và ấu trĩ của một cung cách quản lý xã hội bất chấp pháp luật và đứng trên những quan hệ dân sự tối thiểu của một quốc gia thực tâm định hiện đại hóa. Tuy nhiên nó cứ tiếp tục diễn ra chỉ vì lâu nay không mấy ai lên tiếng phản đối, và có phản đối thì cũng bị vùi lấp trong sự im lặng đáng sợ.

      Thưa các vị,

     Vì sự tồn vong và phát triển của đất nước,

     Chúng tôi, ký tên dưới đây, yêu cầu các vị

Trước mắt, hãy xem xét và đình chỉ ngay mọi hành xử nhằm ngăn chặn việc phát hành sách Trần Dần – Thơ của một nhà thơ quá cố mà nội dung chỉ đem lại vinh dự cho dân tộc Việt Nam văn hiến này.

      Tiếp đó, hãy xem xét lại cung cách ứng xử của những cơ quan nhà nước về mặt pháp lý và về quan hệ dân sự đối với những trường hợp tương tự trường hợp của nhà thơ Trần Dần, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, nhà văn Dương Nghiễm Mậu, các họa sĩ Nguyễn Quang Huy và Trương Tân .

       Sau nữa, trên tinh thần tôn trọng pháp luật và tôn trọng các giá trị nhân quyền và văn hóa, từ nay cần chấm dứt cách thức hành xử thiếu văn minh và thiếu cơ sở pháp lý đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật nói riêng, các sáng tạo tinh thần nói chung.

      Xin kính gửi các vị lời chào trân trọng và xin cám ơn trước về những biểu hiện văn minh dân sự mà chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được từ các vị. 

clip_image002

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN VÀO THƯ NGỎ

1/ Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Văn học, Hà Nội

2/ Dương Tường, nhà thơ, dịch giả, Hà Nội

3/ Phạm Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

4/ Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, Hà Nội

5/ Giáng Vân, nhà thơ, nhà báo, Hà Nội

6/ Phạm Toàn (Châu Diên), nhà văn, dịch giả, Hà Nội

7/ Cao Việt Dũng, dịch giả và nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội

8/ Hoàng Cầm, nhà thơ, Hà Nội

9/ Lê Đạt, nhà thơ, Hà Nội

10/ Nguyên Ngọc, nhà văn, Hà Nội

11/ Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng

12/ Hoàng Ngọc Hiến, Tiến sĩ, nhà lý luận phê bình văn học, nguyên Giáo sư Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội

13/ Nguyễn Đăng Mạnh, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Đại học Sư phạm Hà Nội

14/ Nguyễn Đình Chú, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Đại học Sư phạm, Hà Nội

15/ Trần Đình Sử, Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, Đại học Sư phạm Hà Nội

16/ Vũ Ngọc Liễn, nhà nghiên cứu nghệ thuật sân khấu, Quy Nhơn

16/ Đinh Bá Anh, dịch giả, Viện Goethe Hà Nội

18/ Lại Nguyên Ân, nhà lý luận phê bình văn học, Hà Nội

19/ Trần Văn Thủy, đạo diễn phim tài liệu, Hà Nội

20/ Võ Hồng, nhà văn, Nha Trang

21/ Vũ Thế Khôi, Nhà giáo ưu tú, dịch giả, hội viên HNV VN, nguyên Trưởng khoa Nga, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội

22/ Vân Long, nhà thơ, Chủ tịch Hội đồng Thơ HNV Hà Nội

23/ Nguyễn Xuân Khánh, nhà văn, Hà Nội

24/ Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ, nhạc sĩ, Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà Văn Việt Nam khóa VI

25/ Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM

26/ Nguyễn Xuân Lộc, Dr. Phil. (Toán, ÐH Aarhus-Ðan Mạch), Dr. rer. nat.habil. (Toán, ÐH Erlangen,  CHLB Ðức), Giáo sư Viện Khoa học Tính toán-Ðiều khiển (VKHVN, 1979-1990), Hà Nội

27/ Phạm Thị Hoài, nhà văn, nhà báo, Berlin, CHLB Đức

28/ Ngô Bảo Châu, Gíáo sư Toán Đại học Paris-Sud, Pháp, thành viên dài hạn của Viện Institute for Advanced Study, Princeton, Mỹ

29/ Nguyễn Mạnh Hùng (bút danh Nam Dao), Giáo sư Kinh tế học, Đại học Laval, Quebec, Canada

30/ Trịnh Lữ, dịch giả, Hà Nội

31/ Đinh Trọng Hiếu, cựu Nghiên cứu viên CNRS, Pháp

32/ Nguyễn Đỗ, nhà thơ, dịch giả, San Francisco, Mỹ

33/ Hà Vũ Trọng, dịch giả, Canada

34/ Nguyễn Hữu Hồng Minh, nhà thơ, TPHCM

35/ Nguyệt Phạm, nhà thơ, TPHCM

36/ Lê Trọng Phương, nhà văn, dịch giả, Giảng viên Đại học Bonn, CHLB Đức

37/ Trang Hạ, nhà báo, dịch giả, Đài Bắc, Đài Loan

38/ Nguyễn Kim Cương, Bác sĩ Y khoa, Đại học Y Hà Nội

39/ Uông Đình Đức, nguyên cán bộ Tổng Công ty Thép Việt Nam, TPHCM

40/ Nguyễn Văn Tạc, nhà giáo về hưu, Hà Nội

41/ Đào Thái Tôn, PGS TS, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội

42/ Nguyễn Thị Nhật Lệ, nhà báo (Báo Lao Động), TPHCM

43/ Trịnh Cung, họa sĩ, TPHCM

44/ Phương Lan, nhà thơ, TP HCM

45/ Nguyễn Sĩ Chung, biên kịch và đạo diễn phim tài liệu, Hà Nội

46/ Trần Thị Trường, nhà văn, Hà Nội

47/ Trần Trọng Vũ, họa sĩ, Paris

48/ Thuận, nhà văn, Paris

49/ Trần Lương, họa sĩ, Hà Nội

50/ Huila Nghiêm, Luanda (Angola)

51/ Lý Đợi, nhà thơ, TP HCM

52/ Trần Tiến Dũng, nhà thơ, TP HCM

53/ Hà Thủy Nguyên, nhà văn, Hà Nội

54/ Trần Đồng Minh, nhà giáo về hưu, Hà Nội

55/ Lê Phú Khải, nhà báo, TP HCM

56/ Dương Thanh Vân, nhà giáo về hưu, Hà Nội

57/ Lưu Diệu Vân, nhà thơ, nhà báo, Boston, Mỹ

58/ Nguyễn Đức Tùng, nhà thơ, Canada

59/ Tường Vân, nhà thơ, Thư ký tòa soạn tạp chí Saigon City Life, TP HCM

60/ Nguyễn Thị Thuận, Tiến sĩ ngôn ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

61/ Nguyễn Quang Trọng, Giáo sư Đại học Rouen, Pháp

62/ Phan Thị Trọng Tuyến, nhà văn, xét nghiệm Y khoa, Pháp

63/ Trang Thanh, nhà thơ, phóng viên, Hà Nội

64/ Hà Dương Tuấn, chuyên gia công nghệ thông tin ở Pháp, đã nghỉ hưu

65/ Phạm Xuân Yêm, Nghiên cứu viên CNRS và Giáo sư Đại học Pierre et Marie Curie, Paris

66/ Lê Anh Hoài, nhà văn, nhà báo, Hà Nội

67/ Phùng Tấn Đông, nhà thơ, Quảng Nam

68/ Đoàn Minh Tuấn, Giảng viên đại học, Đại học Hồng Bàng, TP HCM

69/ Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt

70/ Ý Nhi, nhà thơ, TP HCM

71/ Tạ Duy Anh, nhà văn, BTV NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội

72/ Đỗ Quyên, nhà thơ, nhà báo, Canada

73/ Vũ Đức Trung, họa sĩ, Hà Nội

74/ Nguyễn Tú Minh, nhà giáo, Hà Lan

75/ Đào Hùng, Phó Tổng biên tập tạp chí Xưa & Nay, Hà Nội

76/ Nguyễn Thị Từ Huy, nghiên cứu sinh Đại học Paris 7, Pháp

77/ Lê Tuấn Huy, Tiến sĩ Triết học, dịch giả, TPHCM

78/ Phạm Phú Đức, nghiên cứu sinh Khoa học chính trị, Melbourne, Australia

79/ Nguyễn Thị Thanh Phương, viết văn-thơ, sinh viên Đại học Paris 8

80/ Đỗ Mạnh Quân, nghệ sĩ tạo hình, Praha, Cộng hoà Czech

81/ Tô Hải, nhạc sĩ, TPHCM

82/ Lý Lan, nhà văn, Hoa Kỳ

83/ Nguyễn Thị Liễu, giáo viên Văn, Hà Nội

84/ Văn Giá, Tiến sĩ, nhà văn, Hà Nội

85/ Ngô Minh, nhà thơ, nhà báo, Huế

86/ Trương Phước Lai, nghiên cứu sinh Hóa học tại Montpellier, Pháp

87/ Nguyên Hùng, độc giả thơ

88/ Công Nam, nhà thơ, Hải Phòng

89/ Kiến Lâm, Kiến trúc sư, Hà Nội

90/ Chu Văn Sơn, Tiến sĩ, nhà phê bình văn học, Hà Nội

91/ Đỗ Ngọc Thống, PGS TS Viện Chiến lược & Chương trình giáo dục, Hà Nội

92/ Nguyễn Thị Phương Hoa, Tiến sĩ Tâm lý học, Đại Học Quốc gia Hà Nội

93/ Nguyễn Huy Chính, Bác sĩ, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội

94/ Nguyễn Vân Anh, nhà tư vấn tâm lý, Giám đốc trung tâm CAGA, Hà Nội

95/ Đinh Đoàn, Thạc sĩ Tâm lý học, Sở Giáo dục Hà Nội

96/ Đoàn Huy Giao, nhà thơ, đạo diễn, Đài truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng

97/ Ngô Thúy, họa sĩ, Hà Nội

98/ Lê Quốc Việt, họa sĩ, Hà Nội

99/ Trương Xuân Thiên, nhà báo, Hà Nội

100/ Nguyễn Đình Bổn, viết văn tự do

101/ Đặng Thơ Thơ, nhà văn, chủ trương tạp chí văn chương mạng www.damau.org, Hoa Kỳ

102/ Ngô Lực, nghệ sĩ thị giác, TPHCM

103/ Đinh Thị Nga, nhà sử học, nhà báo, Lâm Đồng

104/ Hoàng Ngọc Tuấn, nhà nghiên cứu âm nhạc & văn học, dịch giả, Sydney, Australia.

105/ BBT tạp chí điện tử Talawas, CHLB Đức

106/ Nguyễn Quốc Minh, Nhà báo, doanh nhân Ngày và Đêm, Hà Nội

107/ Trương Thái Du, tác giả văn chương và biên khảo cổ sử nghiệp dư, TP HCM.

108/ Đoàn Cầm Thi, Tiến sĩ văn học hiện đại Pháp, dịch giả, nhà phê bình văn học, Giảng viên văn học Việt Nam, Đại học Paris 7 Denis-Diderot.

109/ Nguyễn Thanh Tú, nhà báo, Tạp chí TGĐA, Hà Nội

110/BloggerMr.Do,http://blog.360.yahoo.com/blog-i6NVJtsyc6fL1iElqBL11pf3_ao-?cq=1&p=1355#comments

111/ Nguyễn Đức Tường, Tiến sĩ khoa học, nhà văn, cựu Giáo sư Đại học Ottawa

112/ Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ

113/ Đỗ Khiêm, nhà văn, Hoa Kỳ

114/ Nguyễn Hoàng Hải (Blogger Điếu Cầy), TP HCM

115/ Nguyễn Tiến Đức, Kỹ sư công trình đã nghỉ hưu, TP HCM

116/ Như Huy, nghệ sĩ thị giác, TP HCM

117/ Toàn bộ Ban biên tập tạp chí Da màu damau.org, Hoa Kỳ

118/ Đỗ Quang Nghĩa, nhà thơ, CHLB Đức

119/ Lê Minh Hà, nhà văn, CHLB Đức

120/ Vi Lãng, nhà thơ, Hoa Kỳ

121/ Song Chi, đạo diễn điện ảnh, TP HCM

122/ Khương Việt Hà, Nghiên cứu viên văn học, Hà Nội

123/ Ly Hoàng Ly, nhà thơ & nghệ sĩ thị giác, TP HCM

124/ Nguyễn Thị Ngọc Nhung, nhà văn, Hoa Kỳ

125/ Cao Quang Nghiệp, Giảng viên Đại học Hamburg, CHLB Đức

126/ Minh Hiền, nhà nghiên cứu độc lập, Hà Nội

127/ Nguyễn Khoa Thái Anh, nhà giáo, nhà văn, San Francisco, California, Hoa Kỳ

128/ Đào Mai Trang, nhà báo, nhà nghiên cứu hội họa, tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, Hà Nội

129/ Đỗ Trọng Khơi, nhà thơ, Thái Bình

130/ Nguyễn Ngọc Bích, dịch giả, tác giả sách A Thousand Years of Vietnamese Poetry (NXB Alfred Knopf o New York, 1975), Springfield, Virginia, Hoa Kỳ

132/ Đỗ Cường Chi, giảng viên âm nhạc về hưu, Hà Nội

133/ Vũ Thư Hiên, nhà văn, Paris

134/ Nguyễn Tiến Trung, Thạc sĩ , Kỹ sư Khoa học máy tính, Viện Khoa học ứng dụng quốc gia Pháp tại Rennes. Quân nhân Trung đoàn Gia Định

Ngoài ra, một số bạn nước ngoài quan tâm đến văn học Việt Nam cũng đã nhiệt tình tham gia ký tên vào thư ngỏ này:

Nora Taylor, Tiến sĩ Lịch sử mỹ thuật, Giảng viên Học viện Mỹ thuật Chicago, Hoa Kỳ

Emmanuel Poisson, Tiến sĩ Lịch sử, PGS Đại Học Paris 7 Denis Diderot.

Jean-Charles Sarrazin, nghệ sĩ, sống tại 184, rue de Crimée, Paris

(Danh sách tính đến 12 giờ ngày 5/3/2008, và còn tiếp tục trong những ngày tới, chúng tôi sẽ cập nhật và gửi đến quý vị)

Kính gửi : ÔNG CHỦ NHIỆM

ỦY BAN VĂN HÓA – KHOA HỌC – GIÁO DỤC

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kính gửi : ÔNG CHỦ NHIỆM

ỦY BAN PHÁP LUẬT

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kính gửi : ÔNG BỘ TRƯỞNG

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kính gửi : ÔNG CHỦ TỊCH

HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

Kính gửi : ÔNG TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Tháng Tư 26, 2015

CÁC “TAI NẠN VĂN CHƯƠNG” (9): THỜI CỦA THÁNH THẦN (5):Vũ Nho phê bình TCTT

Tháng Năm 4, 2015

Một phát hiện mới về Phật giáo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thời cổ đại

Tháng Năm 3, 2015

CÁC “TAI NẠN VĂN CHƯƠNG” (10): TRẦN DẦN – THƠ (1)

Tháng Tư 27, 2015

CÁC “TAI NẠN VĂN CHƯƠNG” (10): THỜI CỦA THÁNH THẦN (6): THẨM ĐỊNH CỦA HỘI NHÀ VĂN VN

Comments are closed.

Tìm kiếm

Hiện các bạn đọc có thể truy cập vào website theo hai địa chỉ Vanviet.infoVandoanviet.blogspot.com.

Danh ngôn

Defending the truth is not something one does out of a sense of duty or to allay guilt complexes, but is a reward in itself.

Bảo vệ sự thật không chỉ là việc người ta làm vì một cảm giác về bổn phận hay để xoa dịu phức cảm tội lỗi, mà tự nó là một phần thưởng.

Simone de Beauvoir

Bài viết mới
Ban biên tập

Địa chỉ liên lạc
1. Thơ
tho.vanviet.vd@gmail.com
2. Văn
vanviet.van14@gmail.com
3. Nghiên cứu Phê bình
vanviet.ncpb@gmail.com
4. Vấn đề hôm nay
vanviet.vdhn@gmail.com
5. Thư bạn đọc
vanviet.tbd14@gmail.com
6. Tư liệu
vanviet.tulieu@gmail.com
7. Văn học Miền Nam 54-75
vanhocmiennam5475@gmail.com