Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Thơ Frederick Turner

Dương Khánh Phương dịch

Lời người dịch: Nhà thơ, học giả Frederick Turner là cha đẻ của chủ nghĩa Cổ điển Tự nhiên (Natural Classicism) trong văn chương và triết học đồng thời là người sáng lập khoa Nhân văn, Ngôn ngữ và Nghệ thuật của trường Đại học Texas tại Dallas City. Đến nay, ông đã cho ra mắt bạn đọc English và giới học thuật 12 tập thơ và trường ca của cá nhân, 1 tiểu thuyết hư cấu, 11 tác phẩm nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ và nghệ thuật đã in thành sách, 2 tác phẩm dịch thơ Hungary, và 1 hợp tuyển thơ cá nhân bằng tiếng Albanian. Ông còn là biên tập viên của 4 tờ tạp chí chuyên về thơ của nước Mỹ. Nhiều công trình nghiên cứu của ông về Đường Thi (Tang Poems) chưa có điều kiện để công bố.

Sinh năm 1943 tại Anh, Frederick Turner hoàn thành chương trình nghiên cứu tương đương PhD tại Đại học Oxford (University of Oxford) năm 1967 và di cư sang Mỹ. Cha mẹ ông đều là những nhà nhân chủng học cống hiến những giá trị văn hóa và giáo dục cho tới khi qua đời. Nhìn thế giới bằng con mắt của một học giả am tường các vấn đề nhân văn, một thi sĩ với trí tưởng tượng kỳ lạ, Frederick Turner tái tạo vũ trụ thi ca của riêng ông với những cảm giác về sự chân thực và lý tính của mọi sự vật bình dị, thông thường của đời sống, đồng thời với những suy tưởng siêu hình của một triết học yêu say đắm và lấy con người làm trung tâm. Ông cũng rất gần gũi với văn hóa Đông phương và các cộng đồng bị coi là “thiểu số”.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tiếng Việt Những bài thơ ở (quần đảo) Galapagos của Frederick Turner. Khi dịch những bài thơ này, tôi cố gắng trung thành tối đa với cấu trúc cú pháp English trong một mong muốn rằng, những người học tiếng Anh ở Việt Nam sẽ có một vốn liếng sẵn có từ tiếng Việt văn chương hôm nay để không cảm thấy xa lạ với “ngôn ngữ quốc tế” này.


Những bài thơ ở Galapagos
Frederick Turner
Chuyến du hành tới Encantadas.
Với Ben Turner Galapagos

Vào Tháng Ba
Kẻ lữ hành già có thể không bao giờ quá nổi trội
Một chút ít cái chết của chia ly từ kẻ trải đời.
Những gì tôi đang làm, vượt nửa vòng trái đất tới đây
Lần nữa, dường như chẳng phải tôi đã sáu mươi tám tuổi.

Tôi từng chơi trong những ngôi nhà sập vì bom hồi còn là chú nhóc,
Nhớ những tiếng còi báo động của máy bay ném bom V1- Blitz [1].

Những cuộc chiến này giờ chỉ còn là lịch sử xa xưa
Sống lại những ngày này tôi thấy tôi từng để mất tài hóm hỉnh.

Cha tôi là một chàng lãng tử đích thực.
Ở Phi châu tôi cưỡi lên đôi vai người, tôi ngửi
Mùi của Cha trên tóc người – và đó là khi
Tôi nhận ra mình có thể viết ra những gì tôi cảm nhận.

Mẹ tôi một dũng sĩ săn cá voi ở tuổi tám mươi
Từ trên băng giá, với người thổ dân Eskimo;
Và nơi đây tôi chấn động như người tình lo âu
Hoặc cách mà chúng ta gọi một chú mèo run sợ.

Và giờ đây người chia sẻ của tôi là cậu con trai
Một vận động viên Marathon, cựu quân nhân.
Và nếu chia ly lớn lao kia có đến – còn gì tốt hơn
Là ở Tháng Ba xưa, không gì hối tiếc?
 

Lục địa Thứ Bảy

Vào năm 1943 tôi lần đầu thấy châu Âu
Rồi châu Phi, năm 1951
Và mười năm sau, vùng Bắc Mỹ
Sáng rực cùng mặt trời chiều trên đại dương.

Châu Á tiếp theo, Palestin bi thương trước hết
Và rồi, tới lúc, một Đông phương vĩ đại hơn.
Tôi ngắm bình minh xẻ rạng trên núi Taranaki;
Lục địa cuối cùng của đời tôi, hơn giờ đồng hồ nữa.

Tôi khao khát yêu hành tinh này thấu suốt và thấu suốt
Trước khi thời khắc điểm và tôi sẽ ra đi
Tôi nhìn thấy bờ cong của trái đất hôm nay – thế giới sắc xanh dương
Một vẻ yêu thương tôi chưa bao giờ tưởng tượng.

Những ban thờ ở Quito [2]

Giờ Cotopaxi lập loè vượt trên những rặng
Vây đuôi cá trong áng sáng rực rỡ này của Quito.
Tôi có thể nói gì về thành phố cheo leo này
Mà bầu không của nó, thở khát cháy, sao mỏng manh, rực rỡ.

Như những bích họa thần tiên trên vách ban thờ
Sẽ tỏa sáng mãi mãi vượt hơn những vị thánh và cây thập giá?
Làm sao truyền được chớp lóe này của những sự đối lập,
Trung điểm hoàn hảo, nguồn cội, và đỉnh điểm?

Được xây bởi người Moor [3], Quechua,[4] và Tây Ban Nha

Đế chế La Mã thánh thần và những niềm hi vọng,
Của tất cả nền cộng hòa mới này và của những giấc mơ
Nơi người Inca, những quý tộc nhỏ điên rồ Tây Ban Nha, những vị giáo hoàng trí xảo?

Có những miền cần ghi nhớ mãi sự siêu phàm
Nơi con người gần hơn sự thuần khiết xa khỏi những giới hạn
Nơi chúng ta thở hiếm hoi, nơi nóng nực và giá lạnh
Chúng ta run lên trong cơn sốt trên thềm vũ trụ này.


Cái cây tươi tốt

Tôi thức dậy trên chiếc mỏ neo, trong vách lõm bầy chim làm tổ
Đã sáu mươi năm từ khi tôi được cho để thấy bình minh
Trên đảo Ascention chuyển thành sữa trắng
Màu cánh hồng, vàng chanh, phơn phớt, tất thảy của đại dương mát tươi này.

Darwin cảm nhận được chăng cái rùng mình của con người cổ đại
Trong thảnh thơi lạ lẫm sau muôn vàn những trùng dương?
Hoặc khám phá lần nữa những bộ  genes nào từng biết hết
Về chúng, trong muôn vàn những ẩn dụ?

Của loài xương rồng phức thể, loài portulaca [5]

Những hậu duệ loài giông mào, loài chó biển
Loài rùa cạn khổng lồ, chim ăn hạt, và sư tử biển rống nơi kia
Ảnh tượng của mỗi loài ganh đua để trở thành có thật?

Điều gì trong tầm nhìn của cậu bé chín tuổi ấy
Mà tôi từng là, từng sống sót, để trở thành tôi hôm nay?
Hạt nhân nào là nó trong những tế bào thần kinh rẽ nhánh
Có thể sống, sinh sôi thật lâu, và nếu vậy, sẽ ra sao?

Biến thể

Cái chết, cũng là một phần trong tầm nhìn của Darwin
Nếu mỗi cuộc đời là một nhánh của cái cây vĩ đại
Và rồi chết, chẳng phải cắt lìa, mà giải thoát
Để tượng hình một giống loài, cho nó tự do.

Trên bờ cát trắng nơi bờ vịnh thảnh thơi này
Bầy sư tử biển ngủ ngon chẳng lưu tâm bước chân của bạn
Đã chén no nê cá mà giờ trở thành thức ăn trong bụng,
Những loài cá nhỏ hơn, tươi rói trong bữa tiệc phù du.

Và mỗi lần có một cái chết, kẻ săn mồi lại sống
Cuộc đời sẽ lại giàu hơn với trí tuệ và tình yêu:
Bầy sư tử biển hoan ca, âu yếm, đùa vui và chiến đấu
Và một hiện tồn của loài khác được làm nên.
Tôi, và rồi, nên biết ngày cuối của mình sẽ tới
Nơi thân thể của tâm trí tôi sẽ trở thành yến tiệc
Của một điều gì đó ngọt ngào hơn, của thương yêu nhiều hơn, hơn bản thân tôi,
Một hóa thân, hay một tặng vật, là ít nhất?

Thiên Thần

Bên dưới tôi một chú rùa đang quanh quẩn.
Tôi xuôi trong dòng nước xanh hơn cả bầu trời xanh.
Cái kẻ trên mặt đất sao vụng về, sao cổ lỗ
Lướt trong biển khơi, thành một thiên thần.

Loài có vú (Anh em bà con)

Bơi cùng sư tử biển theo bờ mí nước tôi thấy
Tự ngày xửa ngày xưa bà mẹ lông mao của chúng ta
Cho bú bầy con thơ âu yếm: một cún con được nuôi lớn thành tôi
Một đứa, yêu biển khơi, thành người anh em ruột thịt.


Huyền thoại Thiên đàng

Câu chuyện lạ của Tiến sĩ Ritter và
Người yêu Dora Stauch [6] của ông khiến tôi suy ngẫm đôi lần.

Với những chiếc răng giả bằng thép thế vào nơi răng thật
Họ được sẵn sàng để trở lại Thiên đàng.

Họ trồng vườn, khỏa thân, bên hang núi đầy dương xỉ
Và trông xa trên những rặng cây, đầm phá, đại dương.
Rồi mọi người tới, kiếm tìm để được hàn gắn
Khỏi mọi nỗi đau của nhân thế con người.

Và rồi Baroness với hai người tình của nàng
Tới nơi Địa Đàng, vũ trang bằng súng ngắn
Với xì gà đang hút và những ủng cưỡi ngựa.
Câu chuyện nay đã khác đi, đã kết thúc rồi.

Án mạng chắc chắn đã xảy ra, những cái chết vì đầu độc
Đói khát, mất tích ngoài khơi, cuồng loạn và đau thương:
Chúng ta chẳng thể nào quay lại, Điêu tàn vĩnh viễn là bắt buộc,
Chúng ta chẳng thể nào lần nữa trở lại Thiên đàng.

Chàng Dẫn đường Phía trước

Ben dẫn dắt tôi bằng dịu dàng thầm lặng
Để chắc rằng sau lúc nghỉ tôi không bị bỏ rơi.
Tôi thấy chính tôi, nhà thơ già kỳ cục
Người không thể bị điều hành bởi mệnh lệnh của ai.

Mặc dầu chàng giống tôi (cũng như tôi giống chàng)
Hai chúng tôi vốn là một con người tự bình sinh.
Và nếu như có một người sáng tạo tất cả điều này
Có lẽ người ấy từng cho tất thảy dáng vẻ và số mệnh.

Một tặng vật chung, được sẻ chia và sáng tạo tự thân
Để rồi loài giông mào học bơi, những loài chim ăn hạt
Hình thành chiếc mỏ để ăn hạt cây và xương rồng
Thêm vô tận những inches, loài rùa biển
Khổng lồ tự hóa khổng lồ

Bạn thân yêu và tôi đâu cần tạo ra hậu duệ của chúng ta:
Đó là một tiến trình tự do thực sự,
Do tự nó; và giờ tôi thấy như Goethe ngày xưa đã thấy
Tựa như tình yêu, biển bao la vô tận chẳng đổi thay.

Trên một Chuyển động

Những bóng mây trôi dạt cắt ngang những triền dốc
Bao la của những núi lửa này, nơi không ai lưu trú. Không con mắt nào
Của con người thấy được một đỉnh chồi đang nhú hay chiếc tổ
Chim warbler [7] xây dưới bầu trời thẳm xanh kia.

Sóng vĩnh viễn chồm lên trong nhịp điệu màu trắng bạc
Tiến trình nhẫn nại. Trên những ghềnh đá basalt,
Dẫu đổi thay có thực chỉ lấy đi những thời khắc ngọt ngào nhất của chính nó.
Thử thách riêng cho mỗi điều, nó tồn tại hay không.

Vì sao chúng ta yêu sự vắng mặt của chính chúng ta?
Vì sao thiên đường được chúng ta từ chối?
Phải chăng chúng ta được tượng hình từ hủy diệt
Và được cho sinh tồn từ sự mất đi?

Thượng đế của loài giông mào

Trên đá và cát của những bờ biển đá Basalt đen
Trước ánh chói lòa của mặt trời
Đứng hàng ngàn chú giông mào đen màu nham thạch
Tất thảy như một, vươn nửa thân trên hai chân trước.

Những gương mặt đá bọc giáp của chúng với đôi mắt nửa khép mơ màng
Phiêu du trong một nụ cười phảng phất của loài bò sát
Dậy và quỳ, tôn thờ vị thần lãng du của chúng
Khi con nước triều dằng dặc chầm chậm rút rồi dâng.

Từng chiếc đuôi đen là hình bóng chiếc mào của chúng.
Cả bọn bất động. Không màng mi mắt nào khép ngang
Đồng tử chúng. Vài chú trèo lên cao hơn cả bọn
Chăm chú vào đích cuối nhiệt thành.

Tôi đứng trước cả bọn, vị cứu tinh được tiên báo của chúng
Tay giơ cao, như một đấng chăn chiên, cho một tấm hình
Mà có lẽ sẽ trở nên nức tiếng nếu bắt trúng cơn ham thích;
Nhưng chúng phớt lờ tôi, và chúng ta chẳng nên phá lên cười.

Vượt qua lằn ranh

Mặt trời đi xuống qua đường xích đạo vô hình.
Nơi đây toán học của con người là sự chân xác kỳ lạ.
Trí tuệ là sự thừa truyền trong vũ trụ.
Sáng tạo kiên trì những logic của nó trong cả lúc nó lâm chung.

Điểm Nhìn

Khi cái nhìn khiến tôi tồn tại, thì được ngắm nhìn
Là sự kiện trong lịch sử thế giới.
Trở lại với đất liền giờ đây, chúng ta đứng giữa
Bầu không của đất và bầu không ẩm ướt của đại dương.

Miệng núi lửa vô biên đầy sương mù luân chuyển
Phía trước chúng ta, và sau nó là triền đồi ráo khô
Một cơn ớn lạnh giờ làm toang tấm rèm trắng mờ ảo
Tiết lộ điều thẳm xa dưới miền đất phủ bóng râm.

Của những cánh đồng và trang trại tí hon, thảy đều dịu dàng xanh
Nơi khoảng cách của hai thế giới, nơi xứ lạ thứ ba
Xuất hiện ở  cổ họng của ngọn lửa khổng lồ
Đã sinh ra những trái núi này với những lời nóng chảy.

Dáng hình của núi lửa là vành tai khổng lồ
Chứa âm thanh. Chúng ta nghe chú gà trống tơ gáy
Suốt một dặm qua và một dặm xuôi.
Tiếng bà mẹ gọi chú nhóc con đã tới giờ về.

Sương mù cuộn lên và thế giới lạ kỳ biến mất
Dầu lời vẫn còn thoảng khẽ, rồi hốt nhiên,
Một thung lũng khác từ một thời đại khác
Trong ký ức tôi hiện hình lại hiện tồn.
 

The Poems From Galapagos

Tags : Galapagos Ben Turner
A Voyage to the Encantadas
Frederick Turner

7/14/12
On the March

Old travelers can never quite distinguish
The little death of parting from the great.
What am I doing, crossing half the world
Again, as if I weren’t sixty-eight?

I played in bombed-out houses as a boy,
Remember sirens from the V-1 blitz.
Those wars are now just ancient history;
Waking these days, I feel I’ve lost my wits.

My father was a true adventurer.
In Africa I rode his shoulders, smelt
The Dad-smell of his hair—and that was when
I found that I could write down what I felt.

My mother was a whaler in her ‘eighties,
Out on the ice, with the Inupiat;
And here I’m quaking like an anxious lover,
Or what we used to call a scaredy-cat.

And now my own companion is my son,
A marathoner, and an army vet.
If that great parting comes, what could be better
Than on the old march, and without regret?

7/14/12
The Seventh Continent

In 1943 I first saw Europe,
Then Africa in 1951.
And ten years later, North America
Blazed on the ocean with the setting sun.

Asia was next, first tragic Palestine,
And then, in time, the greater Orient.
I saw the dawn break on Mount Taranaki;
One more hour now, my life’s last continent.

I want to love this planet through and through,
Before the time comes when I take my leave;
I saw its curvature today, a world of blue,
A loveliness I never could conceive.

7/16/12
The Altars of Quito

Now Cotopaxi glimmers over rows
Of tailfins in this brilliant Quito light.
What can I say about this high-perched city
Whose air, drawn thirstily, is thin and bright

As those empyreans of the altarpiece
That blaze forever beyond saint and cross?
How to convey this flash of opposites,
The perfect middle, source, and terminus,

Compacted of the Moors, the Quechua, and Spain,
The Holy Roman Empire, and the hopes
Of all those new republics, and the dreams
Of Incas, mad hidalgos, crafty popes?

Some places must commemorate extremes,
Where humans come up stark against the edge,
Where we can scarcely breathe, where hot and chill
We shake in fever on this cosmic ledge.

7/17/12
The Abundant Tree

I wake at anchor in this bird-flocked cove.
It’s sixty years since I was given to see
Dawn on Ascension Island turn to milk,
Rose, lemon, pastel, all that fresh-made sea.

Did Darwin feel that ancient human chill
Of strange delight, after so many shores?
–Or rediscover what the genes all knew
Already, in their many metaphors

Of multibranching cactus, portulaca,
In lineages of iguana, seal,
Great tortoise, finch, and sea lion barking there,
Each species-vision vying to be real?

What in the vision of that nine-year-old
That I was then, survived to catch me now?
What essence was it in the branched nerve-cells
Could live and breed so long, and if so, how?

7/18/12
Transfiguration

Death, also, was a part of Darwin’s view.
If each life is a branch on a great tree,
Then death is but a pruning, a release,
To open up the species, set it free.

Upon the white beach of that pleasant bay,
The sea lions, careless of our feet, slept still,
Fed fat with fish that had in turn been gorged
On smaller fish, fresh from their feast of krill.

And each time there’s a kill, the killers live
Lives that are richer still with love and mind:
The sea lions sing and cuddle, fight and play,
And make a being of another kind.

Should I, then, know my coming end to be
The place where my mind’s flesh will be a feast
For something sweeter, of more love, than me,
A transmigration—or a gift, at least?

7/18/12
Angel

Beneath me was a turtle, cruising on.
I flew in water bluer than the sky.
This thing so clumsy, primitive on land,
Became a gliding angel in the sea.

7/19/12
Mammals (Blood Kin)

Swimming with sea lions by the reef I see
That once upon a time our furry mother
Nursed a warm brood: one pup gave rise to me,
And one, who liked the water, to my brother.

7/20/12
The Paradise Myth

The strange story of Doctor Ritter and
His lover Dora Stauch makes me think twice.
With steel false teeth in place of real ones
They set out to return to Paradise.

They gardened, nude, beside their ferny caves,
That look out over trees, lagoons, and sea.
And others came then, seeking to be healed
Of all the pain of our humanity.

And then the Baroness, with her two lovers,
Arrived in Eden, armed with a revolver,
In riding boots, and smoking a cigar.
The stories differ now that it’s all over,

But murders surely happened, poisoned deaths,
Starvation, loss at sea, madness and pain:
We can’t go back, the Fall must always happen,
We can’t go back to Paradise again.

7/20/12
He Fathers Forth

Ben shepherds me, with tacit gentleness,
Makes sure I don’t get parted from the rest.
I see myself, the old eccentric poet,
Who won’t be ruled by somebody’s behest.

Perhaps he likes in me (as I in him)
The spontaneity of who we are.
And if there’s a creator of this all,
Maybe he’s given every shell and star

The same gift, that of shared and self-creation,
So the iguanas learned to swim, the finches
Grew beaks to eat the cactuses and seeds,
And tortoises put on their endless inches.

My dear and I did not create our son:
It was the very process, liberty
Itself; that I now see, as Goethe did,
As love, that rich and ever-changing sea.

7/21/12
On the Move

Cloud-shadows drift across these vast
Volcanic slopes where no-one dwells. No eye
Of man can see the bud-tip swell, the nest
The warbler builds beneath the deep blue sky.

The waves as always rise in white-foam rhyme
Upon the basalt cliffs. Process persists,
Though real change just takes its own sweet time.
Each thing has one test, whether it exists.

Why do we love the absence of ourselves?
Why must our paradise be abnegation?
Is it that we are formed such by extinction,
And given being by eradication?

7/22/12
The God of the Iguanas

On the black basalt beaches’ rocks and sand
Before the blinding radiance of the sun
A thousand lava-black iguanas stand
Half–raised upon their forefeet, all as one.

Their stone-mailed faces, with dull half-closed eyes,
Ecstatic in a mild reptilian grin,
Worship their god’s diurnal fall and rise
As the long tides go slowly out and in.

Each black tail is the shadow of its crest.
They do not move. No membrane flicks across
Their pupils. Some have climbed upon the rest
To focus on their fiery terminus.

I stand before them, their announced messiah,
Arms raised, a preacher, for a photograph
That may go viral if it catches fire;
But they ignore me, and we should not laugh.

7/23/12
Crossing the Line

The sun goes down on the unseen equator.
Here human math is strangely actual.
Mind is immanent in the universe.
Creation keeps its logic in its fall.

7/24/12
The View Point

As seeing makes me be, so being seen
Is an event in the world’s history.
Back in the mainland now, we stand between
The land air and the moist air of the sea,

An immense crater filled with shifting mist
Before us, and a dry hillside behind.
A chilly gust now parts the dim white curtain,
Revealing far below a shadow-land

Of tiny fields and farms, all gentle green,
Hiatus of two worlds, where a strange third
Emerges at the throat of the great fire
That birthed these mountains with its molten word.

The crater’s shell is an enormous ear
That cups the sound. We hear a young cock crow
Fully a mile away and a mile down.
A woman calls a boy, it’s time to go.

The mist billows, that strange world disappears,
Though still it softly speaks, and suddenly
Another valley from another time
Reshapes its being in my memory.


[1] V1- blitz: Loại máy bay ném bom của Đức quốc xã trong Thế Chiến II.

[2] Quito City: (phiên âm “Kitu” theo tiếng Quechua) thành phố thủ đô của nước Cộng hòa Ecuador, với những dấu tích sớm nhất của con người được phát hiện có niên đại khoảng 8000 năm trước Công nguyên. Được xây dựng đánh dấu cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha, từ năm 1534, và tiếp tục được hoàn thiện suốt nhiều thế kỷ, Quito là sự hòa trộn của các nền văn hóa bản địa và Tây phương du nhập, mang dấu ấn đậm nét của Roman Catholic (Thiên chúa giáo La Mã), với những kiến trúc tôn giáo tuyệt đẹp theo nhiều phong cách khác nhau, từ Phục Hưng Ý cho tới Gothic, Baroque… và là một trong hai thành phố đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thành phố nằm trên độ cao 2.850m trên mặt biển và ở vĩ độ 0 (xích đạo), được mệnh danh trung điểm của thế giới. Núi lửa đang hoạt động Cotopaxi nằm ở phía Nam, cách Quito 31 dặm (50km).

[3] Moor: tên gọi người châu Âu dùng để chỉ người Hồi giáo có nguồn gốc Arab hoặc Berber, đặc biệt những nhóm sống ở vùng Bắc Phi từng chinh phục một phần châu Âu vào thế kỷ thứ 8-9 (là lãnh thổ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thời hiện đại) và sau đó bị người Thiên Chúa giáo trục xuất khỏi Sicily, một số đảo vùng Nam Italia, nơi cư trú ở Lucera, và Granada, mảnh đất cuối cùng ở nam Andalusia, Tây Ban Nha (khác với Grenada, quần đảo thuộc Caribe, Nam Mỹ) vào các thế kỷ 13, 14, và 16.

[4] Quechua: Bộ tộc bản địa sống ở vùng Nam Mỹ bao gồm Peru, Bolivia, Ecuador, Chile and Argentina, dùng tiếng Quechua; còn được hiểu là bộ tộc xây dựng nên những thành tố cơ bản của đế chế Inca vào khoảng thế kỷ 13, ở vùng ngày nay là Peru.

[5] Loài cây thân thảo nhiệt đới, mọng nước, hoa nhiều màu sắc, lá nhỏ, trồng nhiều ở Nam Mỹ như hoa Mười giờ, rau sam cảnh, …

[6] Galapagos Affair: Chuyện tình xảy ra trên đảo Santa Maria cách đất liền Ecuador 1000 km, thuộc quần đảo Galapagos. Tiến sĩ Ritter và người tình Dora là hai cư dân chính thức đầu tiên ở Santa Maria, sau đó là gia đình Wittmer với con trai 12 tuổi và tiếp theo, hai em bé mới sinh (khoảng những năm 1920s). Khi Baroness, đến với hai người đàn ông, Philippson và Lorenz, bắt đầu khai phá hòn đảo để kinh doanh và tuyên bố quyền sở hữu vô lý của mình đối với các nguồn lợi trên đảo, Santa Maria được biết tới và đón nhận du khách nhiều hơn, nhưng cuộc sống bắt đầu suy thoái. Mâu thuẫn giữa Philippson và Lorenz, giữa Ritter và Dora nảy sinh. Lorenz định bỏ trốn, nhưng sau đó người ta lại phát hiện xác của Philipson và Baroness do bị ngạt nước. Ritter chết do ngộ độc với thịt gà tháng 11 năm 1934, nghi ngờ do Dora cố ý ám hại. Lorenzt bán tất cả tài sản sở hữu của nhóm Baroness, định trở về Đức nhưng mất tích ngoài khơi với hai thủy thủ. Con trai lớn Wittmer mất vì đắm thuyền ngoài biển, Wittmer chết vì đột quỵ. Dora khi trở về Đức cũng qua đời vị bệnh tim năm 1943. Bà Wittmer và hai người con còn lại sống sót, bà mất năm 2000, thọ 96 tuổi, các con cháu hiện đang sống tại Santa Maria với nghề kinh doanh du lịch. (N.D)

[7] Warbler: Loài chim nhỏ thuộc bộ chim sẻ, màu sắc sặc sỡ, nếu sống ở châu Mỹ thường có những đặc điểm khác với loài warbler sống ở châu Âu hay Australia.