Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Bỏ điều khoản xử lý tài sản chưa chứng minh được nguồn gốc

Đào Tiến Thi

Ngày 20.11, với 452/465 đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Tuy nhiên, điều khoản quy định xử lý tài sản chưa giải trình được nguồn gốc đã bị bỏ ra khỏi dự thảo.

Lý giải nguyên nhân bỏ điều khoản này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng: “Đây là vấn đề mới, lần đầu tiên chúng ta xử lý. Trong khi đó, tài sản, thu nhập của người dân, cán bộ, công chức, viên chức được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhà nước ta chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội và pháp luật chưa quy định đánh thuế đối với tài sản thì việc xác định tính hợp lý của nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm để đánh thuế hoặc thu hồi là vấn đề rất phức tạp. Mặt khác, đây là vấn đề lớn, có liên quan quyền sở hữu tài sản - quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp, nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng". (Theo thanh niên.vn)

Cách đây mấy tháng, nói về chuyện kê khai tài sản của cán bộ cấp cao, ông Nguyễn Phú Trọng cũng bảo “vấn đề phức tạp, tế nhị liên quan đến đời tư”.

Tuy nhiên cùng lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng lại nhiệt liệt ủng hộ Luật An ninh mạng, cái luật cho phép lực lượng an ninh lục tung đời tư của mỗi người, để biết được mỗi cá nhân đang nghĩ gì, chơi với ai, yêu ai ghét ai. Tuy nhiên cái này ông Nguyễn Phú Trọng bảo là để “không cho phép nói xấu ai thì nói, chửi ai thì chửi”.

Bây giờ chuyện tài sản không chứng minh được nguồn gốc thì Quốc hội bảo đó là “quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp”.

Đúng quá! Tất cả những điefu mà ông Nguyễn Phú Trọng và Quốc hội nói đúng không cãi vào đâu được.

Nhưng cũng những quyền thiêng liêng như thế, như quyền hội họp, quyền lập hội, quyền biểu tình mặc dù được ghi trong Hiến pháp 72 năm nay nhưng dứt khoát Nhà nước Việt Nam không ra luật để hễ ai thực hiện quyền đó là “trái pháp luật”. Dân nghe thế sợ mất mây.

Tài sản kếch xù không chứng minh được nguồn gốc chỉ có vua quan mới có. Còn đấu tranh chống bất công và chống xâm lược thông qua mạng xã hội, qua hội họp, biểu tình,... chỉ có dân mới làm.

Như thế là đủ hiểu. Nhưng cũng nên tham khảo thêm câu chuyện dưới đây – câu chuyện “Thế bánh tao đâu?”

Chuyện kể rằng: Một ông thầy đồ đi ăn cỗ ở nhà bên. Rượu thịt rồi, nhà chủ còn đem bánh ra mời. Ông ta ăn vài cái và còn muốn đem về vài cái, liền gọi thằng đầy tớ theo hầu lại, đưa cho nó hai cái và bảo: "Này cho con".

Thằng đầy tớ tưởng thật bóc bánh chén luôn.

Thầy đồ rất bực mà không biết làm thế nào. Lúc về, thấy thằng đầy tớ đi trước, liền bảo “Này, tao là thầy mày hay mày là thầy tao mà mày chạy trước tao?”.

Thằng đầy tớ sợ quá liền lùi lại, đi sau. Ông thầy lại quát: “Mày dẫn tù binh ấy à?”

Thằng đầy tớ chạy lên đi ngang hàng. Ông thầy lấy gậy phang cho một cái, bảo: “Mày là bạn tao đấy à?”

Thằng đầy tớ khoanh tay: “Dạ, đi trước thầy cũng mắng, đi sau thầy cũng mắng, đi ngang thầy cũng mắng, thế thì con đi thế nào là đúng ạ?”

- Mày láo! Thế bánh tao đâu?

Ông thầy đồ trong câu chuyện trên lúc nào cũng đúng, còn thằng đầy tớ thì lúc nào cũng sai (chính xác là cần quy sai là thành sai). Vì ở đây người ta dùng thủ thuật thay đổi hệ quy chiếu.

Chỉ có thế thôi. Đơn giản.