Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Những sai lầm trong các bước chống dịch ban đầu đã gây tình trạng quá tải hôm nay

Bác sĩ Nguyễn Thy Anh

Phủ vaccine cho dân thì chậm như rùa bò... Haizzz

Như một bs đàn em ví von tất cả nv ngành y tế chúng ta đang ngoi ngóp vì nước đã ngập quá đầu... ráng sống sót và cứu ai được thì cứu. Tập hợp vài ý kiến tôi thấy hay, nên làm ngay, của các bs đã và đang lăn lộn trong tâm bão, những người tôi rất ngưỡng mộ dù tuổi đời kém tôi rất nhiều:

@ Comment của các bs đàn em:

1- Có ra bao nhiêu bệnh viện nữa cũng chỉ là hình thức dồn bệnh nhân lại để đó thôi Thầy ạ. Hết sạch nhân viên y tế rồi, nhân viên y tế đang làm cũng đuối lắm rồi. Tình thế bây giờ là quá tải, tức là nước ngập quá đầu, ai ở gần thì mình chụp được mình đẩy lên nóc nhà, ai ở xa thì chịu, coi như số phần. Mình cũng mệt, ráng bơi lủm chủm thêm khúc nữa vì trách nhiệm, chụp được người nào hay người ấy...

em nghĩ giờ ai thương bệnh nhân thì tham gia tình nguyện, giúp lau rửa, đút ăn, cho uống nước, an ủi… khi bệnh nhân còn nằm trên ghế bố hay băng ca, chưa có giường để vào. Lỡ họ có trở nặng hay đi thì cũng có tâm trạng an yên nhất, không hoảng loạn. Mấy chuyện đó nhân viên y tế không còn có đủ thời gian làm nữa ạ. Chứ cứ kêu gào là thương xót bệnh nhân quá, rồi bảo nhân viên y tế phải làm gì đi để chăm lo cho bệnh nhân trong khi chính nhân viên y tế cũng kiệt sức rồi, thì cũng chẳng dẫn đến kết quả gì đâu ak. Giờ cần mọi người góp sức lắm, sức người chính là điều thiếu nhất hiên nay, nên thay vì nói thương suông thì nên góp sức cụ thể vẫn hơn (em không định nhờ Thầy đâu ạ, Thầy là người cao tuổi rồi, em chỉ nghĩ đến những người còn trẻ khoẻ và đang ở không tại nhà ấy ạ!)

2- Em thấy tốt nhất là chính quyền cần ngồi lại. Nhìn thẳng vào vấn đề và chấp nhận, tham khảo ý kiến của các chuyên gia virus học, dịch tễ học, truyền nhiễm, để phân tích rõ ràng giải pháp. Gần như bây giờ chỉ có phủ rộng vắc xin nhanh nhất có thể thì mình mới có thể tạm kiểm soát được tình hình. Ngồi trong phòng máy lạnh mà chỉ thị thì dễ lắm, nhưng mà có nhìn thấy thực tế các bv điều trị Covid hiện tại không? Đâu phải bv không nhận bệnh, bỏ mặc bệnh nhân chết. Nhưng mà bây giờ nhận vô mà cũng không làm gì được cho bệnh nhân thì sao đây??

3- Bản thân e thấy nhiều bv vẫn còn phòng trống khoảng 1/3 đến 1/2 ở các bv như Hoàn Mỹ, DHYD chẳng hạn. Vấn đề ở chỗ không có đủ nhân viên y tế để đáp ứng được tình hình hiện tại của các bv này. Họ mất người do đi tăng cường hết gần 1/3 nhân sự. Theo e thì bv dã chiến nên tuyển thêm người và trả nvyt về cơ sở cũ để làm đúng chức năng và thoải mái của họ. Như vậy sẽ chia sẻ áp lực tốt hơn

@ comment của các bs học trò cũ:

1- E thì thấy mở bv dc cho nhiều, nhưng cũng phải có nhân lực chứ, ko có nhân lực biết điều trị thì cũng toi ���� em thấy

- một là bs biết điều trị từ tỉnh điều lên hỗ trợ sài gòn

- Không thì giải áp cho người ta về các tỉnh để tỉnh quản lý điều trị phụ, chứ quá tải ở đây thì như chết chùm á.

- thấy các tỉnh cho bs lên hỗ trợ toàn bs da liễu, tai mũi họng, chuyên khoa lẻ ... không phải cứ bs là biết tuốt.

2- Lực lượng thiếu nhất hiện nay là các điều dưỡng. Nước Mỹ họ thành công là do họ có một đội ngũ y tá làm việc quá tận tâm với người bệnh.

Việt Nam mình muốn chống dịch thành công thì một trong các yếu tố quan trọng trong giai đoạn này là phải cần huy động thêm rất nhiều điều dưỡng và lực lượng tình nguyện viên chăm sóc người bệnh. Nhà nước nên có chính sách đãi ngộ đặc biệt và tôn vinh công sức của các ACE điều dưỡng và lực lượng tình nguyện viên.

4- Em có ý tưởng này, Thầy xem có hợp lý không ạ. Em thấy thì hợp lý, nhưng để làm được thì hơi khó...

Để giảm bn tử vong do Covid, thì chúng ta phải cố gắng làm giảm diễn tiến bệnh nặng do Covid. Để làm được điều này, cần trang bị nhân lực, thiết bị, thuốc men ở các BV dã chiến hơn nữa. Và thành lập các group theo dõi F0 ngoài cộng đồng thật tốt, phải có phương tiện vận chuyển F0 vô được BV nhanh nhất, an toàn nhất có thể, em thấy vậy ạ, chứ hiện nay họ tập trung nhân lực, nguồn lực cho tuyến cuối là chủ yếu mà "quên" đầu tư cho các BV dã chiến và ở ngoài cộng đồng thì sẽ không chặn được bệnh diễn tiến nặng, dẫn đến tuyến cuối sẽ quá tải... và tử vong nhiều là điều tất nhiên

5- Dạ thầy ơi, hiện nay tất cả BVDC đều phải lập phòng ICU vì kg chuyển được bn lên tầng cao hơn. Ở BVDCCC, bn thở máy, thở HFNC bằng oxy bình đạn. Cứ 1-2 giờ là có 100 bình oxy phải được sức người khuân vác lên thay. Và ICU thì phải làm thủ thuật xâm lấn đặt nkq, hút đàm, lấy khí máu động mạch... Vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn là vô cùng quan trọng để giảm tử vong cho bn và giảm lây nhiễm cho nhân viên y tế. Nhưng dường như chuyện này không mấy được quan tâm ở các BVDC. Nhân viên con nói, sàn nhà dính máu không ai lau. Lọc không khí, lau bề mặt, khử khuẩn môi trường là điều xa xỉ. Trên đó không có hộ lý, nhân viên vệ sinh của các công ty vệ sinh thì không chịu làm, bên quân đội cũng không làm. Ở phòng ngoài thì bn tự dọn, bn hồi sức làm sao tự dọn được. Bs, DD không đủ để chăm sóc, điều trị bn. Nhưng nếu kg có nhân viên vệ sinh, kg có những hướng dẫn cơ bản về KSNK thì con e rằng HS mở ra chỉ kéo dài thời gian chết của bn và tăng nguy cơ lây nhiễm cho NVYT. Covid đi qua nhưng bn tử vì nhiễm trùng bệnh viện và NVYT lên đó dễ hình thành thói quen kg tốt về KSNK cũng như dễ bị nhiễm bệnh hơn. Thầy la làng lên nữa đi ạ. Con cám ơn thầy

Nguồn: FB Nguyen Thyanh