Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Ngẫu hứng Trần Tiến 5

Trần Tiến

clip_image002

Hà nội ngày ấy, trước khi những đoàn quân tiến vào thủ đô, thật thanh bình. Phố vắng, người thưa. Loáng thoáng vài chiếc xe đạp, xích lô thư thả trên đường. Lâu lâu mới có tiếng xềnh xệch của chiếc mô-bi-lét xám, với chiếc mũ nồi che nghiêng mái tóc bạc của ông ký già nhà “giây thép “nào đó về hưu. Xế nổ, cả phố nhìn ngưỡng mộ, nhưng lại không thèm thuồng. Thèm thuồng  chỉ có lũ bọn anh, nhìn hau háu vào chiếc chảo “lèng cố” của ông Tàu áo đen, đang rán những vuông bánh nhỏ thơm phức, dụ trẻ con trước cửa trường. Chịu, không thể nhớ được món đó tên là gì. Ngày giải phóng Thủ đô, anh mới lên bảy. Bây giờ, có ai nhớ được, anh xin lạy ba vái.
Lũ con trai đi học về. Đằng đằng. Tớ tớ. Khoác vai nhau đi trên đường, (bây giờ thì bị gọi là “pê đê ” ngay) khoái chơi xô-vê, đánh khăng, đánh đáo. Hoặc tranh nhau hé mắt qua cái lỗ của thùng chiếu bóng quay tay ngoài vỉa hè, xem phim Tắc-giăng. Sướng lắm.
Bọn con gái thì chỉ thích ô mai, sấu dầm. Bây giờ vẫn còn thích. Mấy trò chơi nhảy dây, ô ăn quan, xóc đũa chuyền bốn, chuyền ba của các em ngày xưa, chơi cho đến mồ hôi ướt đẫm tóc mai duyên dáng. Giờ biết kiếm đâu ra?
Ờ mà sao, mới tí tuổi mà bọn anh đã biết mê gái nhỉ. Con Xuyến bàn trên, sáu tuổi bằng mình, mà nó cũng đã biết liếc trộm. Mình xé vở lấy giấy dán râu để em cười, bị cô giáo cốc đầu.Thật dơ. Sau này em thành bà ngoại, mỗi lần thấy mình, lại lấy hai ngón tay bắt chéo làm râu. Lêu lêu.
Ở hồ Ha-le ngày ấy, bây giờ gọi là Thuyền Quang, có cái cầu đá. Gần cầu có cái cọc để người ta câu ốc. Đầu cọc lúc nào cũng có em chuồn chuồn ớt đậu. Cả bọn cứ đi học về là ra cầu xếp hàng… đái thi. Đái cho ướt đầu em chuồn chuồn đỏ mới thôi. Có mỗi một thằng làm được, nhưng em chuồn cũng chẳng thèm bay. Mãi đến năm lớp bảy thì bọn chuồn mới phải phát khiếp mà bay đi hết. Vì đám con trai  đứa nào đứa nấy súng ống đã tốt lắm rồi.
Duy có một thằng đến ngày thôi học vẫn không bao giờ đái tới cái cọc. Sau này hình như nó làm nhà thơ với bài thơ nổi tiếng lắm. Bài “con chuồn đỏ ” gì đó…
EM VẪN NHƯ NGÀY XƯA
1. Biển chiều đầy sóng vỗ
chúng ta hát ca vui như trẻ thơ
bao năm dưới mái trường mộng mơ
ta như con sóng nô đùa
biển chiều đầy sóng vỗ
giấc mơ đã qua bao giờ, bao gi

ai cách xa phai mờ nỗi nhớ

em vẫn như ngày xưa


         2. Biển chiều đầy sóng vỗ

tóc em xõa bay mênh mang biển xa

em đã đến bên tôi hồn nhiên

đôi chân dỡn sóng xô
biển chiều đầy sóng vỗ
giấc mơ đã qua bao giờ, bao giờ
bao cách xa xóa nhòa năm tháng
em có quên chiều xưa
         3.Bạn đừng quên nơi ấy
chúng ta sống bên nhau vui hồn nhiên
em trốn dưới bóng cây thần tiên
cho tôi ngơ ngác đi tìm
biển chiều đầy thương nhớ
giấc mơ đã qua bao giờ, bao giờ
 xa mãi xa, cánh buồm xanh thắm
ôi giấc mơ tuổi thơ