Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Duyệt lại và trình bày một quan niệm mới về vấn đề dịch thuật văn chương Anh-Việt

Dương Như Nguyện
I. Dịch thuật (công việc của dịch giả) khác hẳn với việc diễn dạt tư tưởng nhân vật của nghệ thuật viết tiểu thuyết (hành trình của tác giả)
Tôi xin nói về một quan niệm khá mới trong vấn đề dịch thuật một tác phẩm văn chương. Tôi cho rằng bắt dịch giả phải đi theo “text” của bản chính như một tín đồ có thể đưa đến hâu quả đi ngược lại chu trình sáng tạo mà dịch giả phải nương theo để hoàn thành bổn phận.
Trước đó, chúng ta phải phân biệt vai trò của dịch giả, tác giả, và nhân vật: khác nhau ra sao. Sự phân biệt này cần thiết nhất là trong việc thưởng ngoạn tiểu thuyết đa văn hoá.
Ở Little Saigon đã có một "nhà phê bình" cho rằng nếu tác giả viết tiếng Anh, mô tả nhân vật người Việt Nam bằng tiếng Anh… tức là tác giả ấy (và dịch giả) đã dịch sai tiếng Việt (chung quy chỉ vì nhà phê bình ấy hiểu sai tiếng Anh). Phê bình như vậy thiếu lương thiện, nếu không nói là ngớ ngẩn hay ác ý:
–Nhân vật không trở thành dịch giả bao giờ, trừ phi tác giả tạo dựng nên một nhân vật làm nghề dịch giả.
–Tác giả không trở t̉hành dịch giả bao giờ, vì viết văn tiếng gì thì suy nghĩ bằng tiếng đó, không vưà dịch vưà viết.
Dịch thuật một tác phẩm khác hẳn với cách diễn tả của một nhân vật trong ngôn ngữ của nghệ thuật kể truyện (narration). Lấy thí dụ, truyện viết bằng tiếng Anh, nhân vật người Việt, thì làm sao suy nghĩ bằng tiếng Anh được? Thế nhưng, tác phẩm viết bằng tiếng Anh, có nghĩa là tư tưởng của nhân vật được tác giả diễn đạt bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ của narration.
Khi nhân vật người Việt diễn đạt tư tưởng của mình trong ngôn ngữ của narration ̣(tiếng Anh), lúc nhân vật ấy nghĩ đến một câu văn, câu thơ nào đó ở ngôn ngữ Việt qua hình thức "liên tưởng" (Stream of Consciousness), điều đó không có nghĩa là nhân vật đã trở thành dịch giả. Cũng không có nghĩa là tác giả biến thành dịch giả.
Người dịch một tác phẩm khác hẳn nhân vật liên tưởng đến một vài câu văn, hay hình ảnh, từ một ngôn ngữ khác, rồi nói lên tư tưởng của mình bằng ngôn ngữ của narration.
Tôi xin lấy thí dụ: nhân vật Nguyễn Thị Lan, một phụ nữ Việt Nam, nghĩ đến vầng trăng của Nguyễn Du, rồi thốt lên, “Vầng trăng ai xẻ làm ba” khi nhân vật ấy đang nghĩ về ba miền chia cách (Bắc Trung Nam). Vì tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh, nhân vật Nguyễn Thị Lan nói, “I feel as though the moon were splitting itself into three pieces, each one following a region..." (Vầng trăng của tôi đã xẻ ra làm ba… miền). Đây là một hành trình tâm thức đi theo tư tưởng độc thoại của nhân vật, từ thế giới này đi sang thế giới khác (Stream of Consciousness), dựa trên cảm xúc từ câu thơ của Nguyễn Du, nhưng không còn dừng ở tâm trạng Thúy Kiều nữa. Điều này không có nghĩa rằng nhân vật hay tác giả “trích” Nguyễn Du sai, "hiểu" Nguyễn Du sai, rồi dịch thuật Truyện Kiều sai.
Lấy một thí dụ khác, nếu nhân vật nghĩ đến “Fleurs du Mal” của Baudelaire chẳng hạn, và liên tưởng đến một nghĩa, trong nhiều nghĩa của cụm từ này, điều này không có nghĩa là nhân vật (hay tác giả, hoặc dịch giả) đã “ngu dốt,” “vụng về” hay ‘cẩu thả,” không biết đến những nghĩa khác của cụm từ “Fleurs du Mal.” Trong nghệ thuật tiểu thuyết, không có việc bắt buộc tác giả, dịch giả, hay nhân vật phải chú thích (bằng footnotes chẳng hạn) tất cả các ý nghĩa của cụm từ Fleurs du Mal trong thế giới của Baudelaire, vì thế giới mà độc giả sống, khi đọc tiểu thuyết, là thế giới của nhân vật, không phải là thế giới của Baudelaire trong cuốn sách dịch thơ Baudelaire, hay thế giới của lớp học về Baudelaire. Đây là những nguyên tắc căn bản của nghệ thuật tiểu thuyết. Vậy mà cṹng có "nhà phê bình" của Little Saigon đòi hỏi tác giả và dịch giả phải thêm... footnotes cho tác phẩm và cho bản dịch. Quả thật là chết người.
Lại thêm một thí dụ nữa, rất cụ thể: trong một tác phẩm mà ngôn ngữ kể truyện là tiếng Anh, nhân vật là một đứa bé Việt Nam tập tễnh nói tiếng… Đức, thì dĩ nhiên ngôn ngữ tiếng Đức được dùng trong tiểu thuyết phải là ngôn ngữ bập bẹ của một đứa trẻ tập nói tiếng Đức. Nhân vật đứa bé Việt Nam ấy không thể nói tiếng Đức như Hermann Hesse, hay như tiến sĩ Henry Kissinger được.
Đây là một điển hình tại sao trong văn chương Hoa Kỳ, khi các nhân vật da đen ở các ngõ hẻm của New York, Detroit hay Chicago, đều nói tiếng Anh dưới tiêu chuẩn, sai văn phạm be bét. Điều này không có nghĩa là tác giả “dốt” tiếng Anh.
Còn dịch giả thì sao? Phải dịch thế nào trong bản tiếng Việt, để nói lên tình trạng tiếng Anh be bét nhưng rất đặc thù của nhân vật của ngõ hẻm Harlem ở thời điểm nào đó?
Tâm lý và tư tưởng nhân vật được xây dựng trên tiềm thức, dựa trên cái mà thế giới tiểu thuyết và kịch nghệ gọi là “subtext.” Sự phân tích và tìm hiểu về “subtext” là việc của độc giả trong chu trình diễn đạt của văn chương (interpretation). Một dịch giả "siêu" sẽ đặt mình vào vị trị của độc giả để dịch cả "subtext" chứ không phải chỉ dịch ngôn ngữ mà thôi.
Trong thế giới của nhân vật di dân, “subtext” đòi hỏi độc giả hay nhà phê bình phải tìm tòi, tìm hiểu về cả một quá trình tâm thức tập thể (collective subconsciouness – xin doc tâm lý học Carl Jung). Không cần thiết tác giả phải giảng giải, mà độc giả và dịch giả (cái cầu nối giữa độc giả và tác phẩm) sẽ tự tìm tòi và suy diễn ra.
Lại thêm một tình trạng rất nguy hiểm đưa đến sự xuyên tạc do vấn đề “counter-translation” (tôi tạm gọi là “dịch ngược” để cố tình làm sai ý nghĩa). Điều này nhà phê bình lá cải của Little Saigon cũng đã làm rồi. Tội nghiệp cho độc giả Việt Nam bị đánh lưà và đánh lạc hướng.
Lấy thí dụ: một câu văn nguyên tác được dịch giả dịch thoát ý. Sự xuyên tạc bắt đầu khi câu dịch thoát ý này bị một người thứ ba dịch ngược lại thành nguyên tác một cách chân chất và sai lầm, phản văn chương (literal, thay vi literary), làm sai lạc hoàn toàn ý nghĩa ban đầu.
Nguyên tác: [xã hội đã tạo ra] các chính trị gia sung túc (ăn no rửng mỡ, nói nhiều làm ít)
Dịch thoát ý: …the well-fed politician, all talk no action
Dịch ngược trở lại nguyên tác một cách hoàn toàn sai lạc mà độc giả không đọc tiếng Anh sẽ kh̀ông thấy được ý đồ thiếu lương thiện của người cố tình đánh lạc hướng quần chúng: chính trị gia béo mập, beo qua chi noi khong cu dong lam viec duoc (the politician who is fat; too fat he can only talk but can't act). Một chính trị gia béo phì khác hẳn một chính trị gia rửng mỡ hay sung túc.
Nguyên tác đã bị bóp méo hoàn toàn vì dịch ngược. Xảo thuật này làm thay đổi hết tất cả ngữ cảnh (context), ý nghĩa (semantics) và subtext (ngữ ý – những tính chất không cần nói ra trong cấu trúc nhân vật và cốt truyện). Tác phẩm dịch thuật văn chương và nguyên tác của tác giả sử dụng ngữ ý đã bị bóp méo vì sự việc “counter-translation” rất nguy hiểm này.
Tất cả những cái nhìn lệch lạc cho rằng nhân vật là dịch giả, hoặc nhân vật là tác giả, trích sai, dịch sai, áp dụng chính sách “dịch ngược,” v.v., được gọi chung là sự thô thiển của cách diễn đạt nghĩa đen quá mức (“literal interpretation”). Lạm dụng tính cách chân chất này dể làm lệch lạc nguyên tác, không còn là sự diễn giải trừu tượng của văn chương (“literary interpretation”), dựa trên cấu trúc nhân vật.
Nghệ thuật “Stream of Consciousness” (đi theo tư tưởng nhân vật, liên đới từ điểm này sang điểm khác theo vô thức) được dùng điển hình nhất trong tiểu thuyết của văn hào Mỹ William Faulkner.
Một người Việt Nam dùng Stream of Consciousness rất khéo và tự nhiên, súc tích, mơ mộng, của văn chương Saigon, là bà Nguyễn Thị Hoàng. Tuy nhiên nhân vật của bà Hoàng không sống kiếp di dân, nên không đi vào thế giới tư tưởng bằng song ngữ (bilingual) – sự liên tưởng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tùy theo tình cảm của nhân vật lúc đó.
Sự liên đới này, trong thế giới “Stream of Consciousness” của tiểu thuyết (việc đi vào khối óc và trái tim của nhân vật bằng ngôn ngữ của narration), không phải là dịch thuật, mà là diễn tả tư tưởng của nhân vật. Hai chu trình khác hẳn nhau. Vì thế, khi nhân vật, một cô bé gái chưa đến mười tuổi, hiểu câu "Không thành c̀ông cũng thành nhân" ̣theo ý nghĩ riêng của cô b́é ấy, kh̀ông có nghĩa rằng tác giả không hiểu câu nói của Nguyễn Thái Học hay đã dịch sai câu nói nổi tiếng của lịch sử. Cũng không có nghĩa rằng dịch giả đã dịch sai khi dích nguyên văn tư tưởng của cô bé gáí ấy. Vậy mà những phê bình chỉ trích dịch thuật vớ vẩn, lẫn lộn kiểu này cũng đã ra đời ở Little Saigon.
Nếu cáí nhìn về dịch thuật ấu trĩ đến mức đó được lưu hành trong quần chúng độc giả người Vịêt, không đối chiếu được bản tiếng Anh, thì làm sao cáng ̣đáng được trọng trách hay thưởng ngoạn được công trình của dịch giả?
II. Quan niệm mới: dịch thuật trở thành một chu trình sáng tạo riêng của dịch giả
Tiêu chuẩn nào dành cho việc dịch thuật văn chương? Tiêu chuẩn xây dựng, sáng tạo, và trách nhiệm đạo đức của người cầm bút, được chia sẻ giữa dịch giả với tác giả.
Có người cho rằng dịch thuật là “chuyển ngữ.” Tôi cho rằng chữ “chuyển ngữ” không thích hợp cho chu trình dịch thuật văn chương.
Bản dịch văn chương không phải chỉ là chuyển ngữ. Theo quan niêm rộng rãi hơn của trào lưu thế giới, từ ngữ “dịch thuật” mới thực sự là đúng đắn cho môi trường văn chương. Trong từ ngữ “dịch thuật,” có cả nghĩa chữ "thuật" là việc kể truyện (“story telling,” tức là “narration”); và có cả ý nghĩa "nghệ thuật" (“art”) trong đó có ý nghĩa "tay nghề" và "kỹ thuật" (“craft”).
Vì thế, theo quan niệm rộng rãi hơn, bản dịch chính là một chu trình sáng tạo của dịch giả. Chu trình sáng tạo đó riêng biệt, và dịch giả có bản quyền dựa trên bản chính (derivative copyright). Giọng văn và đường lối cũng như chọn lựa cách hành văn là của dịch giả.
Đây là lý do người dịch những tác phẩm tuyệt hảo của thế giới luôn luôn là các giáo sư văn chương và sinh ngữ, chuyên môn nghiên cứu về tác giả đó. Người dịch văn chương khác hẳn người dịch cho các cuộc họp thương mại hay chính trị ở… Liên Hiệp Quốc chẳng hạn. Dịch cho Liên Hiệp Quốc hội họp tức là chuyển ngữ. Nhưng văn chương thì phải "dịch thuật" chứ không thể chỉ chuyển ngữ mà thôi.
Trong phạm vi nhỏ bé hơn, tôi có chủ trương không sửa giọng văn hoặc cách dùng chữ của người dịch. Lấy thí dụ, trong bản dịch “Con Gái Của Sông Hương,” có độc giả cho rằng dịch giả Linh Chân viết, “trong cơn rối loạn của lịch sử,” nên dịch là “trong cơn lốc của lịch sử…” Tôi để dịch giả toàn quyền. Và vì thế, giọng văn của bản dịch do dịch giả Linh Chân chủ động không phải là giọng văn của tôi, như khi tôi viết thẳng bằng tiếng Việt.
Trong bản dịch của Giáo sư Thanh Tâm, tôi hoàn toàn không sửa đổi giọng văn, để cho Giáo sư hoàn toàn diễn giải cốt truyện và nhân vật qua cái nhìn và suy diễn của mình, bằng giọng văn và cách trình bày của chính mình.
Vì thế, tôi hoàn toàn để cho dịch giả được tha hồ “phóng tác” khi cần thiết để đem tác phẩm đến với đặc thù văn hóa của độc giả, mà tôi gọi là “độc giả giới hạn đặc biệt” (“target audience”).
Dịch giả trở thành nhịp cầu văn hóa và ngôn ngữ, qua lăng kính sáng tạo của chính mình. Bản dịch thể hiện cái áo văn hóa của chính dịch giả mặc, những lo ngại quan tâm, quan hoài, cảm tưởng, cảm kích, trạng thái xúc động, niềm hứng khởi của dịch giả, cá tính và chu trình sáng tạo riêng của dịch giả. Mỗi dịch giả có một văn phong riêng. Nếu không có dịch giả, ai làm nhịp cầu vô cùng khó khăn và tế nhị, nhất là khi viết và đọc tiếng Việt càng ngày càng hiếm. Độc giả cần đọc toàn bộ bản dịch để hiểu tác giả và hiểu nhân vật, đó mới là điều quan trọng. Cũng như ăn một bát cơm. Không ai ăn từng hạt gạo riêng biệt bao giờ.
Nói đến tận cùng của sự việc, nếu dịch giả có toàn quyền, họ sẽ sửa đổi bản chính cho hợp tình hợp cảnh và cảm quan của họ. (Trường hợp phóng tác của Hoàng Hải Thủy với cuốn “Kiều Giang” là một điển hình, chẳng hạn). Sở dĩ hiếm khi chuyện đó xảy ra thường vì bản chính đã phát hành rồi, đa số các dịch giả và nhà xuất bản e ngại pháp luật của xã hội mà thôi. Nếu để hoàn toàn theo chu trình sáng tạo, các dịch giả sẽ dịch theo cảm xúc và diễn giải của chính mình. Lấy thí dụ: các giáo sư văn chương ở Mỹ khi dịch thơ Baudelaire, đi theo cảm quan của mình rất nhiều. Không ai ngồi đó mà dịch từng chữ. Mỗi bản dịch một khác. Không ai phê bình bằng cách đem từng câu ra tra tự điển, trước nhất do sự trừu tượng súc tích của ngôn ngữ, và mỗi dịch giả của Baudelaire đều là một giáo sư văn chương có thẩm quyền thẩm định (giáo sư văn chương chứ không phải giáo sư dạy ngôn ngữ). Nên khuyến khích thay vì ngăn chặn dịch giả đi theo thôi thúc sáng tạo của họ khi diễn đạt (interpret).
Dĩ nhiên, tự do này đặt vào dịch giả một trách nhiệm rất lớn: lương tâm, kiến thức, lòng tôn trọng bản chính/tác giả, và tính can đảm. Nếu dịch trái cam thành trái táo thì lương tâm không cho phép, nhất là khi trái đào Illinois thành trái sầu riêng của lục tỉnh thì... kh̀ông nên. Lý do: dịch thuật không làm thay đổi sự thật: nếu người Việt Nam nghĩ rằng trái đào Illinois có mùi sầu riêng, và người Illinois thấy sầu riêng là mua về ăn, tưởng nó mùi vị giống trái đào, thì thực tế đã bị đảo lộn. Con chó thành con mèo và Gandhi trở thành Lenin! Đó không phải là mục đích hay tiêu chuẩn của dịch thuật. Nếu cảm thấy không yên tâm, thì tốt nhất là đi theo nguyên tác.
Nói tóm lại, nhìn vào trào lưu “hậu-hiện đại” (post-modernism) chung trên thế giới, trên lý thuyết, tôi cho rằng dịch giả có quyền phóng tác, nếu được sự chấp thuận tổng quát (carte blanche) của tác giả, hoặc khi ngộ biến phải tùng quyền. Khi dịch thuật cho một tập thể giới hạn đặc biệt (target audience), dịch giả mặc cái áo văn hóa của tập thể ấy, dù đó có thể là một việc bất đắc chí. Thậm chí, rất nhiều dịch giả đã phải tự kiểm duyệt khi đem tác phẩm vào một chế độ độc tài, chẳng hạn. “Có còn hơn không” trở thành tôn chỉ một cách tương đối, do ngộ biến tùng quyền mà ra.
Tôi viết lên quan điểm này cũng chỉ vì lòng thương mến độc giả và dịch giả người Việt mà thôi.

Cùng một tác giả: