Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

Đạo quân Trung Quốc thầm lặng (kỳ 6)

Juan Pablo Cardenal

Heriberto Araújo

Bản Việt ngữ Nguyễn Đình Huỳnh

Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2015, 2917

5

Nền tảng của thế giới Trung Quốc

"Người Mỹ đến đây để thả bom. Chúng tôi đến Sudan để xây dựng đường sá, văn phòng và bệnh viện. Chúng tôi có mặt ở đây để mang lại hạnh phúc cho người dân Sudan."

Fan Hui Fang, doanh nhân Trung Quốc và chủ sở hữu trang trại trồng trọt ở ngoại ô Khartoum.

Bình minh ló rạng khi chúng tôi dừng lại ăn sáng gồm trà và bánh ngọt bên dãy nhà gạch cạnh lề đường ở ngoại ô Omdurman, một trung tâm thương mại sôi động ở phía bắc Khartoum. 6 giờ sáng và nhiều người dân địa phương vẫn đang kéo dài giấc ngủ. Ánh sáng ngày mới làm hiện ra một khung cảnh hoang dã, hiu quạnh, rách nát bởi đói nghèo và thời tiết khắc nghiệt - nhưng, đồng thời, cũng vô cùng đẹp đẽ. Con đường nhựa đen bóng chạy ngang chân trời bằng cát vàng điểm rải rác lạc đà, gia súc và những con lừa kỳ lạ bị buộc vào bụi cây.

Chẳng bao lâu sau khi rời Omdurman, hai chiếc Toyota hai cầu của chúng tôi bắt đầu giảm tốc khi đến gần trạm kiểm soát quân sự đầu tiên trong ngày, không thể vượt qua nếu không có giấy phép cần thiết. Những người lính gác nhận ra những chiếc xe và đứng sang một bên, chào. Không dừng lại, chúng tôi tiếp tục đi về phía bắc và biên giới với Ai Cập, trên con đường chạy song song với sông Nile. Điều này sẽ không bao giờ có thể thực hiện được nếu chúng tôi không đi cùng Đơn vị triển khai đập (DIU),1 tổ chức có mọi quyền lực hoạt động dưới sự giám sát trực tiếp của Tổng thống Sudan, Omar al-Bashir. Nhiệm vụ của nó là điều phối công tác xây dựng các con đập để quốc gia này có được các nền tảng cần thiết cho việc áp dụng một mô hình kinh tế mới ít phụ thuộc vào dầu thô khi tốc độ sản xuất dầu bắt đầu giảm vào năm 2013. Đó là một chiến lược mà Trung Quốc đóng một vai trò quyết định.

Trong tất cả các con đập đã xây dựng dọc theo bờ các con sông ở Sudan, quan trọng và gây tranh cãi nhất là đập trên sông Nile tại Merowe, cách thủ đô 350 km về phía bắc. Được khánh thành vào năm 2009, công trình yêu thích của Tổng thống Al-Bashir là biểu thị rõ ràng nhất của sự hợp tác gần đây giữa Bắc Kinh và Khartoum. Điều này lý giải vì sao chúng tôi đi Merowe, dù để làm được điều này, chúng tôi đã phải giả vờ là giáo sư đại học, trải qua nhiều cuộc thẩm vấn và chứng tỏ lòng quyết tâm bền bỉ vô hạn.2 Không thể đến Merowe mà không có giấy phép chính thức vì việc xâm nhập khu vực này bị cấm hoàn toàn với một loạt trạm kiểm soát quân sự. Vì vậy, phương án duy nhất của chúng tôi vào mùa hè năm 2010 là được một phái đoàn của DIU hộ tống và "hướng dẫn" khi chúng tôi tiến về một trong những dự án cơ sở hạ tầng gây bất đồng nhất do Trung Quốc thực hiện ở nước ngoài.

Khartoum công bố đập này và hạ tầng đi kèm của nó như là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế của đất nước. Theo những người ủng hộ, tầm quan trọng của con đập xuất phát từ 1.250 MW điện do mười tua-bin phát ra, cũng như các khả năng phát triển nông nghiệp quy mô lớn do hệ thống kênh thủy lợi tạo ra sẽ làm hồi sinh những giấc mơ cũ của Sudan trở thành vựa lúa của châu Phi.3 "Merowe là công trình thủy điện lớn nhất ở Sudan, và có lẽ trong toàn châu Phi," Awad, người hướng dẫn mà nhà chức trách Sudan cử đi kèm chúng tôi trong suốt chuyến thăm đập khoe khoang. Vẻ trịnh trọng do đeo cà vạt giữa sa mạc như khuyến khích người hướng dẫn nhiệt tình của chúng tôi nói về nhiều lợi ích của dự án, nhưng không đề cập đến thực tế là hình mẫu hào nhoáng về cơ sở hạ tầng này của  Sudan cũng là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất ở đây, cả vì chi phí quá mức và vì sự thiếu minh bạch hoàn toàn về tác động xã hội và môi trường của dự án.

Còn cách Merowe 150 km, chúng tôi đi dọc theo một con đường mới do người Trung Quốc xây dựng là một phần trong gói hạ tầng đi kèm dự án. Ở trung tâm sa mạc Nubian hầu như không có bất kỳ hoạt động giao thông hay dấu hiệu nào của cuộc sống ngoài một vài khu định cư thưa thớt, nơi con người và thú vật bất chấp cái chết ở một trong những nơi nóng nhất trên hành tinh. Thực ra, cái nóng khủng khiếp chính là một trong những lập luận do những người chỉ trích con đập đưa ra, họ chất vấn vị trí của nó vì mức bốc hơi cao trong khu vực: ở đây nhiệt độ có thể dễ dàng lên đến 50 độ, hơn 8 phần trăm nước sông Nile đưa vào Sudan bị mất khi dòng sông trở nên tù đọng. Các chuyên gia chỉ ra nếu con đập được xây ở một vị trí khác, chẳng hạn ở bờ phía Ethiopia của sông Nile, sự tổn thất nước sẽ ít hơn bảy lần. Một luồng chỉ trích khác là việc các nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và xã hội của công trình thực hiện sau khi công việc xây dựng đã bắt đầu. "Các nghiên cứu về vấn đề này cũng rất hời hợt và không đầy đủ. Chúng tôi đang lặp lại những sai lầm ở Ai Cập trên con đập Aswan, đó là một thảm họa sinh thái," Asim al-Moghrabi nói. Ông là chuyên gia môi trường hàng đầu của Sudan trên sông Nile và là người đã nghiên cứu nguồn sống thiết yếu này trong hơn bốn mươi năm.

Đến ngoại ô Merowe, chúng tôi chuyển sang con đường hướng tới "New Amri 3," một trong những khu định cư mới các nhà chức trách đã xây dựng giữa sa mạc bố trí chỗ ở cho người dân phải di dời do xây dựng đập. Ngôi làng là nơi cư ngụ của hàng trăm gia đình sống trong những ngôi nhà gạch không nung đơn giản được các bức tường bao quanh che chắn bão cát. Hầu như không có dấu hiệu nào của cuộc sống: vài trẻ em trong đồng phục học sinh đang trò chuyện ở bên đường; hai phụ nữ khăn trắng trùm đầu đi qua con đường đất; và một cảnh sát đang làm nhiệm vụ ngồi trên chiếc ghế nhựa với khẩu súng trường trên đùi. Khi chiếc xe hai cầu của chúng tôi chạy dọc theo đường đất của làng, chúng tôi đi ngang qua hai nhà thờ Hồi giáo, một trung tâm y tế, một trường học, hai trụ điện thoại di động và một dải cát có hai trụ gôn bằng sắt có vẻ là sân bóng đá. Ngôi làng có lẽ mới, nhưng rõ ràng đã chết: một nơi không thể sống, không có chút hy vọng về tương lai.

Awad dứt khoát từ chối để chúng tôi ra khỏi xe ô tô tại New Amri 3, có lẽ là để tránh lặp lại tình huống đã xảy ra khi chúng tôi dừng lại lần đầu tiên, khi một người dân địa phương đến gần chúng tôi phản đối những thiệt hại do con đập gây ra. Thấy rõ sự căng thẳng, Awad phản ứng với một nụ cười gượng gạo trước khi trợ lý của ông xua người địa phương bị thiệt hại kia biến đi. Tâm trạng bất mãn sâu sắc của dân địa phương quá rõ ràng trong một bầu không khí thù địch do việc di dời bắt buộc hàng chục ngàn người gây ra. Đây là đỉnh điểm của những năm tháng bạo lực và đàn áp, bồi thường không thỏa đáng và lũ lụt không báo trước của hàng chục ngôi làng từng là nơi cư trú của 4.700 gia đình, những người đã mất tất cả.4 Các bộ tộc Manasir, Amri và Hamdab bản địa ở khu vực này cho rằng các con đập đã hoàn toàn cuốn sạch lối sống nông nghiệp truyền thống của họ. Đất đai màu mỡ dọc theo bờ sông Nile, nơi thế hệ này qua thế hệ khác trong gia đình họ gieo trồng chà là và các cây trồng khác, tổ chức đám cưới và thờ cúng tổ tiên, giờ đây bị nhấn chìm hoàn toàn dưới nước. Ngày nay họ sống trong một môi trường cằn cỗi không thể trồng trọt, chấm dứt nguồn sinh kế duy nhất của các cộng đồng. Sau khi mất nhà, những cộng đồng này chỉ còn cách tồn tại bằng đánh bắt cá và bằng tiền của người thân gửi cho.5

Từ trên đỉnh một sườn dốc nhìn xuống ngôi làng, ở một khoảng cách an toàn với sự đối kháng của người dân, Awad thừa nhận quá trình tái định cư là vấn đề lớn nhất họ đã phải đối mặt trong suốt quá trình dự án. "12.000 gia đình đã bị ảnh hưởng; tức 96.000 người.6 Không dễ dàng để chuyển người ta ra khỏi vùng đất mà tổ tiên của họ đã sống nhờ vào đó," ông thú nhận. Tuy nhiên, ông nhanh chóng quay lại mô tả nhiều mối lợi con đập mang lại cho người dân địa phương. "Trước khi có con đập, một số dân làng phải ra khỏi nhà vào sáng sớm để kiếm nước và chỉ quay về khi trời đã tối. Bây giờ họ chỉ cần mở vòi là có nước. Trẻ em đến trường, được chăm sóc y tế, có điện thoại di động và chúng chỉ mất chừng ba giờ để đến Khartoum." Trong tất cả những lợi ích này, ông giảm nhẹ sự việc những người này đã bị bỏ rơi không biết sống cách nào. "Họ có thể làm các loại công việc khác. Họ có thể làm việc trong ngành vận tải, bệnh viện, dịch vụ công cộng hoặc các công việc liên quan với Khartoum... Con đập sẽ phát triển toàn bộ khu vực và mang lại cơ hội mới cho tất cả mọi người," ông nhấn mạnh.

Có thể thấy được ảnh hưởng của Trung Quốc ở khắp mọi nơi trong sa mạc xa xôi này. Khi đi qua khu vực, chúng tôi bắt đầu hiểu được qui mô của dự án phát triển, dựa trên mô hình của Trung Quốc và tài chính Trung Quốc.7 Khi vượt qua con đường trải nhựa phẳng phiu, vắng vẻ do các công ty Trung Quốc xây dựng chạy dài đến tận Wadi Halfa ở biên giới, chúng tôi đi ngang một con kênh thủy lợi tạo điều kiện cho việc trồng lúa mì ở khu vực này trong bốn năm qua. Tiếp theo chúng tôi qua sông Nile trên cây cầu Hữu Nghị hoành tráng, quà tặng của công ty nhà nước Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), trước khi vào Trung tâm y tế  Merowe, một liên hợp bệnh viện đang ở giai đoạn xây dựng cuối cùng. Ngoài ra, màu đất đỏ đơn điệu của cảnh quang bị phá vỡ bởi vô số trụ điện cao thế, cũng do các tập đoàn Trung Quốc lắp đặt. Các trụ điện này dùng để truyền tải điện do con đập tạo ra đến tận Khartoum và Port Sudan - điểm kết thúc của đường ống dẫn dầu 1.500 km của Trung Quốc dùng để vận chuyển dầu thô Trung Quốc mua của Sudan. Một số nguồn tin cho rằng nguồn dầu thô này đóng vai trò đảm bảo cho khoản vay do Ngân hàng Exim Trung Quốc cấp tài trợ cho đập Merowe.

Đi thêm một chút chúng tôi đến sân bay mới, một công trình tuyệt vời rộng 18 km vuông gồm một nhà ga VIP, một nhà thờ Hồi giáo và một đường băng dài 4 km với bãi đỗ cho các máy bay lớn như Airbus 380. Hiện đại hơn so với sân bay ở Khartoum, trạm không lưu của nó đã điều hành 18 máy bay đến vào ngày đầu tiên mở đập. Tuy nhiên, giờ đây hoàn toàn trống vắng ngoài vài nhân viên bảo vệ đang tuần tra khu nhà ở lối vào khu vực sân bay. Thực tế ít có nhu cầu bay đến cái góc bị lãng quên này của trái đất chẳng có gì bất ngờ. Đứng bên trong sân bay khổng lồ không có bất kỳ chuyển động của máy bay hay sự rộn ràng của nhân viên, hành khách hoặc xe cộ chắc chắn đưa lại một cảm giác kỳ lạ, gần như là một cảm giác hoảng sợ hạt nhân. Tuy nhiên, từ đường băng mà chúng tôi chạy ra trong những chiếc Toyota, Awad thản nhiên đảm bảo với chúng tôi tương lai đã rất gần. "Sân bay này sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ trong vài năm tới. Máy bay từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến đây và nó sẽ được sử dụng để xuất khẩu lúa mì và các nông phẩm khác. Nhờ con đập, nông nghiệp sẽ phát triển, dân di cư từ phía Nam sẽ đến và chúng tôi sẽ có quyền tiếp cận bệnh viện, các dịch vụ công cộng và du lịch," ông dự đoán. Lời của Awad như để biện minh, một cách giải thích sự lãng phí cực kỳ to lớn các cơ sở hạ tầng ở nơi xa xôi hẻo lánh hiện không có chút dấu hiệu ích lợi nào.

Rõ ràng đập Merowe là trung tâm của mạng lưới hạ tầng tương lai nuôi dưỡng giấc mơ giàu có của giới chóp bu nước này đối với khu vực xa xôi hẻo lánh ít người có thể chỉ ra trên bản đồ. Khi xe đến gần đập, chúng tôi được nhắc lại những lời của Tổng thống al-Bashir: "Merowe là dự án sẽ loại bỏ đói nghèo ở Sudan." Sự hùng vĩ bao trùm của dự án trở nên rõ ràng ngay khi chúng tôi vượt qua cổng kiểm soát quân sự, nơi một bảng hiệu chào đón chúng tôi bằng chữ quan thoại: "Chúc mừng đập Merowe!" Sau một trình bày kỹ thuật ngắn gọn về dự án, Mahjub Ali, kỹ sư trưởng đã đến gặp chúng tôi, giải thích "các tập đoàn Trung Quốc chỉ huy việc xây dựng đập vốn cần 25 triệu mét khối đá và 1,5 triệu mét khối bê tông," cũng như những nỗ lực to lớn của 3.000 đến 5.000 công nhân Trung Quốc trong suốt sáu năm qua. Mặc dù công trình chính thức khai trương vào năm 2009, một nhóm công nhân Trung Quốc vẫn đang hoàn thiện một số hạng mục nhỏ khi chúng tôi thăm đập, số công nhân này sống trong một lán trại đơn giản, treo lá cờ Trung Quốc. Khi chúng tôi đến gần, họ ngừng làm việc một lúc để trao đổi vài lời chào hỏi lịch sự và thậm chí cho chúng tôi chụp ảnh họ trước khi mẫn cán quay lại làm việc dưới ánh mặt trời cháy bỏng.8

Cảnh quan nhìn từ đỉnh công trình kiến trúc cao 67 mét cho thấy rõ tầm quan trọng của dự án thủy điện lớn thứ hai trên sông Nile sau đập Aswan: phía thượng lưu, một hồ chứa khổng lồ 176 km đường kính đã làm ngập lụt đất đai màu mỡ, toàn bộ các ngôi làng và một di sản khảo cổ độc đáo có niên đại từ thời kỳ tiền sử; phía hạ lưu, con đập bắn ra dòng nước áp lực cao cực kỳ ấn tượng, tạo nên các làn sóng hung tợn và bắn tung tóe mọi thứ trên đường đi cho đến khi dòng sông cuối cùng quay trở lại tiến trình và nhịp điệu tự nhiên của nó. Mahjub Ali sử dụng ngôn từ kỹ thuật cao để mô tả những lợi ích của công trình mới này: "Trong năm 2008, toàn bộ tiêu thụ năng lượng của Sudan chỉ 750 MW, bằng thành phố New York, và chỉ có 15 phần trăm dân số có điện. Nhờ Merowe, con số này nay đã tăng lên 30 phần trăm. Đó là lý do tại sao nhiều đập đang được xây dựng hoặc nâng cấp ở Sudan," người kỹ sư kết luận.

Thực ra, Merowe là đập đầu tiên - và quan trọng nhất - của một loạt mười con đập đã đi vào hoạt động hoặc đang được xây dựng, hay đã được chính phủ Sudan chấp thuận. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc đang đóng một vai trò quyết định trong xây dựng hoặc tài trợ, hoặc cả hai, cho các dự án.9 Khi xe của chúng tôi bắt đầu chạy hết tốc độ trên con đường đến Khartoum, chúng tôi có thể thấy dấu ấn không thể nhầm lẫn của Trung Quốc trong công trình to lớn và toàn bộ dự án phát triển của Merowe. Hình ảnh của một dự án không ít tranh cãi khác lập tức hiện ra trong suy nghĩ - đập Tam Hiệp khổng lồ trên đoạn giữa của sông Dương Tử. Mặc dù cách nhau hàng ngàn cây số, Merowe và đập Tam Hiệp có chung một số điểm tương đồng đáng ngạc nhiên cả về ý đồ và hình thức của chúng.

NGƯỜI BẠN TRUNG QUỐC KHÔNG BAO GIỜ NÓI “KHÔNG”

Năm 1999, một phái đoàn chính phủ Sudan đã bắt đầu đi khắp thế giới để tìm nguồn vốn tài trợ cho đập Merowe, lúc đó còn đang trong giai đoạn lập kế hoạch. Tuy nhiên, dự án có một điểm yếu làm các nhà đầu tư tiềm năng sợ hãi: nó không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về các vấn đề môi trường và xã hội. Vì vậy, sau khi gõ cửa nhiều tổ chức tài chính khác nhau ở nhiều nước, phái đoàn tay trắng quay về Khartoum. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã năm năm thi công đập Tam Hiệp, lớn nhất thế giới về loại đập này, phải đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn riêng của nước này do cùng một lý do đã dẫn đến sự thất bại của đoàn đại biểu Sudan: Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác từ chối tham gia vào dự án có những hậu quả xấu rõ ràng về môi trường và xã hội như vậy. Thế vẫn chưa đủ, Mỹ cáo buộc Sudan ủng hộ khủng bố, cô lập hơn nữa quốc gia này trên cấp độ quốc tế. Trong hoàn cảnh đó, trong khi phần còn lại của thế giới từ chối tài trợ cho đập Merowe vì mối nghi ngờ về tính chính đáng của dự án, Trung Quốc đã có mặt giải cứu.

Trùng hợp với sự bùng nổ dầu của Sudan vào đầu thế kỷ, ngân hàng Exim Bank của Trung Quốc đã cấp cho Khartoum khoản vay 608 triệu đô-la để tài trợ cho dự án quan trọng nhất của Sudan, ngân sách ban đầu 1,8 tỷ đô-la nhưng cuối cùng lên đến khoảng 3,5 tỷ đô-la, mặc dù sự mập mờ đặc trưng của các hợp đồng với Trung Quốc khiến rất khó để biết chính xác về con số này.10 Tuy nhiên, khoản vay này không chỉ đơn thuần là một hoạt động tài chính. Nó còn phụ thuộc vào việc trao hợp đồng xây dựng đập cho Sinohydro, công ty đã được lựa chọn cho dự án đập Tam Hiệp và hiện nay đang xây dựng 107 đập trên toàn thế giới, theo các tổ chức phi chính phủ Sông ngòi Quốc tế (International Rivers).11 Một tập đoàn của Trung Quốc đã được chọn để lắp đặt trụ điện cao thế. "Người Trung Quốc nhanh và rẻ, và điều tốt nhất là họ cho anh vay. Làm sao chúng tôi từ chối được?" Asim al-Moghrabi, chuyên gia sông Nile lập luận. Tất nhiên, toàn bộ gói chào hấp dẫn không thể cưỡng lại: một dự án "chìa khóa trao tay" không chỉ liên quan đến việc cấp các khoản vay được đảm bảo bằng dầu, mà còn xây dựng con đập với giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Khung thời gian để thực hiện dự án cũng nhanh chóng và đáng tin cậy chủ yếu nhờ vào kinh nghiệm nổi bật của các công ty Trung Quốc và nguồn lao động rẻ khổng lồ của họ. Và tất cả điều này có thể diễn ra mà không có bất kỳ câu hỏi rầy rà nào về tác động đối với môi trường hay người dân địa phương.

Như đã được chứng tỏ bằng sự thành công của Trung Quốc trên khắp hành tinh, những nơi họ xây dựng đập nước, đường giao thông, đường sắt và sân bóng đá, công thức này hấp dẫn đến nỗi hai ngân hàng chính sách Trung Quốc: Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Exim Bank - đã tìm cách vượt qua Ngân hàng Thế giới trở thành người cho vay lớn nhất đối với các nước đang phát triển.12 Trong ý nghĩa này, đóng góp của Trung Quốc vào sự tiến bộ của các quốc gia tiếp nhận là không thể phủ nhận - như được chứng tỏ bằng công suất phát điện của đập Merowe và toàn bộ dự án phát triển song song - ngay cả khi có một số tranh luận về phân tích chi phí - lợi ích của dự án. Tuy nhiên, không phải đầu tư của Trung Quốc gây ra sự mất lòng tin, mà chính là việc thiếu chú ý của họ đến các tác động phụ. Hoặc trực tiếp hơn, sự coi thường hoàn toàn của Trung Quốc đối với tất cả hậu quả môi trường, sự tàn phá một di sản khảo cổ học độc đáo hoặc vi phạm quyền lợi của hàng ngàn người dân bị cưỡng bách di dời và xô đẩy vào đói nghèo cùng cực. Đây là một bản sao những gì đã diễn ra ở Tam Hiệp.13

Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề trên, theo Ali Askouri, một nhà hoạt động đấu tranh vì quyền lợi của những nạn nhân Merowe và đóng một vai trò quyết định trong việc thu thập sự phản đối quốc tế đối với con đập. "Ngân hàng Thế giới đã quyết định không tài trợ cho con đập do áp lực từ nhiều tổ chức quốc tế. Không có tiền của phương Tây đằng sau dự án và do đó nó không bao giờ tiến triển nếu không có tài trợ của Trung Quốc hay chuyên môn kỹ thuật của các công ty như Lahmeyer [Đức]," Askouri nói với chúng tôi ở Khartoum. Ông cũng mô tả khả năng miễn trừ các công ty Trung Quốc được hưởng, đặc biệt khi so với những hậu quả tiềm năng các đối thủ cạnh tranh phương Tây của họ phải đối mặt, như được thể hiện trong chính trường hợp Merowe.14 "Các công ty phương Tây có thể bị đưa ra công lý, nhưng người ta không thể bắt Trung Quốc chấp nhận bất kỳ giám sát thực sự nào. Rất khó để gây áp lực lên các công ty Trung Quốc."15

Trung Quốc trốn tránh trong một nguyên tắc kiên quyết nằm sau chính sách đối ngoại của họ - nguyên tắc "không can thiệp" - để bật đèn xanh cho các dự án như Merowe, có hậu quả tai hại đến nỗi Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác thẳng thừng từ chối tham gia. Hơn nữa, ảnh hưởng của Trung Quốc không phải là không đáng kể khi là nước cho vay hàng đầu thế giới trong các dự án loại này.

Theo tổ chức Sông ngòi Quốc tế, đến tháng 5 năm 2012 Trung Quốc đã tham gia vào 300 dự án đập ở 66 quốc gia trên toàn thế giới. Nhiều dự án trong số đó đã được hỗ trợ bởi các khoản cho vay không điều kiện từ các cơ quan tài chính Trung Quốc, với Ngân hàng Exim Bank dẫn đầu, bất chấp tranh cãi và chỉ trích do thiệt hại tiềm tàng của chúng đối với xã hội và môi trường địa phương. Liệu các công ty xây dựng Trung Quốc có thắng thầu các dự án này nếu họ không mang theo các khoản cho vay vô điều kiện do các ngân hàng Trung Quốc hỗ trợ? Liệu họ có thể khiến các đối thủ cạnh tranh phương Tây phải cuốn gói nếu họ tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế? Liệu có công trình nào tồn tại mà không cần sự giúp đỡ của Trung Quốc? Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, khả năng tài chính của Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai các dự án hạ tầng này. Đó là lý do tại sao Peter Bosshard, một trong những giám đốc của tổ chức Sông ngòi Quốc tế, cho rằng cần có thẩm quyền tác động lên những người cho vay để hạn chế sự thái quá. "Các công ty xây dựng đập thường không thể hiện đầy đủ thái độ tôn trọng đối với các trách nhiệm xã hội và môi trường. Các cơ quan tài chính có xu hướng nhạy cảm hơn với những rủi ro; những người cung cấp tài chính là những người có thể quyết định rút khỏi một số dự án nhất định, đặc biệt nếu họ sử dụng tài chính công."

Tuy nhiên, chi phí xã hội và sinh thái của dự án không hẳn có nhiều trọng lượng trong các quyết định của cơ quan tài chính Trung Quốc về việc liệu có đầu tư vào một dự án. Trong số tất cả những tổ chức cho vay Trung Quốc, Ngân hàng Exim Bank là tổ chức duy nhất đã xuất bản sách hướng dẫn thực hành về các vấn đề môi trường và xã hội (xuất bản lần đầu năm 2004 và được cập nhật năm 2007). Tuy nhiên, những nguyên tắc này rất mơ hồ và, thậm chí tệ hơn, rất khó sử dụng trong thực tế để sàng lọc các dự án. Ngân hàng Exim Bank từng chỉ một lần đồng ý đình chỉ tài trợ cho một dự án vì lý do đạo đức: điều này xảy ra trong năm 2010, sau khi một tổ chức phi chính phủ chứng minh việc xây dựng một con đập ở khu công viên quốc gia Gabon vi phạm hướng dẫn thực hành của chính ngân hàng. Dù không thể phủ nhận một quyết định đúng đắn như vậy, đáng tiếc nguyên tắc chung vẫn mang lại kết quả trái ngược: trong năm 2012 Ngân hàng Exim Bank và các cơ quan tài chính khác của Trung Quốc tiếp tục tài trợ các dự án trên toàn thế giới khi các tổ chức quốc tế khác đã sáng suốt tránh xa.16

Hơn nữa, do tính chất của hệ thống chính trị Trung Quốc, không có nhiều hy vọng những người có quyền lực thay đổi các thứ - nói chung là những người chịu trách nhiệm về hệ thống chính trị của đất nước, các ngân hàng và các công ty quốc doanh - sẽ bắt đầu cảm thấy áp lực từ xã hội dân sự. Ở Trung Quốc, viện nghiên cứu, nhà báo và tổ chức phi chính phủ không có được mức độ ảnh hưởng giống như trong hệ thống dân chủ. "Có hơn 3.000 tổ chức phi chính phủ ở Trung Quốc, nhưng vì những nguyên nhân nào đó, thực ra đã không phát huy tác dụng. Chẳng hạn trong thực tế không có tranh luận công khai về sự tham gia của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế. Dĩ nhiên điều đó tạo ra tất cả sự khác biệt [về ảnh hưởng của xã hội dân sự ở các quốc gia khác]," Peter Bosshard lập luận. Như thường lệ ở Trung Quốc, thay đổi cần phải đến từ chính bên trong cơ cấu quyền lực.

Trong tình hình như vậy, bài góp ý đăng trên tờ báo chính thức Global Times vào tháng 1 năm 2011 của Li Fusheng, phó giám đốc nghiên cứu đánh giá tại Ngân hàng Exim Bank, là cả một sự ngạc nhiên và giải tỏa. Đề cập đến chuyến thăm vừa qua của ông sang Lào và Campuchia (do một viện nghiên cứu của Mỹ tổ chức) để đánh giá tác động môi trường và xã hội của đầu tư Trung Quốc, Li đã không che giấu:

Chúng ta cứ cho rằng chúng ta đến [các quốc gia] để giúp người dân địa phương với các khoản đầu tư của chúng ta, nhưng đó không phải là tất cả những gì người dân sống ở những quốc gia này nhìn nhận. Họ chắc sẽ nghĩ các khoản đầu tư được thực hiện vì lợi ích kinh tế và ngoại giao, hoặc họ tin rằng các công ty cần phải làm tốt hơn những gì đang làm. Những tiếng nói chi phối ở nước tiếp nhận (thường đến từ bên trong chính quyền địa phương) bày tỏ lòng biết ơn của họ, nhưng có một số tiếng nói bên lề (đến từ người dân, các tổ chức phi chính phủ và một số lĩnh vực truyền thông) bày tỏ sự bất mãn và chỉ trích đối với công việc của chúng ta.

Li Fusheng thừa nhận tác hại các khoản đầu tư của Trung Quốc có thể gây ra đối với người dân địa phương, và do đó đã đi xa hơn lối hùng biện "cùng thắng" thông thường và đề cập đến các mối quan hệ chính trị chặt chẽ giữa các quốc gia:

Để làm tốt việc gì, phải làm việc đó hết sức cẩn thận. Mọi người trong những nước tiếp nhận thừa nhận viện trợ và đầu tư Trung Quốc đã góp phần vào sự phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng, khả năng sản xuất điện và nông nghiệp của họ. Tuy nhiên, họ đồng thời quan tâm đến rừng, thảm thực vật, luồng cá di cư, sự an toàn môi trường và việc tái định cư người dân địa phương ... Vì vậy, bất cứ khi nào tiến hành nghiên cứu tính khả thi của một dự án cụ thể, cũng rất cần thực hiện đánh giá tác động môi trường và xã hội của dự án đó.17

Bài báo của Li Fusheng có thể nói mạnh hơn một chút nhưng không thể nói rõ ràng hơn. Ở một đất nước mà kiểm tra lĩnh vực thông tin đến mức ám ảnh, thì quan điểm thể hiện trong bài báo này không thể trực tiếp hơn hoặc đúng trọng tâm hơn. Có lẽ, cuối cùng, chúng ta đang nhìn thấy những bước đầu tiên trong việc khuyến khích các công ty Trung Quốc đang góp phần tái thiết các quốc gia ở châu Phi và châu Á phải nhận trách nhiệm lớn hơn về hành động của họ.

BẮC KINH: ĐỨA HỌC TRÒ KHÔN SỚM CỦA IMF?

"Tại sao các anh lại hỏi liệu có thực hiện nghiên cứu tác động môi trường? Thông tin đó không liên quan đến các anh," Liu Yang lạnh nhạt trả lời khi chúng tôi phỏng vấn vị giám đốc của Sinohydro ở Ecuador trong văn phòng của ông ta đóng ở Quito. Nhiều tháng trước đó, Sinohydro đã bắt đầu công tác chuẩn bị xây dựng một con đập mới trên sông Coca, dự án hạ tầng quan trọng nhất đang triển khai tại quốc gia châu Mỹ La-tinh này. Do đó, chính phủ ở Quito đã can thiệp yêu cầu Liu tiếp chúng tôi. Tuy nhiên, chỉ sau hai phút với người đàn ông trung niên nghiêm nghị, cộc lốc này, chúng tôi nhận ra Liu không quan tâm đến việc giúp đỡ chúng tôi và đây sẽ là một cuộc gặp ngắn ngủi. Ông nói tiếng Anh hoàn hảo và tiếng Tây Ban Nha thì tàm tạm sau hai năm làm việc ở Ecuador, nhưng ông bám chắc vào chiến lược chỉ nói bằng tiếng quan thoại để đặt một trung gian - người phiên dịch - vào giữa chúng tôi và ông ta.

Khi ngân hàng Exim Bank cấp gần 1,7 tỷ đô-la để tài trợ cho 85 phần trăm của dự án thủy điện - khoản đầu tư lớn nhất ở châu Mỹ La-tinh đến nay - chúng tôi quan tâm tìm hiểu các chi tiết kỹ thuật của dự án để biết tại sao một con đập chỉ cần một con đê nhỏ (như sẽ thấy sau này) lại tốn nhiều tiền như vậy. "Tôi nghĩ tốt hơn là không trả lời về các vấn đề tài chính," Liu tiếp tục giữ nguyên thái độ, khi sự căng thẳng trong phòng bắt đầu hình thành. Sau đó chúng tôi quyết định thử làm thân bằng cách đưa ra một câu hỏi rất đơn giản, và vì thế chúng tôi hỏi ông về những lý do chiến lược đằng sau sự có mặt gần đây của Sinohydro tại Mỹ La-tinh. Một lần nữa, chúng tôi gặp phải bức tường đá: "Thông tin đó không liên quan đến cuốn sách của các anh," ông kết luận, không lay chuyển. Và, với câu trả lời đó, cuộc phỏng vấn kết thúc.

Sáng sớm hôm sau chúng tôi quyết định đi El Chaco ở tỉnh Napo, cách Quito khoảng 160 km về phía đông bắc, để tự chứng kiến cách thức Sinohydro đang dẫn dắt dự án. Đường vào trung tâm vùng Amazon thuộc Ecuador theo một lối độc đạo ôm quanh bờ vực không đáy, với cảnh quan tuyệt đẹp của những dòng sông xáo động và những thác nước không kém ngoạn mục, không làm chúng tôi thất vọng. Sau bốn giờ đi dọc những con đường quanh co trong mưa xối xả và sương mù dày đặc trên tuyến đường ống dẫn dầu Trans-Ecuador cắt qua khu rừng nhiệt đới Amazon, chúng tôi đến thiên đường tự nhiên nơi con đập tương lai thuộc công ty nhà nước Coca Codo Sinclair sẽ cung cấp nguồn điện quốc gia 1.500 MW, tức 1/3 tổng nhu cầu năng lượng của nước này. Đứng trên một cây cầu treo qua sông Coca, ngay phía trên nơi sẽ xây con đập, một nhóm nhân viên công ty giải thích, thay vì một con đập đúng nghĩa, cái họ đang xây là một kênh dài 25 km sẽ tận dụng lợi thế của sự chênh lệch mực nước để dẫn nước tới một điểm nhất định ở phía hạ lưu, tại đó nó sẽ tăng tốc độ để tạo ra một thác nước.

"Khu vực tích nước chỉ cần một con đập rất nhỏ. Chỉ cần tích đủ nước để dẫn qua tuyến mới, một đường hầm rộng 9 mét, vượt qua 25 km toàn đá," một kỹ thuật viên giải thích. Cách đó vài cây số, ba máy đào đang mở con đường mới kéo dài 34 km qua trung tâm của cánh rừng, mở đường cho lắp đặt thiết bị. Một máy đào đang quét sạch thảm thực vật và xô ngã cây cối, nhổ tận gốc rễ và để lại một vệt đất mới lật, đá và miệng hố phía sau. Hai máy đào khác đang cố san phẳng con đường, để các máy móc khác có thể vượt qua vũng lầy trải nhựa con đường. Luo Chun Hua, kỹ sư tại Sinohydro, là một trong ba nhân viên người Trung Quốc làm việc ở giữa rừng, cùng với một số ít công nhân Ecuador. Một tay ông cầm rựa để mở đường qua những bụi cây, và tay kia cầm dụng cụ đo khoảng cách. Khi hướng dẫn, ông than phiền về muỗi mòng và mưa liên tục, cảnh báo chúng tôi cẩn thận từng bước: "Rắn khắp nơi."

Luciano Cepeda, trưởng phòng kỹ thuật của Coca Codo Sinclair, lo lắng nhìn lại sáu tháng đàm phán các chi tiết kỹ thuật của dự án với chuyên gia Sinohydro. Từ chất lượng của xi măng đến kỹ thuật đào đất và quá trình sản xuất vật liệu, người Trung Quốc không chịu để khách hàng của họ kiểm soát, Cepeda nói với chúng tôi. "Họ nói: “Anh ký hợp đồng và sau 6 tháng [khoảng thời gian thỏa thuận để thực hiện công trình] tôi sẽ trao anh chìa khóa của dự án." Về chất lượng và tác động đối với môi trường, thật là một sự phẫn nộ. Không có quốc gia nào trên thế giới chấp nhận điều này," người đàn ông chịu trách nhiệm đánh giá và giám sát toàn bộ dự án xây dựng giải thích. Cepeda công nhận hồ sơ năng lực của Sinohydro là công ty xây dựng đập lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ông lập luận rằng "chắc chắn" yếu tố quyết định trong việc lựa chọn công ty Trung Quốc cho hợp đồng này là thực tế "nó có thể cung cấp tài chính" - chính xác là 85 phần trăm của 1,982 tỷ đô-la cần thiết cho dự án.

Đàm phán tài chính cũng là một quá trình quanh co. Một năm sau khi cuộc đàm phán bắt đầu tất cả sụp đổ do điều mà Tổng thống Ecuador, Rafael Correa, xem là các nhà đàm phán Ecuador bị phái đoàn Trung Quốc "ngược đãi." Điều này thực sự chấm dứt các cuộc đàm phán. "Đột nhiên, đàm phán với Trung Quốc còn tồi tệ hơn đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Họ đòi hỏi chúng tôi về những khoản đảm bảo lố bịch," Correa tuyên bố, một cách giận dữ, ám chỉ Bắc Kinh yêu cầu Ngân hàng Trung ương Ecuador phải "sử dụng các tài sản quốc gia của họ như là vật đảm bảo." Correa mô tả điều này như là một "sự sỉ nhục" và đe dọa thay đổi chính sách của mình đối với Trung Quốc, đang hành động như một học sinh khôn trước tuổi của IMF trong quá trình đàm phán. Những ngôn từ mạnh mẽ này đã giáng một đòn đau vào chế độ Trung Quốc vốn đánh giá cao sự thận trọng và không hài lòng với sự bùng nổ tranh cãi công khai này. Tuy nhiên, sự chỉ trích kịch liệt của Correa có hiệu quả: không lâu sau đó phái đoàn Trung Quốc đã ký thỏa thuận, bật đèn xanh khoản vay cho đập Coca Codo Sinclair.18

Theo đầu mối tiếp xúc của chúng tôi ở Quito, điều đã không được đề cập trong báo chí là việc tổng thống Ecuador chơi con bài may rủi để đe dọa làm Trung Quốc bối rối: không ai khác ngoài Đài Loan. "Điểm mấu chốt là Correa nói: "Nếu Trung Quốc ép buộc những điều kiện trên, chúng ta sẽ đi Đài Loan, vì họ sẵn sàng đối xử với chúng ta tốt hơn." Ngày hôm sau, đại sứ Trung Quốc ở Ecuador phản ứng với tin này và hai ngày sau các cuộc đàm phán khởi động lại," Diego Vega, giám đốc quan hệ quốc tế tại Bộ Kế hoạch và Phát triển Quốc gia cho biết, khi gặp chúng tôi tại văn phòng của ông ở thủ đô Ecuador. Vega tham gia phái đoàn đầu tiên đàm phán khoản vay của Trung Quốc. Nhờ cảnh báo của tổng thống, Trung Quốc không chỉ đồng ý tài trợ cho dự án hạ tầng riêng lẻ lớn nhất của Ecuador, mà từ đó thực tế đã trở thành lựa chọn khả thi duy nhất cho các dự án hạ tầng đầy tham vọng khác mà Quito hi vọng sẽ đưa vào hoạt động để thúc đẩy sự phát triển: một kế hoạch sẽ đóng vai trò chủ yếu trong tương lai của đất nước.19

Đối với Ecuador, "trọn gói" của Trung Quốc - hay, nói cách khác, chi phí thấp và sức mạnh tài chính - hấp dẫn gần như tất yếu trong bối cảnh cuộc đối đầu hiện thời của Correa với "đế quốc Hoa Kỳ" và các tổ chức tài chính "cùng chí hướng" của nó,20 cũng như rủi ro pháp lý Ecuador gặp phải về đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc là lựa chọn duy nhất của Ecuador để bảo đảm tài chính, cái túi không đáy của Bắc Kinh cho phép các công ty nhà nước của họ không chỉ kiếm tiền mà còn củng cố các ưu tiên chiến lược của nước này. "Chiến lược thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng để đổi lấy ưu tiên tiếp cận tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc, một chiến lược đã được sử dụng có hiệu quả ở các vùng khác, đặc biệt là châu Phi, đang tăng lên ở châu Mỹ La-tinh; cụ thể ở Ecuador, Venezuela và Argentina," theo một báo cáo gần đây.21

Cũng như dầu, quan tâm chính của Trung Quốc ở quốc gia Mỹ La-tinh nhỏ bé này là lĩnh vực khai thác mỏ, nơi có trữ lượng lớn đồng, vàng và bạc vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Cùng với công trình xây dựng, Trung Quốc đã cấp 2 tỷ đô-la khác cho nhà nước Ecuador vào tháng 6 năm 2011,22 qua đó khẳng định, bất chấp khởi đầu gập ghềnh trong quan hệ giữa hai nước, mọi việc giờ đang diễn tiến tốt đẹp.

NGOẠI GIAO SÂN BÓNG, HAY CON NGỰA THÀNH TROIA

Các trường hợp của Sudan và Ecuador - hai nước hoàn toàn khác nhau cách xa nhau hàng ngàn cây số - cho thấy mức độ phù hợp của các gói tài trợ của Trung Quốc với nhu cầu của các nước đang phát triển, đặc biệt trong thời kỳ kho bạc trống rỗng và dòng tiền cạn kiệt. Từ quan điểm của quốc gia tiếp nhận, "ngân hàng mới của thế giới" cung cấp một lựa chọn ngắn hạn cực kỳ hấp dẫn giúp xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Đề nghị cho vay rất hấp dẫn: vốn vay ưu đãi, chi phí thấp và giải ngân nhanh. Ngoài ra, nếu quốc gia đang đề cập không quan tâm tuân thủ yêu cầu về các tiêu chuẩn hay mẫu mực xã hội và môi trường quốc tế hay vì lý do nào đó tự thấy bất hòa với phương Tây, Trung Quốc sẵn sàng đến giải cứu dưới chiêu bài "không can thiệp" vào công việc của nước khác. Điều này trái ngược hoàn toàn với ứng xử của các nước khác trên thế giới, xem điều đó là không thể chấp nhận vì không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Nhờ các mối giao kết lâu dài hình thành từ các quan hệ này, Trung Quốc đã thu được ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao lớn hơn nhiều so với dự kiến ​​trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, trong khi cuộc khủng hoảng rõ ràng đã đẩy mạnh duy nhất một hiện tượng - sự nổi lên của Trung Quốc – điều mà sớm hay muộn chắc chắn sẽ xảy ra, thì thực tế cho thấy hình thức và các diễn biến của nó hoàn toàn phù hợp với chiến lược chính thức do các nhà lãnh đạo cộng sản hoạch định và chỉ đạo. Một mặt, Trung Quốc giờ đây có thể đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu tương lai, và, mặt khác, các công ty nhà nước có thể "xuất ngoại,"23 có tính quốc tế hơn và chiếm lĩnh thị trường mới. Trong khi vài chục năm trước các dự án hạ tầng của Trung Quốc ở nước ngoài không thể phủ nhận đều có yếu tố ý thức hệ, như sẽ thấy trong trường hợp đường sắt TAZARA nổi tiếng ở châu Phi, thì động lực đằng sau các dự án ngày nay của Trung Quốc là thuần tính chiến lược.

Việc mở đường cho tương lai của nước Trung Quốc mới cũng góp phần vào sự phát triển của các quốc gia khác, như chúng tôi tự mình có thể nhìn thấy trong suốt cuộc hành trình. Các ví dụ ở khắp ba châu lục: từ xây dựng lại một đất nước bị chiến tranh tàn phá trong trường hợp của Angola, nơi Bắc Kinh đang xây dựng hàng ngàn khu dân cư và một mạng lưới giao thông thực sự bắt đầu từ con số không, đến xây dựng những con đường mới tại Cộng hòa Dân chủ Congo hay lắp đặt đường ống dẫn dầu ở Sudan, Turkmenistan và Myanmar. Điều tương tự cũng có thể nhìn thấy trong các dự án đường sắt đầy tham vọng đã được lên kế hoạch ở Venezuela và Argentina, hay những con đường không thể tin có thể làm được đang xây dựng ở Iran và Mozambique, hay xây dựng tuyến đường chiến lược kết nối Tân Cương với Ấn Độ Dương đi qua vùng Kashmir thuộc Pakistan; chưa kể đến những bước nhảy vọt đạt được qua việc lắp đặt và phóng vệ tinh ở Nigeria và Venezuela. Chắc chắn rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất chiến lược trong công cuộc chinh phục thế giới thầm lặng của Trung Quốc, chủ yếu do quy mô rõ ràng và hiệu quả nhìn thấy được của các dự án này. Vai trò của chúng quan trọng đến nỗi Bắc Kinh thậm chí sử dụng chúng như là công cụ triển khai quyền lực mềm, thường xuyên đưa vào nồi lẩu thập cẩm viện trợ nước ngoài và hợp tác liên chính phủ.

Báo cáo đầu tiên và duy nhất về viện trợ nước ngoài của Trung Quốc, do Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố trong tháng 4 năm 2011, nêu đến cuối năm 2009 Trung Quốc đã xây dựng và tài trợ tổng cộng 2.025 dự án ở nước ngoài.24 Trong khi các dự án hạ tầng được sử dụng như một phương tiện để thúc đẩy hơn nữa lợi ích riêng của Trung Quốc - do tất cả các lý do đã giải thích ở trên - chúng cũng chắc chắn được dùng để thưởng cho lòng trung thành và khuyến dụ các nước có lợi ích chiến lược đối với Trung Quốc nhưng kém nhiệt tình. Tuy nhiên, nhiều người tin phương pháp thuyết phục mang tính chiến lược này cũng có mặt tối, nó như đặt một con ngựa thành Troia trong một đất nước làm phương tiện giúp cho việc bành trướng của Trung Quốc vào thị trường đó được thuận lợi.

Để tự mình chứng kiến một trong những "quà tặng" này, chúng tôi quyết định bay đến San José ở Costa Rica, vào một chiều mưa nhiệt đới tháng 10 năm 2010. Như sẽ thấy chi tiết hơn trong Chương 8, quốc gia quan trọng nhất ở Trung Mỹ này cũng là nước áp chót chuyển qua phe Trung Quốc cộng sản sau một thời gian trung thành với Đài Loan. Do đó Costa Rica hoàn toàn xứng đáng được thưởng.

Nhìn từ cự ly gần, món quà tặng của Trung Quốc dành cho Costa Rica trông rất ngoạn mục. Sân vận động quốc gia đẹp đẽ, một món quà từ Bắc Kinh với giá rất hợp lý 89 triệu đô-la, nằm ở trung tâm thủ đô nước này. Khi chúng tôi đến, công việc xây dựng gần như hoàn tất. Bên ngoài công trình, các nhóm công nhân Costa Rica và người nhập cư Honduras đang lát phần cuối của lối đi, vác những bao tải nặng và đập đá. Tuy nhiên, hoạt động thực sự diễn ra bên trong tòa nhà. Rosi, một trong số ít phụ nữ Trung Quốc làm việc ở dự án, vui vẻ chào đón khi biết chúng tôi không phải là người địa phương. "Thiết kế và xây dựng hoàn toàn do người Trung Quốc thực hiện. Sân vận động có sức chứa 35.000 khán giả," cô giải thích. Chúng tôi thấy vài chiếc máy trải nhựa đường chạy điền kinh trong khi một số nhân viên của An Huy Wai Jing, công ty nhà nước Trung Quốc đảm trách xây dựng sân vận động, lắp ghế ngồi vào khán đài. "Đã có lúc có 800 người Trung Quốc làm việc ở đây, nhưng bây giờ chúng tôi chỉ còn lại 134 người," Rosi giải thích, khẳng định món quà tặng của Trung Quốc đi kèm với lực lượng lao động và vật liệu xây dựng Trung Quốc dành cho nó, những thứ có thể nhập cảnh miễn thuế.

Món quà rõ ràng được chính trị thúc đẩy, như trường hợp hàng chục sân vận động tương tự mà "ngoại giao sân vận động" của Trung Quốc đã xây dựng ở châu Phi. Nhiều sân được trao tặng như những món quà, trong khi những sân khác được gắn với một số hình thức hợp tác giữa hai quốc gia.25 Tuy nhiên, ở Costa Rica công ty Trung Quốc đã lợi dụng việc xây dựng "sân vận động của tình hữu nghị" để tạo ra một công ty con có thể cạnh tranh đấu thầu các dự án công cộng và thậm chí tư nhân từ một lợi thế khác biệt do lực lượng lao động Trung Quốc có sẵn tại chỗ và khả năng đưa vật liệu vào nước này miễn thuế.26 Antonio Burgués, cựu bộ trưởng trong chính phủ của cựu tổng thống Óscar Arias, đại sứ đầu tiên của Costa Rica ở Bắc Kinh và là một người nói chuyện tuyệt vời, không nghi ngờ gì sân vận động thực sự là một con ngựa thành Troia nhằm để tiến vào, thâm nhập và chinh phục thị trường Costa Rica.27

"Quà ư?" ông nói, khi gặp chúng tôi trong một quán cà phê thời thượng ở San José. "Trung Quốc không tặng quà. Nếu Trung Quốc cho anh một sân vận động, là tước đi một bệnh viện từ người dân của họ, vì Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển. Thế thì làm sao họ lại tặng quà cho anh được?" Ông lập luận về những món quà của Trung Quốc. Trường hợp của công ty con Trung Quốc gây ra náo động lớn giữa kỳ trăng mật của hai nước. San José không chỉ từ chối đơn xin thị thực của một trăm công nhân Trung Quốc dự kiến sẽ xây dựng khu nhà ở. Tranh cãi thực sự bùng nổ khi mọi người biết được tùy viên thương mại đại sứ quán Trung Quốc ở San José và lãnh đạo công ty nhà nước Trung Quốc đã phối hợp gây áp lực và hối lộ nhân viên sứ quán Costa Rica tại Bắc Kinh bật đèn xanh cho việc cấp giấy phép lao động. Phản đối kịch liệt của các chính trị gia và giới truyền thông, các khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh nhân danh các công ty xây dựng địa phương và việc từ chối cấp thị thực đã khiến công ty Trung Quốc phải từ bỏ hoàn toàn dự án tư nhân.28 Tuy nhiên, vụ bê bối đã không ngăn Trung Quốc thực hiện lời hứa và hoàn thành các công việc ở Sân vận động Quốc gia theo kế hoạch.

Burgués biết rõ những áp lực này. Ông nói với chúng tôi chính quyền Trung Quốc từ chối bỏ qua vụ việc khi đụng đến vấn đề "độ linh hoạt" trong chính sách nhập cư của Costa Rica đối với Trung Quốc: "Đó là một vấn đề lặp đi lặp lại. Bất cứ khi nào đồng ý cho anh một cuộc phỏng vấn họ dành 30 phần trăm thời gian để nói về vấn đề này," người đã cản trở kế hoạch cho phép số lượng lớn người nhập cư Trung Quốc vào Costa Rica trong thời gian làm đại sứ tại thủ đô Trung Quốc giải thích. "Người Trung Quốc có một chiến lược và họ làm bất cứ điều gì phải làm để đạt được điều họ muốn, bằng tay trái hay tay phải," ông nói, đề cập đến những việc hợp pháp và bất hợp pháp. "Đại sứ [Trung Quốc] có trách nhiệm giữ thể diện và không bao giờ dính líu đến các giao dịch kinh doanh mờ ám. Tuy nhiên, luôn có ai đó trong đại sứ quán, tùy viên thương mại hoặc một người như thế, sẵn sàng tham gia," ông tiếp tục. Đây là lý do tại sao ông nghĩ rằng "điều quan trọng là thiết lập các ranh giới với Trung Quốc, vì họ không phải là một nước dân chủ. Chúng tôi cần những thiết chế mạnh mẽ; chúng tôi không thể để cho con sói to lớn xấu xa đến đây đánh sập ngôi nhà của chúng tôi như thể nó làm bằng rơm," ông lập luận. "Trung Quốc muốn châu Phi hóa Mỹ La-tinh. Họ xem chúng tôi là những kẻ nghèo đói và thối nát."

NUÔI SỐNG 1,3 TỶ NGƯỜI

Một ví dụ khác về chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc có thể thấy được ở dự án 1,4 tỷ đô-la hiện đang được công ty nhà nước Trung Quốc Beidahuang State Farms Business Trade Group thực hiện ở Argentina. Nguồn gốc từ tỉnh Hắc Long Giang ở phía Bắc, Beidahuang là nhà sản xuất đậu tương hàng đầu của Trung Quốc. Năm 2011, công ty ký một thỏa thuận với chính quyền địa phương tỉnh Rio Negro (gần Patagonia, Argentina) để khai thác 320.000 ha đất hiện không thể sử dụng. Trong năm năm tiếp theo, Beidahuang sẽ đầu tư 850 triệu đô-la để đưa nước và năng lượng đến khu vực này tưới cho đất và làm cho nó thích hợp để trồng trọt. Đồng thời, công ty sẽ đầu tư thêm 500 triệu đô-la để cải thiện hạ tầng của tỉnh này. Một phần lớn số tiền sẽ được dùng để xây dựng lại cảng ở San Antonio-Este, nơi Trung Quốc sẽ có quyền sử dụng trong năm mươi năm tới.

Năng lực bến tàu sẽ được cải tạo để cho phép cập cảng các tàu Trung Quốc có trọng tải lên đến 40.000 tấn - gấp bốn lần kích thước những con tàu hiện có thể đi vào khu vực này. Những con tàu này sẽ được dùng để vận chuyển đậu nành, bắp và trái cây Argentina sang Trung Quốc. "Anh có thị trường và tiền bạc. Chúng tôi có khí hậu, đất đai và môi trường. Chúng ta là những đối tác kinh doanh hoàn hảo: đặt thứ anh có nơi chúng tôi có thể dùng nó và cả hai chúng ta đều có lợi. Đó là những gì chúng tôi nói với người Trung Quốc," Óscar Gerardo Gómez, đại diện của tỉnh Rio Negro ở Buenos Aires giải thích khi gặp chúng tôi ở thủ đô Argentina. "Nếu không có khoản đầu tư này, chúng tôi không thể tiến hành trồng trọt bất cứ thứ gì. Trong trao đổi, chúng tôi đảm bảo với Trung Quốc chúng tôi sẽ cung cấp cho họ toàn bộ thu hoạch trồng trọt trong hai mươi năm tới. Tất cả [đề cập đến việc bán thực phẩm] sẽ được thực hiện minh bạch và theo giá thị trường", ông đảm bảo với chúng tôi.

Bằng cách đó Trung Quốc sẽ đảm bảo nguồn cung của nó nhờ sản lượng thu hoạch được từ 320.000 ha đất này trong hai thập niên tiếp theo. Điểm đặc trưng thú vị nhất của thỏa thuận này là việc hầu hết đất đai, hiện không canh tác và không phù hợp cho nông nghiệp vì thiếu nước, vẫn sẽ thuộc về chủ sở hữu ban đầu của nó. Trung Quốc sẽ có 30 phần trăm diện tích đất - khoảng 100.000 ha - để đảm bảo đầu tư của nó, nhưng chủ đất có thể thu hồi đất sau 20 năm bằng cách trả theo "giá thị trường tại thời điểm đó." Cho đi 30 phần trăm diện tích đất dường như không quá đáng nếu cân nhắc rằng giá một ha đất không sản xuất trong khu vực hiện nay chừng 200 đô-la và giá đó có thể tăng lên đến từ 5.000 đến 10.000 đô-la một ha nhờ đầu tư của Trung Quốc, theo chính phủ Argentina. "Rất nhiều người sẽ trở nên giàu có," Gómez dự báo, đề cập đến các chủ đất nhỏ và vừa hiện đang có nhiều đất.

Bổn phận duy nhất của chủ sở hữu là canh tác đất đai của họ. "Chủ nhân Argentina canh tác đất đai với sự trợ giúp của các công ty Trung Quốc, tạo điều kiện cho vay để chủ đất mua máy móc và hạt giống. Beidahuang sẽ quyết định trồng cây gì, vì họ đã cam kết mua sản phẩm. Vai trò của nhà sản xuất, được hưởng lợi lớn từ đầu tư của Trung Quốc, là gieo trồng. Nếu họ không muốn tự làm điều đó, chủ đất có hai lựa chọn: cho thuê hoặc bán đất của họ. Nhưng bất cứ ai chịu trách nhiệm đất đó phải tham gia sản xuất, trong mọi trường hợp, vì nếu không [đất] sẽ bị sung công," theo Gómez, một trong những tác giả của thỏa thuận.

Trung Quốc hiện đang có quyền sử dụng 3.000 ha đất để tiến hành thí nghiệm loại cây trồng thích nghi tốt nhất với điều kiện khí hậu và môi trường của khu vực Rio Negro. "Beidahuang có kế hoạch thành lập những trung tâm nghiên cứu để phát triển công nghệ của họ trên đất Argentina. Họ cũng muốn xem những sản phẩm nào thích nghi dễ dàng nhất với điều kiện địa phương. Nó có thể là đậu nành, bắp, trái cây, nho hoặc ô liu," Gómez giải thích. Các nhà chức trách Rio Negro, được hưởng quyền tự chủ ở mức độ đáng kể từ chính quyền trung ương cùng với các tỉnh Argentina khác, tin tưởng các thỏa thuận của Trung Quốc là "dự án phát triển lớn nhất từng được thực hiện ở Argentina." Họ hoàn toàn hi vọng rằng "các khu vực khác trong đất nước sẽ ganh đua với dự án này để mang lại lợi ích cho nền kinh tế của mình." Các dự báo lạc quan nhất cho rằng 100.000 việc làm tại địa phương sẽ được tạo ra nhờ vào vốn Trung Quốc. Một số công nhân sẽ được kết nối trực tiếp với việc tạo ra một lực lượng lao động mới để canh tác đất đai, trong khi số khác sẽ chịu trách nhiệm phát triển các dịch vụ khác nhau gắn với sản xuất nông nghiệp, như vận chuyển, bảo quản và làm lạnh.

"Thỏa thuận này rất tuyệt vời đối với tỉnh. Không ai khác trồng trọt trên vùng đất này và, hơn nữa, thỏa thuận này không phụ thuộc vào chính phủ quốc gia. Chính là loại thỏa thuận mọi người đều mơ ước. Chính là vấn đề mở rộng phạm vi sản xuất nông nghiệp," Mariano Turzi, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Torcuato Di Tella lập luận. Ông tin rằng bản chất của khoản đầu tư này là khác với đầu tư được thực hiện bởi các công ty thực phẩm đa quốc gia hoạt động tại Argentina, như Cargill hoặc Dreyfus. "Chúng không giống nhau. Trong trường hợp này nhà nước Trung Quốc ở đằng sau khoản đầu tư," ông lý giải, đề cập đến khả năng của Beidahuang như là công ty sản xuất thực phẩm quan trọng nhất của Trung Quốc tiến hành đầu tư hàng triệu đô-la trong một đất nước bị tình trạng bất ổn về pháp lý che phủ.29

"Các nhà đầu tư khác không làm việc này vì họ không tin vào khuôn khổ đầu tư của Argentina," đại diện của Rio Negro đã nói với chúng tôi trong văn phòng của ông ở Buenos Aires. Thực ra, khoản chi lớn như thế ở một đất nước có ít bảo đảm pháp lý, nổi tiếng bởi những trì trệ trong cung ứng và một lĩnh vực nông nghiệp rối loạn và bị chính trị hóa đưa đến rất nhiều rủi ro cho Trung Quốc. Nếu đầu tư thành công như kế hoạch, nó sẽ là một ví dụ đầy thuyết phục của điều Bắc Kinh gọi là "hợp tác cùng thắng"; đậu nành ở Argentina cũng như dầu ở Ả Rập Saudi, việc đầu tư hàng triệu đô-la trong một thị trường bất ổn như vậy chỉ có thể được biện minh về mặt chiến lược. Thực tế cái bóng dài của nhà nước Trung Quốc nằm phía sau Beidahuang, tất nhiên, không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Những rủi ro trở nên chính đáng khi ưu tiên số một của nhà nước là nuôi sống quốc gia đông dân nhất hành tinh.

Điều này giải thích tại sao đầu tư của Trung Quốc ở Argentina và Brazil, khu vực mạnh nhất về thực phẩm nông nghiệp ở châu Mỹ La-tinh, không chỉ vượt tầm một giao dịch thương mại đơn giản.30 "Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền ở châu Phi để khai thác và vận chuyển tài nguyên thiên nhiên. Về an ninh lương thực, chiến lược cũng như vậy: chúng tôi phải đầu tư để đảm bảo nguồn cung," Zheng Fengtian, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh và là một chuyên gia hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc cho biết khi gặp chúng tôi tại thủ đô Trung Quốc. "Trung Quốc muốn duy trì tự túc về lương thực như gạo, là một phần cơ bản trong bữa ăn của người Trung Quốc và do đó có tính chiến lược cao. Tuy nhiên, điều đó là không thể đối với các sản phẩm khác, chẳng hạn đậu nành hoặc bắp, được sử dụng để nuôi gia súc. Chúng tôi cần phải nhập khẩu các sản phẩm này, nhưng chúng tôi nên làm việc đó như thế nào? Có ba chiến lược, rất giống với cách đảm bảo cung cấp dầu mỏ của Trung Quốc: thứ nhất, mua từ các thị trường quốc tế; thứ hai, thâu tóm cổ phần của các công ty thực phẩm quốc tế để khống chế; và cuối cùng, mua đất ở các nước. Lựa chọn ít mong muốn nhất trong ba phương án trên là mua trên thị trường quốc tế, vì lý do an toàn. Điều gì sẽ xảy ra nếu các nước sản xuất thực phẩm lớn như Mỹ hay Brazil quyết định đưa ra lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm của họ?" ông hỏi.

Vì thế đầu tư vào Rio Negro cho phép Trung Quốc xâm nhập vào lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp của Argentina nhằm góp phần đảm bảo an ninh quốc gia mà không bị thị trường chi phối. Quan trọng nhất, điều này đảm bảo nguồn cung lương thực của Trung Quốc, ngay cả trong những lúc thiếu hụt, chẳng hạn trong cuộc khủng hoảng tài chính hay trong cuộc hạn hán nghiêm trọng năm 2012 tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ, đã làm giá lương thực tăng liên tục và kéo dài. Tình hình này đã gây ra những hậu quả chính trị trong thế giới Ả Rập.31 "Mặc dù chúng tôi có thể tự cung cấp các mặt hàng thực phẩm cơ bản, Argentina rất quan trọng đối với Trung Quốc, đất nước có dân số hơn 1,3 tỷ người. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở thực tế Argentina hiện là nước cung cấp thực phẩm lớn thứ ba của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc xem lĩnh vực nông nghiệp của Argentina vừa là cơ hội thương mại vừa là nhu cầu chiến lược. Cả hai điều này đều rất quan trọng đối với Trung Quốc," Yang Shidi, cố vấn thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Buenos Aires giải thích.32

Vì thế khoản đầu tư 1,4 tỷ đô-la ở Rio Negro là điều hoàn hảo đối với Bắc Kinh, đặc biệt tương lai đáng lo đối với các nước như Trung Quốc và Ấn Độ, với dân số khổng lồ có khả năng tăng mạnh, trong khi tài nguyên thiên nhiên có hạn và đang có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.33 "Tiêu thụ thịt lợn trên đầu người mỗi năm tăng nửa kg. Chúng tôi cũng cần tính đến tác động của cuộc di cư lao động nông thôn vào thành phố: mỗi năm 1 phần trăm dân số của Trung Quốc, tức khoảng 13 triệu người, ngừng làm việc trong khu vực nông thôn và đến sống ở các đô thị," Yang giải thích. 34 Thực đơn hàng ngày của người dân đang trở nên phức tạp hơn, khiến tiêu thụ thịt bình quân hàng năm của Trung Quốc trên đầu người tăng từ 25 kg lên 54 kg chỉ trong 20 năm qua. Điều này có nghĩa cần thêm các nguồn cung bổ sung rộng lớn trên một đất nước có năng lực sản xuất ít ỏi: Trung Quốc phải nuôi một phần năm dân số trái đất với chỉ 7 phần trăm đất đai có thể trồng trọt của thế giới.35

"Ngày nay, đa số người dân ở Trung Quốc không khó khăn để có được thực phẩm. Tuy nhiên, khi mức sống của họ cao hơn, họ thay đổi chế độ ăn uống và thay cho gạo mức tiêu thụ thịt sẽ tăng lên. Các nguồn lực cần thiết để sản xuất một kg thịt cũng giống như những nguồn lực cần thiết để sản xuất vài kg ngũ cốc," Cai Fang thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, khi ông giải thích sự thay đổi trong chế độ ăn uống cũng có nghĩa là sự gia tăng mạnh mẽ trong sản xuất ngũ cốc. Đó là chưa kể đến tình trạng thiếu hụt các loại tài nguyên khác như nước, mà Trung Quốc có chỉ số bình quân đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới.36 Hơn nữa, biến đổi khí hậu cũng gây ra sụt giảm trong thu hoạch mùa màng. Tình hình vô cùng phức tạp này càng trầm trọng thêm do việc ngành nhiên liệu sinh học gần đây đã bắt đầu cạnh tranh giành lấy các cây trồng là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người.

Vì vậy, các công ty ở những nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư và Trung Quốc đang xem xét khả năng mua đất đai màu mỡ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh để đảm bảo một nguồn cung cấp lương thực trong tương lai cho người dân. Hiện tượng này đã thu hút chú ý của truyền thông và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO). Các nhà hoạt động và các tổ chức phi chính phủ cảnh báo rằng quá trình "tước đoạt đất đai" là một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân, gây ra sự dịch chuyển của cư dân bản địa vốn xem đất đai là sự kết nối với tổ tiên của họ. Một lĩnh vực nữa cần quan tâm là khả năng tạo ra những nước với chính sách một loại cây trồng chủ yếu trồng các loại cây đáp ứng nhu cầu của nước khác, không quan tâm đến an ninh lương thực của riêng mình.

Thông tin do các phương tiện truyền thông công bố cho rằng Trung Quốc là một trong những lực lượng chính đằng sau xu hướng mua đất toàn cầu, sau khi thâu tóm hàng trăm ngàn ha ở những nơi như Philippines, Madagascar và Brazil để giành quyền kiểm soát hoàn toàn sản xuất đậu nành, và các loại cây trồng khác.37 Điều này đã gây ra phản ứng của một số chính quyền, như Brazil và Argentina, nhanh chóng thông qua pháp luật nhằm hạn chế hay ngăn cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua đất canh tác. "Quá trình thuê đất ở nước ngoài của Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn đầu. Ở nước chúng tôi, khi chúng tôi muốn đầu tư lớn vào một cái gì đó, chúng tôi trước tiên luôn thử để có được một ý tưởng về môi trường địa phương. Có rất nhiều đất ở châu Phi, nhưng cũng có rất nhiều cuộc xung đột ở đó. Đó là lý do tại sao các quốc gia Mỹ La-tinh như Brazil và Argentina tốt hơn," giáo sư Zheng kết luận. "Rất có khả năng chúng ta sẽ thấy nhiều đất đai được mua trong tương lai," ông dự đoán. Kế hoạch này hẳn sẽ khiến chúng ta nhớ lại đề nghị của Mark Twain từ thế kỷ 19: "Hãy mua đất đi. Người ta không tạo thêm ra nó được!"

CỜ BẠC TRONG ĐẶC KHU KINH TẾ

Đường cao tốc hiện đại khiến việc lái xe về phía nam rất dễ chịu, từ Vân Nam đi qua Mengla trước khi chạy vài cây số cuối cùng đến biên giới với Lào. Hoạt động ở đó rất ít ỏi, lý giải tại sao hầu hết các cửa hàng bán đồ lưu niệm, ngọc bích và trà Pu-er giả hôm nay đã đóng cửa, và không thấy người khách nào trong các nhà hàng ẩm thực Vân Nam. Dù chúng tôi đi qua biên giới sang Lào tại trạm kiểm soát biên giới, nhiều người dân Trung Quốc thích vượt biên giới bằng cách đi xe máy 2 cây số xuyên rừng. Đây là tuyến đường bất hợp pháp đến Boten, nơi một doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, được gọi là Công ty Thành phố Vàng Boten, đã trở thành một trong những doanh nghiệp làm chính quyền Bắc Kinh bối rối nhất kể từ khi khởi động chính sách bành trướng ra toàn thế giới. Chỉ cách biên giới vài mét, chính quyền Lào gần đây đã tuyên bố Boten là một đặc khu kinh tế của Trung Quốc, một khu vực rộng 6 km vuông có nhiệm vụ thu hút đầu tư Trung Quốc xây dựng nhà máy và công xưởng nhờ vào điều kiện tài chính thuận lợi và giá đất hấp dẫn của khu vực. Mức lương thấp của người Lào được dự kiến ​​sẽ cung cấp mảnh ghép cuối cùng của trò chơi ghép hình cần có để biến khu vực này thành một khu công nghiệp thành công. Tuy nhiên, Boten lại trở thành thánh địa ăn chơi thuần túy của Trung Quốc: một thiên đường cờ bạc, mại dâm và ma túy.

Trước khi các công ty Trung Quốc và chính quyền Lào thông qua liên kết, Boten là một thị trấn nhỏ, cư dân kiếm sống bằng nông nghiệp hay bán ở chợ khỉ, gấu và các động vật hoang dã sống. Như đã xảy ra tại nhiều thị trấn khác dọc biên giới phía Myanmar và Lào, tất cả các hoạt động kinh tế ở vùng đất có 5.000 cư dân người Trung Quốc hiện nay tập trung quanh sòng bạc bên trong khách sạn Royal Hotel. Con dấu trên hộ chiếu của chúng tôi xác nhận chúng tôi đang ở Lào, nhưng chẳng có gì thực sự thay đổi từ khi chúng tôi vượt qua biên giới: ngôn ngữ duy nhất ở Boten là tiếng quan thoại, đồng tiền chung là nhân dân tệ và hãng China Mobile cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Đó là chiều thứ sáu và đường phố trở nên sống động hơn từng phút, cho thấy nhiều người hẳn đến đây bằng đường rừng thay vì qua cửa khẩu chính thức. Một bảng hiệu ở lối vào của khách sạn Royal Hotel, một tòa nhà cao tầng trùm lên thị trấn, chào đón chúng tôi với một thông điệp có phần ngược đời: "Cờ bạc là bất hợp pháp đối với công dân Lào và Trung Quốc."

Khi đi sâu hơn vào tòa nhà màu vàng nhạt có 380 phòng - tất cả đều đã kín khách - chúng tôi thấy một ngôi đền khổng lồ thờ phụng cờ bạc, đầy các máy đánh bạc và máy quay roulette điện tử nhập khẩu từ Anh. Tuy nhiên, đây chỉ là khúc dạo đầu cho trung tâm thực sự của nền văn hóa cá cược: đánh bài baccarat. Khi mọi người tò mò nhìn chúng tôi, chúng tôi nhận ra khung cảnh không thể kỳ quái hơn: trong khói thuốc và tiếng thét chói tai của những phụ nữ cầm giỏ đầy những miếng thẻ, hàng chục con bạc Trung Quốc lấn vào các tấm thảm màu xanh lá cây trong khi người hồ lì phân phát vận may và những quả bóng nhỏ xoáy quanh các bàn roulette. Rất ít dấu hiệu thưởng thức trong căn phòng, thay vào đó căng đầy pha trộn giữa lo âu và vui sướng điên cuồng. Cá cược ở đây rất lớn, với những cọc chip lên đến 1.000 nhân dân tệ đặt vào chỉ một số trong mỗi lượt chơi roulette. Ngoài ra còn có nhiều dấu hiệu của mê tín dị đoan, với những bệ thờ đầy hoa cúng thần may mắn.

Trung tâm truỵ lạc khổng lồ này, nếu ở Trung Quốc là bất hợp pháp, được chia thành các phòng với những cái tên cám dỗ, như "phòng hạnh phúc" (bai fu ting) hay "phòng phú quý" (fui gui ting). Mọi thứ được theo dõi chặt chẽ với hàng chục máy quay an ninh, vừa canh chừng từng góc phòng, vừa cho phép công việc làm ăn này mở rộng vào tới đất mẹ. Nhờ các máy quay và Internet, sòng bạc này hầu như có thể vượt qua biên giới, cho phép người chơi Trung Quốc đặt cược theo thời gian thực từ nhà riêng an toàn của họ, không phải lo lắng bị cảnh sát săn đuổi. Sự trụy lạc này ở bên kia biên giới đã tạo ra cơ hội việc làm mới cho nhiều kẻ cơ hội đang lang thang trên đường phố Boten: vai trò trung gian hoặc đại lý.

Rất dễ nhận ra những kẻ cơ hội này, ngồi ở những bàn được chọn nhiều nhất của sòng bạc hay đánh cược trên nhiều bàn cùng một lúc, nhờ dây điện thoại di động lủng lẳng từ tai của họ. Các thiết bị này cho phép họ trao đổi với khách hàng thực sự của sòng bạc, có thể theo dõi diễn biến trên từng bàn qua màn hình máy tính của mình. "Anh muốn đặt cược bàn nào? Anh muốn đặt cược bao nhiêu? Anh muốn đặt cược vào số nào? Anh có muốn ngừng chơi?" chúng tôi nghe họ hỏi khách hàng, kín đáo nhưng không ngượng ngùng, khi chúng tôi đi dạo qua khu vực dành cho các con bạc. Thời điểm duy nhất họ phải ngưng theo sát mệnh lệnh khách hàng của mình là khi họ dừng lại để thay pin điện thoại. Khi đêm xuống, hoạt động xung quanh các sòng bạc đạt đến đỉnh điểm. Cửa hàng cầm đồ thôi miên khách hàng với đèn neon, khuyến dụ họ bán đồng hồ, đồ trang sức và máy tính để tiếp tục đặt cược. Trong khi đó, nhà hàng thu hút họ với hương vị thơm tho của ớt và gừng. Bóng tối cũng mang lại cho thành phố một cơ hội để thoát khỏi tất cả sự thận trọng do ánh sáng ban ngày áp đặt: lúc 7 giờ tối một đám gái mại dâm bất ngờ tấn công khách đánh bạc, chào mời hai giờ yêu đương với giá 300 nhân dân tệ (35 euro).

Có hàng chục cô gái như thế đến từ khắp Trung Quốc, có thể chừng một trăm. Mặc váy ngắn và trang điểm lố lăng, họ đưa danh thiếp chỉ ghi số điện thoại của gã ma cô và con số từ 1 đến 9 để xác định các cô gái. Trong vùng đất ở bắc Lào này, nơi đơn giản là nhà nước Lào không tồn tại, cả mại dâm cũng chịu sự kiểm soát của công ty Golden Boten City, hay đơn giản "Công ty" như nó được biết đến ở đây. Nó là chúa tể và chủ nhân của tất cả mọi thứ ở Boten. Công ty thu thuế, phê duyệt các luật lệ, và định ra các giá thuê. Nó thậm chí làm luật thông qua một nhóm xã hội đen có quyền tiếp cận một nhà tù bất hợp pháp, nơi chúng quấy rối, tra tấn, bắt cóc và thậm chí - theo đồn đãi ở đây - giết những khách chơi vỡ nợ vay tiền từ các sòng bạc mà không trả nổi. "Nếu anh có địa chỉ liên lạc hay tiền bạc ở phía bên kia biên giới, anh có thể sống. Nếu không, anh sẽ bị tra tấn hay thậm chí bị giết. Một số người cho biết đã nhìn thấy xác người nổi trên sông," một phụ nữ trẻ làm việc trong một tiệm làm tóc nói với chúng tôi.

Trong bối cảnh của Chicago những năm 1920 trên đất Lào, một nhóm đầu sai mặc đồng phục nhái theo sắc phục cảnh sát Trung Quốc phụ trách an ninh. Mặc dù chúng lái những chiếc xe có chữ "cảnh sát," chúng không tuân theo bất kỳ chuẩn mực đạo đức nào, nói gì đến pháp luật. Ở đây nợ nần quyết định ai sống ai chết. Công ty đã biến Boten thành miền Tây hoang dã. "Nếu có chuyện gì xảy ra, chúng tôi sẽ tự giải quyết. Nếu anh liên hệ với cảnh sát Lào, họ đến gặp chúng tôi yêu cầu chúng tôi giải quyết tình hình," ông Huang, giám đốc và đối tác của công ty Golden Boten City giải thích, khi gặp chúng tôi trong cuộc phỏng vấn ngắn tại văn phòng của ông. Các bức tường treo ảnh chụp lãnh đạo công ty với những chính khách Lào, kể cả thủ tướng. Tuy nhiên, một đoạn video về những tên côn đồ của công ty tra tấn và ngược đãi các con nợ Trung Quốc quay bằng điện thoại di động và phát trên một đài truyền hình Hồng Kông đã thúc đẩy phản ứng của chính quyền Trung Quốc, tìm cách đóng cửa các sòng bạc từ lúc đó.

Theo Huang, kế hoạch tương lai cho Boten bao gồm bốn khách sạn mới, sân golf và nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, bất chấp các kế hoạch do chính phủ Lào công bố vào tháng 3 năm 2012 là đóng cửa sòng bạc và giao SEZ cho một nhà đầu tư Trung Quốc khác. Trong mọi trường hợp, trên hành trình đi qua Đông Nam Á, chúng tôi có thể khẳng định Boten không phải là một trường hợp cá biệt. Các sòng bạc ngụy trang kín đáo như nhau ở các đặc khu kinh tế là một thực tế hàng ngày trong những khu rừng Lào hay Myanmar, nơi các công ty Trung Quốc dựng lên những khu phức hợp du lịch lớn được tài trợ bằng tiền chảy vào các sòng bạc. Chúng tôi qua đêm ở một khu: Đặc khu kinh tế (SEZ) Tam Giác Vàng. Cách Boten năm giờ và 250 km, đặc khu này nằm trên bờ sông Mekong, ở trung tâm của khu vực trồng và buôn bán thuốc phiện nổi tiếng nhất thế giới.38 Không có dấu vết của các phức hợp công nghiệp hoặc sản xuất cung cấp việc làm cho dân địa phương và góp phần phát triển kinh tế của khu vực. Hạ tầng được xây vừa đủ để đưa khu vực này vào hoạt động, gồm đường vào xuyên qua khu rừng và cầu tàu trên sông. Thực ra, đặc khu kinh tế này chẳng khác gì một "khu ngoại lệ" đơn giản, kiểm soát bởi một dạng đầu tư của Trung Quốc khiến người ta nghĩ đến sự sỉ nhục khủng khiếp thời thực dân mà Trung Quốc chịu đựng 150 năm trước. Tuy nhiên, lần này trật tự đảo ngược: bây giờ chính tư bản Trung Quốc đã tìm thấy “nhượng địa” của nó. Cách đối xử hiện nay của Trung Quốc đối với Boten hay Tam Giác Vàng có thể dễ dàng so sánh với sự trụy lạc đầy rẫy ở một Trung Quốc ngập chìm trong thuốc phiện và mại dâm đầu thế kỷ 20.