Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Sài Gòn – Những ngày phong thành (4)

FB Tin Mừng Cho Người Nghèo

THƯƠNG QUÁ SÀI GÒN ƠI!

THƯ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC

GỬI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Toà Giám mục Huế, ngày 09/07/202

Kính thưa Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha và mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành ổ dịch lớn nhất nước với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Thủ Tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 16, đặt thành Phố Hồ Chi Minh trong tình trạng giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0g ngày 09/07/2021. Phải quyết liệt như thế may ra có thể kìm hãm được phần nào thảm hoạ đang hung hãn lan tràn. Nhưng đây lại là một tình huống tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.

Chưa bao giờ, kể cả thời chiến tranh, thành phố đã trải qua những ngày thử thách bức bách như hôm nay. Muôn vàn thảm kịch đang diễn ra mỗi lúc một nghiêm trọng: lây nhiễm cộng đồng, bệnh viện quá tải, y sỹ, nhân viên y tế kiệt lực, đội phòng chống căng thẳng, sản xuất ngưng trệ, lưu thông hạn chế, vật giá leo thang… Thành phố đã từng mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, là “đầu tầu kinh tế” đang lâm nguy, đang thiếu nhân sự, đang thiếu gạo, thiếu rau, thiếu tiền, thiếu thuốc và thiếu cả tương lai… Hàng vạn cụ già và trẻ em bán vé số, trà đá, hàng rong, taxi, xe ôm sẽ lấy gì ăn nếu không được ra đường trong những ngày tới đây? Công nhân xí nghiệp đào đâu ra tiền nếu một mai nhà máy giảm biên chế hoặc đóng cửa?

Anh chị em hãy nhớ lại: chính người dân Sài Gòn hôm nay đang khốn khó, đã từng vội vã lên đường mỗi khi nghe tin đồng bào mình đây đó lâm cơn hoạn nạn… Các tỉnh miền trung, qua trận bão lũ năm 2020, vẫn còn ghi lại dấu chân người Saigon khắp hang cùng ngỏ hẻm. Trái tim Việt nam lúc nào cũng thì thào: một miếng khi đói bằng một gói khi no; nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước hãy thương nhau cùng. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều.

Hơn bao giờ hết, tôi kêu gọi đồng bào trong nước hãy hướng nhìn về thành phố đáng yêu này, nơi đã từng là trung tâm tình thương trước khi trở thành ổ dịch. Tôi kêu gọi bà con hải ngoại hãy nhớ đến khung trời kỷ niệm đã một thời vang vọng câu hát “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi”. Tôi kêu gọi tín hữu Công giáo, mọi thành phần Dân Chúa, các giáo phận, dòng tu, giáo xứ, tổ chức từ thiện, Bác ái – Caritas, đoàn thể, ngành giới, nhóm thân hữu hãy coi đây là cơ hội thực thi bác ái theo Lời Chúa dạy. Tôi kêu gọi các tổ chức truyền thông và cộng đồng mạng hãy mau mắn chuyển tải thông tin này đến mọi địa chỉ quen biết. Hãy khẩn cấp ra tay. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để ứng cứu đồng bào ruột thịt của chúng ta đang vật lộn với thực tế đầy nông nỗi. Chúng ta hãy im lặng để nghe lại lời vàng ngọc này của Chúa Giêsu: “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không” (Mt 10,8b)

Một cách cụ thể, mỗi giáo phận hoặc mỗi cụm cộng đoàn, đặc biệt là các cấp Caritas, hãy khẩn trương lập một đường dây nóng, một địa chỉ để tập trung phẩm vật và tiền cứu trợ trong khu vực. Các nhu yếu phẩm Saigon đang cần là rau quả, nông phẩm, lương khô, thiết bị phòng chống dịch (khẩu trang, nước kháng khuẩn, máy thở, bình ôxy, bộ xét nghiệm nhanh). Ngoài lương thực, đồng bào thành phố cũng cần hổ trợ tài chánh cho người nghèo, vô gia cư, vỉa hè, khám chữa bệnh v.v…

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiếp nhận hàng cứu trợ là: Văn Phòng Hội đồng Giám mục, tại số 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3. Xin liên hệ với Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ qua đường dây nóng số 09.04.24.11.60. Sau khi nhận, Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm phân phối hàng và tiền đến từ các tỉnh. Văn phòng cũng sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để giúp làm thủ tục vận chuyển hàng hoá vào thành phố. Tài khoản: Văn phòng Hội đồng Giám mục VN, VNĐ số 0602.5831.4789; USD số 0602.5831.7699; ngân hàng Sacombank – chi nhánh Gò Vấp.

Không biết khủng hoảng hiện nay sẽ kéo dài bao lâu, sẽ diễn biến như thế nào. Nhưng đối với tín hữu Kitô, đây là một dấu chỉ thời đại đòi chúng ta phải tỉnh thức để nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa. Đại dịch tàn phá, nhưng chúng ta, cùng với đồng bào VN khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại sẽ xây dựng một thành phố mới và một hệ thống xa lộ mới bằng vật liệu tình thương.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ thị lấy năm 2021 làm năm tôn vinh Thánh Giuse. Chúng Ta cầu nguyện cho Vị cha chung của chúng ta (đang tĩnh dưỡng tại bệnh viện Gemelli sau phẫu thuật đại tràng) sớm bình phục, nhất là cùng với ngài, chúng ta phó thác nhân loại và dân tộc vào đôi tay phù trợ của Thánh Cả Giuse.

Thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi cầu chúc mọi người được bằng an vượt qua đại dịch.

Thân ái và trân trọng kính chào.

Đã ký và đóng dấu

+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH

Tổng Giám mục Huế

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

LỜI KÊU GỌI KHẨN THIẾT CỦA BÁC SĨ PHAN XUÂN TRUNG

Screenshot 2021-07-16 230833[3]

CHUYẾN XE “VÒNG TAY VIỆT” NHẤT ĐNH SẼ LĂN BÁNH TIẾP NGAY...

Vũ Kim Hạnh

...Đến các khu phong tỏa và những xóm trọ nghèo, kể từ ngày mai. Vì rất nhiều bạn bè và các bạn ...chưa quen nữa, đã gửi tiền, gửi sản phẩm về suốt mấy ngày cuối tuần, vài trăm ngàn, một triệu, năm triệu, có cả bạn thân Nguyễn Phi Vân gửi 30 triệu, một số bạn còn nhắn gửi thật thiết tha: “Đừng dừng xe. Không dừng được. Sao vậy, không thấy người nghèo đang rất cần chúng ta trong lúc này sao?”. Thật là cảm động rớt nước mắt với hai chữ “CHÚNG TA”. Rồi bần thần nghĩ cách “tuân lệnh” của chúng ta.

CHUYẾN XE KHÔNG ĐƯỢC DỪNG. AI CHO DỪNG?

Bỗng, sáng chủ nhật doanh nhân Phạm Phú Ngọc Trai gọi cho tôi thật sớm, thật gấp. “Không được dừng “Chuyến xe tặng quà” các khu phong tỏa và người nghèo, chị KH ơi. Tụi mình đang tìm cách đổ đầy bình xăng mới cho Vòng Tay Việt nha”.

12 giờ trưa anh gọi lại: Rồi, nhóm bạn SAI GÒN THƯƠNG NHAU của tụi mình đã bàn tính xong. Tụi này châm liền một ít xăng cho chuyến xe, chừng 1 tỷ nữa để đi trao 5.000 phần quà cho bà con nghèo. Chỉ hai tiếng sau, công ty Viet Vision nhắn gấp: ba người chúng tôi, Hoàng, Hiếu,Tuấn xin châm thêm 200 triệu nữa nha chị Hạnh. Chỉ xin có một nguyện vọng, cố mua gạo thay vì mì, vì gặp một số bà con, họ than, nhớ cơm lắm. (Các bạn nhớ Viet vision không, là công ty chăm lo các chương trình ca nhạc của ca sĩ Hà Anh Tuấn đó)

DOANH NHÂN CHÂN CHÍNH LÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN THỦY CHUNG CỦA NGƯỜI NGHÈO

Ôi, những doanh nhân rất thương người nghèo. Chủ tịch Phạm Phú Trường của Hội Doanh Nhân Trẻ TPHCM (YBA) nhân đó cũng nhắc, hiện giờ YBA vẫn đang cùng nhau góp thêm vô khoản 50 triệu tặng “mở hàng” của anh Cao Tiến Vị gửi để vận động YBA góp thêm cho Vòng Tay Việt nha cô.

Thương người nghèo, đó là sự chia sẻ tuyệt vời giữa những người nghèo chòm xóm với nhau trong các khu lao động nghèo mà mình thấy-và còn nhận được -hàng ngày. Sài Gòn “bị thương” vì dịch bệnh là liền thấy rõ “được thương” vô tận bởi tấm lòng cả nước sẽ chia và cả sự chăm sóc thật tận tình của những doanh nghiệp khắp cả nước gửi về.

Mình còn chưa kịp viết về món quà 2.500 hủ (loại lớn) bột mía sấy đông khô của anh Nguyễn Lâm Viên (trị giá 1,5 tỷ đồng) và 20.000 ổ bánh mì mà doanh nhân Kao Siêu Lực vẫn đều đều gửi tặng đội ngũ tuyến đầu mà hôm nay, Vòng tay Việt còn tiếp tục đi trao cho 10 bệnh viện. Thì cuối tuần qua, nhiều bạn bè khắp nơi gửi sản phẩm về. Sáng nay, 200 kg dứa Hạnh Phúc bay vô Sài Gòn từ Nghệ An, 200 kg rau củ từ Vũng Tàu. Những món quà tươi xanh thì từ đầu, Vòng tay Việt không dám tính tới vì khó bảo quản vậy mà bây giờ mỗi ngày cứ nhận được khá nhiều. Như 10 thùng rau tươi chuẩn GlobalGAP vẫn được doanh nhân Peter Hồng gửi đều đều mỗi ngày đến bếp ăn của bệnh viện Trưng Vương...

HỌP KHẨN ONLINE, BÀN HÀNH TRÌNH MỚI

Thế là tối qua, một cuộc họp online được tổ chức ngay để phối hợp lộ trình tặng đợt quà mới ngay ngày mai. Nhà Thiếu Nhi TP rất ưu ái cho lưu kho hàng to, nhưng dặn không được có mặt hơn 2 người trên mặt bằng, còn đi đường thì ngay xe 7 chỗ chỉ còn chở được 2 người (chở hơn 2, suýt bị phạt rồi).

Cuộc họp rất... tăng động. Gánh thêm việc mới trong tình hình giãn cách CT 16 cực kỳ căng thẳng mà sao ai cũng đầy sáng kiến và năng lượng?.

Mình chú ý nhất là một chuyện nhỏ được kể với giọng bồi hồi cảm động. Rằng nhà tôi có người làm ở siêu thị. Mấy hôm nay có hiện tượng là khách vô mua hàng đã xé mấy gói xúc xích ăn liền đứng ăn liền tại chỗ luôn. Thường ngày là nhân viên can thiệp liền. Nhưng lúc này, các bạn chỉ nhìn nhau, hỏi quản lý, thì chị giám đốc nháy mắt, thôi không can thiệp, khi họ đi ra thì gửi thêm cho họ thùng mì, nói là có người khách kia mua và nhờ gửi cho...

Suy ra, người nghèo họ thích món xúc xích ăn liền, cũng dễ tặng, dễ ăn, và thế là mọi người quyết định luôn là đợt mới này, ngoài cấu trúc 200.000 đồng một túi quà (gồm 5 kg gạo, một chai dầu 1 lit, chai nước mắm truyền thống nửa lít, một gói bột nêm, một chai nước tương và một gói muối sạch) thì lần này, sẽ thêm mấy gói xúc xích ăn liền vô luôn.

Vậy đó, chuyến xe Vòng Tay Việt tới giờ này, sau chỉ hai ngày cuối tuần, đã được đổ kha khá xăng rồi, chắc chắn sẽ tiếp tục lăn bánh. Ngay trong ngày mai, vì danh sách các khu phong tỏa từ các quận huyện vẫn gửi lên dài lắm. Một hãng sữa lớn sáng nay vừa dặn hãy chờ. Một công ty thực phẩm hẹn tiếp tục châm hàng vào ngày mai... Xăng vẫn tiếp tục được châm, đoàn xe sẽ đi nhiều hướng hơn trước, đến nhanh hơn, nhiều hơn với người nghèo thân thương...

Ảnh. Những bức ảnh của các chuyến gần nhất. Có các chuyến về ngoại thành: Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi. Có chuyến trao quà ban đêm vì khu phong tỏa lập nửa đêm và các bạn CN Khu CX linh Trung kêu khẩn.clip_image002[4]

clip_image004[4]

clip_image006[4]

clip_image008[4]

clip_image010[4]

clip_image012[4]

NGÀY THỨ TƯ

FB Hậu Kc Nguyễn

Sài Gòn thiếu bánh mì thịt thiếu cơm tấm “sà bì chưởng” là mất đi một nửa Sài Gòn.

Lúc này, nói thèm bánh mì (hay thèm ăn món gì đó) dễ bị cư dân mạng nói: trời ơi người ta đói ko có cơm ăn, ở đó còn bày đặt thèm này kia; người ta lo bữa ăn hàng ngày chưa nổi, có ăn rồi còn đòi hỏi nọ kia... Nhưng, nhìn thấy sự thiếu thốn của SG trong những ngày cách ly cũng là một cách để cố gắng, sao cho mau hết cách ly, để SG trở lại bình thường CŨ.

“Bánh mì Sài Gòn ba ngàn một ổ, đặc ruột thơm bơ một ổ ba ngàn”, tiếng rao này đã vắng mấy ngày. Bình thường – cũ, bất cứ lúc nào hễ nghe tiếng rao này là mấy con chó trong hẻm nhà tui nhâu nhâu sủa theo, vì tụi nó... ghét tiếng rao bằng loa. Nhưng cũng anh bán bánh mì, bữa hôm không biết sao lại rao bằng miệng, như chị bán bắp nấu hay cô rau cá thịt hay bán dạo quanh mấy chung cư, thì chẳng có con chó nào sủa cả, thậm chí có ai hé cửa ra mua chúng còn vẫy đuôi mừng rỡ như thấy người quen.

Đầu hẻm có chị bán bánh mì thịt nướng trên chiếc xe đẩy, bán cho học sinh đi học và người đi làm sớm, khoảng 8g đã đẩy xe về. Ổ bánh mì của chị nhỏ thôi, xốp xộp nhưng lúc nào cũng nóng giòn, vì chị khéo ủ trong chiếc thùng giấy dày các lớp báo, lại cho lên bếp than có vỉ thịt nướng, lật qua lật lại trước khi xẻ ra cho vài miếng thịt thơm phức, hành ngò dưa leo, rưới nước sốt, rồi cuộn vào miếng giấy báo nhỏ, cho vô bao xốp cùng với một miếng giấy mềm có ghim thêm cây tăm. Thỉnh thoảng ra mua mấy ổ bánh mì không chị vẫn bán, vẫn cẩn thận cho lên bếp than lật qua lại cho giòn. Hỏi chuyện, chị nói bán bánh mì xong sẽ về đi làm thuê cả ngày trên mấy ruộng rau ở quận 12, tối về lo chuẩn bị các thứ, sáng sớm lại lấy bánh mì đi bán.

Bốn bữa nay siêu thị không bán bánh mì, mấy lò bánh mì từ gần đến xa cũng nghỉ làm. Mấy bữa trước còn giăng dây ngăn cách người mua người bán, nay đóng cửa, không còn cái tủ kiếng nhỏ đặt những túi bánh mì cắt lát nướng khô, bánh mì ngọt nhỏ, cả bánh mì tươi. Không còn mấy cái cần xé lót bao bố sạch sẽ để những ổ bánh mới ra lò, lớn nhỏ đều nóng hổi thơm phức. Mua 4 tặng 1, 10 ngàn, vậy mà dễ bán hơn là 2 ngàn một ổ.

Bánh mì ăn sáng, trưa hay chiều tối, lúc nào cũng được. Ăn đỡ lúc lỡ bữa cũng được. Có thịt nguội có chả lụa càng ngon, mà bẻ miếng bánh chấm chút sữa Ông Thọ như ngày bao cấp cũng rất tuyệt! Nhiều lần tôi nhìn thấy người bán vé số, buôn bán vỉa hè, làm công việc giản đơn... bữa trưa chỉ là một ổ bánh mì với chai nước mang theo bên mình, ngồi dưới bóng cây, hay được bà bán quán bên đường kêu vô ngồi ghế cho mát, ăn xong ổ bánh họ tiếp tục đi...

Bình thường – mới là nhớ thôi rồi những bình thường – cũ, những điều bình dị, giản đơn, thiết thực, ai cũng cần không nhiều thì ít, nhưng khi nó bỗng dưng biến mất mới thấy thân thương nhường nào! Vậy, làm sao mà có thể quen với cái gọi là “bình thường mới”!

Đại dịch, cũng như chiến tranh, dẫu ác liệt thì cũng là nhất thời, đừng biến nó thành bình thường – mới tức là đừng để con người luôn trong tâm lý “chống lại, phản ứng, chiến thắng...”, phải quen với sự cấm đoán, xét hỏi, nộp phạt, phải cam chịu sự thiếu thốn thậm chí ngặt nghèo... Con người không coi thường chiến tranh và đại dịch vì hiểu cái giá phải trả cho nó, nhưng đừng biến nó thành “bình thường” theo nghĩa đời sống hàng ngày phải trở thành bất thường!

 

TỪ CANADA VIẾT VỀ SÀI GÒN TRONG TÂM DỊCH

FB Tôn Thất Hòa

Tết đầu tiên ở Sài Gòn vào đầu năm 2002, mình chưa tìm lại được việc mới, tạm thời thất nghiệp do chân ướt chân ráo di cư từ Huế vào. Những ngày cuối năm, bà con rần rần ba lô, túi xách đón xe, đón tàu, ra sân bay để về quê đón Tết, còn mình sáng chạy xe ra góc chân Cầu Sài Gòn mé bên Đường Trần Não, Quận 2, ghé quán cà phê quen mà lòng nôn nao, nhớ nhà.

Rồi thời gian thất nghiệp cũng qua, mình tìm được việc làm, rồi làm hoài vẫn không hết việc. Từ góc trọ mưa dột, nơi mình bị trộm bẽ khóa cửa phòng vào lấy nguyên cái va li trong đó đựng tất cả giấy tờ quan trọng, kể cả bằng đại đại học vào đêm 8/3/2002 sau khi về nhà trễ do ngồi Bờ Kè Kênh Nhiêu Lộc làm vài lon bia với thằng bạn nối khố, đến khi ra làm chủ doanh nghiệp, cho đến ngày tạm thời rời Sài Gòn, mình có gần 20 năm sống trọn vẹn với vùng đất nhiều nguy hiểm nhưng nhiều cơ hội, lắm kỷ niệm buồn nhưng cũng dư dả niềm vui. Lúc ở Sài Gòn, dù có đi đâu, ngay cả khi về lại Huế thăm nhà, dù có vài ngày, vẫn nhớ da diết cái thành phố ồn ào, không ngủ đó.

Mình vào Sài Gòn năm 2001, nhưng mãi đến năm 2009, mới có tên trong hộ khẩu mặc dù không phải là Sài Gòn mà là TP.HCM. Trong 8 năm đó, với thân phận của một người di cư từ Huế vào Sài Gòn, mình chưa hề thấy mình không thuộc về nơi đây.

Mấy nay nghe bà con than, có cả người khóc cho Sài Gòn, đọc báo thấy tình hình có vẻ căng vì hình như từ sau năm 1975 chưa bao giờ có cảnh vắng người và trong tình trạng yên ắng như vậy ở Sài Gòn.

Với một nơi sôi động như Sài Gòn, nơi dung chứa tất cả đồng bào di cư từ mọi miền của đất nước, mọi thứ sẽ đâu vào đó cả thôi, sẽ ổn cả thôi.

Sài Gòn chẳng bệnh tật, chẳng trọng thương gì cả, đừng lo quá.

Tự động viên, tích cực vậy vì than khóc cũng không giải quyết được gì nhiều. Doanh nghiệp của mình ở Sài Gòn, từ dạo mắc dịch tới giờ, tan nát khói mây luôn, mà mình có dám than đâu, cứ ráng, coi như chuyện gì đến phải đến, sẽ hồi sinh theo một hình thức khác thôi mà.

Hình chụp là ở Thành phố Mississauga, Canada vào tối hôm qua, nơi cũng có các tòa nhà cao tầng như ở Phú Mỹ Hưng bên Quận 7 vậy. Hôm qua sương mù phủ các tòa nhà, nhìn rất nhớ Sài Gòn cuối năm.

Có thể là hình ảnh về bầu trời và nhà chọc trời

HOẠT ĐỘNG BÍ MẬT

FB Nguyễn Thị Bích Hậu

Hàng xóm khu nhà mình dạo này hay trò chuyện. Cách trò chuyện là nhà nào đứng ở ban công nhà đó, cách độ 6-7 m và nói lớn lên. Xưa hỏng có vụ này. Mà nay ở nhà lâu quá chắc các bà các cô buồn, thi thoảng ra ban công nói lúc tưới hoa hay phơi đồ. Một hoạt động cho giảm xì trét và trầm cảm vì phong tỏa giãn cách mùa dịch. Mình ngồi trong nhà nghe vui tai ra phết.

Họ kể ngoài nhiều chuyện vui thu nhặt từ gia đình họ mạc. Ví dụ có chỗ nọ chợ đóng rồi mà tới ngày mùng Một đầu tháng phải đi mua hoa cúng. Vậy là ra nhà hàng hoa gõ cửa chút rồi cũng có 1 bó hoa chìa ra. Tài thiệt hoa họ vẫn bán lén được.

Rồi bánh mì, có hàng bánh mì vẫn bán trong nhà. Họ cho 1 cô bé ngồi ở cửa hé chút ra. Ai mua bánh mì thì đi qua giơ ngón tay ra hiệu. Sau đó đứng vô hẻm cách đó 10-15 m chờ. Lát sau có người xách bánh mì ra nhận tiền.

Có cả nhà vẫn nấu phở, chắc nấu một ít bán lén. Nên bà con ra mua được 3 tô phở bò mang về, mừng hết biết.

Bữa qua thấy nói TP sắp làm các xe hàng đẩy vô hẻm bán. Mà trên các nhóm mạng đọc chết cười. Các bạn trẻ vô còm lia chia. Kiểu "Tui xin đăng ký xe vào hẻm tui là trà sữa trân châu, pho mai que, khoai lang chiên bơ", có bạn còm "Em đăng ký cơm tấm sà bì chưởng nè". Có người còm "Tui bánh ướt bánh khọt nè". Người kêu"Cho tui hủ tíu Nam Vang và xôi xá xíu".

Mà hiện chưa thấy xe hàng vô. Nên thôi bà con một là hoạt động bí mật đánh lén vài ổ bánh mì vài tô phở. Hoặc là đành còm đại cho đỡ cơn thèm.

 

NHIỀU CON HẺM BỊ CHẶN BẰNG DÂY KẼM GAI: ĐỊA PHƯƠNG NÓI GÌ?

Tuổi trẻ, 12/7/2021

TTO - Ngày 12-7, trên mạng xã hội đăng tải hình ảnh một số con hẻm ở TP.HCM bị chặn bằng các cuộn dây kẽm gai. Nhiều người cho rằng việc làm này không cần thiết và có thể gây ra những khó khăn khi có sự cố...

Nhiều con hẻm bị chặn bằng dây kẽm gai: Địa phương nói gì? - Ảnh 1.

Phong tỏa tại hẻm 554 trên đường Lê Văn Việt, TP Thủ Đức - Ảnh: HOÀNG AN

Theo phản ánh của người dân, tại hẻm 391 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, quận 7 ngoài việc giăng dây ở đầu hẻm, cơ quan còn kéo các cuộn dây kẽm gai từ đầu hẻm vào thêm vài mét.

"Rủi nhà có sự cố hoặc người ốm cần đi bệnh viện rồi sao?", một bạn đọc nêu thắc mắc.

Hẻm 554 trên đường Lê Văn Việt, TP Thủ Đức cũng trong tình cảnh tương tự.

Theo tìm hiểu, việc kéo các cuộn dây kẽm gai này là do các hẻm được khoanh vùng để lấy mẫu tầm soát cho các hộ gia đình, người dân ở các dãy trọ. Thời gian dự kiến kéo dài trong 3 ngày.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online vào chiều 12-7, đại diện phường Tân Thuận Đông cho biết hiện toàn địa bàn phường đang trong thời gian phong tỏa. Để hạn chế người dân đi lại, một số hẻm trên địa bàn, đặc biệt các hẻm liên thông nhau, được giăng dây, trong đó có hẻm 391 Huỳnh Tấn Phát.

Tuy nhiên có tình trạng người dân trong hẻm phong tỏa đi nhận hàng online, chồm ra gây đứt dây phong tỏa... dẫn đến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Sau đó, lực lượng phải cho kéo thêm cuộn kẽm gai làm rào chắn đầu hẻm, cuối hẻm. Các hẻm liên thông thì không rào lại bằng kẽm gai nên người dân vẫn có thể ra ngoài trong trường hợp thật sự cấp bách.

"Tiếp nhận phản ánh hình ảnh cuộn thép nhìn không hay nên phường cũng đã trình lãnh đạo quận và được đồng ý thay bằng khung sắt chữ A. Hiện nay lực lượng mỏng nên không thể chia ra trực hết tất cả các hẻm, do đó hẻm nào không cần thiết vẫn sẽ khóa cố định lại", vị này cho biết thêm.

Chia sẻ thêm về việc người dân đường Bùi Văn Ba phản ánh không được nhận hàng đặt qua mạng, vị lãnh đạo này cho biết các cửa hàng cung cấp nhu yếu phẩm trong tuyến đường này đáp ứng đủ nhu cầu người dân.

Trong ngày 12-7, quận cũng điều động thêm các xe bán hàng lưu động để giải quyết vấn đề mua nhu yếu phẩm. Vì vậy phường thấy việc đặt hàng online và nhận hàng tập trung tại chốt là không cần thiết, dễ lây lan dịch bệnh.

Nhiều con hẻm bị chặn bằng dây kẽm gai: Địa phương nói gì? - Ảnh 2.

Hình ảnh dây kẽm gai chặn hẻm mà người dân phản ánh tại đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7. Bên dưới đất còn vương vãi dây nhựa mỏng dùng phong tỏa trước đó đã bị rách - Ảnh: Bạn đọc cung cấp

Người vi phạm lệnh cách ly/phong tỏa bị xử gì?

Theo luật sư Tô Bá Thanh (Đoàn luật sư TP.HCM), người cố tình trốn khỏi khu cách ly, khu phong tỏa là vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Cụ thể, theo khoản 2 điều 14 nghị định 117 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng.

Trường hợp người trốn khỏi khu cách ly, phong tỏa làm phát sinh chi phí phòng chống dịch hoặc làm lây lan dịch COVID-19 thì người này có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng.

Cụ thể, theo công văn 45 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, người chưa bị xác định mắc bệnh COVID-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người.

Nếu người trốn khỏi khu cách ly mà nhiễm COVID-19, sau khi trốn khỏi khu cách ly mà lây bệnh cho người khác thì có thể bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người. (TUYẾT MAI ghi)

TRẺ ĐƯỜNG PHỐ THỜI SÀI GÒN GIÃN CÁCH

NGƯỜI VÔ GIA CƯ LAY LT TRONG ĐÊM ĐẦU SÀI GÒN GIÃN CÁCH

GỬI LỜI CẢM ƠN TỚI CÁC NHÓM TÌNH NGUYỆN ĐANG VƯỢT KHÓ KHĂN CHIA SẺ THỰC PHẨM CHO BÀ CON NGHÈO Ở SÀI GÒN NHỮNG NGÀY GIÃN CÁCH

Thăng Fly Comics

Có thể là hình minh họa về văn bản cho biết 'ĐI PHÁT CƠM ĐƯỜNG XA DZẬY CỰC CÕ HÉN? CŨNG CƯC XíU BÀ A... MÀ CỰC MẪY TRỨC NGHE NHIỀU BÊN QUÁ TỤI CON NGUÃN RAU CÓ HẠN... DO 000 ĐỪNG BỎ TỤI TUI NHA cô CHÚ ơi.. DẠ, CON "KỂ KHỐ" DZẬY THÔI.. CHỨ NƠ LÒNG NÀO BÀ CON.. VẪN ĐÔNG VIÊN NHAU RÁNG ĐI TIẾP..'