Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Bản địa hoá trong tranh giáng sinh

Hà Vũ Trọng

Giáng sinh (Nativity, gốc tiếng Latinh nativitas: sinh, sinh quán, bản xứ) là một chủ đề chính trong nghệ thuật Kitô giáo kể từ thế kỉ 4 dựa trên những tường thuật trong Phúc Âm về sự giáng sinh của Chúa Jesus. Đề tài này được miêu tả bằng nhiều chất liệu khác nhau như bích hoạ, mosaic, điêu khắc, minh hoạ kinh sách, tranh kính, và đặc biệt là tranh sơn dầu, cho tới việc tạo ra những hoạt cảnh (tableau vivant) Chúa sinh ra trong hang đá với chuồng bò, máng cỏ, v.v. và truyền thống này bắt nguồn do Thánh Francis từ thế kỉ 13.

Chúa Jesus giáng sinh mang ý nghĩa cho mọi dân tộc của mọi thời đại, Vinh danh Thiên Chúa trên trời - Bình an dưới thế cho người thiện tâm. Để minh hoạ điều này, các hoạ sĩ Kitô giáo trên khắp thế giới ngày nay thường miêu tả theo bối cảnh văn hoá của mình, vì vậy có thể thấy đề tài Giáng sinh trở nên gần gũi, phổ quát và được ‘dân tộc hoá’ nhiều nhất.

Những hoạ phẩm giới thiệu dưới đây, trước tiên là loạt tranh của hoạ sĩ Gauguin thuộc phái hậu Ấn tượng, mà có lẽ trong hội hoạ hiện đại ông là người đã bản địa hoá sớm nhất đề tài Chúa giáng sinh trên đảo Tahiti, đồng thời cũng đem vào những yếu tố của tín ngưỡng thổ dân đa đảo Nam Thái Bình Dương. Tiếp theo là những tác phẩm của các hoạ sĩ Trường Mĩ thuật Đông Dương, và các nước khác của châu Á.

Paul Gauguin, La Orana Maria (Kính mừng Maria | Ave Maria)

Một trong những bức sơn dầu đầu tiên Gauguin vẽ trên đảo Tahiti năm 1891, miêu tả trên xứ 'địa đàng đã mất' đầy sắc màu nhiệt đới và đầy hoa quả. Hai người phụ nữ thổ dân và thiên thần tới chào Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng được lấy cảm hứng từ phù điêu của đền Borobudur ở đảo Java.

Paul Gauguin, Giáng sinh, 1902

Paul Gauguin, Bé Bé - Chúa Hài Đồng Tahiti, 1896

Những tác phẩm đề tài giáng sinh của Gauguin không nhất mực tuân theo những motif cổ điển về câu chuyện Chúa giáng sinh. Chủ đề sinh đẻ của phụ nữ thổ dân và cảnh gia đình xuất hiện trong những tác phẩm của Gauguin sau sự ra đời của những đứa con của ông (ngoài giá thú) với những người tình trên đảo. Phong cách hậu Ấn tượng với sắc màu nhiệt đới, rơm rạ chói rực vàng một cách thiêng liêng cùng với đàn gia súc. Điều thú vị là điểm tập trung của bức tranh không phải ở hài nhi (Chúa Hài Đồng) đang bồng trên tay bà mụ đỡ hoặc vị thiên thần đứng kề bên có đôi cánh màu ngọc xanh biếc. Bố cục quang cảnh góc phải bức tranh gần như để hướng nhìn sang phía người phụ nữ (Mẹ Maria) đang nằm trên giường ở phía bên kia chuồng bò với vầng hào quang bao quanh sau khi đã hạ sinh.

Paul Gauguin, Te tamari no atua (‘Con của Thần’), 1896, sơn dầu trên bố 96 x 128 cm.

Như nhan đề có nghĩa ‘Con của Thần’ trong tiếng thổ dân Đa đảo, đây là một ‘dị bản’ miêu tả về Giáng sinh trong khung cảnh Tahiti. Góc nhìn của cảnh tượng này có thể xem là đối lập với bức Bé Bé - Chúa Hài đồng Tahiti ở trên – ở tiền cảnh giờ đây là người mẹ (đầu có ánh hào quang) kiệt sức sau khi sinh, đang nằm thiếp trên giường với tấm khăn trải giường màu vàng và những cọc giường có chạm khắc hoạ tiết. Ở hậu cảnh, một bà mụ đang bồng một bé sơ sinh có vầng hào quang, bên cạnh là thiên thần với đôi cánh màu xanh lá cây, căn chuồng đằng sau bên phải với hai con bò vây quanh máng cỏ để trống. Có thể xem đây là những miêu tả kinh nghiệm cuộc đời cá nhân của hoạ sĩ. Khi Gauguin trở lại Tahiti, ông dựng một cái chòi gần trung tâm Papeete và sống với một phụ nữ trẻ tên Pau’ura, vào cuối năm 1896, cô ta hạ sinh một bé gái, nhưng chẳng bao lâu thì em bé chết, sự đau lòng này đã khiến Gauguin thể hiện trong bức tranh cùng năm này. Như vậy, người đàn bà thổ dân đang nằm là người tình của ông, còn bà mụ ôm đứa bé giống những ngẫu tượng thần đưa hồn kẻ chết trong tín ngưỡng Tahiti, bà sắp giao đứa bé đã tắt thở cho thiên sứ đứng kề bên

Alix Aymé, Giáng sinh, khoảng 1935-40, sơn mài trên gỗ với cẩn trứng và dát vàng lá, 63 x 48cm

Alix Aymé, giáo sư trường Mĩ thuật Đông Dương, sau khi tiếp thu những ứng dụng sơn ta tiên phong của Jean Dunand trong nghệ thuật Art Deco, bà có công truyền thụ và thực nghiệm kĩ thuật sơn mài trở thành loại hình tranh nghệ thuật độc đáo nhất của nghệ thuật Đông Dương; tác phẩm này có lẽ là đề tài Giáng sinh được bản địa hoá sớm nhất tại Việt Nam.

Lê Phổ (1907-2001) Giáng sinh, mực và màu bột trên lụa, 69 x 54.5 cm. 1941

Nguyễn Gia Trí, Đêm Giáng sinh, sơn mài, 1941, 130 x 237cm; hàng chữ Latinh trong tranh có nghĩa "Hôm nay bình an thật từ trời giáng thế". Tranh hiện treo tại Nhà nguyện Mai Khôi dòng Đaminh, Sài Gòn

Hoàng Tích Chù và Nguyễn Tiến Chung, Giáng sinh, sơn mài 224 x 146cm, 1943;  tranh đã qua sự phục chế, hiện treo tại hà nguyện của Đại Chủng Viện Huế

Nguyễn Anh, Giáng sinh, sơn dầu

Tsugouharu Foujita, Giáng sinh, mực nho và màu bột, dát vàng lá. (hoạ sĩ gốc Nhật sống bên Pháp)

Sadao Watanabe, Giáng sinh, 1960, mộc bản 58 x 78 cm (NHẬT BẢN)

Sawai Chinnawong, Giáng sinh, acrylic. (THÁI LAN)

Sawai Chinnawong, Giáng sinh, acrylic. (THÁI LAN)

Federico Dominguez, Giáng sinh, màu bột. (PHILIPPIN)

Wayan Radjin, Giáng sinh. (Bali, INDONESIA)

Sukana Kariana, Giáng sinh, sơn dầu, 2011 (Indonesia)

Giáng sinh, tế vi hoạ Ấn Độ triều đại Mughal (tk 16 - 19)

Giáng sinh, tế vi hoạ Ấn Độ triều đại Mughal (tk 16 - 19)

Giáng sinh, tế vi hoạ Ấn Độ triều đại Mughal (tk 16 - 19)

Angelo da Fonseca, Giáng sinh, 1954 (ẤN ĐỘ)

Woonbo Kim Ki-chang, Giáng sinh, mực và màu trên lụa 76 x 63 cm, 1952 (HÀN QUỐC)

Woonbo Kim Ki-chang, Ba vua thờ lạy Chúa Hài đồng, mực và màu trên lụa 76 x 63 cm, 1952 (HÀN QUỐC)

Lục Hồng Niên, Giáng sinh, tranh lụa, thời Trung Hoa Dân Quốc

Lục Hồng Niên, Ba vua thờ lạy, tranh lụa, thời Trung Hoa Dân Quốc

Vương Túc Đạt, Giáng sinh, tranh lụa, thời Trung Hoa Dân Quốc

Vương Túc Đạt, Ba vua thờ lạy, tranh lụa, thời Trung Hoa Dân Quốc