Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Trao đổi: Văn học và sứ mệnh hòa giải dân tộc (3) – Hòa giải dân tộc: sứ mệnh của văn học hay sử học?

Mai Thanh Sơn

Mới đây, nhà văn Tạ Duy Anh (Lao Ta) có 2 bài viết về hòa giải dân tộc được nhiều cư dân mạng tán đồng. Cá nhân tôi cũng cảm thấy thích thú trước cách đặt vấn đề một cách táo bạo, thẳng thắn và thiên lương của một trong số ít những nhà văn Việt Nam mà tôi yêu thích. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, những gì mà nhà văn trình bày, cơ bản bắt nguồn từ sự mong mỏi, nỗi khát khao về một cuộc đại hòa giải hơn là sự suy xét lý tính.

Văn học có thể đặt ra những vấn đề xã hội thông qua một hình thức biểu đạt đặc thù (văn chương), có thể ngụ ý phê phán/hay ngợi ca, có thể đưa ra những dự báo,… Với đặc điểm riêng có của một loại hình nghệ thuật, văn học dễ chạm đến tâm tư, tình cảm của đông đảo bạn đọc. Nhưng “đông đảo” là bao nhiêu (%) dân số? Có chạm được đến số đông người Việt đang phân tán trên mấy chục quốc gia và vùng lãnh thổ hay không? Ngay trên đất nước chín chục triệu dân này, văn học chạm đến được bao nhiêu người? Nhiều năm về trước, tôi từng chứng kiến một vài cơn sốt văn học, từ "Cửa mở" của Việt Phương đến "Tản mạn thời tôi sống" của Nguyễn Trọng Tạo và nhất là "Linh nghiệm" của Trần Huy Quang. Bên cạnh đó là những vở kịch của Lưu Quang Vũ, những bộ phim của Trần Phương, Đặng Nhật Minh, Trần Văn Thủy... Không thể phủ nhận được tác động xã hội to lớn của các tác phẩm văn học nghệ thuật đến tâm tư, tình cảm và cả cách tư duy phản thân của đông đảo công chúng. Nhưng chừng đó có đủ để thay đổi triệt để không? Tuyệt nhiên không.

Bước sang thời kỳ Đổi mới, việc nối lại quan hệ giữa 2 bờ đại dương đã trở nên dễ dàng hơn. Các văn nghệ sĩ trí thức đã có nhiều cuộc gặp gỡ. Nhiều quan hệ bạn bè giữa những người từng cầm súng/cầm bút hai phía đã được thiết lập. Nhưng sự tin tưởng thực tâm liệu đã có? Thật khó có thể có được câu trả lời chính xác. Đa số các nhà văn đều ăn lương nhà nước. Tuyệt đại đa số các nhà văn trong lực lượng vũ trang đều là sĩ quan/đảng viên. Mỗi nhà văn như vậy, đều là một con người chính trị. Liệu trong bối cảnh đó, ngay trong các văn nghệ sĩ đã có thể có được sự hòa giải phi chính trị? Chỉ trong một cộng đồng nhỏ thế thôi, đã thấy khó, mong chi có cuộc đại hòa giải dân tộc ở ngót trăm triệu người đang phân tán khắp nơi trên thế giới.

Văn học có thể là tiên phong, nhưng nó khó có thể giải quyết được tận gốc rễ vấn đề hòa giải dân tộc. Và ở đất nước này, khi chưa xóa bỏ được rào cản về ý thức hệ, khó có thể nói đến một cuộc “đại hòa giải dân tộc”. “Hòa giải phi chính trị” chỉ có thể diễn ra ở những nhóm nhỏ, không thể mang tính phổ quát xã hội. Muốn có sự thay đổi sâu sắc, triệt để trên diện rộng, sứ mệnh phải là của các nhà sử học thông qua một chương trình giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng. Một nền giáo dục như vậy, đương nhiên là phải độc lập với thể chế nhà nước. Và cũng đương nhiên, các nhà sử học phải liêm minh công chính, tôn trọng sự thật, và không đảng phái.

Nguồn: FB Mai Thanh Sơn