Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Đọc TRƯỜNG SA HÀNH của TÔ THÙY YÊN

Nguyễn Thị Thảo An

Mấy năm gần đây khi tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, nhiều người trong nước đã tìm đọc bài thơ Trường Sa Hành của nhà thơ Tô Thùy Yên. Nhiều bạn đọc tỏ ý tiếc, Trường Sa Hành là một bài thơ hay nhưng thiếu tính chiến đấu.

Người trong nước ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền văn học Xã hội chủ nghĩa, thường quen với quan điểm văn nghệ phục vụ cho chính trị, văn nghệ là vũ khí... nên lấy làm ngạc nhiên về tác phẩm lẫn tác giả.

Nói về bài Trường Sa Hành của Tô Thùy Yên, ngoài giá trị văn chương, bài thơ còn có một giá trị lịch sử đặc biệt. Bài thơ được sáng tác trong một chuyến du hành thăm đảo trong bối cảnh Hoàng Sa vừa bị Trung Cộng đánh chiếm (3/1974). Tô Thùy Yên là một nhà thơ đầu tiên đặt chân đến Trường Sa, viết một bài thơ đầu tiên cho Trường Sa. Bài thơ có một ý nghĩa chính trị về chủ quyền lãnh thổ mà người Việt nào tha thiết với vận mệnh đất nước không thể không biết tới.

Nội dung bài Trường Sa Hành diễn tả tâm trạng những người lính trấn thủ trên đảo. Ở thời điểm đó, Trung Cộng có thể tiến chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào. Có thể họ sẽ là những người nối gót Ngụy Văn Thà mới vừa tử thủ ở Hoàng Sa, hay theo dấu những người lính vô danh trong lịch sử.

Trước khi nói đến những người lính thời nay, xin nhắc sơ hình ảnh người lính thời xưa còn sót lại.

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của chiến tranh. Thế mà trong lịch sử, qua bao nhiêu chiến thắng lẫy lừng chống ngoại xâm, hình ảnh người lính oanh liệt ngày xưa biến đi đâu mất. Trong văn học sử chỉ ghi lại hình ảnh người lính tầm thường, nghèo nàn đến tội nghiệp.

“Ngang lưng thì thắt đai vàng

Đầu đội nón dấu vai mang súng dài Một tay thì cắp hỏa mai

Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền Thùng thùng trống đánh ngũ liên

Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.”

Nước mắt như mưa thì làm sao đánh giặc?

Mà không cứ gì đi ra trận mới khóc. Người lính đóng quân ở nơi cheo leo cũng than thở đến

xót ruột.

“Ba năm trấn thủ lưu đồn

Ngày thời canh điếm, tối dồn việc quan Chém tre đẵn gỗ trên ngàn

Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai Miệng ăn măng trúc măng mai

Những dang cùng nứa biết ai bạn cùng Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng”

Tại sao tác giả lại lấy hình ảnh “con cá nó vẫy vùng” trong giếng nước trong để kết thúc bài thơ? Hình ảnh con cá này đã ám ảnh tôi suốt từ thời đi học. Tại sao tác giả viết,“Con cá nó vẫy vùng” mà không phải là “con cá vẫy vùng”.

Câu thơ là một câu than. Nước giếng trong veo, không có mồi làm sao con cá sống? Ở chốn thâm sơn, cơm gạo đâu ra để người lính sống?

Cái cảnh người lính phải xoay sở để tự nuôi thân chính là cái cảnh “con cá vẫy vùng” trong giếng nước.

Nhưng “Con cá vẫy vùng” chỉ là hình ảnh, là trạng thái. Thêm chữ “nó” vào giữa câu thành “con cá nó vẫy vùng” Hình ảnh “con cá” trong thơ bỗng nhiên sống động hẳn. Cái khéo là ở cách dùng chữ. Cái hay của bài thơ cũng ở câu này. Con cá phải “vẫy vùng” làm sao để giữa giếng nước trong veo kia nảy sinh ra một con mồi? Đóng chỗ rừng núi cheo leo thế kia, người lính xoay sở đâu ra mấy hạt cơm bỏ bụng?

Trấn thủ đất liền đã khổ như vậy, ở đảo còn khắc nghiệt hơn. Trường Sa, xa mút mù khơi.

“Bốn trăm hải lý nhớ không tới”.

Cái đảo mơ hồ như một mảng đất liền bị trôi dạt ngoài khơi.

“Trường Sa! Trường Sa! Đảo chuếnh choáng! Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.

Lính thú mươi người lạ sóng nước, Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.

Đảo còn say sóng thì huống chi người!

Làm sao giữ đảo khi đầu óc mơ hồ, chân đi chưa vững? Những người lính trên đất liền bị

điều ra đảo ví như con cá đột nhiên bị quẳng lên bờ. Ở đây, người lính nhận ra họ phải bảo vệ một mảnh đất mà con người không sống được. Ngàn năm ở đây chỉ có sóng thiên cổ, gió miên man, gió khốc liệt, đảo không nước, mưa họa hoằn, nắng lóa như kim giũa, cây bật gốc,... Cái đảo từ thuở khai thiên lập địa hầu như chưa có dấu chân người.

“Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh Lên xác thân người mãi đứng yên.”

...

“Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt, Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi Đám cây bật gốc chờ tan xác,

Có hối ra đời chẳng chọn nơi?”

...

“Mặt trời chiều rưng rưng biển. Vầng khói chim đen thảng thốt quần Kinh động đất trời như cháy đảo

Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân.

Ta ngồi bên đống lửa man rợ, Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi, Nghe cây dừa ngất, gió trùng điệp Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi...”

Con người đột nhiên bị quẳng vào cuộc sống của người tiền sử. Môi trường khắc nghiệt, làm sao trụ được để tồn tại? Làm sao chống chọi với trời đất, với thiên nhiên đây? Bị điều quân ra đây, thân phận người lính rồi cũng bị thiên nhiên quật cho tơi tả như số phận những hạt giống hoang dã rơi rụng nơi đây.

“Đám cây bật gốc chờ tan xác, Có hối ra đời chẳng chọn nơi.”

Ai đã bày ra chiến tranh? Ai tạo ra thời thế để đày con người ra tận chốn này? Thương thân, trách phận rồi tự giận lấy mình, tự đày đọa, tự trừng phạt.

“Bốn trăm hải lý nhớ không tới. Ta khóc cười như tự bạo hành,

Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục, Đường thân thế lỡ,cố đi nhanh.”

Chống chọi với trời đất đã khó, chống chọi với chính mình càng khó hơn.

“Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi, Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.”

...

“Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng, Những cụm rong óng ả bập bềnh Như những tầng buồn lay động mãi Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.”

Giữa cảnh trời nước mênh mông, sự hoảng hốt tột cùng khi bị cắt đứt liên lạc với đồng đội, với cả thế giới loài người.

“Đất liền, ta gọi, nghe ta không? Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng. Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc. Con chim động giấc gào cô đơn.”

Trường Sa như đã trở thành một thế giới khác, con người bất chợt bị nhốt trong cái thinh lặng tuyệt nhiên của trời đất. Có thao thức nào bật dậy trước chiến tranh, để rồi chiêm nghiệm về lẽ sống còn của đời người, sự hữu hạn ngắn ngủi, nỗi cô đơn tột cùng của nhân loại.

“Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn. Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ”

Đứng trước vũ trụ bao la, con người dễ nhận ra thân phận mỏng manh nhỏ nhoi của kiếp người. Vậy mà vẫn phải làm cái việc vô nghĩa tức đem cái “hữu hạn nhỏ nhoi” của mình để giữ lấy cái bất biến trong trời đất. Có vô lý nào hơn?

“Sóng thiên cổ khóc biển tang chế. Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi? Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ.

Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.”

Người lính Trường Sa ngày nay cũng khóc như người lính thú. Cũng than thở xót xa như

cái anh lính trấn thủ lưu đồn ngày xưa. Than đó, khóc đó, nhưng vẫn ở đó, không trốn lính, không đào ngũ. Ai nói, chỉ khi người lính cầm súng họ mới chiến đấu? Người ta không nhìn thấy trận giặc trong lòng họ đấy thôi.

Người lính khi bắt đầu cầm súng, có ai mà không tưởng tượng ra cái chết của mình. Mình sẽ chết ở đâu đây? Lúc nào thì chết? Một viên đạn bay tới? Một mảnh pháo xớt qua? Một trái mìn tan xác? Nỗi ám ảnh này cứ dằng dặc, bám riết trong tâm trí. Và họ cũng giống như anh lính Paul Baumer của Erich Maria Remarque, phải tận mắt chứng kiến cái chết của từng đồng đội một. Chỉ đến khi nỗi kinh hoàng kéo dài quá độ thì con người mới thản nhiên với cái chết. Như cái chết bất ngờ của Paul Baumer, không làm xáo trộn nào trong dòng chữ báo cáo tình hình ngày hôm đó “Mặt Trận Miền Tây vẫn yên tĩnh.” Một người lính ngã xuống giống như người ta phụt tắt một ngọn nến.

Có lẽ người lính nào trên đời này cũng nhìn thấy số phận để rồi biết học cách chấp nhận số phận. Cứ như thản nhiên đi tới cái chết vậy.

Bài thơ diễn ta tâm trạng những người lính trấn đảo nhưng cuối cùng trở về nỗi thao thức thân phận của con người. Có lẽ con người là sinh vật duy nhất biết học lấy cách sống khác với bản năng của mình.

Cho tới nay, Trường Sa Hành là bài thơ về biển đảo hay nhất của Việt Nam. Nó ví như một viên minh châu đang chiếu lóng lánh giữa lòng dân tộc. Không cớ gì người Việt đọc Trường Sa Hành mà lại không giữ được Trường Sa.