Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Không phải là Đại Bất Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Cư sĩ Minh Đạt

Đại Bất Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, của Bùi Hoằng Vị,  không thể là Đại Bất Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, không thể.

Tôi có một người quen, cô ấy là một thiền giả. Cô ấy có kể cho tôi nghe về lần đến thăm Viện bảo tàng Chaitanya Jyoti, của Sathya Sai Baba. Tại đó, cô ấy đọc Lịch sử Tâm linh thế giới, lời của Sai Baba, vào đoạn cuối, cô ấy thấy viết rằng: thời gian tới Việt nam sẽ là trung tâm lãnh đạo Tâm linh thế giới (!); nội dung đại khái là vậy.

Cô ấy kể vậy. Cô ấy nói cô ấy không hiểu là thế nào. Tôi cũng thấy không hiểu là thế nào, không thể hiểu.

Vậy mà đọc: Đại Bất Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, của Bùi Hoằng Vị, thì tôi chợt hiểu ra. Cái hiểu của tôi, giờ chắc nịch.

Nhân vật chính của tác phẩm quá khiêm tốn, anh ta đi tu, bị bắt đi tu và anh ta mặc cả, rồi anh ta đành chấp nhận; chấp nhận sẽ chứng Thanh Văn A La Hán Quả. Anh ấy quá khiêm tốn. Tu và sống trong môi trường đặc quánh, nặng mùi tanh hôi, âm thanh âm ỹ, ngôn ngữ hỗn tạp,… cảnh giới Địa ngục; sinh ra trong gia đình có truyền thống ba đời phù thuỷ; sống môi trường xã hội, trường học, bệnh viện, tổ chức, đoàn thể toàn những quỷ và yêu quái, yêu tinh… cảnh giới Âm ty; vậy mà anh ta vẫn y, vẫn bát, vẫn vạn kiếp vẫn đếm bước theo thầy. Vậy thì anh ta là Buddha thật rồi, chứ còn gì nữa?

Trong môi trường ma quỷ và yêu tinh ấy, của Âm ty, của Địa ngục ấy sẽ có nhiều người như anh ta, vẫn y vẫn bát, tu tập… Việt Nam đã có thời ra ngõ gặp Anh hùng. Hiện nay ra phố gặp Nhà thơ. Sẽ có thời mở cửa gặp Buddha! Tôi tin là vậy.

Tu như nhân vật trong tác phẩm vẫn y, vẫn bát thong dong; vậy thì không phải là Prajnaparamitahridaya Sutra, mà phải là Vajracchedikaprajnaparamita Sutra! Vâng không thể là Đại Bất Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.