Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Nhờ cộng đồng mạng chia sẻ giúp! (Hy vọng có điều kỳ diệu xảy ra…)

Trần Quốc Trọng
Năm 1968, hàng trăm trận mưa bom ác liệt trút xuống vùng căn cứ kháng chiến Liên khu 5. Quân địch sau khi bị tổn thất nặng ở thành phố trong trận Tổng tiến công Tết Mậu Thân của quân ta đã trút cơn giận dữ lên những khu rừng đại ngàn của Trường Sơn.

Trong số những người ngã xuống sau trận mưa bom, có một chiến sĩ không ai biết tên tuổi, quê quán của anh. Chỉ biết trong túi áo anh có một tấm ảnh nhỏ cỡ 6×9. Ảnh tô màu khá đẹp. Người trong ảnh là một nữ công nhân, mặc sơmi trắng, quần yếm xanh, tay cầm chiếc thoi dệt vải. Mặt sau của ảnh có bài thơ chép tay: “Đợi Anh về”
Đây là thông tin được Cựu chiến binh Đặng Minh Phương, người lưu giữ bức ảnh này cung cấp. Nhiều năm qua, ông vẫn đau đáu với ước mong tìm lại người trong ảnh và gia đình liệt sĩ nhưng vẫn chưa thể thực hiện được. Sau này, kỷ vật được trao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Ngày hôm qua, Thượng tá Trần Thanh Hằng, cán bộ nghỉ hưu của Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN đã chia sẻ và mong muốn của bà cũng như nhiều cán bộ đang công tác tại bảo tàng là tìm được hoặc có thông tin về người phụ nữ trong ảnh, từ đó hy vọng sẽ xác định được tên, tuổi, quê quán của liệt sĩ và tìm về với gia đình của anh…
Ảnh rất nét và chữ rất rõ.
Mong mọi người CHIA SẺ
Biết đâu, lại có điều kỳ diệu…
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Đợi anh vợi mùa xuân
Chắng thấy anh trở lại
Chỉ thấy chim én về
Và hoa đào vẫy mãi

Tay vít một nhành hoa
Níu áo mùa xuân hỏi:
“Vì người công tác xa
Xuân ơi xuân có đợi?”

Xin một nụ trên cành
Ủ kín vào thương nhớ
Em để dành mùa xuân
Đợi anh về mới nở.