Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

Và, hắn đã đến

Truyện Nguyễn Viện

NVIEN - Sao chép

Chân dung nhà văn Nguyễn Viện

1.

Sân khấu ngoài trời.

Một ngọn đèn đỏ leo lét cuối chân trời, giống đèn chầu trong một ngôi thánh đường. Không bao giờ tắt.

Thời gian đọng lại trên đốm ánh sáng sự sống.

Rồi từ ngàn thu, ngọn đèn đỏ hiu hắt ấy bất chợt bùng lên và làm đầy cả không gian của quảng trường một màu máu thuần nhất, đơn điệu. Cùng lúc, tiếng trống cũng dấy lên từ xa xôi của quá khứ đến mang tai của hiện tại. Xao xuyến và dữ dội.

Ánh sáng làm người ta nhìn thấy phía trên sân khấu lủng lẳng những cánh tay gãy, những đôi chân què cụt, những cái đầu vỡ toác… và một vài tấm huy chương chiến đấu to như cái khiên.

Khi tiếng trống ngừng lại, cũng là lúc sàn sân khấu mọc lên hai chiếc ngai vàng đâu lưng vào nhau. Một người tay chống cằm ủ đầy âm mưu và người ta nhận ra đó là Nga hoàng Đại-đế bởi trang phục của ông ta. Người còn lại đang vuốt râu ngạo nghễ và người ta cũng nhận ra đó là một Thiên-tử Trung Hoa.

Ánh sáng tự thân của hai nhân vật từ từ rạng lên cho đến khi chói lòa thì tiếng nói của đám đông khán giả vọng vang khắp đất trời:

-Vạn vạn tuế Mãnh Vương oai hùng.

-Vạn vạn tuế Mãnh Vương đức độ.

Đoàn quân nhạc rầm rộ đi ngang trước sân khấu với khúc quân hành náo nhiệt.

Hậu cảnh như cả một bầu trời hiện ra những cảnh tượng chiến tranh từ cuộc trường chinh của Mao Trạch Đông đến Việt Nam, Afghanistan, Ukraine… Chiến đấu và tàn phá. Dũng cảm và bi thương. Cảnh tượng lặp đi lặp lại không dứt.

Thiên-tử mơ màng:

-Tôi có một giấc mộng.

Đại-đế đứng lên:

-Tôi có một ước mơ.

Họ nhìn về phía trước, nhưng không nhìn nhau.

Thiên-tử:

-Trường sinh bất lão.

Đại-đế:

-Thế giới hòa bình.

Chợt giữa đám đông có tiếng cười. Người ta nhận ra tiếng cười đó thoát ra từ miệng của trùm CIA William Colby thời chiến tranh Việt Nam. Giờ đây, Colby chỉ là một khán giả. Cũng không chắc đó là Colby thật, bởi ông ta đã chết từ lâu.

Đại-đế nói tiếp:

-Nhưng tôi cũng thích những đám mây hình nấm từ mặt đất bay lên và chúng mang theo những linh hồn từ muôn vạn kiếp… Một vẻ đẹp tận thế.

Có thêm nhiều tiếng cười từ dưới khán giả. Trong số ấy, người ta nhận ra một người Do Thái sống ở phố Wall.

Người Do Thái sống ở phố Wall gật gù:

-Yes, sir, một cảnh tượng ngoạn mục và huy hoàng đón ngày Chúa lại đến.

Đại-đế gầm gừ:

-Các ông có tư cách gì cười tôi?

Colby cũng đứng lên từ hàng ghế khán giả:

-Thưa Đại-đế, tôi lấy tư cách của một người giống ông, như ông.

Đại-đế:

-Giống tôi, như tôi thì có gì đáng cười?

Colby:

-Chính vì điều ấy.

Thiên-tử vẫn nhìn vào xa xăm:

-Giấc mộng hay ước mơ của chúng ta xét cho cùng cũng như nhau. Vì thế, chúng ta có cùng một bi kịch.

Dường như không một ai chú ý đến tự sự của Thiên-tử.

Một đoạn nhạc ngắn “Đức Mẹ nhân từ, cầu cho chúng tôi… Boong… Boong…” báo giờ của chiếc đồng hồ R.A. được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887 vang lên ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.

Khi ấy, tôi đang ngồi uống café với Ngự ở góc đường cuối nhà thờ và chúng tôi cùng nhìn về cái đồng hồ cổ kính ấy và nghe tiếng nhạc chuông của nó.

Tôi:

-Của quá khứ.

Ngự:

-Từ khi chúng ta chưa sinh ra.

Tôi:

-Và mãi mãi như thế.

Ngự thích café Americano ở đây. Tôi thích nhìn phố xá với Ngự. Chúng tôi chưa từng sống qua chiến tranh, nhưng chúng tôi được đầu thai từ chiến tranh.

Quán café chật cứng người ngồi.

Tôi nghe một ông già nói với bạn ở bàn bên cạnh, không phải tò mò nhưng không muốn nghe thì những âm thanh ấy vẫn chọc vào tai tôi:

-Bọn mình có cái may là vẫn còn sống sót để ngồi đây và nhìn ngắm những cô gái đẹp. Họ quyến rũ hơn cả chiến tranh.

Chẳng có lý do gì tôi lại không đồng ý với các cụ.

Ngự mặc áo hở vai. Vai Ngự đầy đặn nhưng thanh thoát.

Phía trên sân khấu, khuôn mặt của Đại-đế vốn đã đỏ lại càng đỏ hơn, giọng xỉa xói:

-Các ông chỉ là một bọn đạo đức giả.

Thiên-tử bấy giờ mới nhìn xuống khán giả như thể tìm kiếm một ai đó. Rồi ông ta lắc lắc cái đầu:

-Cũng vui mà.

Tiếng từ đám đông hô vang:

-Vạn vạn tuế Mãnh Vương đức độ.

Các vua chúa Trung Hoa từ Tần Thủy Hoàng đến Phổ Nghi đội mồ sống lại. Họ tìm cách leo lên sân khấu. Nhưng người của Colby đã chặn họ lại. Họ đứng bám chung quanh sân khấu như một kiểu thiết kế các hoa văn.

Colby hỏi to:

-Chúng nó làm cái gì thế?

Không ai đáp lời ông ta. Đó là một âm mưu.

Colby nói một mình:

-Cần phải tái lập trật tự. Những kẻ đã chết phải trở về chỗ của họ.

Đến lượt Đại-đế bật cười, hỏi Colby:

-Ông còn đứng đó làm gì?

Colby nói:

-Tôi không bao giờ chết. Vì thế, tôi cũng là người của tương lai. Và tôi ở đây để sắp xếp cho tương lai.

Thiên-tử xen vào:

-Một tương lai của nhân loại không chỉ có người Mỹ.

Đại-đế:

-Cũng không phải chỉ có người Hoa và người Mỹ.

Người Do Thái ở phố Wall đứng lên:

-Ở đâu có đồng tiền ở đó có người Do Thái.

Mọi người đều quay nhìn người Do Thái ở phố Wall, kể cả đám đông.

Tất cả đều lao xao:

-Có phải Hắn không? Hắn đến rồi sao?

Colby vội đính chính:

-Không phải Hắn. Hắn sẽ không đến đây.

Người Do Thái ở phố Wall hỏi Colby:

-Các ông đã bắt cóc Hắn?

Colby:

-Không. Chính chúng tôi cũng đang tìm Hắn.

Đại-đế giễu cợt:

-Theo tôi biết, Hắn vẫn đang còn ở Việt Nam.

Colby nổi điên. Việt Nam là nỗi đau của ông ta của Mỹ. Colby trả đũa:

-Chúng tôi đã tìm thấy dấu vết của Hắn ở Ukraine.

Đại-đế cười lớn:

-Hắn trốn qua Afghanistan rồi.

Đột nhiên, Đại-đế ngưng bặt. Cũng như Mỹ, Afghanistan là nỗi đau của người Nga. Nhưng có thể Đại-đế vẫn không biết tại sao người Nga lại thất bại ở Afghanistan. Colby biết. Cũng như ông ta biết tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam. Năm 1968, Việt Cộng tổng tấn công vào các đô thị Miền Nam và họ đã thất bại thảm hại. Chiến dịch Phượng Hoàng của Colby truy sát Việt Cộng đến từng ổ nằm vùng. Nhưng chỉ bốn năm sau, Việt Cộng đã hùng hậu trở lại và mở một chiến dịch quân sự mới, qui mô vào mùa hè 1972, khởi đầu cho chiến thắng sau cùng vào tháng 4.1975.

Colby nói với Đại-đế:

-Nỗi xấu hổ của chúng ta không đến từ lương tâm.

Đại-đế kinh ngạc:

-Ông nói cái gì thế?

Thiên-tử:

-Tôi không rảnh. Tôi bỏ tù tất cả bọn xét lại. Giấc mộng của tôi, giấc mộng Trung Hoa của một thiên tử phải trở thành hiện thực ngay khi tôi còn tại vị. Tôi không cần biết Hắn là ai.

Đại-đế:

-Thật ra, tôi cũng không bận tâm về Hắn.

Quay sang Colby, Đại-đế nói tiếp:

-Tôi có thể chia sẻ tin tình báo với ông về Hắn. Nhưng tôi không tin Hắn là cái gì đó quan trọng.

Colby nói với Đại-đế:

-Tôi biết ông nghĩ gì về Hắn.

Không như Colby, tôi không truy tìm hay chờ đợi gì ở Hắn. Nhưng tôi tin có Hắn. Như tin có Chúa. Tuy nhiên, ngay bây giờ, ở đây tôi chỉ muốn nghe thấy tiếng trái tim đập trong lồng ngực Ngự. Tôi muốn tìm ở đấy sự sống của sự sống tôi. Tôi muốn tìm ở đấy linh hồn của linh hồn tôi.

Ngự là bóng tối và ánh sáng của tôi.

Người Do Thái ở phố Wall nói nhỏ với Colby:

-CIA thất bại bởi CIA không lượng giá được ý chí của đối thủ. Tôi không tin Đại-đế cũng không tin Thiên-tử.

Colby giả vờ như không nghe, nói to:

-In God we trust.

Người Do Thái ở phố Wall bật cười trước sự ngây ngô của Colby, tuy nhiên ông ta cũng nói theo:

-In God we trust.

Đến lượt cả Đại-đế và Thiên-tử bật cười:

-Họ nghiện ma túy.

Tôi và Ngự hút chung một điếu cần sa. Chủ yếu là vui. Tôi không nghiện thứ gì, ngoài mùi Ngự.

Những con chim bồ câu sà xuống trước mặt chúng tôi. Có lẽ, đây là chỗ duy nhất ở Sài Gòn mà những con chim hòa bình không bị người ta bắt làm thịt. Bất chợt, tôi nhớ đến những con chim bồ câu quay rất ngon trong tiệm ăn ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Một món ăn của người Trung Hoa. Tôi sẽ dẫn Ngự đến đó, chiều nay.

Tôi:

-Đức tin là một phép màu mà con người có thể tạo ra.

Ngự:

-Em tin có phép màu, nhưng nó không thể do con người, cho dù con người có thể đồng nhất với Thượng đế hay vũ trụ.

Tôi:

-Về căn bản không có gì khác, nghĩa là vẫn có phép màu. Sự diễn giải khác nhau giữa anh và em, có lẽ chỉ là cách nhìn.

Colby nói với người Do Thái ở phố Wall:

-Chúng tôi có thể giúp ông kiếm tiền ở Trung Hoa. Họ có một đức tin cố đế mà tôi nghĩ ông có thể khai thác đến muôn đời sau.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Tôi phải làm điều gì cho các ông?

Colby:

-Ông không phải làm gì cho chúng tôi cả, ngoài việc kiếm tiền bỏ túi.

Người Do Thái ở phố Wall nhìn lên sân khấu, cận cảnh Thiên-tử đang uống trà.

Người Do Thái ở phố Wall:

-OK. Tôi hiểu.

Trong lúc đó, Đại-đế cởi áo khoác ngoài. Ông ta biểu diễn cơ bắp bằng một vài động tác võ thuật. Các hoàng đế Trung Hoa đang bám chung quanh sân khấu vội buông tay và họ đứng thõng người, cúi đầu.

Các Thượng phụ trang nghiêm đi ngang sân khấu và khuất dần như những bóng ma quá khứ.

Đại-đế:

-Tôi sẽ cứu rỗi nhân loại.

Colby hoảng hốt nhìn ra xung quanh và nói với đám đông:

-Cần phải ngăn chặn sự điên rồ của con người này. Các bạn có nghe thấy không?

Đám đông im lặng.

Colby tiếp:

-Một nguy cơ hủy diệt đang đến. Các bạn phải hành động ngay.

Đám đông vẫn im lặng.

Đại-đế:

-Tôi sẽ mở ra một trang sử mới cho nhân loại.

Tiếng nói từ đám đông:

-Hắn đây sao? Có phải Hắn không?

Colby hét lớn:

-Không phải người này. Hắn đang ở đâu đó bên Pakistan.

Thiên-tử:

-Cũng có thể Hắn đang ở Ấn Độ.

Đại-đế:

-Nhân loại cần cảnh giác.

Thiên-tử:

-Nhất đái, nhất lộ là giải pháp duy nhất cho một thế giới thịnh vượng. Một thế giới thịnh vượng là cơ sở vững chắc cho một nhân loại hạnh phúc. Một nhân loại hạnh phúc là một nhân loại không có Hắn.

Colby nói với đám đông:

-Đừng mắc lừa ông ta.

Đại-đế:

-Một gã mị dân.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Đa nguyên, đa dạng mới là vành đai và con đường cho thế giới hiện đại.

Nói xong, người Do Thái ở phố Wall vỗ vai Colby:

-Tôi sẽ đến Trung Hoa.

Colby gật đầu:

-Tôi sẽ lo hộ chiếu cho ông.

Thiên-tử:

-Bọn chúng ngửi thấy mùi tiền.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Tôi là kẻ lãng du của những giấc mộng.

Colby:

-Tôi là “Ác quỷ trên thiên đường” của Henry Miller.

Đại-đế:

-Tôi chỉ là một lãnh chúa đa cảm của cái nông trang giữa lòng “Chiến tranh và hòa bình” của  Lev Nikolayevich Tolstoy.

Thiên-tử:

-Tôi chính nghĩa-chính danh-chính nhân quân tử.

Khán giả trên toàn mặt đất cười rộ. Một bầu khí vui vẻ, đồng lõa của giả dối.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Sự biến đổi khí hậu khiến con người biến thái và bị chia cắt. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần ngồi lại với nhau để giải quyết những tranh chấp không đáng có và cần có những biện pháp cụ thể để kiểm soát vũ khí. Con người được sinh ra không phải để bắn giết lẫn nhau, mà con người được sinh ra để chống lại Hắn, vì hạnh phúc của con người.

Thiên-tử:

-Giấc mộng của tôi không đe dọa hòa bình thế giới.

Đại-đế:

-Ước mơ của tôi cũng chỉ là niềm hi vọng về một thế giới đại đồng.

Colby:

-Chúng tôi chỉ là kẻ giữ gìn trật tự.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Tất cả các bạn đều đúng. Các bạn đáng được tưởng thưởng.

Quay lại với đám đông khán giả, người Do Thái ở phố Wall:

-Một tràng pháo tay cho các tinh hoa của thế giới.

Người Do Thái ở phố Wall vỗ tay trước làm mẫu, cả loài người tiến bộ vỗ tay theo. Tuy nhiên, bọn cực hữu ngồi cuối sân khấu lại xua tay phản đối.

Họ la ó:

-Xuống đi. Xuống đi.

Người Do Thái ở phố Wall đã cướp diễn đàn:

-Lịch sử là một đầm lầy. Chúng ta đang có cơ hội để tát cạn đầm lầy, san phẳng những bất công và lột mặt cái trá ngụy của đức tin. Hãy nhìn về phương Đông. Ánh sáng lung linh trên băng tuyết của Himalaya. Nhưng chân lý lại ẩn mật trong những hang sâu của thiền giả và bị con người lãng quên. Hãy trở về. Chúng ta đã đi quá xa vào cõi miền vô định. Nhưng chúng ta biết về đâu? Có thể Hắn là người duy nhất biết chúng ta phải về đâu. Nhưng có thể Hắn đã chết. Cũng có thể Hắn từ bỏ chúng ta. Chúng ta phải làm gì bây giờ?

Đại-đế:

-Người đàn ông này lảm nhảm cái gì thế?

Thiên-tử:

-Chân lý ở phương Đông.

Không gian chuyển sang màu xanh, từ màu xanh của bầu trời đến màu xanh của lá cây và cuối cùng là màu xanh tái của cái chết. Khán giả nhìn thấy máu nhỏ giọt từ những mảnh vụn thân xác con người treo lủng lẳng trên sân khấu.

Người Do Thái ở phố Wall bước lên sân khấu. Đám đông vỗ tay. Ông ta và Thiên-tử chào nhau bằng nụ hôn anh em chủ nghĩa xã hội. Thắm thiết tình đồng chí.

Thiên-tử:

-Hoan nghênh ngài đến Trung Hoa.

Đại-đế đứng nhìn cảnh tượng thân mật ấy, ngơ ngác.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Một nước Trung Hoa thịnh vượng không thể thiếu phương Tây. Chúc mừng đất nước ngài hội nhập với thế giới.

Thiên-tử:

-Đúng, không thể chậm hơn nữa. Tương lai đang đến gần, chúng tôi không đánh mất cơ hội. Trung Hoa sẽ góp phần mình vào giấc mộng lớn của nhân loại. Rồi đây, các sản phẩm Made in China sẽ tràn ngập thế giới. Và thế giới sẽ phải cám ơn chúng tôi vì sự sung túc mà chúng tôi mang lại.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Chúng tôi cũng chờ đợi ở ngài và dân tộc ngài những đóng góp mang giá trị khoa học và nhân văn nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và nâng cao nền văn minh nhân loại.

Thiên-tử:

-Sự phát triển của Trung Hoa không đe dọa một quốc gia nào.

Người Do Thái ở phố Wall quay xuống nói với đám đông:

-Thế giới chỉ có thể tồn tại khi chúng ta có niềm tin cậy, cho dù chúng ta có phải chết vì sự tin cậy, hãy cứ tin cậy.

Thiên-tử:

-Đúng. Đúng. Hãy tin Trung Hoa.

Đại-đế bước xuống khỏi khán đài. Khuôn mặt ông ta bồn chồn lo lắng. Đại-đế đi tìm Colby. Nhưng Colby đã không còn ở đó.

Thiên-tử nắm tay người Do Thái ở phố Wall cũng rời khỏi sân khấu đi về một phía khác.

Một sân khấu trống như một khoảng trống quyền lực. Nhưng quyền lực vẫn nằm đâu đó trong bóng tối, sự chết và Hắn. Video về các cuộc chiến tranh vẫn không ngừng chiếu đi chiếu lại những tàn phá và bi hùng của nó.

2.

Tôi nhìn thấy Colby ở Sài Gòn. Ông ta đang ngồi Starbuck nhâm nhi coffee. Ông nội tôi đã từng kể về cuộc gặp gỡ của ông với tay trùm tình báo Mỹ này. Ông tôi là một trong số ít người đã sát cánh với anh em ông Ngô Đình Diệm gầy dựng một quốc gia mới, vô cùng khó khăn nhưng cũng không kém phần ngoạn mục. Và chính một Colby đã đóng vai người nâng đỡ cho chế độ mới ấy khởi nghiệp. Giờ đây, Colby lại đến Sài Gòn. Tôi không nghĩ ông ta nhàn du đến thế. Sau bao nhiêu biến cố ngẫu lục tang thương, hẳn sự có mặt của Colby tại Sài Gòn sẽ mang một ý nghĩa khác. Tôi suýt quên đất nước mình là một thành trì của thế giới. Tôi lại suýt quên, đất nước mình đã từng là hai thành trì đối kháng của một thế giới phân tranh. Đó là một lịch sử đáng buồn và đáng hổ thẹn.

Khi tôi bước vào quán, Colby đã đứng lên:

-Tôi có thể mời anh một ly coffee, à một ly café chứ?

Ông ta biết tôi thích gọi món uống không thể thiếu mỗi ngày này là café chứ không phải coffee như ngôn ngữ của ông ấy. Tôi bắt tay ông ta rồi ngồi xuống.

-Chào mừng ông đến Sài Gòn.

Colby:

-Rất vui được gặp anh.

Tôi cười:

-Một “người Mỹ trầm lặng” (1) hay một “đồng minh tháo chạy” (2) đồng thời là một “sen đầm quốc tế”. Luôn luôn thấu hiểu.

Quả thật thiếu tế nhị, nhưng tôi nghĩ Colby thích vậy hơn.

Colby:

-Anh vẫn có cái thói xỏ xiên của người Việt. Cũng vui đấy.

Chúng tôi dễ dàng trở nên thân thiện. Dẫu sao tôi cũng là người thích Ernest Hemingway và William Faulkner. Và Colby thích Vũ Trọng Phụng.

Tôi:

-Tôi là một nông dân.

Colby:

-Không. Anh là một người Sài Gòn. Sài Gòn không còn ảm đạm như sau khi chúng tôi tháo chạy. Và Sài Gòn đã hồi sinh khi chúng tôi quay lại. Sài Gòn không có dấu ấn kiến trúc Mỹ, nhưng suy nghĩ cũng như cách các bạn nhìn nhận một vấn đề rất Mỹ. Sự phóng khoáng của các bạn, tự do của các bạn rất đáng ngưỡng mộ.

Tôi:

-Thôi, cho qua nghi thức ngoại giao đi. Ông muốn gặp tôi có chuyện gì?

Colby:

-Chỉ là tình cờ, tôi không có ý định gặp anh, nhưng thấy anh, tôi thấy sự gần gũi và tôi tin mình sẽ được chia sẻ.

Tôi:

-Cám ơn ông. Thật ra, tôi không phải là người quan tâm đến Hắn. Nói cách khác, Hắn không phải là vấn đề của tôi hay chúng tôi. Siêu hình nằm ngoài lo toan của (chúng) tôi. Tuy nhiên, cũng phải nói thật, chúng tôi đang bị dồn vào thế buộc phải lựa chọn. Dở sống dở chết. Và sự lựa chọn nào cũng khó khăn. Tôi không nghĩ ông vô tình đến đây.

Colby:

-Tôi không đến đây để tìm Hắn. Anh có quan tâm đến Hắn hay không cũng không phải là vấn đề của chúng tôi. Tôi chỉ là người góp nhặt dữ kiện. Bất kể thái độ anh thế nào, cũng là một dữ kiện tôi cần biết.

Đám đông khán giả nhốn nháo:

-Đã có chuyện gì vậy?

Sân khấu không còn diễn viên. Khán giả hoang mang.

Tiếng từ đám đông:

-Hắn đến rồi sao?

Không ai trả lời. Tất cả những người có mặt đều đứng dậy và họ cố nhìn lên sân khấu.

Không có gì.

Không có gì. Đó là điều kinh khủng nhất mà con người bất chợt phải đối phó.

Tiếng từ đám đông:

-Làm sao đây?

Từ phía sau sân khấu, người Do Thái ở phố Wall bước lên với một bộ dạng khác, trẻ trung năng động và thời trang hơn. Ông ta đi ra phía trước rồi bước xuống đứng lẫn lộn trong đám đông. Một vài người nhận ra ông ta. Họ quây lấy ông:

-Có tin tức gì không?

Người Do Thái ở phố Wall hỏi lại:

-Các bạn chờ đợi điều gì?

Đám đông:

-Phải làm gì bây giờ?

Người Do Thái ở phố Wall:

-Các bạn đến đây để xem kịch hay các bạn muốn thống hối?

Đám đông bấy giờ chia làm hai phe.

Một phe nói:

-Chúng tôi muốn thấy phép lạ.

Phe kia nói:

-Chúng tôi đến để giải trí.

Người Do Thái ở phố Wall chỉ lên sân khấu:

-Các bạn cứ nhìn lên sân khấu. Người muốn tìm phép lạ sẽ thấy phép lạ. Ai muốn giải trí sẽ được giải trí. Tuy nhiên, các bạn sẽ phải tốn kém vì điều các bạn muốn. Nhưng các bạn cứ yên tâm, mồ hôi nước mắt hay tiền bạc của các bạn đã được đồng chí Thiên-tử tính vào giá thành sản phẩm. Thật sự rẻ. Rẻ đến ngỡ ngàng. Các bạn tha hồ tiêu dùng. Một kỷ nguyên mới của thế giới đã mở. Các bạn hãy mở mắt ra xem.

Một đoàn múa lân sư rồng xuất hiện trên sân khấu. Màu sắc và âm thanh của phương Đông rực rỡ. Tiết mục nhào lộn nghẹt thở và tiếng trống rộn ràng của đoàn múa lân làm cho đám đông bớt hoang mang lo lắng. Một điềm lành, một lời chúc phúc cho sự hưng thịnh.

Sân khấu chuyển nhanh sang màu tím. Người ta không biết Đại-đế đã quay lại và ngồi ở đó từ bao giờ. Khuôn mặt ông ta cau có.

Đại-đế quát tháo:

-Ai đã cho phép Hắn đến đây?

Thiên-tử vội vã đi ra như thể ông ta vừa để quên cái gì đó.

Thiên-tử:

-Có ai thấy Hắn không?

Đại-đế hục hặc:

-Ông hỏi ai?

Thiên-tử:

-Tôi hỏi Hắn.

Đại-đế:

-Ý ông là sao? Ông muốn nói tôi là Hắn?

Thiên-tử:

-Không. Ông chưa đủ tầm.

Đại-đế không tin ở tai mình:

-Ông nói ai chưa đủ tầm?

Thiên-tử:

-Ồ, chắc chắn không phải là ngài. Tôi nghĩ Hắn phải khác cơ.

Đại-đế:

-Ông là hàng xóm của tôi phải không? Từ chỗ tôi có thể nhìn thấy đám mây hình nấm bằng mắt thường.

Thiên-tử:

-Đúng. Đúng. Từ chỗ tôi, sẽ không còn nhìn thấy phía sau đám mây ấy cái gì tồn tại, kể cả những con giun nằm sâu trong lòng đất.

Đại-đế giả lả:

-Chắc có gì ngộ nhận ở đây. Ước mơ của tôi, hay giấc mộng của đồng chí về cơ bản là cùng nhìn về một hướng. Chúng ta chia sẻ một tương lai.

Thiên-tử:

-Đức Khổng Tử của chúng tôi nói, “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Tôi cũng nói như thế.

Đại-đế:

-Phải. Tất cả chúng ta cùng nói như thế.

Đám đông vỗ tay. Cận cảnh người Do Thái ở phố Wall thở phào.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Sẽ không một ai bị bỏ lại phía sau. Đây là cơ hội cho tất cả. Chúng ta sẽ xây dựng một thế giới công bằng và quyền con người được tôn trọng.

Đại-đế chưa hết cáu:

-Một kiểu thực dân mới. Bọn chúng không tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, không xâm chiếm lãnh thổ, nhưng bọn chúng thâu tóm trí tuệ nhân loại.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Thuận mua vừa bán là phương châm của chúng tôi.

Thiên-tử:

-Bọn chúng tạo ra xu hướng và áp lực con người bằng xu hướng. Thế giới do bọn chúng nhào nặn.

Người Do Thái ở phố Wall cúi đầu tạ ơn Chúa rồi nói:

-Và Thượng đế thấy điều ấy là tốt đẹp. Người phán: Đó là ngày thứ tám.

Tiếng từ đám đông:

-“Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”.

Tôi nói với Colby:

-Thời của các tiên tri giả và quỷ vương ra đời. Các ông đánh tráo địa ngục thành thiên đường.

Colby cười:

-Địa ngục có rất nhiều tầng. Anh sẽ chọn tầng nào?

Tôi rủa:

-Ma quỷ bắt ông.

Colby không tha cho tôi:

-“Tầng trệt thiên đường” (3) hay “tầng đầu địa ngục” (4) cũng không khác nhau mấy. Tuy nhiên, về mặt ngữ nghĩa hay danh nghĩa thì “tầng trệt thiên đường” vẫn có lý hơn, phải không?

Tôi không thể cãi.

Ngự:

-Em sẽ quay lại Sài Gòn sống.

Tôi hỏi:

-Chán núi non rồi sao?

Ngự:

-Em muốn thay đổi. Cái tẻ nhạt và lười biếng của Đà Lạt mài nhẵn mọi giác quan và cảm xúc của em. Nó là một nơi để chết.

Tôi hỏi:

-Anh được bao nhiêu phần trăm trong quyết định xuống núi của em?

Ngự:

-Anh muốn bao nhiêu thì được bấy nhiêu.

Ngự thông minh hơn tôi. Đó cũng là điều khiến tôi thích Ngự.

Tôi:

-Anh sẽ chăm sóc em.

Ngự:

-Em tự lo liệu được.

Colby:

-Phụ nữ Việt Nam bao giờ cũng đi trước đàn ông Việt Nam ít nhất ba bước.

Tôi cười:

-Ông cũng có nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam nhỉ.

Colby:

-Tất nhiên rồi. Các anh có gần 100 năm sống với nghệ thuật lãng mạn Pháp, cũng không ít năm làm quen với chủ nghĩa thực dụng Mỹ, nhưng các anh vẫn cứ Nhất Linh nửa mùa cách mạng hoặc Chí Phèo chung thân bất mãn.

Tôi:

-Mả mẹ ông.

Colby:

-Tôi có hiếu lắm.

Tôi:

-Cho ông điểm A.

Colby:

-Đến lúc tôi phải đi rồi. Good bye. Nhớ cảnh giác với thằng hàng xóm, coi chừng nó cướp mất vợ. See you again.

Khi người Do Thái ở phố Wall đã chìm lẫn vào trong đám đông thì cũng là lúc Colby xuất hiện trở lại trên sân khấu.

Colby:

-Thưa các bạn, tôi mới ở Việt Nam về. Tôi đã đánh hơi được Hắn. Hắn có mùi xì dầu. Cả mùi tương chao và mùi phô mai. Mùi vịt quay và mùi beefsteak. Mùi rượu nếp và mùi whisky.

Tiếng từ đám đông:

-Phức tạp quá.

Một người không ai biết nói lớn:

-Có cách nhận dạng khác hay một định nghĩa đơn giản về Hắn không?

Colby:

-Không thể nào.

Người không ai biết:

-Tại sao?

Colby:

-Bởi vì tôi cũng chưa từng nhìn thấy Hắn. Chúng ta không thể nhận dạng hay định nghĩa về cái ta không chắc.

Người không ai biết:

-Vậy ông lấy gì để cả quyết là có Hắn?

Colby:

-Tôi cũng không biết.

Tiếng từ đám đông:

-Chính Hắn. Bắt lấy nó… Bắt lấy nó…

Colby chưa kịp phản ứng thì người không ai biết ấy đã biến mất. Như Hắn chưa từng xuất hiện. Mối hoài nghi về sự hiện hữu của Hắn càng trở nên đáng tin hơn nhưng cũng đầy bí ẩn.

Vẫn trên sân khấu, Colby:

-Đấy, tôi đã nói rằng tôi ngửi thấy Hắn. Giờ thì tôi có thể nói rõ hơn, Hắn cũng như chúng ta.

Một người đeo kính đen không ai biết nói:

-Có thể Hắn đến từ một thế giới khác.

Colby:

-Chúng tôi không có bằng chứng cụ thể nào về những thế giới khác. Tuy nhiên, trí tuệ con người đã tưởng tượng ra các sinh vật ngoài trái đất, cũng như những thế giới mơ hồ ngoài thế giới chúng ta đang sống, điều ấy cho phép chúng ta có thể tin vào những gì con người nghĩ ra. Bởi cái con người nghĩ ra biết đâu cũng là một thực tại ở một dạng thức khác.

Người đeo kính đen không ai biết ấy tiếp:

-Có thể CIA và quân đội Mỹ đã che giấu thông tin chăng?

Colby:

-Không có lý do để chúng tôi che giấu.

Người đeo kính đen không ai biết ấy lại tiếp:

-Nhưng chúng ta vẫn có cách tìm ra Hắn?

Colby:

-Có thể bằng trực giác hay linh giác.

Bất chợt, có tiếng từ đám đông hét lên:

-Chính Hắn. Bắt lấy nó… Bắt lấy nó…

Trong lúc Colby còn bàng hoàng bất động trên sân khấu thì Nó biến mất. Bất thần như cách Nó đến.

Đám đông khán giả nhốn nháo hoang mang nhìn nhau nghi ngờ. Ai có thể là Hắn? Ai có thể là Nó? Họ đánh hơi nhau. Mùi xì dầu, mùi tương chao, mùi phô mai, mùi vịt quay, mùi beefsteak, mùi rượu nếp, mùi whisky phảng phất.

Một người đầu trọc không ai biết, khinh bỉ nói trống không:

-Toàn bọn tầm phào.

Mọi người quay lại nhìn anh ta. Soi mói.

Một ai đó lắp bắp:

-Hắn… Hắn… Hắn…

Không ai bảo ai, mọi người cùng la lên:

-Chính Hắn.

Người ta quây người đàn ông đầu trọc vào giữa:

-Giết Hắn. Giết Hắn.

Rồi họ lột quần áo anh ta, vừa đánh vừa rủa sả:

-Mi hả… mi làm cha người ta hả…

Người đàn ông đầu trọc không thể biện bạch hay bào chữa. Anh ta một tay che đầu một tay che dái. Giữa những tiếng kêu ái, ối vì đau… thỉnh thoảng anh ta mới nói được:

-Không phải tôi. Không phải tôi.

Càng chối, người đàn ông đầu trọc bị lột trần truồng càng bị đánh dữ dội hơn. Khi “Hắn” chỉ còn là một cái xác mềm nhũn nằm sõng soài dưới đất, một vài kẻ hung tợn vẫn lấy chân đạp lên cái thân xác không còn linh hồn ấy.

Trên sân khấu, Colby buồn rầu nói:

-Các bạn đã giết người.

Giống như quan tổng trấn Pontius Pilatus khi xưa trước cái chết của “Đấng nhân danh Chúa mà đến”, Colby:

-Tôi vô can trước sinh mệnh của người này.

Nói xong, Colby bước xuống khỏi sân khấu.

Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn buông một hồi chuông gọi hồn. Tôi và Ngự ngồi dưới tiếng chuông.

Tôi:

-Linh hồn con người là một đoạn ký ức giữa lưng chừng thời gian. Không có khởi đầu, cũng không có kết thúc.

Ngự:

-Anh nói chuyện đó với em làm gì?!

Tôi:

-Bỗng dưng anh buồn quá. Và anh nghĩ linh hồn con người nếu có thì cũng không nên tồn tại sau khi chết.

Ngự:

-Anh cũng quan tâm về Hắn sao?

Tôi:

-Không. Anh chỉ nghĩ nếu anh chết thì hãy cho anh chết trọn vẹn. Không một cái gì còn lại, kể cả linh hồn.

Ngự:

-Chúng ta không biết gì về đời trước cũng như đời sau của mình, thì ngoài hiện tại, có gì tồn tại.

Tôi:

-Xem ra những bận tâm này nọ về nghiệp báo hay luân hồi cũng chỉ là con người tự huyễn.

Ngự:

-Vì thế, việc của Hắn, Hắn làm. Việc của mình, mình làm. Ôm em, có phải thời gian chỉ là hiện tại?

Tôi:

-Ừ, anh yêu em.

Tôi hôn Ngự. Tiếng chuông đồng hồ ở nhà thờ Đức Bà báo 8 giờ tối.

Ngự:

-Chúng ta sẽ làm gì cho hết đêm? Mai em về lại đồi con ong.

Tôi:

-Anh muốn ôm em suốt đêm.

Ngự:

-Và trước khi mặt trời mọc, cả ngươi và ta đã thuộc về quá khứ.

Ngự cười lớn. Ánh sáng mờ dần cho đến khi không còn gì le lói trên mặt đất.

3.

Quảng trường Thiên An Môn.

Thiên-tử và người Do Thái ở phố Wall dạo bước. Không tiền hô hậu ủng, nhưng họ đi đến đâu, ở đó biển người tự động dạt ra hai bên như đại dương bị chẻ làm đôi. Cứ thế, họ bước đi trong âm thanh rì rầm của làn sóng người trôi dạt.

Thiên-tử:

-Tôi thích quyền tự do sử dụng vũ khí của người dân Mỹ.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Vâng, đó là truyền thống Mỹ. Tôi muốn người tiêu dùng có thể mua được súng ống với giá rẻ hơn.

Thiên-tử:

-Chúng tôi có thể giúp người dân Mỹ tự vệ một cách tốt nhất với giá rẻ nhất. Ngoài AK-47 phiên bản Trung Quốc bán chạy nhất hành tinh, chúng tôi tin rằng người Mỹ cũng sẽ rất thích loại súng ngắn QSZ-92.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Tôi cũng hy vọng thế. Vũ khí “xã hội chủ nghĩa” là một concept đầy cảm xúc.

Thiên-tử:

-Phải, đó là một từ mê hoặc. Chúng tôi biết điều đó. Vì thế, chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ nó, cho dù thực chất của chúng tôi thế nào. Xuất khẩu “xã hội chủ nghĩa” mang ý nghĩa sống còn của chúng tôi.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Tôi hiểu. Một Trung Quốc thù nghịch là điều cần thiết.

Thiên-tử:

-Các ông sẽ đầu tư chứ?

Người Do Thái ở phố Wall:

-Tất nhiên. Chúng tôi điều hành thế giới này. Và chúng tôi muốn các ông chia sẻ những giá trị cốt lõi mang tính nguyên tắc của mình.

Thiên-tử:

-Ngài nói thử xem.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Sản phẩm ấy không chỉ xuất khẩu mà còn được phân phối cho thị trường nội địa. Nói cách khác, chúng tôi muốn người dân Trung Quốc cũng được quyền tự do sử dụng vũ khí tự vệ như người Mỹ.

Thiên-tử:

-Ô, không. Không bao giờ. Tôi không cho phép điều ấy xảy ra. Đây là Trung Quốc.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Niềm vui của chúng ta, sự giàu có của chúng ta, vinh quang của chúng ta không phải được xây dựng trên những xác chết sao?

Thiên-tử:

-Điều ấy không sai. Càng có nhiều người chết thì niềm vui của chúng ta, sự giàu có của chúng ta, vinh quang của chúng ta càng lớn. Chúng ta cần chiến tranh, nhưng nó phải nằm bên ngoài biên giới.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Ngài nói cũng không sai. Nhưng tôi muốn nhắc nhở ngài rằng, thị trường nội địa của ngài thật sự đáng kể. Hơn nữa, xin ngài cũng đừng quên, niềm vui của anh hùng tính nơi con người cũng không kém tính man rợ của nó, vì thế việc sở hữu một khẩu súng sẽ tạo ra sự hưng phấn và tự tin cho bất cứ cá nhân nào. Năng lượng sáng tạo nơi con người sẽ cao hơn, mà không hề tạo ra hỗn loạn. Những vụ khủng bố đôi khi có xảy ra, nhưng thật sự số nạn nhân của nó không là gì so với tai nạn giao thông hay bệnh tật.

Thiên-tử:

-Tôi sẽ cân nhắc.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Cung tên, đao kiếm hay súng ống chỉ khác nhau về hình thức theo sự phát triển của thời đại. Bản chất hay công dụng của nó không thay đổi. Chúng ta không đạo đức hơn hay đồi bại hơn.

Thiên-tử:

-Nhân chi sơ tính bản thiện hay nhân chi sơ tính bản ác cũng chỉ là cách nhìn. Các bậc minh sư của chúng tôi đã đi đến tận cùng của lý và sự trong trời đất. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn những giấc mơ dang dở. Các bậc tiên đế của chúng tôi đã định phận là một “Trung Hoa” của thiên hạ, vì thế bằng cứ cách nào, tâm nguyện ấy phải được hoàn thành.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Các ông không sợ Hắn sao?

Thiên-tử:

-Kính nhi viễn chi, ông ạ.

Thiên-tử đi chậm lại. Người Do Thái ở phố Wall đã lỡ bước vượt lên trước. Đám đông tràn qua chia cách họ.

Ngự đã về Đà Lạt. Núi cũng bị lụt. Ngự nhìn mưa qua khói thuốc. Những bản nhạc phản chiến một thời lãng đãng trôi qua. Đà Lạt chiêu hồn tử sĩ.

Ở Sài Gòn, tôi nhìn mưa qua tấm kính. Tượng Đức Mẹ Hòa Bình đơn độc. Những chiếc xe lướt qua. Không ai biết ai.

Thiên-tử một mình đi ngược lại con đường vừa mới đi qua. Đến một ghế đá, ông ta ngồi xuống. Nhìn vào khoảng trống. Mệt mỏi, Thiên-tử ngả đầu lên thành ghế và ngủ thiếp đi. Từng thế kỷ đi qua. Những phế hưng của lịch sử sau lưng ông ta. Khi cơn mưa đổ xuống, Thiên-tử vẫn ngủ.

Tiếng từ đám đông:

-Vạn vạn tuế Mãnh Vương đức độ…

Thiên-tử mở mắt, ngơ ngác nhìn chung quanh. Không có gì. Không một cảnh tượng. Không một âm thanh.

Một mình Thiên-tử đứng giữa khoảng không vô biên. Ông ta hét lên:

-Ta ở đâu?

Không một vọng âm. Tiếng thét của Thiên-tử rơi tõm xuống tịch lặng.

-Đây là đâu?

Vẫn không một vọng âm. Hình ảnh Thiên-tử mờ dần. Rồi mất hút.

Tiếng từ hư không:

-Vạn vạn tuế Mãnh Vương oai hùng…

Đại-đế cưỡi lưng cọp xuất hiện một cách thần thoại. Ông ta bước xuống cúi đầu chào khán giả như một diễn viên. Đám đông vỗ tay vang dội cùng lúc hậu cảnh thay đổi.

Dưới chân Vạn lý trường thành, những bộ xương thú sắp đặt chồng chất tạo ra một quái thú khác.

William Colby xuất hiện theo một cách khác không kém phần ấn tượng. Từ dưới đất chui lên như ảo thuật, ông ta điệu nghệ cúi đầu chào khán giả.

Colby giơ ngón tay cái chúc mừng Đại-đế:

-Một thợ săn vĩ đại.

Đại-đế:

-Cám ơn. Săn thú là một thú vui tuyệt đỉnh.

Colby:

-Và không dành cho những kẻ yếu bóng vía.

Đại-đế:

-Tôi đã đi khắp mặt đất. Cảm giác cả thế gian thuộc về mình không gì sánh nổi.

Colby:

-Đúng thế. Một cảm giác thần thánh.

Đại-đế:

-Yes sir. Hủy diệt thế giới và tái tạo thế giới là công việc của Thượng đế.

Colby:

-Và chúng ta đã làm được điều ấy.

Đại-đế:

-Chúng ta đã làm được điều ấy.

Colby bỗng thay đổi thái độ và cách nói:

-Và rồi chúng ta chết.

Đại-đế:

-Không, chúng ta sống mãi trong sự đần độn của nhân loại.

Colby:

-Con người không thể sửa chữa.

Đại-đế:

-Nhưng con người vẫn cần được dạy dỗ.

Colby:

-Nền giáo dục của chúng tôi ưu việt.

Đại-đế:

-Cũng chỉ tạo ra bọn người như ông.

Colby:

-Chúng tôi biết hưởng thụ và chúng tôi biết cống hiến.

Đại-đế:

-Chúng tôi tạo ra thiên đường và địa ngục.

Thình lình Thiên-tử giáng xuống trần gian, theo cách con của trời:

-Chúng tôi bình thiên hạ và thiên hạ thái bình.

Rồi cả ba cùng hòa điệu:

-Chúng ta tạo nên thế giới này.

Tiếng từ đám đông:

-Vạn vạn tuế Mãnh Vương oai hùng…

-Vạn vạn tuế Mãnh Vương đức độ…

Không có ai tung hô mình, Colby vẫn hùng hồn tự hát lên:

-“… And the rocket’s red glare, the bombs bursting in air, Gave proof through the night that our flag was still there, O say does that star-spangled banner yet wave O’er the land of the free and the home of the brave?” (5)

Cả thế giới nghiêm trang lắng nghe, tuy nhiên người ta vẫn nhìn thấy đây đó những kẻ ngồi ngoáy mũi.

Thiên-tử:

-Chúng tôi thừa tự do và lòng dũng cảm.

Đại-đế:

-Chúng tôi cũng thế.

Đúng lúc ấy, con cọp của Đại-đế gầm lên. Khán giả sợ hãi. Một số người nhát gan bỏ chạy. Con cọp lại gầm lên dữ dội hơn. Cả đám đông bỏ chạy.

Người Do Thái ở phố Wall bước lên sân khấu, trấn an:

-Các bạn hãy bình tĩnh. Đây chỉ là một con cọp máy thôi. Chính tôi đã cho chế tạo nó.

Đám đông khựng lại.

Colby:

-Nó chỉ để hù dọa những kẻ khiếp nhược.

Đại-đế tỏ ra không vui:

-Nhưng các bạn đừng quên, người cưỡi nó có thể làm cho những kẻ liều lĩnh nhất cũng phải run rẩy.

Thiên-tử vuốt râu, cười ruồi:

-Tôi cũng phải giả vờ sợ hãi.

Colby và người Do Thái ở phố Wall cười rũ rượi. Nhưng Đại-đế bắt đầu cáu:

-Tôi sẽ nuốt chửng cả thế giới.

Thiên-tử:

-Ông bạn coi chừng, con người có dư lượng chất tạo nạc trên 300% mức độ cho phép.

Đại-đế:

-Sá gì.

Thiên-tử:

-Con người cũng có máu điên.

Đại-đế:

-Đó là tố chất của anh hùng.

Colby và người Do Thái ở phố Wall càng cười lớn. Thiên-tử cũng cười. Cả đám đông cười theo. Đại-đế nhìn chung quanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, rồi ông ta cũng bất giác cười theo như mọi người.

Cho tới khi cơn điên qua đi, không ai biết tại sao mình cười.

Một người không ai biết:

-Có gì đáng buồn cười nhỉ?

Một người khác nữa:

-Chúng ta đang sống ở đâu thế này?

Không ai trả lời họ.

Dường như người đã từng bị đánh chết sống lại, anh ta bỉ bôi:

-Bận tâm làm gì.

Tiếng từ đám đông:

-Chúng tôi cần có cái ăn.

Người từng bị đánh chết nói:

-Chúa không làm phép lạ nữa.

Tiếng từ đám đông:

-Chúng tôi cần có chỗ để ngủ.

Người từng bị đánh chết nói:

-Tang điền biến vi thương hải.

Bấy giờ Đại-đế lên tiếng trở lại:

-Các bạn chỉ cần biết cách chết.

Thiên-tử tán đồng:

-Đúng vậy, thưa các bạn. Khi nào thì nên chết và chết như thế nào mới chính là vấn đề của các bạn.

Đại-đế:

-Tôi có thể giúp các bạn chết nhanh nhất và đơn giản nhất.

Thiên-tử:

-Tôi cũng có cách giúp các bạn chết đồng loạt và hiệu quả. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm về việc này.

Người Do Thái ở phố Wall nói với Colby:

-Bọn chúng buôn bán xương máu nhân dân.

Colby:

-Vụ này kiếm ăn được, ông đồng ý không?

Người Do Thái ở phố Wall:

-Ừ, tôi muốn đầu tư một nhà máy sản xuất vũ khí cá nhân ở Trung Quốc, nhưng Thiên-tử không chấp nhận cho tiêu thụ tại thị trường trong nước. Ông có cách nào giúp tôi không?

Colby nói chắc nịch:

-Cần phải xây dựng một chiến lược mới làm thay đổi tư duy đạo đức của con người trước khi xây dựng những nhà máy sản xuất vũ khí giết người.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Ai có thể làm được việc đó?

Colby:

-Bọn rảnh rỗi như các nhà văn, nhà báo, nhà làm phim, các tu sĩ dở hơi nhưng nhiều tham vọng.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Tôi không mường tượng được họ sẽ làm như thế nào.

Colby:

-Cũng dễ thôi. Bơm vào máu nhân dân một loại ảo vọng quyền lực của lãnh tụ và trào lưu hóa những mô hình cảm xúc. Ảo vọng quyền lực của lãnh tụ sẽ giúp nhân dân thích giết người và trào lưu hóa những mô hình cảm xúc sẽ khiến nhân dân có những cảm xúc giống nhau. Việc giết người trở thành niềm vui mạnh mẽ và vô tội trong luân lý.

Người Do Thái ở phố Wall gật gù:

-Tôi hiểu rồi. Với chính sách cải cách ruộng đất và cuộc cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông đã rất thành công khi tạo cho giai cấp nông dân, cũng như bọn hồng vệ binh cái cảm xúc tuyệt đỉnh của việc thủ dâm quyền lực, bằng quyền hành hạ và sinh sát người khác.

Colby:

-Đúng thế. Hãy cho bọn công nông cái ảo tưởng quyền lực rằng thế giới thuộc về họ. Thì linh hồn bọn công nông ấy sẽ thuộc về mình.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Xem ra một người vĩ đại với một kẻ láu cá cũng không khác gì nhau.

Colby:

-Nhưng tôi thích một kẻ láu cá như ông hơn.

Tôi nhớ có lần cùng Ngự ngồi trên tầng 2 của chiếc xe bus đi tour quanh thành phố. Nhìn dòng chảy cuộc sống bên dưới, ở vị trí người quan sát, cái cảm giác của người ngoài cuộc khá thú vị. Tôi nói với Ngự:

-Con người chỉ thật sự vĩ đại khi biết hy sinh cho người khác.

Ngự:

-Em cũng nghĩ vậy. Sự vĩ đại không phải là độc quyền của vua chúa. Những công trình lớn lao và bền vững trên mặt đất đều là sản phẩm của sự vị kỷ và tàn ác.

Tôi:

-Anh yêu sự giản dị trong cuộc sống. Và anh yêu em.

Ngự:

-Không phải là em khó tính sao?

Tôi:

-Anh không thích dùng từ “chắt lọc” nhưng chính vì em không khoan nhượng với cái tầm thường và điều đó làm cho em trở nên sang trọng một cách tự nhiên, đơn giản.

Ngự:

-Anh có thiên vị quá không?

Tôi:

-Tính cách ấy càng ngày càng ít ỏi bởi người ta càng lúc càng dễ thỏa hiệp hơn.

Ngự:

-Em không quí hiếm đến thế đâu.

Tôi vòng tay ôm Ngự. Và tôi muốn nâng niu tất cả những gì là Ngự.

Khi chúng tôi xuống xe và hòa vào đám đông, cái cảm giác khác biệt vẫn còn nguyên, tôi không muốn lạc mất Ngự.

Tôi dẫn Ngự đến tiệm chuyên bán bật lửa, nằm kín đáo trong một con hẻm bên khu Tân Định, cả cửa hàng và những món hàng đều giống như một bộ sưu tập. Ngự chọn một cái hiệu Givenchy. Sau đó, chúng tôi ra khu cầu Ông Lãnh mua ít nến thơm và trầm.

Ngự:

-Em rất thích. Cám ơn anh.

Tôi:

-Đà Lạt sẽ ấm hơn.

Ngự:

-Em nghiện mùi trầm, nhưng sợ có ngày những cây nến ấy sẽ đốt cháy em.

Tôi:

-Để xa màn gió và những vật liệu dễ cháy.

Ngự:

-Chúng ta có thể chọn cách chết được không?

Tôi:

-Anh nghĩ là không. Nhưng chúng ta có thể chọn cách sống.

Ngự:

-Chúng ta cũng không có mấy tự do để chọn.

Tôi:

-Chỉ có tự do khi chúng ta tự tại.

Ngự:

-Sống được như mình muốn cũng là một kiểu vĩ đại.

Tôi cười:

-Ừ. Có khi chẳng nghĩ gì lại vĩ đại hơn.

Ngự cũng cười:

-Chúng ta tự làm khổ mình.

Tôi:

-Chẳng những thế, con người cũng luôn tự làm khổ nhau, một cách vô lý và vô nghĩa.

Ngự:

-Và điều ấy đã tạo ra những con người được gọi là vĩ đại.

Trong góc xa của sân khấu, Colby hỏi người Do Thái ở phố Wall:

-Ông nghĩ Mao Trạch Đông láu cá à?

Người Do Thái ở phố Wall:

-Không chỉ riêng ông ấy, bọn làm chính trị đều láu cá.

Colby:

-Dẫu sao cũng có cái gọi là chính nghĩa hoặc phi nghĩa.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Chính nghĩa hay phi nghĩa là quyền lực của thông tin tuyên truyền. Và cũng là quyền lực của kẻ thắng. Tôi không tin con người tử tế.

Colby:

-Vậy thì ông chiến đấu vì cái gì?

Người Do Thái ở phố Wall:

-Tôi không chiến đấu. Tôi tìm kiếm lợi nhuận. Tôi không có phe.

Colby chua chát:

-Ông đúng. Con người không có tư cách để phán xét nhau.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Nhưng tôi tin vào hạnh phúc. Cũng như tin sự đau khổ.

Colby:

-Ông có hạnh phúc không?

Người Do Thái ở phố Wall:

-Cảm xúc là một thứ bất định. Đôi khi tôi cũng tự hỏi tôi điều ấy.

Colby:

-Ông không thắc mắc gì về tôi?

Người Do Thái ở phố Wall:

-Không. Tiền bạc định nghĩa con người, nếu ông không tự định nghĩa được mình.

Colby:

-Dường như triết học bây giờ không phải là việc của bọn rảnh rỗi.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Đừng tin bọn rảnh rỗi và cũng đừng tin bọn không tự nuôi được bản thân đại loại như Karl Marx.

Colby:

-Ok. Một thảm họa nhân loại. Giờ ông sẽ làm gì?

Người Do Thái ở phố Wall:

-Tôi tiếp tục đi kiếm tiền. Còn ông?

Colby:

-Tôi dọn đường cho ông.

Họ bắt tay nhau và rời khỏi sân khấu.

4.

Times Square, New York.

Trên một màn hình lớn, Amanda Gorman đọc thơ trong buổi nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden:

-When day comes we ask ourselves

Where can we find light in this never-ending shade?

The loss we carry,

A sea we must wade…

Dưới đường, Amanda Gorman đứng lẫn lộn trong đám đông và bị một tên mật vụ theo dõi. Cảnh sát không tin cô ta bởi màu da của cô ấy.

Tôi nói với Ngự:

-Văn chương không cứu rỗi được cô ấy. Văn chương, nó rẻ rúng như một chùm khế ngọt, xàm xí như một cơn mưa phùn, nặng lòng như một nỗi đau, cay đắng như một sự phản bội và hân hoan như một nụ hôn đầu… Văn chương, nó không trọng đại như ta tưởng.

Ngự:

-Văn chương là cái đôi khi.

Bất chợt, Colby xuất hiện:

-Hoan nghênh các bạn đến nước Mỹ.

Tôi:

-Chúng tôi vẫn đang ở Sài Gòn.

Colby:

-Có gì lầm lẫn ở đây, tôi không hiểu. Anh hay tôi?

Tôi:

-Tôi nghĩ là lỗi hệ thống. Ông nhìn xem, đây là phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhưng ông vẫn có thể ngồi Starbucks.

Colby:

-Yes sir, gái Việt Nam rất đẹp. Tôi nghe mọi người nói thế.

Ngự:

-Ông có biết câu ngạn ngữ “cái nết đánh chết cái đẹp” của người Việt không?

Colby:

-Vâng, tôi có nghe. Vì thế, tôi biết phụ nữ Việt Nam đẹp cả người và nết.

Ngự:

-Thế mà chúng tôi vẫn được rao bán đấy.

Colby:

-Bọn con buôn ấy thì chúng tôi quá biết. Bọn họ cũng chỉ là sản phẩm của lỗi hệ thống.

Tôi:

-Tôi vẫn tự hỏi tại sao bọn khốn ấy vẫn tồn tại, bất chấp sự tiến hóa của văn minh.

Colby:

-Đấy là vấn đề của các anh.

Tôi:

-Tôi biết, bởi vì chúng tôi đã không làm gì. Chúng tôi mặc kệ. Nhưng tôi vẫn cảm thấy không hẳn thế, có điều gì đó phổ quát hơn thuộc về bản chất con người, hay bản chất của nền văn minh mà tình trạng của chúng tôi chỉ là một điển hình.

Ngự:

-Đó là sự yếu đuối và sợ hãi không thể kiểm soát. Con người không thể không đánh mất phẩm giá vì sự yếu đuối và sợ hãi trước những an nguy của mình. Các ông biết rõ điều này hơn chúng tôi.

Colby:

-Vâng, tất cả những ai có quyền lực đều biết thế và họ tận dụng nó để thống trị. Làm thế nào để không yếu đuối và sợ hãi là điều không dễ dàng. Chúng tôi vẫn đang dẫn dắt nhân loại đi về phía trước. Nhưng bản thân tôi, thật tình tôi cũng không tin có gì hứa hẹn ở phía trước ấy, ngoài việc cố tránh những rủi ro do chính con người tạo ra, cho đến khi chúng ta va chạm với một nền văn minh khác, khi ấy mới có hy vọng.

Ngự:

-Niềm hy vọng ấy là gì?

Colby:

-Tôi cũng không biết chắc. Không ai biết chắc.

Tôi:

-Ông cũng hơi mơ mộng nhỉ. Còn Hắn thì sao?

Colby:

-Anh tin có Hắn à?

Tôi:

-Tôi không biết. Nhưng tôi cũng không thể xác quyết không có Hắn.

Ngự:

-Hắn có phải là sản phẩm hư cấu của các ông không?

Colby cười lớn:

-Chúng tôi có thể tạo ra hiện tượng, nhưng không thể tạo ra hay thay đổi bản chất.

Ngự:

-Ông nghĩ Hắn là bản chất của chúng ta?

Colby:

-Không. Tôi không định nói vậy. Hắn có thể là một cá thể độc lập.

Ngự:

-Và có thể chi phối chúng ta?

Colby:

-Vâng, có thể. Đấy là điều khiến chúng tôi phải lo nghĩ.

Tôi:

-Và ông đến Việt Nam vì điều ấy?

Colby:

-Như tôi từng nói, tôi ngửi thấy mùi Hắn ở đây.

Tôi đùa:

-Ông ngửi tôi xem.

Colby:

-Anh có mùi của cô gái này.

Ngự:

-Tôi nồng đến thế sao?

Colby:

-Có thể đầu độc một nửa nhân loại.

Ngự:

-Người Mỹ muốn đua chức quán quân nịnh đầm à?

Colby cười:

-Không, người Mỹ là thế.

Tôi:

-Mỹ đang là một đế quốc văn hóa. Và tôi nghi ngờ về tương lai nhân loại.

Colby:

-Toàn cầu hóa là cơ hội bình đẳng cho mọi quốc gia.

Tôi:

-Không. Nó đưa nhân loại trở lại thời kỳ mông muội. Một thứ vương quyền khác sẽ được thiết lập theo tiêu chuẩn Mỹ.

Colby:

-Tôi lại phải nhắc lại với anh, dù thế nào thì tầng trệt thiên đường vẫn hơn tầng đầu địa ngục.

Tôi:

-Con người không thoát được vòng luẩn quẩn.

Colby xòe tay và lắc đầu ra vẻ phân trần:

-Cho tới khi chúng ta có một đấng cứu thế khác.

Ngự:

-Và đó là Hắn?

Colby:

-Tôi không biết. Một đấng cứu thế hay một quỉ vương đều có thể.

Tôi:

-Chúng ta cần làm gì?

Colby:

-Hỏi Samuel Beckett.

Ngự:

-Coi bộ ông cũng không thiếu khiếu hài hước nhỉ.

Colby cười vui vẻ:

-Cô biết triết lý của sự u mặc mà.

Ngự:

-Ok. Đó là một giải pháp.

Tôi:

-Chúng tôi có thể mời ông một bữa cơm Việt Nam?

Colby:

-Tôi rất vui.

Tôi:

-Bà Cả Đọi (6) của chúng tôi đã chết trên con đường này. Ông Obama (7) của các ông cũng không làm tổng thống nữa để ăn bún chả Hà Nội, nên tôi sẽ mời ông đặc sản Nam bộ. Quanh đây có rất nhiều làng nướng, ông sẽ thoải mái làm một chuyến du lịch sông nước đồng bằng.

Colby:

-Thanks. Tôi thích lẩu mắm.

Làng nướng Nam bộ. Trên bàn ăn có món lóc nướng trui, tôi nói với Colby:

-Tôi thích cảnh tượng trên ruộng lúa với những kẻ đi khai hoang thời mở cõi của Chúa Nguyễn. Có lẽ món chuột đồng và cá lóc nướng trui là quà tặng đầu tiên của Thượng đế cho những kẻ lang bạt này. Nhưng ông yên tâm, tôi sẽ không mời ông món thịt chuột.

Colby:

-Vâng, có những thứ không thể nuốt được.

Trên màn hình TV, cùng lúc Thiên-tử và Đại-đế xuất hiện trên diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Họ đang tranh luận về sự biến đổi khí hậu.

Thiên-tử:

-Chúng ta đang làm một việc vô ích.

Đại-đế:

-Tất cả mọi nỗ lực sẽ bằng không khi chúng ta cho nổ bom hạt nhân. Nhưng tôi thích điều này.

Colby:

-Bọn chuột cống.

Tôi:

-Đúng là có những thứ không thể nuốt được.

Ngự nói với Colby:

-Tuy nhiên, tôi không cảm thấy mất ngon trong bữa ăn này đâu. Tôi không thích diễn viên hài, nhưng tôi cũng thích lẩu mắm như ông vì nó có nhiều rau.

Tôi:

-Lẽ ra con người nên ăn chay.

Colby:

-Tôi không cho rằng đó là ý tưởng hay. Ăn chay không cứu được thế giới, cũng không cứu được bản thân. Lẩu mới là một sáng kiến thiên tài.

Ngự cười:

-Ha… ha… chẳng khác gì một kiểu toàn cầu hóa ẩm thực.

Colby cũng cười:

-Đấy, một khuynh hướng tiến hóa tự nhiên.

Tôi:

-Và càng ngày càng hỗn độn.

Ngự:

-Bấn loạn nữa.

Colby:

-“Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa”, các bạn biết mình ở đâu mà.

Tiếng của Thiên-tử từ cái TV treo trên tường vọng xuống:

-Một thế giới hòa bình và an lành là một thế giới của những quân vương đức độ.

Tiếng vọng từ đám đông:

-Vạn vạn tuế Mãnh Vương đức độ.

Tôi:

-Con người tiến hóa không đều.

Colby:

-Cũng không thể khác. Có thể món lẩu đã xuất phát từ xa xưa của Trung Hoa, nhưng các bạn cũng đã có một thứ lẩu mang tất cả tinh hoa của miền sông nước đồng bằng Nam bộ, rất đặc sắc.

Ngự:

-Một thế giới hòa thuận.

Colby:

-Vâng. Mỗi một lãnh tụ nên là một đầu bếp.

Tôi cười lớn. Nhưng không nói thêm (8). Chúng tôi đồng cảm.

Tôi hỏi Colby:

-Ông đã từng là một đầu bếp chứ?

Colby:

-Một công việc hàng ngày khi tôi ở nhà.

Ngự:

-Tôi thích mẫu đàn ông giỏi việc nước đảm việc nhà như ông.

Colby:

-Vâng, chúng tôi khác với phần lớn đàn ông châu Á.

Tôi:

-Có lẽ tôi phải học tập ông.

Colby:

-Cũng không nhất thiết phải thế. Làm hài lòng cô gái này mới là điều quan trọng.

Tôi:

-Tất nhiên. Tôi được sinh ra cho cô ấy.

Colby:

-Đồng ý. Hình như mỗi chúng ta đều được sinh ra vì một ai đó. Đó là một bí nhiệm của cuộc sống.

Ngự hỏi Colby:

-Nếu ông có dăm ba mối tình trong đời, thì ông được sinh ra cho người đàn bà nào trong những mối tình ấy?

Colby:

-Một câu hỏi thú vị. Đây là câu trả lời của tôi. Quả thật, tôi cũng đã có vài mối tình trong đời và có thể tôi cũng sẽ có vài đời vợ, nhưng tôi cho rằng tôi chỉ thuộc về một người, mặc dù tôi vẫn có thể hạnh phúc với nhiều người khác nhau.

Ngự:

-Câu trả lời của ông được chấp nhận. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ, mỗi người chúng ta được sinh ra chẳng phải vì ai cả. Con người được sinh ra vì chính họ. Và mỗi người phải tự vác thánh giá của mình.

Colby:

-Cô cũng không sai. Đó là cách mỗi chúng ta nhìn nhận cuộc sống này. Nền văn minh mà chúng ta hướng tới chính là tôn trọng sự khác biệt.

Tôi cầm chai rượu lên:

-Sao lại nghiêm trọng thế nhỉ? Vấn đề của chúng ta bây giờ là phải uống hết chai rượu này trước khi Hắn đến.

Colby:

-Hắn sẽ không đến hôm nay.

Ngự:

-Có vẻ như điều gì ông cũng biết chắc?

Colby:

-Không. Tôi không biết gì hết. Tôi chỉ muốn cô vui, hãy vui trước khi quá muộn, theo tất cả mọi nghĩa, mọi tình huống.

Rồi họ cụng ly và uống cho đến khi họ tan biến dần vào đám đông. Trên bàn vẫn còn những thức ăn thừa, chén dĩa, chai rượu cạn…

5.

Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Phòng họp đại hội đồng.

Tôi đã đến đó trong một ngày vắng lặng. Bàn ghế trống. Đại biểu của các quốc gia đã bỏ về từ hai hôm trước, sau một cuộc tranh cãi gay gắt về qui chế của Hội đồng Bảo an, đặc biệt là vai trò và quyền hạn của các thành viên thường trực, đã dẫn đến việc tẩy chay của tất cả các đại biểu ngoài hội đồng đó đang có mặt trong hội nghị.

Dư âm của những tiếng nói phản đối bất công đã gây chấn động khắp thế giới và còn vang vang trong hội trường. Tôi ngồi xuống một chiếc ghế. Một con người nhỏ nhoi của mặt đất này giữa diễn đàn lớn nhất và quan trọng nhất của thế giới. Một vô nghĩa trong muôn vàn những ý nghĩa mà cái cơ quan này muốn nhắm tới. Con người vẫn luôn luôn vô danh. Vẫn luôn luôn vắng mặt. Và tôi ngồi đó, âm vang của chiến tranh và đói khổ hiện trên màn hình, xuất lộ trên mọi hàng ghế bỏ trống. Tiếng nói của súng đạn vẫn là tiếng nói có thẩm quyền nhất.

Việc tôi cần phải làm và không thể không làm là tìm một cái restroom. Và tôi đã để lại một di chỉ ở đó. Ngồi trên cái bồn cầu sạch sẽ, tôi đã nghĩ thế giới này cần có một nền văn minh restroom đồng bộ với một nền nhân văn về cái ăn, mà con người thiếu thốn. Nó quan trọng hơn mọi cuộc cách mạng và khẩn thiết hơn mọi cuộc chiến tranh hay hòa bình. Liên Hiệp Quốc đã lãng phí vào những chuyện vô bổ.

Khi đến chỗ rửa tay, tôi đã thấy Đại-đế và Thiên-tử ở đó. Họ cũng đang rửa tay. Có một người nữa nhìn không rõ, ăn mặc theo kiểu La Mã xưa, tôi đoán là Pontius Pilatus. Ông ấy cũng đang rửa tay. Những kẻ giết người đều rửa tay. Một người vừa đi ị xong như tôi cũng cần phải rửa tay. Một bàn tay sạch sẽ là điều cần thiết để giữ gìn sức khỏe. Đây là cơ duyên cho một người vô danh như tôi đã gặp những con người của lịch sử, nhưng tôi có điều gì để nói với họ? Trong cái restroom này, tôi cũng như họ. Và tôi nghĩ, những tư tưởng lớn lao nhất của con người có thể đã hình thành từ trên cái bồn cầu, nơi con người vừa phải đối diện với sự thật vừa được ơn cứu thoát.

Bỗng Pilatus cất tiếng:

-Cái thế giới này chẳng có gì thay đổi từ vụ án năm xưa tôi đã xử. Con người vẫn phải chết vì sự thật.

Thiên-tử:

-Vâng, chỉ có một sự thật từ miệng của những người như chúng ta.

Tôi xen vào:

-Miệng của người đã bị các ông xử chết cũng đã nói thế, “Ta là đường, là sự thật…”.

Đại-đế hỏi tôi:

-Anh là ai?

Tôi cười cười:

-Tôi không phải vua Do Thái.

Đại-đế nhìn tôi trân trối:

-Vậy anh là ai?

Tôi:

-Tôi vô danh. Tôi là đám đông.

Thiên-tử:

-Đấy là bọn làm loạn.

Tôi tiếp lời Thiên-tử:

-Khi cần.

Thiên-tử:

-Chúng tôi không tha thứ.

Tôi:

-Các ông cũng không được tha thứ.

Pilatus:

-Đấng có thể tha thứ đã chết.

Đại-đế:

-Và không một ai sống lại.

Thiên-tử:

-Giờ đây chỉ còn chúng ta.

Tôi:

-Và cái restroom này.

Đại-đế:

-Không, ta còn cả cái ngai vàng và một đế quốc rộng lớn.

Thiên-từ:

-Ta cũng còn ngôi báu và một giang sơn gấm vóc bao la.

Pilatus nói với tôi:

-Ngay sau khi rửa tay trong vụ án năm xưa ấy, tôi đã biết tôi không còn gì. Không còn bất cứ điều gì vì tôi đã xử chết một người công chính.

Tôi:

-Ông đáng được tha thứ như tên trộm đã biết hối cải trên thập giá.

Pilatus:

-Không, tôi không đáng được tha thứ vì tôi đã không làm gì sau lỗi lầm của mình. Tôi mị dân. Trò chơi quyền lực là trò chơi của xương máu con người và nó là thứ mê đắm bất khả vãn hồi. Cái chết cũng không thể làm cho người ta trở nên minh triết hơn.

Thiên-tử:

-Thế nào mới là minh triết? Tôi bảo thật, thiên hạ thái bình hay trạng thái cân bằng trong xã hội không đến từ lòng nhân từ. Lão Tử của chúng tôi bảo “thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu”, bậc minh chúa cũng như thiên địa. Đó là đạo.

Đại-đế:

-Ừ… à…

Pilatus:

-Dường như mọi nỗ lực của con người đều vô ích cả. Những bóng ma vẫn ám ảnh con người và những kẻ đã chết mới thật sự dẫn dắt thế giới này.

Tôi:

-Các ông là ma?

Pilatus:

-Bạn thấy có gì khác không?

Tôi không biết nói sao. Tôi cần bước ra khỏi nơi bị ma ám này, mặc dù tôi không cảm thấy sợ.

Thế giới bên ngoài. Đường phố dày đặc xe cộ. Chúng di chuyển như giả tưởng. Vô hồn. Tôi không biết đi đâu. Thành phố lạnh lùng. Bất chợt một chiếc xe dừng lại, người Do Thái ở phố Wall đứng trước mặt tôi.

-Welcome bạn đến New York.

Tôi:

-Đây là New York sao?

Người Do Thái ở phố Wall:

-Vâng. Sau lưng anh là tòa nhà Liên Hiệp Quốc. Phố Wall của chúng tôi cũng gần đây. Mời anh lên xe đi.

Người Do Thái ở phố Wall mở cửa xe cho tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không đến phố Wall mà ông ta đưa tôi trở lại Quảng trường Thời Đại.

Người Do Thái ở phố Wall:

-Đây mới là nơi của anh.

Ngự và Colby đang ngồi trong một quán ăn.

Colby hỏi ngay sau khi tôi ngồi xuống:

-Thế nào? Gặp ma sợ không?

Tôi kinh ngạc:

-Sao ông biết tôi gặp ma?

Colby cười:

-Chỉ có người vô duyên lắm mới không gặp thôi.

Ngự:

-Colby đã kể cho em nghe về những con ma ở đó.

Colby:

-Và đó là điều bình thường.

Tôi:

-Những con ma đó bất biến, phải không?

Colby:

-Có lẽ vậy.

Bất chợt tôi ngộ ra điều gì:

-Đó là Hắn?

Colby:

-Hắn vẫn sống.

Ngự:

-Hắn là tương lai?

Colby:

-Hắn đến rồi.

Bỗng Colby trở nên lo lắng và vội vã:

-Thôi, tôi đi đây.

Ngự và tôi ngồi lại. Người dân New York chuẩn bị đón Noel và năm mới. Cây thông giáng sinh đã được dựng lên. “Nước trời đã đến gần”. Niềm hy vọng của con người không bao giờ mất đi bởi con người không thể sống mà không hy vọng. Con người đáng thương.

Tôi nói với Ngự:

-Chúng ta cần phải đi khỏi đây.

Ngự:

-Đi đâu?

Tôi:

-Chúa bảo hãy vào sa mạc.

Ngự cười:

-Hãy leo lên ngọn tháp cao nhất và nhảy xuống, chúng ta sẽ nhìn thấy sa mạc.

Tôi cũng cười:

-Ừ, con đường ngắn nhất để đến đó.

Tuy nhiên, chúng tôi không vào Empire State Building hay một tháp Babel nào. Chúng tôi hòa lẫn vào dòng người háo hức và tất bật trên đường.

Ngự:

-Chúng ta là cát trên sa mạc.

Tôi:

-Anh cũng đang có cảm giác như em. Vừa cô đơn vừa bầy đàn.

Ngự:

-Một thứ sa mạc kỳ lạ em chưa từng trải qua.

Tôi:

-Đừng để lạc nhau.

Và tôi nắm tay Ngự. Cát chạy. Gió lạnh buốt.

Ngự:

-Chúng ta đi đâu?

Tôi:

-Chúng ta không thể đứng lại.

Cả thành phố New York chìm trong cơn bão cát hay tôi cảm thấy thế, tôi cũng không biết. Trong chốc lát, tôi không còn nhìn thấy ai. Đèn đường và đèn trong các ngôi nhà vẫn sáng. Chúng tôi như rơi vào một phế tích.

Tôi:

-Em có nhìn thấy ai không?

Ngự:

-Không thấy ai. Chuyện gì đang xảy ra?

Tôi:

-Hắn đến sao?

Một nỗi xao xuyến hoang mang lớn dần lên cho đến khi tôi thật sự lo lắng. Tôi ôm Ngự đứng nép vào một vách tường.

Ngự:

-Em sợ.

Linh hồn tôi vang lên tiếng từ hoang địa: “Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi, con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng…” (9).

Tôi:

-Không có gì.

Gió vẫn thổi lạnh buốt. Cát đập vào mặt. Trong chốc lát, quảng trường Thời Đại lại tấp nập người và đầy ắp những âm thanh hỗn độn.

Vẫn cầm tay Ngự, tôi vẫy một chiếc taxi và bước lên. Nước Mỹ không cuồng nộ.

6.

Nhà hát lớn Hà Nội. Sân khấu được thiết kế như ruộng bậc thang với những bó lúa chín vàng thơm ngào ngạt. Khán phòng lạnh cực độ.

Một piano và một saxophone do hai nghệ sĩ đến từ một bản làng trên Sơn La trình tấu. Họ có thể là người H’Mông hoặc người Mèo. Và âm nhạc của họ là tiếng của núi cao và rừng thẳm, của trăng sao và mây ngàn, của dục vọng trần thế và tình yêu trên tầng thanh khí.

Giữa những âm thanh đang làm khán giả ngây ngất ấy của chương hai tấu khúc “Thiên đường và địa ngục”, Thiên-tử bước ra từ cánh gà bên phải, ông ta ngơ ngẩn lắng nghe. Rồi Đại-đế cũng bước ra từ phía cánh gà bên kia, mũi ông ta đánh hơi.

Thiên-tử:

-Bồng lai tiên cảnh chỉ có thế này sao?

Đại-đế:

-Không có mỹ nữ thì không có gì cả.

Thiên-tử:

-Tôi đã để lại hơn ba ngàn cung phi cho hậu thế.

Đại-đế:

-Tôi cũng đã để lại cho thế giới này không ít hơn một ngàn hậu duệ.

Âm nhạc tụng ca rộn rã của hai nghệ sĩ hòa theo diễn tiến trên sân khấu.

Thiên-tử:

-Chúng ta thật vĩ đại.

Đại-đế:

-Chúng ta thật huy hoàng.

Thiên-tử:

-Thế rồi chúng ta chết.

Đại-đế:

-Thế rồi chúng ta trở thành lịch sử.

Thiên-tử:

-Chúng ta không chết?

Đại-đế:

-Chúng ta vẫn ở đây.

Thiên-tử:

-Có phải địa ngục không?

Đại-đế:

-Chúng ta tạo ra địa ngục. Nhưng chúng ta sống trên thiên đường.

Thiên-tử:

-Và thần dân tôi vẫn tung hô tôi vạn vạn tuế.

Đại-đế:

-Không, đấy là tiếng vọng của lầm than.

Thiên-tử:

-Không lẽ chúng ta sai lầm?

Đại-đế:

-Chúng ta đã làm đúng những gì cần làm.

Từ hân hoan chuyển qua oán thán, tiếng saxophone nức nở, tiếng piano phẫn nộ.

Bên dưới, khán giả dường như cũng mất bình tĩnh. Nhưng họ vẫn im lặng lắng nghe.

Đại-đế nói tiếp:

-Tôi không có khái niệm sai lầm. Vấn đề chỉ là điều gì tôi muốn hay không muốn.

Thiên-tử gật gù:

-Kẻ lầm lỗi không phải là chúng ta.

Đại-đế:

-Lầm lỗi là sự bạc nhược của con người.

Thiên-tử:

-Ơn giời,  Nietzsche đã chết.

Đại-đế:

-Tất cả những ai phản kháng đều chết.

Thiên-tử:

-Tất cả mọi người đều chết.

Đại-đế:

-Chúng ta vẫn sống.

Thiên-tử:

-Tất cả bọn chúng đều chết trong sự bạc nhược của mình.

Đại-đế và Thiên-tử cùng nói:

-Vinh quang thay những người mạnh mẽ.

Nhạc lại rộn ràng như bình minh trên núi.

Thiên-tử:

-Như chúng ta.

Đại-đế:

-Như chúng ta.

Thiên-tử:

-Muôn đời sẽ vang lời tụng ca.

Đại-đế:

-Từ thế hệ này đến thế hệ kia.

Thiên-tử chợt nhận ra điều gì:

-Nhưng chúng ta cũng cần phải nghỉ ngơi phải không? Ông có thích ngắm trăng làm thơ không?

Đại-đế:

-Không, chúng ta phải sống động như mặt trời. Bài thơ của chúng ta là ngọn lửa.

Thiên-tử:

-Và chúng ta thiêu đốt cả thế gian. Nhưng tại sao chúng ta lại không nghỉ ngơi?

Đại-đế:

-Bởi vì chúng ta không thể nghỉ ngơi. Con người còn tồn tại, chúng ta không thể nghỉ ngơi, bởi vì chúng ta là người chăn dắt.

Thiên-tử:

-Không ai thay thế được chúng ta.

Đại-đế:

-Không ai thay thế được chúng ta.

Nhạc day dứt. Gã thổi saxophone quì xuống. Khán giả nhìn nhau.

Tôi và Ngự rời khỏi nhà hát. Chúng tôi đến một quán phở. Niềm tự hào Việt Nam.

Tôi nói với Ngự:

-Những kẻ hèn kém nhất lại rất thích tự hào, phải không?

Ngự:

-Em không chắc thế. Nhưng quả thật, niềm tự hào của chúng ta tội nghiệp đáng thương.

Tôi:

-Dù sao, phải công nhận phở ở đây ngon thật. Anh có thể ăn phở mỗi ngày.

Ngự:

-Em thích mì, hủ tíu hơn.

Tôi:

-Anh quên em có một nửa dòng máu Trung Hoa trong người.

Ngự:

-Nhưng đó không phải là lý do em thích mì hay hủ tíu, dù em chỉ thích ăn mì hay hủ tíu do chính người Hoa nấu. Một nửa dòng máu Trung Hoa của em đã nhạt màu theo phong thủy ở đây. Thật sự, em cũng chưa bao giờ tự hỏi em là người Việt hay người Hoa, hoặc một người lai. Nguồn gốc hay quê hương với em chẳng có ý nghĩa gì. Một căn cước về huyết thống hay văn hóa cũng không nói lên điều gì. Một con người tự do mới là một con người. Em tin điều ấy.

Tôi:

-Có thể quốc gia đã là một phát kiến sai lầm nhất của con người. Nó nâng tầm qui mô của chiến tranh và sự ích kỷ lên một mức độ tàn khốc hơn.

Ngự:

-Lòng ái quốc trở thành cái cớ để biện hộ cho bọn độc tài lạm dụng quyền lực và hành hạ nhân dân.

Tôi:

-Xem ra như thế thì chế độ phong kiến đã sòng phẳng hơn về lòng trung thành hay ái quốc của thần dân đối với một quân vương.

Ngự:

-Em cũng nghĩ vậy. Sự giả dối của bọn cai trị là vô giới hạn.

Tôi:

-Nhưng con người yếu đuối lúc nào cũng muốn phó thác sinh mệnh mình cho các đấng chăn dắt. Họ không đủ mạnh mẽ và tự tin để bước đi một mình. Thậm chí, họ coi sự phục tùng và biết ơn bọn chăn dắt là nghĩa vụ và nghĩa khí.

Ngự:

-Đôi khi nhìn đồng loại, em nghĩ mình sẽ không bao giờ cần sinh đẻ. Không bao giờ cho tái bản một sản phẩm lỗi. Cái giống người không nên tồn tại.

Bất chợt, Colby xuất hiện. Hắn luôn xuất hiện đúng lúc như tôi nghĩ.

Colby:

-Tôi cũng đang thèm phở đây.

Tôi:

-Xin mời.

Ngự cố tình chọc Colby:

-Ở đâu có Ngự, ở đó có Hắn.

Colby:

-Hắn không đến để tán tỉnh Ngự, nhưng ở đâu Ngự đến thì ở đó đã có Hắn.

Tôi:

-Ông nghĩ Ngự là con mồi và ông giăng bẫy Hắn?

Colby nhún vai:

-Mọi chuyện đều có thể.

Tôi nhìn thẳng Colby nửa đùa nửa thật:

-Không ai khác, chính ông mới thật sự là Hắn.

Colby cười lớn:

-Vậy thì, tôi phải nhọc lòng làm gì?

Tôi:

-Ông là kẻ làm xiếc.

Colby:

-Cho ai?

Tôi:

-Cho ông, cho Hắn.

Colby:

-Tôi không rảnh đến thế.

Tôi:

-Tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng nếu tôi bảo đó là tính chất công việc của ông thì chắc không sai chứ?

Colby:

-Anh đa nghi quá.

Ngự:

-Em nghĩ đó là một loại cảm xúc hơn là của lý trí thuần túy.

Tôi:

-Chẳng có gì thuần túy.

Colby:

-Ok. Bên trong hay bên ngoài chúng ta, huyễn tượng hay thực tế, chúng tôi vẫn đánh giá Hắn là một hiểm họa của nhân loại cần loại trừ. Hắn được di căn truyền thừa nơi một cá thể nào đó. Và đó chính là đối tượng chúng tôi truy tìm.

Tôi:

-Và sẽ có hay đã có những kẻ bị giết oan?

Colby:

-Vài kẻ bị chết oan mà cả nhân loại được cứu thoát thì có gì phải lưỡng lự hay hối tiếc?!

Tôi:

-Đấy là sự đối chiếu mang tính ngụy biện. Không còn cách nào khác sao?

Colby:

-Có cách nào khác, anh chỉ cho tôi đi.

Tôi:

-Đấy không phải là việc của tôi.

Colby:

-Nó là việc của tất cả chúng ta.

Tôi:

-Cứ coi như tôi cũng có trách nhiệm “trừ gian, diệt ác” như ông, nhưng tôi muốn hỏi ông điều này: điều gì cho phép ông qui kết Hắn là một hiểm họa?

Colby:

-Chúng tôi có những dữ kiện.

Tôi:

-Và được kết luận bởi máy tính?

Colby:

-Đó là một trong những phương cách. Dẫu sao, hiểm họa vẫn cần được ngăn chặn trước khi nó xảy ra.

Tôi:

-Các ông đánh giá một con người hay một sự kiện dựa trên những chuẩn mực có sẵn, đúng không? Tôi giả dụ Hắn là người có thể mang đến một cái gì khác, như Jesus hay hơn thế chẳng hạn, thì có phải Hắn cũng sẽ bị đóng đinh không?

Colby lạnh lùng:

-Một Jesus tái thế sẽ bị đóng đinh. Anh hiểu vì sao, tôi tin vậy.

Tôi bối rối:

-Chúng ta có buộc phải dấn thân vào một điều không chắc chắn?

Colby nhún vai.

Ngự cười lớn:

-Xem ra, mấy ông tu hành, tu tỏi gì đó mới là những người khôn ngoan. Họ đứng ngoài tục lụy và họ vô can một cách minh triết.

Colby cười đểu cáng:

-Nhưng họ biết cách làm giàu và họ làm cha thiên hạ.

Tôi vẫn còn bực bội. Tôi muốn đập vỡ một cái gì đó.

Trong Nhà hát lớn Hà Nội, khán giả vẫn say mê. Dàn nhạc vẫn say đắm.

Đại-đế:

-Ta đến để chăn dắt đàn chiên của mình.

Thiên-tử:

-Và đưa chúng về miền đất hứa.

Đại-đế bỗng khuỵu chân xuống, khuôn mặt đau đớn:

-Ôi, bệnh tật lại hành hạ ta rồi.

Thiên-tử bước đến ân cần:

-Ông bị làm sao?

Đại-đế:

-Gout.

Thiên-tử:

-Hậu quả của một chế độ ăn uống thiếu cân bằng.

Đại-đế rên rỉ:

-Ôi…

Thiên-tử:

-Làm sao đây?

Đại-đế ôm đầu gối:

-Tôi chết mất. Hãy cầu nguyện cho tôi.

Thiên-tử:

-Mà cầu nguyện với ai?

Đại-đế:

-Tôi không biết. Hãy tìm cho tôi một ông linh mục.

Thiên-tử:

-Một ông sư được không?

Đại-đế:

-Ai cũng được.

Thiên-tử hỏi khán giả:

-Ở đây có ai là thày cúng không?

Đại-đế:

-Không được. Tôi chưa chết.

Khán giả cười ồ thích thú vì sự bất ngờ này. Và họ vỗ tay. Không ai biết là vở kịch đã kết thúc chưa. Tuy nhiên, khán giả đã đứng lên và họ tiếp tục vỗ tay, hỉ hả.

________________________________

(1) Người Mỹ trầm lặng - Graham Greene.

(2) Khi đồng minh tháo chạy - Nguyễn Tiến Hưng.

(3) Tầng trệt thiên đường - Bùi Hoằng Vị.

(4) Tầng đầu địa ngục - Aleksandr Solzhenitsyn.

(5) Quốc ca Mỹ.

(6) Bà Cả Đọi là tên một quán cơm Bắc bình dân nổi tiếng nằm trong một con hẻm đường Nguyễn Huệ.

(7) Đương thời, tổng thống Mỹ Obama đã ăn bún chả ở Hà Nội khi thăm chính thức Việt Nam.

(8) Chủ tịch Hồ Chí Minh từng là một phụ bếp trên con tàu Amiral Latouche Tréville.

(9) Sách Tiên tri Isaia.

N.V, 12/2022